Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 20 - Lớp 1

Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 20 - Lớp 1

Tiết 2

Phân môn : Học vần

(Tiết 1)

Bài : ach

I) Mục tiêu:

 -Học sinh nhận biết cấu tạo của vần ach, tiếng sách.

 - Đọc được :ach , sách ,cuốn sách và các từ ứng dụng: viên gạch, sạch sẽ, kênh gạch, cây bạch đàn.

 - Viết được: ach, cuốn sách.

II) Chuẩn bị:

 * Giáo viên:

 Sách, bộ chữ ghép, quyển sách.

 * Học sinh:

 Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt .

III) Các hoạt động dạy và học:

1. Khởi động:

2.Kiểm tra bài cũ: Vần iêc - ươc.

 - Cho học sinh đọc câu ứng dụng.

 - Viết bảng con: cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ.

 - Nhận xét.

3.Bài mới

 a. Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài , cho HS nhắc lại tên bài : ach

b/Vào bài

 Hoạt động1: Dạy vần ach.

 * Mục tiêu: Nhận diện được vần ach, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần ach.

 * Cách tiến hành:

 -- Nhận diện vần:

 - Giáo viên ghi bảng vần ach.

 - Phân tích cho cô cấu tạo vần ach.

 

doc 33 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 20 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai,ngày 17 tháng 01 năm 2011
Tiết 1
Sinh hoạt dưới cờ
Công tác chủ nhiệm
...................................................................
Tiết 2
Phân môn : Học vần
(Tiết 1)
Bài : ach
Mục tiêu:
 -Học sinh nhận biết cấu tạo của vần ach, tiếng sách.
 - Đọc được :ach , sách ,cuốn sách và các từ ứng dụng: viên gạch, sạch sẽ, kênh gạch, cây bạch đàn.
 - Viết được: ach, cuốn sách.
Chuẩn bị:
 * Giáo viên: 
 Sách, bộ chữ ghép, quyển sách.
 * Học sinh: 
 Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt .
Các hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
2’
5’
1’
16’
7’
9’
5’
1. Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ: Vần iêc - ươc.
 - Cho học sinh đọc câu ứng dụng.
 - Viết bảng con: cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ.
 - Nhận xét.
3.Bài mới
 a. Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài , cho HS nhắc lại tên bài : ach
b/Vào bài 
 Hoạt động1: Dạy vần ach.
 * Mục tiêu: Nhận diện được vần ach, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần ach.
 * Cách tiến hành: 
 -- Nhận diện vần:
 - Giáo viên ghi bảng vần ach.
 - Phân tích cho cô cấu tạo vần ach. 
 - So sánh vần ach với ac.
 - Lấy và ghép vần ach ở bộ đồ dùng.
 --Phát âm và đánh vần:
 - GV phát âm mẫu ach.
 - Vần ach đánh vần như thế nào?
 - Có vần ach, muốn có tiếng sách các em phải tìm thêm âm gì và dấu thanh gì ghép vào?
 - Giáo viên ghi bảng: sách.
 - Phân tích tiếng sách.
 - Đánh vần tiếng sách.
 - Giáo viên đưa vật: đây là cái gì ?
 - GV ghi bảng: cuốn sách.
 - Đọc lại vần và từ khóa.
 - Giáo viên chỉnh sai cho học sinh .
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn viết:
 Mục tiêu : : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ, liền mạch, để dấu đúng vị trí.
 * Cách tiến hành:
 - Giáo viên cho HS nhắc lại độ cao các con chữ . GV viết mẫu yêu cầu HS quan sát .
 + Viết vần ach: đặt bút viết a, rê bút nối với chữ ch.
 + cuốn sách : Đặt bút viết c lia bút viết uôn và dấu sắc , cách 1 con chữ viết tiếng sách : Đặt bút viết s ,nhắc bút viết a , rê bút nối với ch, nhắc bút viết dấu sắc .
 - Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh. 
c/ Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng.
* Mục Tiêu : Đọc được các tiếng , từ ứng dụng. Nhận diện được tiếng có chứa vần ach.
* Cách tiến hành: 
 - Giáo viên yêu cầu HS nêu các từ cần luyện đọc.
 - GV giải nghĩa từ.
 - Tìm tiếng có mang vần vừa học, nêu vị trí các tiếng vừa tìm.
 - Đọc lại các từ đó.
 viên gạch kênh rạch
 cây bạch đàn sạch sẽ
 - Giáo viên chỉnh sửa, đọc mẫu lại.
4.Củng cố - Dặn dò.
 - Cho HS đọc lại bài.
 - Tìm tiếng từ có vần ach.
 - Giáo viên viết từ lên bảng.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Hát chuyển tiết 2.	
- lớp hát.
- HS đọc và viết theo yêu cầu.
Viết bảng con: cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ.
- Học sinh quan sát .
- Học sinh nêu vần ach có âm a đứng trước ghép với âm ch đứng sau.
+ Giống nhau: bắt đầu là âm a.
+ Khác nhau :vần ach kết thúc là ch, ac kết thúc là âm c.
- Học sinh thực hiện .
- Học sinh luyện phát âm.
- Học sinh đánh vần: a – chờ – ach
- Học sinh ghép tiếng và đọc lại tiếng.
- Học sinh đọc: sách.
- Tiếng sách có âm s đứng trước , vần ach đứng sau, thanh sắc trên a.
- HS đánh vần :sờ - ach -sách - sắc - sách
- Cuốn sách.
- Học sinh đọc.
- Học sinh quan sát , viết vào bảng con:
- Học sinh nêu: viên gạch, sạch sẽ, kênh gạch, cây bạch đàn.
- HS tìm được: gạch, sạch, kênh, bạch.
HS phân tích.	
- Học sinh đọc lại .
- HS đọc.
Tiết 3
Phân môn : Học vần
(Tiết 2)
Bài : ach
 I-Mục tiêu:
 - Đọc đúng vần, tiếng, từ và câu ứng dụng.
 - Viết đúng, đủ vào VTV: ach, cuốn sách.
 - Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.
 - Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.
 - Luôn biết giữa gìn sách vở.
 II-Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: 
 Sách giáo khoa .
2.Học sinh: 
 Vở tập viết , sách giáo khoa.
 III-Các hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
2’
4’
1’
15’
8’
6’
4’
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ :
 GV gọi HS đọc lại nội dung tiết 1.
 Nhận xét .
 3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài , cho HS nhắc lại tên bài : Chúng ta học tiết 2.
b.Hoạt động 1: Luyện đọc
 * Mục tiêu : Nhận diện được vần ach trong câu , đọc trơn nhanh đúng vần từ câu.
* Cách tiến hành: 
 - Giáo viên cho học sinh luyện đọc các tiếng, từ có ở sách giáo khoa , bảng lớp đã học ở tiết 1.
- Giáo viên cho HS xem tranh trong sách giáo khoa .
- Con cho biết tranh vẽ gì ?
 Để xem ba mẹ con nói với nhau những gì, đọc đoạn thơ ứng dụng dưới tranh.
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh.
- Tìm tiếng có vần vừa học.
Hoạt động 2: Luyện viết.
* Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ, liền mạch, để dấu đúng vị trí.
 * Cách tiến hành: 
 - Cho học sinh nêu nội dung bài viết.
 - Nhắc lại tư thế ngồi viết.
 - Giáo viên hướng dẫn viết :ach, cuốn sách.
 - Giáo viên theo dõi nhắc nhở.
 - Giáo viên thu vở chấm.
Hoạt động 3: Luyên nói
* Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.
* Cách tiến hành: 
 - Đọc tên chủ đề luyện n ói.
 - Giáo viên cho HS xem tranh trong sách giáo khoa
 - Tranh vẽ gì ?
 - Các bạn nhỏ đang làm gì ?
 - Tai sao cần giữ gìn sách vở ?
 - Con đã làm gì để giữ gìn sách vở ?
 - Các bạn trong lớp con đã biết giữ gìn sách vở chưa ?
 - Con hãy giới thiệu một quyển sách, vở con giữ gìn đẹp nhất.
** GV: Cần giữ gìn sách vở sạch sẽ để bảo quản được lâu, bài vở được đầy đủ, thể hiện tính tốt của người trò chăm ngoan
4.Củng cố- Dặn dò.
 - Đọc lại toàn bài
 - Trò chơi tiếp sức : tìm tiếng có vần ach.
 - Nhận xét.
 - Về nhà đọc kỹ bài vừa học, viết tiếng có vần, tìm tiếng có vần ach.
 - Xem và chuẩn bị bài : ich – êch .
 - Nhận xét tiết học.
 - Học sinh luyện đọc .
 - Học sinh quan sát .
 - Ba mẹ con .
 - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh.
 - sách , sạch .
 - Học sinh nêu nội dung bài viết: ach, cuốn sách.
 - Học sinh nhắc lại.
 - Học sinh viết vào vở tập viết.
 - Học sinh nộp vở .
- HS đọc: Giữ gìn sách vở.
- Học sinh quan sát .
- Học sinh nêu.
- Học sinh đọc toàn bài.
- Chia lớp 4 tổ thi đua tìm tiếng và ghi lên bảng, tổ nào tìm nhiều, đúng: thắng.
- Học sinh tuyên dương.
Tiết 4
Môn : Toán
Bài : Phép cộng dạng 14 + 3
 I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết làm tính cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 20 .
 - Biết cộng nhẩm ( dạng 14 + 3 ) .
 - Ôn tập, củng cố lại phép cộng trong phạm vi 10.
 II. Đồ dùng dạy học:
 + Các bó chục que tính và các que tính rời.
 + Bảng dạy toán .
 III. Các hoạt động dạy- học: 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
4’
1’
13’
20’’
5’
1.Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ :
 + Đếm xuôi từ 0 đến 20 và ngược lại ?
 + 20 là số có mấy chữ số , gồm những chữ số nào ? 
 + Số 20 đứng liền sau số nào ? 20 gồm mấy chục mấy đơn vị ?
 + Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài , cho HS nhắc lại tên bài :Phép cộng dạng 17+3
b/ Hoạt động 1 : Dạy phép cộng 14 + 3 
* Mục tiêu: : Bước đầu biết cách đặt tính và biết phương pháp cộng bài tính có dạng 14 + 3 * Cách tiến hành: 
+ Hoạt động với đồ vật:
 -Giáo viên yêu cầu HS lấy 14 que tính ( gồm 1 bó chục và 4 que rời ) , rồi lấy thêm 3 que tính nữa. 
- Hỏi : Có tất cả mấy que tính ? 
+ Hình thành phép cộng 14+3:
- GV yêu cầu: HS đăỵ lên bàn 1 chục que tính ở bên trái và 4 que tính rời ở bên phải. 
- GV thể hiện :gài bó 1 chục que tính ở hàng trên phía bên trái và 4 que tính rời ở cùng hàng phía bên phải của bảng gài.GV nói kết hợp cài và viết:
+ Có 1 bó chục que tính (cài lên bó 1 chục) , viết 1 ở cột chục .
+ 4 que rời( cài 4 que tính rời) viết 4 ở cột đơn vị .
- Yêu cầu tiếp: HS lấy thêm 3 que tính rời rồi đặt xuống bàn phía dưới 4 que tính rời.
- GV nói : Thêm 3 que tính rời , viết 3 dưới 4 ở cột đơn vị.
- Vậy muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào?
- Để thể hiện điều đó cô có phép cộng:14+3
- GV viết phép cộng theo hàng ngang như trên và đánh dấu + ở phép cộng hàng dọc như SGK lên bảng.
+ Hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện phép tính :
- Viết phép tính từ trên xuống dưới.
- Đầu tiên viết số 14 rồi viết 3 sao cho 3 thẳng cột với 4 ( ở cột đơn vị ) 
-Viết + ( dấu cộng ) ở bên trái sao cho ở giữa 2 số .
-Kẻ vạch ngang dưới 2 số đó .
-Tính : ( từ phải sang trái ) . 
 14
 3
+ 
17
 + 4 cộng 3 bằng 7 viết 7 .
 + Hạ 1, viết 1 
+14 cộng 3 bằng17( 14+3= 17 ) 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính và đặt tính vào bảng con.
c/ Hoạt động 2 : Thực hành 
* Mục tiêu : Học sinh biết làm tính cộng (không nhớ ) trong phạm vi 20 .
* Cách tiến hành: 
 -Cho học sinh mở SGK.
 Bài 1 : Tính ( theo cột dọc ) 
 + Học sinh luyện làm tính. 
 + Sửa bài trên bảng lớp.
 + Nhận xét.
Bài 2 : Tính – Lưu ý : 1 số cộng với 0 bằng chính số đó .
 Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
 Nhận xét
4.Củng cố dặn dò : 
 - Chuyển phần 2 của bài tập 3 thành trò chơi.
 Điền số thích hợp vào ô trốngB
(Theo mẫu)
 HD cách làm.
 + Muốn điền số chính xác chúng ta phải làm gì?
-Cho 1 học sinh lên bảng làm bài 
-Hướng dẫn chữa bài
- Nhận xét.
- Nhận xét, tiết học tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
- Dặn học sinh về nhà làm các bài tập trong vở Bài tập toán .
- Chuẩn bị bài hôm sau : Luyện tập .
- Nhận xét tiết học.
- lớp hát.
- HS đếm.
- Có 2 chữ số: chữ số 2 và chữ số 0.
- Số 20 đứng liền sau số 19. Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị.
- HS nhắc lại.
-Học sinh làm theo giáo viên hướng dẫn.
-Có tất cả 17 que tính.
-Học sinh thực hiện theo hướng dẫn.
 - HS lấy tiếp 3 que tính theo hướng dẫn.
 -Học sinh chú ý.
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính , ta gộp 4 que rời với 3 que rời được 7 que rời. Có 1 bó 1 chục que tính và 7 que tính rời là 17 que tính.
 - HS chú ý.
 - Học sinh chú ý.
 ... ngang rồi thực hiện phép tính từ phải sang trái. Các số phải viết thẳng cột .
* 4 trừ 3 bằng 1 viết 1 .
* 1 hạ 1 viết 1 .
 Vậy : 14 – 3 = 11 .
-Học sinh để SGK trước mặt .
1/ Đặt tính rồi tính.
-Học sinh tự làm bài .
- HS lên bảng chữa bài .
_
_
_ 
 14-3 17-5 19-2
 14 17 19
 3 5 2
 11 12 17
 16-5 17-2 19-7
_
_
_
 16 17 19 
 5 2 7
 11 15 12
2/ Tính nhẩm.
- Học sinh tự làm bài .
-4 em lên bảng 2 bài / 1 em 
14-1=13 15-4=11 17-2=15 15-3=12
15-1=14 19-8=11 16-2=14 15-2=13
3/ Tính.
- Tính từ trái sang phải.
- Học sinh tự làm bài :
12+3 – 1=14 17– 5 + 2 = 14
 15 - 3 – 1 = 11 
-3 em lên bảng chữa bài .
-Học sinh cử đại diện nhóm lên tham gia chơi trò chơi với hình thức tiếp sức.
19 - 3
14 - 1
16
14
13
15
17
17 – 2 
15 - 1
18 - 1
17 - 5
Tiết 4
Môn : Mĩ Thuật
GV nhóm 2 dạy
........................................................................................
 Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011
Phân môn : Học vần
(Tiết 1)
Bài: ăp- âp
I/ Mục tiêu:
Học sinh nhận biết được cấu tạo vần ăp – âp.
Biết đọc và viết đúng vần ăp – âp, từ ứng dụng: cải bắp, cá mập.
Rèn đọc rõ, đúng vần và từ ứng dụng.
Viết đúng, đều, đẹp các nét và khoảng cách.
Giáo dục học sinh ham thích học Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:Sách giáo khoa, bộ đồ dùng tiếng việt.
Học sinh:Bộ đồ dùng, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
5’
1’
16’
6’
10’
5’
1. Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ: op – ap.
Cho học sinh đọc SGK từng phần theo yêu cầu của giáo viên.
Viết: con cọp, giấy nháp, xe đạp.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài , cho HS nhắc lại tên bài : ăp- âp
Hoạt động 1: Dạy vần ăp.
* Mục tiêu: Nắm được cấu tạo vần ăp, đọc viết được vần, tiếng, từ.
* Cách tiến hành:
-- Nhận diện vần:
Giáo viên ghi bảng : ăp.
Vần ăp: được tạo từ các âm nào?
So sánh vần ăp – ap.
Yêu cầu HS ghép vần ăp.
-- Phát âm và đánh vần:
- GV phát âm mẫu: ăp.
- Vần ăp đánh vần như thế nào?
Đã có vần ăp muốn có tiếng bắp cô thêm âm và dấu gì?
GV ghi bảng: bắp.
Phân tích cho cô tiếng bắp.
Đánh vần tiếng bắp.
Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: cải bắp.
- Cho HS đọc lại toành phần.
*Dạy vần âp. 
* Mục tiêu: Nắm được cấu tạo vần âp. Đọc được vần , tiếng , từ.
* Cách tiến hành:
 Quy trình tương tự vần ăp
c / Hoạt động 2: Hướng dẫn viết 
* Mục tiêu: Viết đúng nét, liền mạch , đúng độ cao con chữ.
Cách tiến hành: 
Giáo viên cho HS nhắc lại độ cao các con chữ và viết mẫu và HD cách viết , cho HS viết bảng con .
Viết ăp :V iết ă rê bút viết p ,cách 1 con chữ viết bắp : Viết b , nhắc bút viết ă rê bút viết pvaf dấu sắc . 
-Viết âp , mập (quy trình tương tự )
- Gv quan sát sửa sai cho HS.
d/ Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
* Mục tiêu: Rèn đọc rõ, đúng từ ứng dụng. Nhận diện đúng tiếng có chứa vần ăp, âp.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các từ cần luyện đọc.
Giáo viên ghi bảng:
 gặp gỡ tập múa
 ngăn nắp bập bênh
- GV giải nghĩa từ, yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần vừa học.
- Cho HS luyện đọc các từ.
4. Củng cố - Dặn dò.
Đọc toàn bài ở bảng lớp.
- Nhận xét tiết hoc.
- Hát chuyển sang tiết 2.
- Lớp hát.
- HS đọc và viết theo yêu cầu.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- Vần ăp được tạo nên từ âm ă và p.
+ Giống nhau: kết thúc p.
+ Khác nhau: ăp bắt đầu ă, ap bắt đầu bằng a.
- Học sinh ghép ở bộ đồ dùng.
- HS luyện phát âm: các nhân , nhóm , lớp.
HS đánh vần: ă – pờ – ăp.
- HS tìm và ghép: bắp
- HS đọc trơn cá nhân, lớp: bắp.
- Tiếng bắp có âm b đứng trước vần ăp đứng sau, thanh sắc trên ă.
- HS đánh vần : bờ -ăp-băp-sắc –bắp.
( đánh vần cá nhân, nhóm, lớp )
- HS nêu : cải bắp.
- Học sinh luyện đọc.
- HS đọc.
- Học sinh quan sát và viết bảng con.
- HS nêu: gặp gỡ tập múa
 ngăn nắp bập bênh
- HS tìm: gặp, nắp, tập, bập.
- HS luyện đọc : cá nhân, nhóm , lớp.
 Phân môn : Học vần
(Tiết 2)
Bài: ăp- âp
I/ Mục tiêu:
Học sinh đọc trôi chảy từ, tiếng và câu ứng dụng.
Viết đúng nét, liền mạch độ cao con chữ trong vở tập viết.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Trong cặp sách của em
Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề: Trong cặp sách của em.
Đọc nhanh, đúng từ, tiếng mang vần.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Sách giáo khoa.
Học sinh:SGK, vở tập viết.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
4’
1’
14’
5’
5’
4’
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ :
 GV gọi HS đọc lại nội dung tiết 1.
 Nhận xét .
 3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài , cho HS nhắc lại tên bài : Chúng ta học tiết 2.
b.Hoạt động 1: Luyện đọc.
 Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy từ, tiếng và câu ứng dụng.
Cách tiến hành: 
Cho học sinh mở SGK/ 6.
Hướng dẫn học sinh đọc trang trái.
Yêu cầu học sinh đọc từng phần.
Giáo viên theo dõi chỉnh sửa sai.
Cho HS xem tranh SGK/ 7.
Tranh vẽ gì?
Gv rút ra câu: Chuồn chuồn bay .
Đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc
- Cho HS đọc toàn bài.
Giáo viên theo dõi, chỉnh sửa sai.
b/ Hoạt động 2: Luyện viết.
* Mục tiêu: Viết đúng nét, liền mạch , đúng độ cao con chữ.
Cách tiến hành: 
Nêu yêu cầu HS nêu nội dung bài viết. - - Nêu tư thế ngồi viết.
Giáo viên hướng dẫn và cho HS viết bài vào vở tập viết.
Lưu ý học sinh nối nét, khoảng cách giữa các chữ cho đều.
- Thu vở chấm , nhận xét.
c/ Hoạt động 3:(8’)Luyện nói.
* Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Trong cặp sách của em.
* Cách tiến hành: 
Nêu tên bài luyện nói.
Cho HS xem tranh SGK/ 7.
Tranh vẽ gì?
Trong cặp sách bạn có những đồ dùng gì?
Các đồ dùng đó dùng để làm gì?
Nêu cách giữ gìn đồ dùng trong cặp.
Các đồ dùng trong cặp giúp em điều gì?
- GV giáo dục: Các em phải yêu quý các đồ dùng trong cặp của mình vì chúng giúp các em học tốt.
4.Củng cố- Dặn dò.
- Trò chơi: ghép tiếng thành câu.
+ bé, gặp, bạn, gỡ, cũ, bè.
+ xe, tấp, cộ, qua, nập, lại.
- Đội nào ghép nhanh, đúng sẽ thắng.
Về nhà đọc lại bài.
Viết vần , từ vừa học vào bảng con.
Chuẩn bị bài 86: ôp – ơp.
Nhận xét tiết học.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh mở SGK.
Học sinh nghe.
Học sinh đọc.
Học sinh xem tranh.
Học sinh nêu.
- HS lắng nghe.
Học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Luyện đọc toàn bài.
Học sinh nêu...
HS nêu.
Học sinh viết vào vở TV.
- HS nộp vở.
- HS nêu: Trong cặp sách của em.
Học sinh quan sát.
Học sinh nêu.
HS nêu có: sách, vở, bút
- HS chú ý lắng nghe.
- 2 đội đại diện lên thi đua ghép.
+ Bé gặp gỡ bạn bè cũ.
+ Xe cộ tấp nập qua lại.
Tiết 4
Môn: Tự nhiên xã hội
Bài : AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
 - Xác định 1 số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học.
 - Biết đi bộ sát mép đường về phía tay phải hoặc đi trên vỉa hè.
 - Tránh 1 số tình huống nguy hiểm có thể xãy ra trên đường. Có ý thức chấp hành tốt quy định về An Toàn Giao Thông.
II. Chuẩn bị:
 Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học:
TL
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
2’
3’
1’
15’
12’
8’
4’
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Hãy nói về cảnh vật em đang sống.
 - Nhận xét.
3.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : - GV hỏi: Các em đã bao giờ nhìn thấy tai nạn trên đường chưa?
- Theo các em vì sao tai nạn xảy ra?
- GV khái quát: Tai nạn xảy ra vì họ không chấp hành những quy định về trật tự ATGT. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về 1 số quy định nhằm đảm baoran toàn trên đường. 
- GV ghi lên bảng tên bài: An toàn trên đường đi học.
 b/ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Biết 1 số tình huống có thể xảy ra trên đường đi học.
* Cách tiến hành
- Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.
+ GV chia nhóm, cứ 2 nhóm 1 tình huống, phân tình huống cho từng nhóm với yêu cầu: 
 .. Điều gì có thể xảy ra?
 .. Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào?
- Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động.
+ Gọi các nhóm lên trình bày.
+ Để tai nạn không xảy ra , chúng ta phải chú ý điều gì khi đi đường?
* Kết luận: Để tránh xảy ra tai nạn trên đường mọi người phải chấp hành những quy định về An Toàn Giao Thông.
c/ Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Biết quy định về đi bộ trên đường 
* Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh SGK trang 43.
 - Bức tranh 1 và 2 có gì khác nhau?
 - Người đi bộ ở tranh 1 đi ở vị trí nào trên đường?
 - Người đi bộ ở tranh 2 đi ở vị trí nào trên đường?
- Đi như vậy đã đảm bảo an toàn chưa?
 - GV gọi 1 số em đứng lên trả lời.
* Kết luận: Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè cần đi sát lề đường về bên tay phải, đường có vỉa hè thì phải đi trên vỉa hè.
d/ Hoạt động 3: Trò chơi 
* Mục tiêu:Biết quy tắc về đèn hiệu
* Cách tiến hành
 - GV hướng dẫn HS chơi.
 - Khi đèn đỏ sáng: Tất cả các xe cộ và người đều phải dừng.
 - Đèn vàng chuẩn bị 
 - Đèn xanh sáng: Được phép đi.
 - GV cho 1 số em đóng vai.
 - Lớp theo dõi sửa sai.
 - Nhận xét 
4. Cũng cố - dặn dò:
 - Vừa rồi các con học bài gì?
 - Con hãy nêu các tín hiệu khi gặp đèn giao thông.
 - Giáo dục HS thực hiện tốt nội dung bài học hôm nay.
 - Nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- HS trả lời từng trường hợp cụ thể mà các em gặp.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- Thảo luận tình huống
- SGK
+ Các nhóm trao đổi.
+ Các nhóm trình bày.
+ Không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đang ở trên phương tiện giao thông.
- HS chú ý.
- Quan sát tranh SGK. Thảo luận nhóm 2
- Tranh 1 ở Thành phố. Tranh 2 ở nông thôn.
- Người đi bộ đi trên vỉa hè.
- Người đi bộ đi sát lề đường bên tay phải.
- HĐ nhóm trả lời.
- Trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ.
- 1 số em lên chơi đóng vai.
- An toàn trên đường đi học.
- HS nêu.
Tiết 5
Sinh hoạt tập thể
 Hết tuần 20
...............................................................................................................................
Phần kí duyệt BGH
 ......................................................................
 	 ...........................................................................
 ..........................................................................
 Điền Hải ngày tháng 1 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 20 đã chuyển mã.doc