Thiết kế bài học khối lớp 1 năm 2006

Thiết kế bài học khối lớp 1 năm 2006

HỌC VẦN

Vần oang - oăng

I )Mục đích, yêu cầu:

 - HS đọc và viết được vần oang, oăng các từ vỡ hoang, con hoẵng.

 - Đọc đúng các từ : áo choàng, oang oang, liến thoắng, dài ngoẵng.

- Đọc được câu ứng dụng:

 Cô dạy em tập viết,

 Gió đưa thoảng hương nhài

 Nắng ghé vào cửa lớp

 Xem chúng em học bài

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi.

II) Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói

 

doc 187 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối lớp 1 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2006
HỌC VẦN
Vần oang - oăng
I )Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc và viết được vần oang, oăng các từ vỡ hoang, con hoẵng.
 - Đọc đúng các từ : áo choàng, oang oang, liến thoắng, dài ngoẵng.
Đọc được câu ứng dụng:
 Cô dạy em tập viết,
 Gió đưa thoảng hương nhài
 Nắng ghé vào cửa lớp
 Xem chúng em học bài
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói
III)Các hoạt động dạy và học:
Tiết 1 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 
Kiểm tra đọc và viết: điện thọai, gió xoáy, quả xoài, hí hoáy, khoai lang, loay hoay
 Đọc câu thơ ứng dụng
 Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu,tháng hai trồng cà Tháng ba cày vỡ ruộng ra 
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.
 Đọc SGK
 GV nhận xét
Hoạt động 2:
1.Giới thiệu bài: 
Hôm nay cô giới thiệu với các em hai vần mới có kết thúc là ng đó là vần oang và vần oăng 
 GV ghi: oang oăng
2.Dạy vần: 
 oang
 a.Nhận diện vần:
GV tô lại vần oang và nói: vần oang được tạo nên bởi âm nào? 
HS viết oang vào bảng con
HS viết chữ h trước oang để tạo thành tiếng mới: hoang
GV ghi bảng: hoang
 - GV xem tranh vỡ hoang và hỏi tranh vẽ gì?
GV ghi bảng: vỡ hoang
 - Đọc trơn: oang, hoang, vỡ hoang
Vần oăng ( Quy trình tương tự )
GV tô lại vần oăng và nói: vần oăng có gì khác với vần oang? 
So sánh oăng và oang
 - HS viết oăng vào bảng con
HS viết chữ h trước oăng và thanh ngã để tạo thành tiếng mới: hoẵng
 - GV ghi bảng: hoẵng
GV giới thiệu qua tranh và hỏi con gì?. 
 - GV ghi bảng: con hoẵng
 - Đọc trơn: oăng, hoẵng, con hoẵng
 Đọc tiếng ứng dụng:
 áo choàng liến thoắng
 oang oang dài ngoẵng
Giải nghĩa và cho xem tranh
Đọc mẫu
GV nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho HS.
Hoạt động 3:
Cho HS dùng bộ thực hành ghép từ
GV nhận xét sửa sai cho HS
Hoạt động 4: Nhận xét tiết học.
 2 HS đọc 
 3 nhóm mỗi nhóm viết 2 hoặc 3 từ 
 2 HS
 3 HS
HS đọc theo GV. 
 vầân oang được tạo nên bởi âm o âm a và âm ng
HS đánh vần cá nhân, nhóm, cả lớp.
.. vỡ hoang
HS đọc trơn vỡ hoang theo cá nhân, nhóm, lớp 
HS đọc trơn theo cá nhân, nhóm, lớp
 - vầân oăng được tạo nên bởi âm o,âm ă và âm ng
Giống nhau: đều có ng đứng cuối
Khác nhau: oăng có oă đứng đầu
HS đánh vần cá nhân, nhóm, cả lớp.
 con hoẵng
 - HS đọc trơn cá nhân, nhóm ,lớp
HS đọc từ ngữ cá nhân, nhóm lớp.
 - HS ghép từ theo yêu cầu của GV
Tiết 2
Hoạt động 1: 
GV cho HS luyện đọc lại toàn bộ bài ở tiết 1
HS quan sát 1, 2, 3 vẽ gì? 
Câu ứng dụng: 
 - Cô dạy em tập viết,
 Gió đưa thoảng hương nhài
 Nắng ghé vào cửa lớp
 Xem chúng em học bài
 - Tiếng nào mang vần mới học?
GV chỉnh sửa phát âm cho HS và đọc mẫu.
Hoạt động 2: 
Luyện viết:
 - GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết.
Hoạt động 3:
Luyện nói.
GV: trình bày tranh chủ đề luyện nói.
HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
Hoạt động 4: 
HS đọc SGK .
Trò chơi: Tìm từ chứa vần oang, oăng.
Dặn HS học bài – làm bài tập – Xem trước bài
HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
HS thảo luận nhóm và trả lời về tranh minh hoạ
 - HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.(chú ý nghỉ hơi từng câu)
 thoảng
HS viết vào vở Tập viết: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng
HS đọc tên chủ đề: Áo len, áo choàng, áo sơ mi.
HS quan sát của từng bạn trong nhóm về kiểu áo, về loại vải, kiểu tay dài hay tay ngắn.
HS nói tên từng kiểu áo đã quan sát, nói xem mỗi kiểu áo đó mặc vào thời tiết đó như thế nào? (Trao đổi nhóm)
TOÁN
Phép trừ dạng 17 - 7
I) Mục tiêu:
Giúp HS 
- Biết làm tính trừ ( không nhớ )trong phạm vi 20 bằng cách đặt tính rồi tính
 Tập trừ nhẩm dạng 17 -7
 II) Đồ dùng day học:
GV: Tranh vẽ, các bó 1 chục que tính và que tính rời
HS: Sách Toán và vở Bài tập Toán.
III) Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
Tính:
 12 + 3 - 1 = 16 + 2 - 4 = 11 +5 - 3 =
 18 + 1 - 2 = 19 - 7 – 1 = 15 – 2 – 1 = 
 Nhận xét- Đánh giá
Hoạt động 2:
1-Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17 – 7
HS lấy 17 que tính( gồm 1 bó chục và 7 que rời ) rồi tách thành 2 phần: phần bên trái có 1 chục bó chục, bên phải có 7 que tính rời.
Từ 7 que tính rời lấy ra 7 que tính. Còn lại 1 bó chục que tính( số que tính còn lại gồm 1 bó chục que tính ).
 b.Hướng dẫn cách đặt tính và làm tính trừ:
GV thể hiện ở trên bảng:
 17 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Hướng dẫn cách đặt tính ( từ trên xuống)
 + Viết 17 rồi viết 7 sao cho 7 thẳng cột với 7 ( ở cột đơn vị )
 + Viết dấu trừ ( - )
 + Kẻ vạch ngang dưới 2 số đó.
Tính từ phải sang trái
 _17 7 trừ 7 bằng 0 viết 0
 7 Hạ 1 viết 1
 10 17 trừ 7 bằng 10 ( 17 – 7 = 10 ) 
2- Thực hành
 Bài 1: Nêu yêu cầu của bài toán
 Bài 2: Nêu yêu cầu của bài toán
 Bài 3: Nêu yêu cầu của bài toán
 Trò chơi: 
 Hoạt động 4:Nhận xét – dặn dò: Làm bài tập
 2 HS lên bảng – Dưới lớp làm bảng con
 HS nhận xét và bổ sung ý kiến
 gồm 1 chục và 7 đơn vị.
Tính:
 _ 11 _ 12 _ 13 _ 14 _ 15
 1 2 3 4 5
 _ 16 _ 17 _ 18 _ 19 _ 19
 6 7 8 9 7
 Tính nhẩm 
15 – 5 = 11 - 1 = 16 – 3 =
12 – 2 = 18 - 8 = 14 – 4 =
13 – 2 = 17 - 4 = 19 – 9 =
Viết phép tính thích hợp:
 Có: 15 cái kẹo
Đã ăn: 5 cái kẹo
Còn:  cái kẹo
ĐẠO ĐỨC
Em và các bạn ( tiết 1 )
I) Mục tiêu: Giúp HS hiểu
Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao cùng bạn bè.
Cần phải đoàn kết với các bạn khi cùng học cùng chơi.
Hình thành cho HS:
 - Kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học, khi chơi với bạn.
Hành vi cư xử đúng với bạn khi học khi chơi.
II) Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập Đạo đức 1
Mỗi HS chuẩn bị 3 bông hoa bằng giấy màu.	
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
 - Tại sao em phải lễ phép với thầy cô?
Gặp thầy cô em cần làm gì?
 - Đọc phần ghi nhớ
 Nhận xét và đánh giá
 Hoạt động 2: Trò chơi tặng hoa
 1 . GV căn cứ vào vào tên đã ghi trên hoa - Chuyển hoa tới cho các em đã được bạn chọn.
 - GV chon 3 em được tặng nhiều hoa nhất khen và tặng quà.
 Đàm thoại:
 - Em có muốn được tặng nhiều hoa như các bạn A, B,C không? 
 - Những ai đã tặng hoa cho các bạn A, B, C ?
 - Vì sao em lại tặng hoa chocác bạn A, B, C ?
 GV kết luận: Ba bạn được tặng nhiều hoa vì đã biết cư xử đúng với các bạn khi học, khi chơi
 - Hoạt động 3: HS quan sát bài tập 2
Các bạn trong tranh đang làm gì?
 - Chơi, học một mình vui hơn hay cùng chơi cùng học với bạn vui hơn?
 - Muốn có nhiều bạn cùng học cùng chơi, em cần đối xử với bạn như thế nào?
 Kết luận: Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, được tự do kết bạn. Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn chỉ có một mình.
 - GV chia nhóm thảo luận bài tập 3
Kết luận: 
 - Tranh 1, 3, 5, 6 là những hành vi nên làm. 
 - Tranh 2, 4 là những hành vi không nên làm.
 Hoạt động 4: .
 Nhận xét - Dặên dò.
3 HS trả lời
 - Mỗi HS chọn 3 bạn trong lớp mà mình thích được cùng học, cùng chơi nhất và viết tên bạn lên bông hoa để tặng bạn.
HS lần lượt bỏ hoa vào lẵng.
HS trả lời
 - Các bạn nhỏ trong tranh đang cùng chơi cùng học.
 - Các bạn cùng chơi cùng học sẽ vui hơn là chỉ có một mình.
cư xử tốt với bạn,
.
Họp nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày
 - HS thảo luận bổ sung ý kiến cho nhau
Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2006
HỌC VẦN
Vần oanh - oach
I )Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc và viết được vần oanh, oach các từ doanh trại, thu họach.
Đọc đúng các từ : khoanh tay, mới toanh, kế họach, loạch xoạch
Đọc được câu ứng dụng: Chúng em tích cực thu gom giấy, sắt vụn để làm kế hoạch nhỏ 
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói
III)Các hoạt động dạy và học:
Tiết 1 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 
Kiểm tra đọc và viết: sáng choang, lấp loáng, áo choàng, oang oang, liến thoắng, dài ngoẵng.
Đọc được câu ứng dụng:
Cô dạy em tập viết,
 Gió đưa thoảng hương nhài
 Nắng ghé vào cửa lớp
 Xem chúng em học bài
- Đọc SGK
 GV nhận xét
Hoạt động 2:
1.Giới thiệu bài: 
Hôm nay cô giới thiệu với các em hai vần mới có kết thúc là nh và ch đó là vần oanh và vần oach 
 GV ghi: oanh oach
2.Dạy vần: 
 oanh
 a.Nhận diện vần:
GV tô lại vần oanh và nói: vần oanh được tạo nên bởi âm nào? 
HS viết oanh vào bảng con
HS viết chữ d trước oanh để tạo thành tiếng mới: doanh
GV ghi bảng: doanh
 - GV xem tranh và hỏi tranh vẽ gì?
GV ghi bảng: doanh trại
 - Đọc trơn: oanh, doanh, doanh trại
Vần oach ( Quy trình tương tự )
GV tô lại vần oach và nói: vần oach có gì khác với vần oanh? 
So sánh oach và oanh
 - HS viết oach vào bảng con
HS viết chữ h trước oach và thanh nặng để tạo thành tiếng mới: hoạch
 - GV ghi bảng: hoạch
GV giới thiệu qua tranh và hỏi đây là vụ gì?. 
 - GV ghi bảng: thu hoạc ... n 79 
 Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
72..76 8565 1510 + 4 
8581 4276 16 10 + 6
4547 3366 18 15 + 3
 Giải tóan – HS đọc thầm đề bài 
 Bài giải
Số cây có tất cả là:
10 + 8 = 18 ( cây )
Đáp số 18 cây
 Viết số lớn nhất có 2 chữ số: 99
MỸ THUẬT
Vẽ hoặc nặn ô tô
I) Mục tiêu: Giúp HS
 - Bước đầu làm quen với nặn tạo dáng đồ vật
Vẽ hoặc nặn ô tô theo ý thích.
II) Đồ dùng dạy học:
 GV 
 Một số tranh có các kiểu dáng ô tô.
Hình vẽ ô tô của các HS năm trước 
 HS:
 - Vở Tập vẽ, bút chì đen, màu sáp, d(ất nặn
III) Các hoạt động dạy và học:
Hoạt đôïng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
Giới thiệu các tloại ô tô
Hướng dẫn HS cách vẽ 
Hoạt động3
 Thực hành
Hoạt động 4:
Nhận xét đánh giá.
Kiểm tra dụng cụ học tập.
GV cho HS xem tranh và ảnh các loại ô tô để Hs nhận biết được hình dáng, màu sắc và các bộ phận của chúng như: Buồng lái, thùng xe, bánh xe, màu sắc..
GV tóm tắt: Có nhiều loại ô tô , mỗi ô tô có một hình dáng, màu sắc riêng và đẹp.
 GV hướng dẫn HS vẽõ.
Giới thiệu từng bước: 
Vẽ thùng lái.
Vẽ buồng lái.
Vẽ bánh xe.
Vẽ cửa lên xuống, cửa kính.
Vẽ màu theo ý thích
 GV hướng dẫn HS thực hành
 - Gv giúp HS 
 - Vẽ tranh sao cho phù hợp với phần giấy trong vở vẽ.
 - Vẽ màu theo ý thích và trang trí theo ý thích. 
Yêu cầu HS vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau để màu không ra ngoài hình vẽ
GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ đạt yêu cầu về màu sắc và cách sắp xếp các hình ảnh
Dặn dò: 
Vở vẽ, bút chì, sáp
Nhận xét và trả lời câu hỏi tranh ảnh về xe
Vẽ vừa vào phần giấy ở vở Tập vẽ 
Thứ sáu ngày 24 tháng 3 năm 2006
TẬP ĐỌC
Vì bây giờ mẹ mới về
I)Mục tiêu:
1.HS đọc trơn cả bài – Phát âm đúng các từ ngữ : khóc òa, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay..
 - Biết nghỉ hơi sau mỗi dấu chấm, dấu phẩy; Biết đọc các câu có dấu chấm hỏi. ( cao giọng, vẻngạc nhiên )
2.Ôn các vần ưt, ưc : Tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần ưt, ưc. 
3.Hiểu được từ ngữ trong bài, nhận biết được các dấu hỏi; Biết đọc đúng các câu hỏi.
Hiểu được nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ, mẹ về mới khóc.
Nói năng tự nhiên, hồn nhiên theo yêu cầu luyện nói.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong SGK
Bộ thực hành của GV và HS
III) Các hoạt động dạy và học:
Tiết 1 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 
 - Kiểm tra đọc thuộc lòng bài Quà của bố và trả lời các câu hỏi trong SGK
 - Viết bảng con: đảo xa, vế phép, bố gửi, lời chúc, vững vàng.
 - GV nhận xét
Hoạt động 2:
1.Giới thiệu bài: Ở nhà các em có hay làm nũng mẹ không. Bài học hôm nay các em sẽ thấy cậu bé trong bài đã làm nũng mẹ như thế nào qua bài
GV ghi: Vì bây giờ mẹ mới về 
2 . Hướng dẫn luyện đọc:
 a. GV đọc mẫu bài văn: Giọng người mẹ hoảng hốt khi thấy con khóc òa lên; giọng ngạc nhiên khi hỏi: sao đến bây giờ con mới khóc; Giọng cậu bé nũng nịu
 b . HS luyện đọc: 
Luyện đọc tiếng, từ ngữ: cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt
Giải nghĩa: 
Hoảng hốt: mất tinh thần do gặp nguy hiểm bất ngờ.
Luyện đọc câu:: Bài này có mấy câu? 
Luyện đọc cả bài:
Gv chấm điểm – Nhận xét.
Ôn vần ưt, ưc:
Câu 1 : Yêu cầu chúng ta điều gì?
HS thi tìm nhanh tiếng trong bài mang vần ưt
Câu 2: Yêu cầu chúng ta điều gì?
 - HS thi tìm nhanh tiếng ngoài bài mang vần ưt, uc
Câu 3: Thi nói câu chứa tiếng có vần ưt, ưc
Hoạt động 3:
Thi chỉ nhanh vàchỉ đúng.
GV nhận xét sửa sai cho HS
Hoạt động 4: Nhận xét tiết học.
 4, 5 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi
 2 HS – Cả lớp viết bảng con.
Hs đọc các từ ngữ cá nhân, nhóm, lớp
Cho 3, 4 HS đọc câu thứ nhất và tiếp tục đọc câu 2, 3, 4, 5, 6..cho đến hết bài
Cho HS đọc tiếp nối nhau.
Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc.
Đọc cá nhân, nhóm, lớp
HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
Tìm tiếng trong bài 
 Có vần ưt: đứt
 - Tìm tiếng ngoài bài: 
Có vần ưt, ưc: ( HS tự tìm )
1 HS nhìn tranh đọc câu mẫu: Mứt T6étrất ngon. Cá mực nướng.
 - HS chỉ chữ theo yêu cầu của GV
Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc câu, cả bài.
GV cho HS luyện đọc lại từng câu và toàn bộ bài ở tiết 1 trong SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói
 a)Tìm hiểu bài đọc:
 1, 2 HS đọc 3 câu đầu
 - Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không?
2, 3 HS đọc đoạn văn còn lại.
Cậu bé khóc khi nào? Vì sao?
 - Bài thơ có mấy câu mẹ hỏi con?
Hướng dẫn HS đọc và TLCH
GV đọc diễn cảm bài văn 1 lần.
 Hoạt động 4: GV nhận xét tiết học . Khen ngợi những HS đọc tốt. 
Dặn HS làm bài tập – Xem trước bài: mẹ và cô
HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
 cậu bé không khóc.
Mẹ về, cậu mới khóc. Vì cậu muốn làm nũng mẹ, muốn được mẹ thương, mẹ không có nhà, cậu khóc chẳng ai thương, chẳng ai lo lắng vỗ về.
 3 câu – 
 Con làm sao thế?
 Đứt khi nào thế?
 Sao đến bây giờ con mới khóc? 
2, 3 HS thi đọc diễn cảm.
 - 2, 3 HS đọc bài văn theo cách phân vai
KỂ CHUYỆN
Bông hoa cúc trắng
I)Mục tiêu
 - Học sinh nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó , kể được toàn bộ câu chuyện. Bước đầu, biết đổi giọng để phân biệt lời của cô bé và cụ già lời của người dẫn truyện
 - Hiểu ý nghĩa câu truyện: ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cũng cảm động, giúp cô chữa cho mẹ khỏi bệnh.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK được phóng to
Một vài đồ dùng để sắm vai mẹ, gậykhi đóng vai 
III) Các hoạt động dạy và học:
Tiết 1 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 
 1- Giới thiệu bài: 
 - Hôm nay các em sẽ được biết một câu chuyện mới có tên là : Bông hoa cúc trắng
 2 . GV kể
 - GV kể 2,3 lần với giọng diễn cảm
Kể lần 1 để HS biết câu chuyện
 - Kể lần 2 kết hợp từng tranh minh họa để giúp HS nhớ lại câu chuyện
 3- Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện:
 - GV yêu cầu HS xem tranh 1 , đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời câu hỏi:
 Tranh 1: Vẽ cảnh gi ? 
 - Câu hỏi dưới tranh là gì?
 - Người mẹ ốm nói gì với con?
 Tranh 2: Cụ già nói gì với cô bé?
 Tranh 3: Cô bé làm gì sau khi hái được bông hoa
 Tranh 4: câu chuyện kết thúc ra sao?
4- Giúp HS nêu ý nghĩa câu chuyện:
Hoạt động 3:
Cho HS họp nhóm và tự phân vai 
Cử đại diện nhóm lên đóng vai
Hoạt động 4: Nhận xét tiết học.
 HS lắng nghe
trong túp lều, người mẹ ốm nằm trên giường, trên người đắp một chiếc áo. bà nói với con gái ngồi bên: “ Con mời thầy thuốc về đây“
bệnh của mẹ cháu nặng lắm. Cháu hãy đi đến gốc đa đầu rừng, hái cho ta một bông hoa trắng thật đẹp về đây ta làm thuốc cho.
 nhẹ nhàng xé mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi. Kì lạ thay, mỗi sợi biến thành một cánh hoa nhỏ, dài mượt và trắng bong. Những cánhhoa cứ theo tay cô mọc thêm ra nhiều không sao đếm xuể. Cô bé sung sướng nâng trên tay bông hoa quý, chạy như bay về nhà.
 Cụ già tóc bạc đã đợi cô bé ở cửa. Cụ nói: “ Mẹ cháu đã khỏi bệnh. Phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy.”
 - Từ đó hằng năm về mùa thu, thường nở bnhững bông hoa có nhiều cánh nhỏ dài mượt, rất đẹp. Đó chính là những bông ha cúc trắng
 Câu chuyện giúp em hiểu ra điều:
 - Con cái phải chăm sóc yêu thương cha mẹ . Tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã cảm hóa được thần tiên đã giúp cô chữa bệnh cho mẹ. 
 Bông hoa cúc trắng tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của cô bé với mẹ.
 - Họp nhóm và phân vai lên diễn
THỦ CÔNG
Cắt dán hình vuông ( Tiết 2 )
I)Mục tiêu:
 - Học sinh biết kẻ hình vuông.
- Biết cắt được hình vuông theo 2 cách.
II) Chuẩn bị:
 GV: Chuẩn bị hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán trên nền tờ giấy trắng kẻ ô. 
 HS : giấy màu có kẻ ô, 1 tờ giấy vở, bút chì, thước kẻ, kéo, giấy
III)Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ph
9ph
20ph
3 ph
Hoạt động1:
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn quan sát
Hoạt động 3:
Hướng dẫn thực hành 
Hoạt động 4: Nhận xét- Dăïn dò.
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
Nhận xét
 a.Bước 1: Giới thiệu hình chữ nhật.
GV ghim hình vẽ mẫu lên bảng.
Định hướng cho HS quan sát 
Hình vuông có mấy cạnh?
Độ dài của các cạnh như thế nào?
 Như vậy hình vuông có 4 cạnh bằng nhau 
 b. Bước 2 : Hướng dẫn cách vẽ
 A B 
 D C
Lấy điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống dưới 7 ô, theo đường kẻ ta được điểm D 
Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C
Nối lần lượt các điểm A - B; B – C ; C – D; D – A ta được hình chữ nhật ABCD
GV theo dõi sửa chữa.
 - GV nhận xét đánh giá tinh thần học tập- Sự chuẩn bị đồ dùng học tập. Đánh giá kĩ năng cắt của HS.
 - Chuẩn bị: giấy màu tuần sau cắt dán hình tam giác
Bút chì, thước kẻ, kéo, giấy.
HS quan sát và trả lời:
4 cạnh
 - 4 cạnh bằng nhau và bằng 7 ô .
 HS vẽ và cắt vào giấy trắng có kẻ ô 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 CA NAM TAP 4.doc