Tiết 1,2: Tập đọc
Bàn tay mẹ
I.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. đọc đúng các từ ngữ : yêu nhất, nấu cơm, rám nắng,
- Hiểu nội dung bài : Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ .
- Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK).
II. Đồ dùng: Tranh SGK.
III. Hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 HS đọc nội dung nhãn vở của mình.
- Gọi 2 học sinh đọc bài “ Cái nhãn vở ” và trả lời các câu hỏi trong bài.
HS khác nhận xét , GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới: Tiết 1.
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc:
a.Gv đọc mẫu:Gịong đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010 Tiết 1,2: Tập đọc Bàn tay mẹ I.Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. đọc đúng các từ ngữ : yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, - Hiểu nội dung bài : Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ . - Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK). II. Đồ dùng: Tranh SGK. III. Hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2 HS đọc nội dung nhãn vở của mình. - Gọi 2 học sinh đọc bài “ Cái nhãn vở ” và trả lời các câu hỏi trong bài. HS khác nhận xét , GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: Tiết 1. HĐ1: Giới thiệu bài – ghi đầu bài. HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc: a.Gv đọc mẫu:Gịong đọc nhẹ nhàng, tình cảm. b.H/s luyện đọc: * Luyện đọc tiếng từ khó phát âm: Yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương. - GV gạch chân. Nhận xét, sửa, giải nghĩa một số từ khó: rám nắng, xương xương. *Luyện đọc câu: Gv chỉ bảng. - Bài văn có mấy câu? - Luyện đọc cả bài. - GV nhận xét,sửa sai. HĐ3: Ôn các vần: an –at - Tìm tiếng trong bài có vần an? at? - Đọc từ. Gv đưa tranh nảy từ. - Tìm tiếng ngoài bài có tiếng chứa vần an? at? - H/s nói câu chứa vần an – at - GV tổ chức h/s thi nói câu chứa vần : an – at. - H/s thi tìm, đọc kết hợp phân tích. - Lớp đọc đồng thanh. 5 câu.. H/s thi đọc cả bài: cá nhân, nhóm, lớp. H/s tìm H/s đọc phân tích. H/s tìm - H/s đọc mẫu câu SGK. Tiết 2 HĐ4: Tìm hiểu bài và luyện nói. a. Tìm hiểu bài: - Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình? - Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình đối với đôi bàn tay của mẹ? - Mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy. -Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, gầy gầy, xương xương của mẹ. *K/L;Hằng ngày mẹ làm rất nhiều việc cho chị em Bình.Bình rất yêu quý và thương mẹ. - Gv đọc diễn cảm bài văn .Hướng dẫn h/s nghỉ hơi sau mỗi câu văn.- b. H/s thi đọc diễn cảm bài văn.. c. Luyện nói:. - Hằng ngày, ai nấu cơm cho bạn ăn? - Ai mua quần áo mới cho bạn? - Ai chăm sóc khi bạn ốm? - Ai vui khi bạn được điểm 10? - Gv tuyên dương. - H/s luyện nói theo nhóm đôi. -Gọi nhóm hai bạn khá lên trình bày -Gọi tiếp từng cặp lên trình bày. Nhận xét, bổ sung. IV. Củng cố, dặn dò: - H/s đọc lại bài học. - Nhận xét tiết học. ___________________________________ Tiết1: Toán Các số có hai chữ số I. Mục tiêu: - Nhận biết về số lượng; biết đọc ,viết các số từ 20 ->50 ; Nhận biết được thứ tự các số từ 20 ->50. II. Đồ dùng : Sử dụng đồ dùng học và dạy toán. III.Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ: - Trả bài kiểm tra, nhận xét. B.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài. HĐ2: Giới thiệu các số từ 20 ->30 - Yêu cầu h/s lấy 20 que tính - Em lấy được bao nhiêu que tính? - Lấy thêm 1 que tính.Có tất cả bao nhiêu que tính? *Để chỉ những đồ vật có số lượng là 21 ta dùng số nào? Lấy số? - Số 21 có mấy chữ số là những chữ số nào? - Số 21 gồm mấy chục và mấy đơn vị? * GV ghi bảng( Kẻ khung như SGK) - Giới thiệu ngắn gọn tiếp các số đến 30. - GV ghi bảng. - áp dụng làm bài tập 1, yêu cầu h/s làm. - GV chữa bài. - H/s lấy 2 thẻ. - 20 que tính. - 21 que tính. - Dùng số 21. H/s lấy. - 2 chữ số: số 2 và số 1. - 21 gồm 2 chục và 1 đơn vị. - H/s đọc. Cả lớp làm vở. HĐ3: Giới thiệu các số từ 30- 40; 40 -50. Hướng dẫn tượng tự như trên. HĐ4: Thực hành. Bài 1: Viết số? - Bài tập yêu cầu gì ? - GV nhận xét, - 1HS nêu yêu cầu bài - HS làm bài vào bảng con Bài 3: Viết số? - Bài tập yêu cầu gì ? Nêu cách làm? GV chấm ,chữa bài. Bài4: Gọi HS nêu y/c bài. Yêu cầu HS làm bài. GV nhận xét , cho điểm. - 1 HS nêu - 2 HS lên bảng làm – cả lớp làm bài vào vở. 1HS nêu - 3 HS lên bảng làm ,cả lớp làm vào SGK. IV.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học _____________________________ Tiết 4: Tự nhiên – xã hội Con gà I .Mục tiêu: - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật. - Nêu ích lợi của con gà. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên các bộ phận của con cá? - Nêu ích lợi của việc nuôi cá? - GV nhận xét. B.Bài mới: HĐ1:Giới thiệu bài – ghi đầu bài. HĐ2: Làm việc với SGK: *Mục tiêu: - Giúp h/s biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa vào các hình ảnh trong SGK. - Các bộ phận bên ngoài của gà.Phân biệt gà trống gà, gà mái.Ăn thịt gà có ích lợi cho sức khoẻ. *Cách tiến hành: - HS quan sát tranh SGK trả lời câu hỏi của Gv. - Mô tả con gà thứ nhất? Nó là con gà gì? - Mô tả con gà thứ hai? Nó là con gà gì? - Gà trống khác gà mái nh thế nào? - Gà con như thế nào? - Gà có những bộ phận nào? - Gà kiếm ăn nh thế nào? - Nuôi gà để làm gì? - Gà trống. - Gà mái. - Kích thước màu lông, tiếng kêu. - Gà con nhỏ. - Đầu, cổ, mình, 2 chân và 2 cánh. - Dùng mỏ mổ thức ăn - Lấy thịt và lấy trứng. * KL: Ăn thịt và trứng gà có nhiều chất dạm HĐ3: Chơi trò chơi đóng vai gà. - Tổ chức cho h/s chơi trò chơi đóng vai gà mái, gà trống, gà co và tiến kêu của gà. * Củng cố: Nhắc lại lợi ích và cách chăm sóc gà. C.Củng cố, dặn dò: - Cả lớp hát bài : Đàn gà con. - Nhận xét tiết học. _________________________________ Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010 Tiết 1: Toán Các số có hai chữ số (T.2) I.Mục tiêu: - Nhận biết về số lượng, đọc viết các số từ 50 -> 69. - Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 50 -> 69. II. Đồ dùng : Sử dụng đồ dùng học và dạy toán. III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu h/s viết: 45, 39, 27, 48, 21, 32. – H/s viết bảng con , Đọc so sánh. - Nhận xét ghi điểm. HĐ1: Giới thiệu bài – ghi đầu bài. HĐ2: Giới thiệu các số từ 50 -> 60 - Yêu cầu h/s lấy 50 que tính - Em lấy được bao nhiêu que tính? - Lấy thêm 4 que tính.Có tất cả bao nhiêu que tính? *Để chỉ những đồ vật có số lượng là 54 ta dùng số nào? Lấy số? - Số 54 có mấy chữ số là những chữ số nào? - Số 54 gồm mấy chục và mấy đơn vị? *GV ghi bảng( kẻ khung như SGK) - Giới thiệu ngắn gọn tiếp các số đến 60. - GV ghi bảng. - H/s lấy 5 thẻ. - 50 que tính. - 54 que tính. - Dùng số 54. H/s lấy. - 2 chữ số: số 5 và số 4. - 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị. - H/s đọc. HĐ3: Giới thiệu các số từ 60- 69. - Hướng dẫn tượng tự như trên. HĐ 4: Thực hành. Bài1: 1HS nêu yêu cầu bài. GV đọc y/c HS viết vào bảng con. - GVnhận xét. Bài 2: Viết số? - Bài tập yêu cầu gì? Nêu cách làm? - GV chấm ,chữa bài - 1HS nêu yêu cầu bài. - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống. - Bài tập yêu cầu gì? Nêu cách làm? 1HS trả lời - 2HS làm bài ở bảng phụ, cả lớp làm ở (SGK) Bài 4: Tổ chức cho h/s chơi trò chơi. - Gọi 2HS đại diện 2 nhóm lên làm – GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét, cho điểm. IV.Củng cố, dặn dò: - HS đếm ngược, xuôi các số từ 50 -> 69? Số nào lớn nhất? Số nào bé nhất? - Nhận xét tiết học ___________________________________ Tiết2: Âm nhạc (GV chuyên trách dạy) ___________________________________ Tiết3: Chính tả Bàn tay mẹ I.Mục tiêu: - Nhìn bảng, chép lại đúng đoạn “ Hằng ngày, chậu tã lót đầy.” : 35 chữ trong khoảng 15 - 17 phút. - Điền đúng vần an , at ; chữ g , gh vào chỗ trống. Bài tập 2,3 ( SGK). II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép bài chính tả. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Yêu cầu 2 h/s lên bảng làm: Điền vào chỗ trống l/n. ụ hoa ấp ánh. GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài - ghi đầu bài. HĐ2: Hướng dẫn HS tập chép. * GV treo bảng phụ. HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm những tiếng mà HS dễ lầm như:(hằng ngày, bao nhiêu, nấu cơm, giặt, tả lót). - HS đánh vần và viết vào bảng con. *Hướng dẫn HS viết vào vở chính tả. - H/s nhìn bảng chép.- GV theo dõi – nhắc nhở HS viết kịp bài. - H/s đổi vở, soát lỗi. HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. a.HS điền vần: an hay at. - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. - 2 HS lên bảng làm bài tập ở bảng phụ, cả lớp làm vào SGK. - HS khác đọc lại các tiếng đã điền được. b.Điền chữ : g hay gh. - 1 em đọc lại yêu cầu bài ra: HS theo dõi và làm bài vào vở(nhà ga, cái ghế). * GV chấm bài 10 em., chữa bài IV.Củng cố, dặn dò: -Trả bài, nhận xét, khen ngợi h/s. __________________________________ Tiết3: Tập viết Tô chữ hoa C, D, Đ I. Mục tiêu: - Tô được các chữ hoa: C, D, Đ. - Viết đúng các vần : an , at, anh, ach; các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc , gánh đỡ, sạch sẽ kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ được viết ít nhất 1 lần.) - HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng , số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập hai. II. Đồ dùng: Chữ mẫu: C, D, Đ Bảng phụ viết các vần và các từ. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Viết bảng con : ai , ay, sao mai GV nhận xét B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài – ghi đầu bài. HĐ2: Hướng dẫn HS tô chữ. * Tô chữ “ C” - Chữ hoa C gồm mấy nét? Cao mấy li? Điểm đặt bút? Điểm kết thúc? - GV tô theo chữ mẫu, viết mẫu, quy trình viết. *Tô chữ “ D” - Chữ hoa D gồm mấy nét? Cao mấy li? Điểm đặt bút? Điểm kết thúc? - Gv tô theo chữ mẫu, viết mẫu, quy trình viết. - Có 1 nét, cao 5 li. Điểm dặt bút ở đường kẻ ngang thứ 5. Kết thúc cũng ở đường kẻ ngang thứ 1 - H/s quan sát. - Có 1 nét, cao 5 li. Điểm dặt bút ở đường kẻ ngang thứ 1. Kết thúc ở đường kẻ ngang thứ 2 - H/s quan sát. - Tương tự chữ hoa “ Đ” . Yêu cầu h/s so sánh chữ hoa? - Giống nhau.Khác nhau chữ “ Đ” có thêm nét ngang. HĐ3: Hướng dẫn viết vần từ ứng dụng: - Hướng dẫn h/s viết vần, từ. - Gv viết mẫu. - H/s quan sát. Viết bảng con. HĐ 4: Viết vở: - GV cho h/s viết vở. - GV quan sát , nhắc nhở cách viết. - Chấm bài, nhận xét. - H/s viết vở. IV. Củng cố, dặn dò: + Bình chọn người viết chữ đẹp nhất lớp. Khen ngợi. - Nhận xét tiết học. ___________________________________ Buổi chiều: Tiết 1: Đạo đức* Cảm ơn và xin lỗi ( T.1) I. Mục tiêu: - Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi. - Biết cảm ơn , xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao ... ẽ con gà và phát phiếu học tập cho học sinh. Bước 2: Học sinh quan sát và thực hiện trên phiếu học tập. Nội dung Phiếu học tập: 1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng: Gà sống trên cạn. Cơ thể gà gồm: đầu, mình, lông, chân. Gà ăn thóc, gạo, ngô. Gà ngủ ở trong nhà. Gà không có mũ. Gà di chuyển bằng chân. Mình gà chỉ có lông. 2.Đánh dấu X vào ô trống nếu thấy câu trả lời là đúng: Cơ thể gà gồm: Đầu Cổ Thân Vẩy Tay Chân Lông Gà có ích lợi: Lông để làm áo Lông để nuôi lợn Trứng và thịt để ăn Phân để nuôi cá, bón ruộng Để gáy báo thức Để làm cảnh 3.Vẽ con gà mà em thích. GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS (TB) Chấm - chữa bài – tuyên dương những HS làm bài tốt. IV. Nhận xét tiết học – dặn dò. __________________________________ Tiết 3: Luyện Tiếng Việt Luyện viết : Cái bống I. Mục tiêu: - H/s chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn trong bài: “Cái bống”. - Giáo dục h/s ý thức viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép bài “ Cái Bống” III. Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: - Yêu cầu h/s : Điền vào chỗ trống gh/g. ..é con .ọi mẹ. - 2 h/s lên bảng làm. Nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài - ghi đầu bài. HĐ2: Hướng dẫn viết. - Gv đọc mẫu bài viết. - Gọi h/s đọc bài. *Tìm tiếng dễ viết sai: - Gv gạch chân những từ khó. - Đọc cho h/s một số từ khó - Gv đọc mẫu lần 2, dặn dò cách viết. - Yêu cầu h/s đổi vở, soát lỗi. - Chấm bài. - H/s nghe. H/s đọc ( 1 -2 h/s ) H/s nêu H/s đánh vần nhẩm. H/s viết bảng con. H/s nhìn bảng chép. - H/s đổi vở, soát lỗi. 3.Củng cố, dặn dò: - Trả bài, nhận xét, khen ngợi h/s. - Nhận xét tiết học. _____________________________________ Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010 Tiết 1,2: Chính tả Cái Bống I.Mục tiêu: - Nhìn bảng, chép lại đúng bài đồng dao Cái Bống trong khoảng 10 -15 phút - Điền đúng vần anh , ach ; chữ ng , ngh vào chỗ trống. - Bài tập 2,3 (SGK) II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép bài chính tả. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: - Yêu cầu h/s : Điền vào chỗ trống gh/g. ..é con .ọi mẹ. - 2 h/s lên bảng làm. - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: HĐ1:Giới thiệu bài – ghi đầu bài. HĐ2: Hướng dẫn viết. - Gv đọc mẫu bài viết. - Gọi h/s đọc bài. *Tìm tiếng dễ viết sai: - Gv gạch chân những từ khó. - Đọc cho h/s một số từ khó - Gv đọc mẫu lần 2, dặn dò cách viết. - Yêu cầu h/s đổi vở, soát lỗi. - Chấm bài. - H/s nghe. H/s đọc ( 1 -2 h/s ) H/s nêu H/s đánh vần nhẩm. H/s viết bảng con. H/s nhìn bảng chép. - H/s đổi vở, soát lỗi. HĐ3:Hướng dẫn h/s làm bài tập. Bài1: Điền anh/ach, ngh/ng. Con chim x. đậu c. ch. Lúa chiêm ..ấp ..é đầu bờ. * Chữa bài . - 2 h/s lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK. 3.Củng cố, dặn dò: - Trả bài, nhận xét, khen ngợi h/s. - Nhận xét tiết học. ________________________________ Tiết2: Kể chuyện: Cô bé trùm khăn đỏ. I . Mục tiêu: - Kể lại được 1đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Phải nhớ lời mẹ dặn, đi đến nơi về đến chốn không được la cà dọc đường, dễ bị kẻ xấu làm hại . II . Chuẩn bị : GV: tranh minh họa III . Các hoạt động : A. Bài cũ : - HS kể lại 1 đoạn em thích nhất trong câu chuyện Rùa và Thỏ * Nêu ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét, cho điểm B. Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài – ghi đầu bài. HĐ1: GV kể chuyện GV kể chuyện lần 1 GV kể chuyện theo tranh lần 2 HĐ 2: Hướng dẫn hs kể từng đoạn theo tranh Tranh 1 : tranh vẽ cảnh gì? - Câu hỏi dưới tranh là gì? * GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1 – nhận xét tuyên dương Tranh 2, 3, 4 thực hiện tương tự HĐ4: hướng dẫn hd phân vai kể từng đoạn trong câu chuyện. Sau khi hs đã nhớ và kể lại câu chuyện theo tranh, GV tổ chức cho các nhóm hs (mỗi nhóm 3 em) đóng vai: Khăn đỏ, Sói, người dẫn chuyện, thi kể lại từng đoạn chuyện theo cách phân vai . Kể lần 1 GV đóng vai người dẫn chuyện . * ý nghĩa câu chuyện GV hỏi cả lớp: Câu chuyện khuyên em điều gì? IV. Tổng kết – dặn dò : Chuẩn bị: về nhà tập kể lại câu chuyện Nhận xét tiết học . Hs lắng nghe Mẹ giao làn bánh cho Khăn Đỏ, dặn mang bánh cho bà nhớ đừng la cà dọc đường Khăn Đỏ được mẹ giao việc gì? Các nhóm đóng vai – hs nhận xét – tuyên dương - Câu chuyện khuyên em phải biết nghe lời cha mẹ . - Đi đâu không được la cà dọc đường ______________________________________ Tiết 3: Thủ công Cắt, dán hình vuông I. Mục tiêu. - Biết cách kẻ , cắt, dán hình vuông. - Kẻ, cắt, dán được hình vuông . Có thể kẻ, cắt được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối phẳng. Hình dán tương phẳng - HS khéo tay :Kẻ và cắt, dán được hình vuông theo 2 cách.Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. II. Chuấn bị. - Một hình vuông mẫu bằng giấy màu. - Một tờ giấy màu và một tờ giấy nền trắng, kéo, bút chì, hồ III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng của HS. B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài – ghi đầu bài. HĐ2: HD HS quan sát và nhận xét. GV treo mẫu ở bảng. HS nhận xét và nêu được : + Hình có 4 cạnh bằng nhau. + Dán cân đối. HĐ3: HD kẻ, cắt, dán. - GV làm mẫu qua các thao tác ở giấy kẻ ô vuông. - Vẽ hình vuông. - Cắt rời hình vuông. - Dán hình. HĐ4: HS thực hành cắt ở giấp nháp. - GV theo dõi - HD học sinh yếu làm bài. IV. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học - Tuyên dương những em cắt đúng, đẹp trình bày hình vuông đúng. Chuẫn bị bài sau để cắt và dán hình vuông vào vở. _____________________________________ Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục Tiêu - Thấy được các ưu khuyết điểm trong tuần 26. - Nắm được phương hướng tuần 27. - Giáo dục học sinh ý thức tự quản,có ý thức vươn lên. II. nội dung 1. Giáo viên nêu ưu nhược điểm trong tuần 26. * Về học tập: - Nêu một số gương học tập tốt: Minh Chiến, Trần Hiếu, Thảo,Công. Nhắc nhở một số em còn chưa học bài, bị điểm kém : em Định, Đức Đạt, Thơ, ánh * Về lao động: Tuyên dương những em biết giữ vệ sinh cá nhân. Tuyên dương những bạn làm trực nhật tốt * Về sinh hoạt tập thể. * Các nền nếp khác. 2. Bình bầu thi đua - Tổ, Cá nhân 3. Phương hướng tuần 27. - Thực hiện tốt mọi nền nếp. Nề nếp truy bài, xếp hàng ra vào lớp. - Thi đua dạy tốt, học tốt để chào mừng ngày 19/5 ________________________________ Luyện toán Luyện tập So sánh các số có hai chữ số I. Mục tiêu. Luyện cho HS biết cách so sánh các số có hai chữ số. HS làm được một số bài tập về so sánh số có hai chữ số. II. Các hoạt động: HĐ1: Giới thiệu bài – ghi t-đầu bài HĐ2: HD HS làm bài tập ở bảng con. Điền dấu >, < , = vào chổ chấm. 78 . 87 ; 46 . 42 ; 35 . 29. - Lưu ý : HS khi so sánh các số có hai chữ số ta so sánh chữ số hàng chục trước, nếu chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại, nếu chữ số hàng chục bằng nhau thì so sánh chữ số hàng đơn vị. HĐ3: Hướng dẫn HS làm một số bài tập vào vở ô ly. - Bài tập 1 trang 142 SGK. - Bài tập 2, 3, 4 trang 143 SGK. - HD mở SGK ra làm các bài tập đó vào vở. - GV theo dõi – hướng dẫn thêm. - Chấm bài. * Nhận xét bài làm – Dặn dò. __________________________________ Hoạt động tập thể: Giáo dục vệ sinh răng miệng I. Mục tiêu: HS hiểu được: - Cách đánh răng hợp vệ sinh. - Đánh răng vào lúc nào? -Vì sao cần phải đánh răng ? II. Các hoạt động dạy - học: 1.HS nêu miệng các câu trả lời cho câu hỏi của giáo viên - Em thường đánh răng vào lúc nào? - Vì sao lại phải đánh răng sau khi ăn? - Em đã thực hiện việc đánh răng ngày mấy lần? 2. HD thực hành đánh răng: a. Thực hành trên bộ răng nhựa : - GV làm mẫu lần lượt chải các mặt của hàm răng nhựa - Gọi một vài em lên thực hành chải răng b. HD thực hành chải răng thật - GV làm mẫu các bước - HS thực hành đánh răng theo tổ,cả lớp nhận xét cách làm của bạn? III. Nhận xét tiết học - dặn dò : Tuyên dương những em thực hành đánh răng tốt __________________________________________ Tập đọc vẽ ngựa I . mục đích yêu cầu. 1. HS đọc trơn cả bài: Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu v,gi, s, các từ ngữ :bao giờ, sao, bức tranh, ngựa. Bước đầu biết đọc truyện theo cách phân vai. Biết nghĩ hơi đúng sau mỗi dấu chấm, dấu phẩy. 2. Ôn các vần : ưa, ua. Tìm được tiếng, nói được câu có tiếng chứa vần ưa, ua. 3. Hiểu các từ ngữ trong bài. - Biết được tính hài hước của câu chuyện. - Biết hỏi - đáp tự nhiên, hồn nhiên theo yêu cầu luyện nói của bài. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. - Bộ chữ III. Các hoạt động dạy học. 1. Bài củ: Kiểm tra đọc bài : Cái Bống. - HS viết vào bảng con : Mưa ròng, khéo sàng, đường trơn. 2. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài : “Con ngựa”. b. Hướng dẫn HS luyện đọc. - GV đọc diễn cảm bài văn giọng vui lời bé, đọc với giọng hồn nhiên, ngộ nghĩnh. - Học sinh luyện đọc. + Luyện đọc tiếng, từ ngữ: Bao giờ, sao, bức tranh, xem. + Luyện đọc câu: HS đọc trơn từng câu, đọc nối tiếp. - Luyện đọc cả bài: + Thi đọc cả bài( cá nhân). + HS đọc đồng thanh cả bài một lần. 3. Ôn các vần ưa, ua. a. GV nêu yêu cầu 1 trong SGK. - HS thi tìm nhanh tiếng có vần ưa. - GV vần cần ôn là vần ưa, ua. Tiết 2: 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói. a. Tìm hiểu bài đọc: - Một HS đọc truyện, cả lớp đọc nhẩm lại,trả lời các câu hỏi: - GV hỏi: “Bạn nhỏ muốn vẽ con gì?” (con ngựa). Vì sao nhìn tranh bà không nhận ra con vật gì? ( vì bạn nhỏ vẽ con ngựa chẳng ra hình con ngựa). GV có thể nói thêm để HS hiểu tính trẻ con, hài hước của bé. - Hướng dẫn HS đọc thầm câu hỏi 3. Quan sát tranh. - HS trả lời miệng, sau đó điền từ đúng vào BTTV1/2. b. Luyện đọc phân vai. GV hướng dẫn HS đọc phân vai : Người dẫn chuyện, gọng bé, giọng chị. c. Luyện nói: Hỏi nhau: Bạn có thích vẽ không? Bạn thích vẽ gì? - GV nêu yêu cầu luyện nói của bài. - HS khá giỏi làm mẫu. - Nhiều cặp HS thực hành hỏi - đáp VD: Bạn có thích vẽ không? Bạn thích vẽ gì? 5. Củng cố – dặn dò. - Nhận xét tiết học: Tuyên dương những em đọc tốt. - Yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc truyện, kể lại truyện cho người thân nghe
Tài liệu đính kèm: