Giáo án Chính tả 5 - Tiết 2 (nghe viết) - Lương Ngọc Quyến. Cấu tạo của phần vần

Giáo án Chính tả 5 - Tiết 2 (nghe viết) - Lương Ngọc Quyến. Cấu tạo của phần vần

TIẾT 2

Chính tả (nghe viết )

 LƯƠNG NGỌC QUYẾN

Cấu tạo của phần vần

I. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .

- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 – 10 tiếng) trong bài tập 2, chép đúng vần của các tiếng vào mô hình theo yêu cầu bài tập 3.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bút dạ, vài tờ phiếu phóng to mô hình cấu tạo tiếng trong BT3.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 2 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả 5 - Tiết 2 (nghe viết) - Lương Ngọc Quyến. Cấu tạo của phần vần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY DẠY:
TIẾT 2
Chính tả (nghe viết )
 LƯƠNG NGỌC QUYẾN 
Cấu tạo của phần vần
I. Mục tiêu, nhiệm vụ:
- Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 – 10 tiếng) trong bài tập 2, chép đúng vần của các tiếng vào mô hình theo yêu cầu bài tập 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ, vài tờ phiếu phóng to mô hình cấu tạo tiếng trong BT3.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Nhắc lại qui tắc viết chính tả với ng/ ngh; g/gh; c/k.
- HS Nhắc lại qui tắc viết chính tả với ng/ ngh; g/gh; c/k..
- Tìm 3 cặp từ bắt đầu bằng ng/ngh; g/gh; c/k.
- HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét. Tuyên dương.
Chú ý lắng nghe, hoàn thiện kiến thức.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Ghi bảng 
- Ghi vở.
Hoạt động 2: 
a) GV đọc toàn bài chính tả 1lần.
- HS lắng nghe.
Mục tiêu: Giúp HS nghe và viết đúng bài “Lương Ngọc Quyến”.
Cách tiến hành: Cả lớp.
- Giới thiệu những nét chính về Lương Ngọc Quyến.
- Nhớ những nét chính về Lương Ngọc Quyến.
- Cho HS luyện viết những từ khó: Lương Ngọc Quyến, ngày 30/8/1917, khoét, xích sắt
- HS viết các từ khó “Lương Ngọc Quyến, ngày 30/8/1917, khoét, xích sắt”. vào bảng con.
- GV cho HS viết bài.
- HS Viết bài.
b) Chấm, chữa bài.
- Đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi.
- Tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- Chấm 5-7 bài.
- Nhận xét. Tuyên dương.
- Nộp vở.
- Chú ý lắng nghe, nhận xét bài hay.
Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả.
Mục tiêu: Các em biết ghi lại phần vần của các tiếng in đậm.
Cách tiến hành: Cả lớp.
a) Cho HS đọc yêu cầu và giao việc.
- 1 HS đọc to yêu cầu.
Cả lớp nhẫm theo.
Lưu ý những từ thường sai.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Làm việc cá nhân.
- Cho HS trình bày kết quả.
- HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại.
- Lắng nghe.
b) Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3 và giao việc.
- 1 HS đọc to yêu cầu.
Cả lớp nhẫm theo.
Lưu ý những từ khó.
- Cho các em quan sát kĩ các mô hình.
- Quan sát.
- Chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình cấu tạo vần.
- Theo dõi. Thực hiện.
- HS khác bổ sung.
- Giao phiếu cho 3 HS
- 3 HS làm bài vào phiếu.
- Cho HS trình bày.
- Làm giấy nháp, dán giấy.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, chốt lại.(SHD)
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà làm BT3
- Chuẩn bị bài tiếp: “Thư gửi các HS”.
- Lắng nghe thực hiện yêu cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 2.doc