Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 25 - Lớp 1

Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 25 - Lớp 1

Tiết 2

Phân môn : Tập đọc

( Tiết 1)

Bài 1 : TRƯỜNG EM

I/ Mục tiêu :

 1.Kiến thức :

 + Học sinh đọc trơn cả bài, phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó .

 + Ôn các vần ai, ay, tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay.

 2.Kĩ năng:

 + Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu (dấu chấm dài hơn so với dấu phẩy ).

 3.Thái độ:

 + Hiểu các từ ngữ trong bài : ngôi nhà, thứ hai, tha thiết.

II/ Đồ dùng dạy học :

1. Giáo viên

 Sách giáo khoa.

2. Học sinh:

 + Sách giáo khoa.

 + Bộ chữ thực hành .

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động.

2.Kiểm tra bài cũ :

 (không có )

2/ Dạy học bài mới :

a. Giới thiệu bài :

* Mở đầu: Sau giai đoạn học âm, vần các em đã biết chữ, biết đọc, biết viết. Từ hôm nay, các em sẽ luyện đọc, viết, nghe, nói theo chủ điểm. Ở giai đoạn này, các em sẽ học những bài văn, bài thơ, mẩu chuyện dài hơn , luyện viết những bài nhiều chữ hơn để kết thúc năm học , các em sẽ đọc , viết nhanh hơn, giỏi hơn.

- GV cho HS quan sát tranh của phần tập đọc ( trong SGK) và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?

- GV:Hằng ngày các em đến trường học. Trường học rất thân thiết với chúng ta. Trường học có những ai? Mở đầu chủ điểm nhà trường các em sẽ học bài : Trường em để biết điều đó .( GV ghi tên bài lên bảng)

 

doc 33 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 25 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Thứ hai, ngày 28 tháng 02 năm 2011
Tiết 1
Sinh hoạt dưới cờ
Công tác chủ nhiệm
...............................................................................................................
Tiết 2
Phân môn : Tập đọc
( Tiết 1)
Bài 1 : TRƯỜNG EM
I/ Mục tiêu : 
 1.Kiến thức :
 + Học sinh đọc trơn cả bài, phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó .
 + Ôn các vần ai, ay, tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay.
 2.Kĩ năng:
 + Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu (dấu chấm dài hơn so với dấu phẩy ).
 3.Thái độ:
 + Hiểu các từ ngữ trong bài : ngôi nhà, thứ hai, tha thiết.
II/ Đồ dùng dạy học :
Giáo viên
 Sách giáo khoa.
Học sinh:
 + Sách giáo khoa.
 + Bộ chữ thực hành .
III/ Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
4’
24’
15’
4’
1’
1. Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ :
 (không có )
2/ Dạy học bài mới :
a. Giới thiệu bài :
* Mở đầu: Sau giai đoạn học âm, vần các em đã biết chữ, biết đọc, biết viết. Từ hôm nay, các em sẽ luyện đọc, viết, nghe, nói theo chủ điểm. Ở giai đoạn này, các em sẽ học những bài văn, bài thơ, mẩu chuyện dài hơn , luyện viết những bài nhiều chữ hơn để kết thúc năm học , các em sẽ đọc , viết nhanh hơn, giỏi hơn. 
- GV cho HS quan sát tranh của phần tập đọc ( trong SGK) và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV:Hằng ngày các em đến trường học. Trường học rất thân thiết với chúng ta. Trường học có những ai? Mở đầu chủ điểm nhà trường các em sẽ học bài : Trường em để biết điều đó .( GV ghi tên bài lên bảng)
b.Vào bài :
*Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện đọc.
* Mục tiêu: Học sinh đọc trơn câu, đoạn cả bài tập đọc 
* Cách tiến hành: 
 @ Giáo viên đọc mẫu lần 1 .
-Tóm tắt nội dung bài : Sự thân thiết của ngôi trường với bạn học sinh .
@ Hướng dẫn HS luyện đọc:
--Luyện đọc các tiếng, từ ngữ:
- GV ghi các từ: cô giáo, rất yêu, trường học, thứ hai, mái trường, điều hay.
- Yêu cầu HS đọc các từ theo GV chỉ.
--Giải nghĩa từ khó:
- Cho HS phát hiện từ khó hiểu.
- Ngôi nhà thứ hai: trường học giống như một ngôi nhà vì ở đấy có những người rất gần gũi , thân yêu.
- Thân thiết:rất thân, rất gần gũi.
-- Luyện đọc câu:
- GV chỉ bảng yêu cầu HS đọc nhẩm trước.
- GV chỉ bảng yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu từ đầu đến hết bài.
-- Luyện đọc đoạn bài:
- GV và HS chia bài ra làm 3 đoạn.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối tiếp nhau đọc cả bài.
- Gọi 2 HS đọc toàn bài.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
-- Thi đọc trơn cả bài:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc ngắt nghỉ ở các dấu chấm câu .
- Yêu cầu mỗi tổ cử 1 HS thi đọc.
-Giáo viên nhận xét chung tính điểm thi đua.
* Hoạt động 2 : Ôn vần 
* Mục tiêu : Học sinh nhớ cấu tạo vần ai, ay, so sánh 2 vần, tìm được tiếng có vần ai ,ay.
* Cách tiến hành: 
@Gọi HS nêu yêu cầu 1 trong sách giáo khoa
-Yêu cầu học sinh tìm tiếng trong bài có vần ai , ay .
-Cho học sinh đọc lại các tiếng có vần và phân tích .
@ Gọi HS nêu yêu cầu 2 trong sách giáo khoa.
- Gọi HS đọc từ mẫu .
- Chia nhóm , 4 HS thành 1 nhóm.
-Cho học sinh thi đua tìm tiếng có vần 
- Gọi HS khác bổ sung, GV ghi bảng và yêu cầu HS đọc đồng thanh.
@Gọi HS nêu yêu cầu 3 trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS quan sát tranh đọc câu mẫu trong SGK.
-Hướng dẫn học sinh nói câu có tiếng chứa vần ai, ay .
-Giáo viên nhận xét câu nói của học sinh .
4. Củng cố :
- Gọi HS đọc lại bài.
 GV nhận xét HS đọc .
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị SGK .
- Hát chuyển sang tiết 2.
- Lớp hát.
* HS lắng nghe.
- Cô giáo và các bạn học sinh đang học tập và vui chơi ở sân trường.
- HS nhắc lại. Trường em
- Học sinh đọc thầm theo Giáo viên .
- HS lắng nghe.
 - HS luyện đọc, kết hợp phân tích tiếng.
Học sinh nêu từ khó hiểu : thân thiết 
 - HS nêu.
 - HS chú ý lắng nghe.
 - HS đọc nhẩm.
 - HS đọc nối tiếp từng câu.
 - Mỗi HS đọc 1 đoạn.
 - 2 HS đọc.
 - Cả lớp đọc.
 - HS thi đọc.
 - HS nhận xét.
1/ Tìm tiếng trong bài có vần ai, có vần ay.
-Học sinh nêu : hai, mái, dạy, hay
Học sinh phân tích các tiếng .
2/ Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, có vần ay.
- HS đọc:M:con nai, máy trường.
- HS thảo luận , tìm tiếng có vần ai, ay. HS nói tiếng có vần ai, ay .
* ai: bàn cãi, cái áo, rau cải, bạn trai.
* ay: máy bay, ớt cay, cái chày, may áo.
3/ Nói câu chứa tiếng có vần ai, coa vần ai.
- HS quan sát tranh đọc câu mẫu.
M: Tôi là máy báy bay chở khách.
 Tai để nghe bạn nói.
- Dựa vào câu mẫu học sinh nêu các câu có tiếng chứa vần ai, ay .
VD: Em luân chải tóc.
 Phải rửa tay trước khi ăn.
 Ăn ớt rất cay.
-2 HS khá đọc lại bài.
Tiết 3
Phân môn : Tập đọc
( Tiết 2)
Bài 1 : TRƯỜNG EM
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 - Hiểu được nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó , thân thiết với bạn học sinh.
 - Trả lời được câu hỏi 1,2 trong sách giáo khoa.
 - Luyện nói được theo chủ đề: Hỏi nhau về trường lớp của mình.
 2.Kĩ năng:
 - Rèn luyện ngắt nghỉ sau dấu câu.
 3. Thái độ:
 - Có tình cảm yêu mến mái trường.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
SGK.
Học sinh:
SGK.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
5’
1’
24’
8’
4’
1’
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ :
 GV gọi HS đọc lại bài.
 Nhận xét .
 3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp Chúng ta học tiết 2
b. Vào bài:
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài đọc .
* Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài: Sự thân thiết của ngôi trường với học sinh.
* Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Yêu cầu HS đọc bài theo đoạn, trả lời câu hỏi của từng đoạn.
+ Gọi 2 HS đọc đoạn 1.Hỏi: Trong bài trường học được gọi là gì?
+ Gọi 3 HS đọc đoạn 2.
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em , vì sao?
- Gọi 3 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Gv nhận xét, cho điểm.
b/ Hoạt động 2 : Luyện nói 
*Mục tiêu : Học sinh biết hỏi đáp nhau về trường lớp.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc ( kí hiệu N trong SGK)
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Gọi 2 HS hỏi đáp theo mẫu.
-Hỏi đáp theo yêu cầu các em nghĩ ra.
Ví dụ : 
- Trường của bạn là trường gì ?
- Bạn thích đi học không ?
- Bạn có nhiều bạn thân không ? Kể vài tên người bạn thân của bạn 
- Ở trường bạn yêu ai nhất ?
- Ở trường bạn thích cái gì nhất ?
- Hôm nay bạn được điểm cao nhất môn gì ?
- Bạn thích học môn nào nhất ?
4.Củng cố :
- Hôm nay em học bài gì ?
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Hỏi: Vì sao em yêu ngôi trường của mình?
- GV chốt lại và giáo dục HS yêu mến mái trường của mình
- Nhận xét tiết học – tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh tập đọc lại bài.
-Chuẩn bị trước bài : Tặng cháu .
-Lớp ngồi đẹp.
Gọi 2,3 HS đọc lại bài 
( Đoc câu , đoạn ,cả bài.)
 - HS lắng nghe.
+ 2 HS đọc đoạn 1.( Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.)
+ 3 em đọc đoạn 2.
( Vì ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn thân thiết như anh em . Trường học dạy em thành người tốt . Trường học dạy em những điếu hay.)
- 3 HS thi đọc.
- HS đọc: Hỏi nhau về trường lớp.
- HS quan sát.
+ Hai bạn đang trò chuyện.
M: Bạn học lớp nào?
 Tôi học lớp 1A.
- 2 học sinh khá giỏi đóng vai hỏi đáp (to, rõ, tự nhiên) theo mẫu trong sách, sau đó hỏi đáp theo những câu hỏi do các em tự nghĩ ra. Tiếp theo lần lượt từng cặp học sinh nghĩ ra câu hỏi – câu trả lời để đóng vai hỏi đáp .
 - HS : trường em.
 - 1 HS đọc.
 - HS trả lời.
Tiết 4
Môn : Tự nhiên xã hội
Bài : CON CÁ
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức :
 - Kể tên 1 số loài cá và nêu ích lợi của cá.
 - Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính bên ngoài của cá.
 2. Kĩ năng :
 - Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính bên ngoài của cá.
 3.Thái độ:
 - Cẩn thận khi ăn cá khỏi bị mắc xương. Thích ăn cá.
II/ Đồ dùng dạy học:
 1. GV:
 - SGK, tranh, ảnh về cá.
 2.HS:
 - Sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
5’
1’
10’
12’
 4’
1’
1.Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 - Tiết trước các em học bài gì?
- Cây gỗ có mấy bộ phận ?
- Cây gỗ trồng để làm gì?	
- GV nhận xét, đánh giá.
3.Dạy học bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Trực tiếp và ghi tên:Con cá
b/Vào bài:
 * Hoạt động 1: Quan sát con cá .
* Mục tiêu : HS biết được các bộ phận bên ngoài của con cá và biết được cá sống ở đâu.
* Cách tiến hành 
 - GV giới thiệu con cá: Con cá này tên là cá chép, nó sống ở ao, hồ, sông. 
 - Các con mang đến loại cá gì?
 - Hướng dẫn HS quan sát con cá.
Mục tiêu: HS nhận ra các bộ phận của con cá, mô tả được cá bơi và thở như thế nào?
 - GV nêu câu hỏi gợi ý.
 - Chỉ và nói tên bộ phận bên ngoài con cá
 - Cá bơi bằng gì?
 - Cá thở bằng gì?
Bước 2: Cho HS thảo luận theo nội dung sau:
 - Nêu các bộ phận của Cá
 - Tại sao con cá lại mở miệng?
 - GV theo dõi, HS thảo luận.
 - GV cho 1 số em lên trình bày: Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
* GV kết luận: 
- Con cá có đầu, mình, đuôi, các vây. Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển . Cá sử dụng vây để giữ thăng bằng.Cá thở bằng mang.
- Cá há miệng ra để cho nước chảy vào. Khi cá ngậm miệng nước chảy qua các lá mang oxy tan trong nước được đưa vào máu cá.
*Hoạt động 2: Quan sát sách giáo khoa.
 * Mục tiêu :
Biết được cách bắt cá và ăn cá có lợi cho sức khoẻ.
 Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm, quan sát các bức tranh trong SGK bài 25.Các cặp quan sát đọc và tră lời các câu hỏi trong SGK.
- GV theo dõi, HS thảo luận.
- GV cử 1 số em lên hỏi và trả lời: GV nhận xét.
- Gọi 1 số cặp lên bảng trình bày.
- Hỏi cả lớp:
+ Nói về một số cách bắt cá.
+ Kể tên một số loại cá mà em biết.
+ Em thích ăn loại cá nào?
+ Tại sao chúng ta ăn cá.
* GV kết luận : Có nhiều cách bắt cá: bắt cá bằng lưới trên các tàu , thuyền , kéo vó ( như ảnh chụp trang 53 sách giáo khoa ) dùng cần câu để bắt cá.
- Cá có nhiều chất đạm ,ăn cá rất có lợi cho sức khoẻ. Ăn cá giúp xương phát triển , chóng lớn .Khi ăn chúng ta cần phải cẩn thận tránh mắc xương.
4.Củng cố :
- Vừa rồi các con học bài gì?
- Cá có mấy bộ phận chính?
- Ăn cá rất có lợi cho sức khỏe. Các con cần ăn cẩn thận khỏi bị mắc xương. 
 5.Dặn dò:
 - Về nhà quan sát lại các tranh SGK.
 - Nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- Cây gỗ.
-  ...  tắt và giải đúng bài toán có lời văn.
 Cách tiến hành:
 Bài 4 : Gọi học sinh đọc đề toán.
- Gv nêu câu hỏi gợi ý giúp HS nêu được tóm tắt. Cho học sinh tự đọc nhẩm đề và tự làm bài.
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày bài, giải toán .
Gọi 1 hs lên bảng giải , lớp giải bảng con.
 GV nhận xét .
*Hoạt động 3: Làm bài tập 5
 Mục tiêu : HS vẽ được 2,3 điểm ở trong , ngoài hinhftam giác.
 Cách tiến hành
 Bài 5 : Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
 -Cho học sinh học nhóm. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 hình tam giác, yêu cầu học sinh mỗi nhóm vẽ 3 điểm ở trong hình tam giác, 2 điểm ở ngoài hình tam giác.
-Giáo viên nhận xét chung.
4.Củng cố-Dặn dò: 
- Dặn học sinh về ôn lại bài . 
- Chuẩn bị ôn luyện các dạng toán cộng, trừ các số tròn chục, cấu tạo các số có 2 chữ số tròn chục, thứ tự các số đã học. Nhận dạng hình và điểm ở trong và ngoài 1 hình để chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ II .
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
- Lớp hát.
- Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
-3 học sinh lặp lại đầu bài . Luyện tập chung
- HS mở sách giáo khoa.
1/Viết ( Theo mẫu)
- Số 10 gồm 1chục và 0 đơn vị .
- Học sinh làm bài : vào phiếu bài tập 
- Số 18 gồm 1chục và 8 đơn vị .
- Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị .
- Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị .
-Học sinh nhận xét 
2/ Học sinh nêu yêu cầu bài 2:
Viết số theo thứ tự từ bé đến lớn
Viết số theo thứ tự từ lớn đến bé .
- HS làm bài.
- Học sinh nhận xét nêu số bé nhất : 9 , số lớn nhất 50.
 9 ,13 ,30 ,50
- HS nhận xét.
 80 , 40, 17 , 8
-2 em lên bảng chữa bài nêu cách so sánh các số.
- HS lắng nghe.
3/ a/ Đặt tính rồi tính:
- HS nêu.
 70+20 80 – 30 10 + 60
+
_
+
 70 80 10
 20 30 60
 90 50 70
_
_
 20+70 80 – 50 90 - 40
+
 20 80 90
 70 50 40
 90 30 50
b/ Tính nhẩm:
 50+20=70 60cm+10cm = 70cm
 70-50=20 30cm+ 20cm= 50cm
 70-20=50 40cm - 20cm = 20cm
– 2 học sinh lên bảng làm bài sữa bài 
4/ Học sinh đọc bài toán.
 Tóm tắt
 Lớp 1A :20 bức tranh
 Lớp 1B :30 bức tranh
 Cả hai lớp:  bức tranh
 Bài giải
Số bức tranh cả 2 lớp vẻ được là:
20 + 30 =50 ( bức tranh )
Đáp số :50 bức tranh
5/ Vẽ 3 điểm ở trong hình tam giác
 Vẽ 2 điểm ở ngoài hình tam giác.
- Học sinh học nhóm vẽ theo yêu cầu của giáo viên .
- Nhóm trưởng lên trước lớp trình bày bài làm của nhóm .
-Học sinh nhận xét –Sữa bài .
HS chú ý nghe.
Tiết 4
Môn : Mĩ thuật
Bài: Vẽ màu vào hình tranh dân gian
 GV nhóm 2 dạy
.............................................
Thứ sáu ,ngày 03 tháng 03 năm 2011
Tiết 1
Phân môn : Tập đọc
( Tiết 1)
Bài 3: CÁI NHÃN VỞ
I/ Mục tiêu:
 1. 	Kiến thức :
 - Học sinh đọc trơn cả bài: Cái nhãn vở. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen.
 2.Kĩ năng :
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu. 
 - Tìm được tiếng có vần ang – ac ngoài bài.
 3.Thái độ:
 - Giữ gìn sách vở cẩn thận.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh minh họa, SGK.
Học sinh:
SGK.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
5’
1’
7’
16’
5’
4’
1. Khởi động.
 2.Kiểm tra bài cũ: 
- Tiết trước em học bài gì ? 
- Gọi 3; 4 học sinh đọc thuộc bài thơ tặng cháu và trả lời câu hỏi.
- Bác Hồ tặng vở cho ai?
- Bác mong các cháu điều gì?
- Giáo viên nhận xét , ghi điểm.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: Giới thiệutrục tiếp ghi tên:Cái nhãn vở.
b.Vào bài: 
* Hoạt động 1: luyện phát âm từ khó
*Mục tiêu : Học sinh nắm tên bài hát, nội dung chính và đọc đúng các từ khó.
*Cách tiến hành: 
- GV treo bức tranh của phần tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
 -Giáo viên : Để biết cách đọc 1 nhãn vở , biết viết nhãn vở, hiểu tác dụng của nhãn vở đối với HS , hoomnay lớp mình sẽ học bài: Cái nhãn vở.( Ghi tên bài lên bảng)
-Giáo viên giới thiệu đầu bài.
- Đọc mẫu lần 1
- Tóm tắt nội dung chính: Nhãn vở dùng để dán vào trang bìa của sách hoặc vở, nhằm để phân biệt loại sách vở, tên trường, tên lớp của học sinh là chủ của quyển vở đó. Qua bài này bé Giang đã tự viết được nhãn vở của mình rất đẹp, được bố mẹ khen.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phát hiện từ khó hiểu.
- Cho HS luyện đọc cá nhân, kết hợp phân tích tiếng.
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm sai của học sinh 
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
- Yêu cầu HS dùng bộ chữ ghép từ : nhãn vở.
- Giáo viên giải thích từ.
- Hướng dẫn học sinh đọc các từ khó.
* Hoạt động 2 : Luyện đọc câu, đoạn bài .
* Mục tiêu :Học sinh đọc trơn câu ,đoạn, bài văn, biết gắt nghỉ hơi đúng dấu câu:
*Cách tiến hành: 
 - Giáo viên hướng dẫn cách đọc, ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm.
-- Luyện đọc câu:
- Mỗi câu gọi 2 HS đọc.
- Bài được chia làm mấy câu?
- Gọi học sinh lần lượt đọc từng câu .
- Mỗi bàn đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp.
-- Luyện đọc đoạn bài:
- Chia đoạn : Mỗi đoạn gọi 3 HS đọc.
- Đọc lại từng đoạn theo hình thức nối tiếp. 
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
-- Thi đọc trơn cả bài:
- Mỗi tổ cử 1 em thi đọc.
- Thi đọc cả bài theo nhóm, tổ.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
- Cho học sinh thi đua đọc cả bài.
* Hoạt động 3: Ôn lại các vần ang, ac
* Mục tiêu :Học sinh nhớ cấu tạo vần ang, ac. Tìm được tiếng trong bài, ngoài bài có vần ang, ac.
*Cách tiến hành: 
 Cho hs mở sách giáo khoa nêu yêu cầu bài 1.
- Học sinh tìm đọc trong bài nêu lên.
- Gọi HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
-- Nêu yêu cầu bài 2.
- Cho HS quan sát tranh và đọc các từ mẫu.
-Cho hs thi đua nêu nhanh các từ tiếng có vân ang, ac.
 Gv nhận xét tuyên dương học sinh tìm từ nhanh, hay
4.Củng cố -Dặn dò: 
- Cho 1 HS đọc lại bài.
- Giáo dục HS cách giữ gìn sách vở.
- Nhận xét tiết học.
- Cho HS hát để chuyển sang tiết 2.
- Lớp hát.
cầu.
- Tặng cháu.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu
-HS nhắc : Cái nhãn vở
- HS quan sát , trả lời : Em bé đang ngồi viết nhãn vỡ.
- 2 Học sinh đọc lại tên bài. 
- Học sinh đọc thầm theo giáo viên.
- HS chú lắng nghe.
- HS tìm: nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay nhắn , quyển vở.
- HS luyện đọc theo yêu cầu.
- Cả lớp đọc đồng thanh các từ.
- HS ghép.
- Học sinh nêu: nắn nót, ngay ngắn
- HS đọc.
- Bài chia làm 4 câu.
- 4 học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu. ( 2 lượt)
- 4 bàn nối tiếp nhau đọc câu.
- 3 HS thi đọc đoạn 1: Từ: “Bố cho  nhãn vở”
- 3 HS đọc đoạn 2 :Phần còn lại.
- Học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
- Cả lớp đọc.
- HS thi đọc.
- Thi đua đọc theo nhóm ,tổ.
- Học sinh đọc đt cả bài.
1/ Tìm tiếng trong bài có vần ang .
 ( Giang, Trang)
2/ Tìm tiếng ngoài bài có vần ang, ac.
Cá nhân- nhóm.
HS đọc: M: cái bảng
 con hạt
 bảng nhạc
- HS thi đua tìm và nêu:
ang: cây bàng, cái thang, càng cua
ac: bác cháu, vàng bạc, các bạn, rác
- 1 HS đọc.
Tiết 2
Phân môn : Tập đọc
(Tiết 2 )
Bài : CÁI NHÃN VỞ
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
 - Hiểu nội dung bài, hiểu tác dụng của nhãn vở.
 - Trả lời được câu hỏi 1, 2 trong sách giáo khoa.
 2.Kĩ năng :
 - Học sinh trang trí được cái nhãn vở.
 3. Thái độ:
 - Giữ gìn sách vở của mình.
II/Đồ dùng dạy học:
 Giáo viên:
-Tranh minh họa Rùa và Thỏ. 
Sách giáo khoa. 
Học sinh:
 - Sách giáo khoa.
 - Cái nhãn vỡ.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2’
4’
1’
20’
8’
4’
1’
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 GV gọi HS đọc lại bài , tìm tiếng có vần ang.
 GV nhận xét .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Chúng ta chuyển sang tiết 2
b.Vào bài:
a/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung bài.
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài học, trả lời được các câu hỏi.
*Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Gọi 2 học sinh đọc đoạn 1.
- Gv hỏi: + Bạn Giang viết những gì lên nhãn vở?
- Gọi học sinh đọc đoạn 2.
+ Hỏi: Bố bạn Giang khen bạn ấy như thế nào?
- Gọi học sinh đọc cả bài Giáo viên hỏi.
+ Nhãn vở có tác dụng gì?
 -Thi đọc trơn cả bài:
- Gv cử 4 HS tham gia thi đọc.
- Nhận xét.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
*Hoạt động 2 : Trang trí nhãn vở.
*Mục tiêu : Hs tự làm một nhãn vở và tự ghi một nhãn vở.
*Cách tiến hành: 
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi: mỗi em phải tự làm một nhãn vở ( kích thước nhỏ, to tuỳ ý) cần trang trí, (vẽ hoa, con vật ) tô màu cắt dán sao cho nhãn vở đó thật đẹp. Sau đó viết vào nhãn vở.
- Cho HS trình bày
4.Củng cố :
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Giáo dục HS hiểu tác dụng của nhãn vở và biết cách giữ gìn sách vở cẩn thận.
-Giáo viên nhận xét giờ học. Biểu dương những học sinh học tốt .
 5.Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục làm nhãn vở.
- Chuẩn bị bài sau: Bàn tay mẹ.
Lớp ngồi đẹp.
3 HS đọc lại bài , trả lời câu hỏi .
- HS chú ý lắng nghe.
- 2 HS đọc.
+ Bạn Giang viết tên trường, tên lớp, tên vở, họ tên của mình, năm học.
- 3 học sinh đọc.
+ Bố khen bạn ấy đã tự viết đuợc nhãn vở.
-2 em học sinh đọc 
+ Giúp em biết vở đó là vở gì, của ai. Ta không nhầm với vở bạn khác.
- 4 HS thi đọc cả bài.
- Học sinh đọc đồng thanh 1 lần.
- Học sinh xem mẫu nhãn vở trong SGK. 
- Học sinh tự làm nhãn vở theo hướng dẫn.
- Các bàn, nhóm đem nhãn vở của mình lên bảng lớp cho cô và các bạn nhận xét , tính điểm.
- 1 HS đọc.
 - HS chú ý nghe.
Tiết 3
Môn: Âm nhạc
Bài :Qủa ( TT)
GV nhóm 2 dạy
 ................................................................................................
Tiết 4
Môn : Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II
Đề chung của trường ( 40’ )
.........................................................................................................
Tiết 5
Sinh hoạt tập thể
 Hết tuần 25
............................................................................................................................................
 PHẦN BGH KÍ DUYỆT
 ...................................................................................
...................................................................................
.................................................................................
...................................................................................
.................................................................................
 Điền Hải ngày tháng 02 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGA-TUẦN 25.doc