Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 26 - Lớp 1

Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 26 - Lớp 1

Tiết 2

Phân môn : Tập đọc

( Tiết 1)

Bài : BÀN TAY MẸ

I/ Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh đọc trơn cả bài . Phát âm đúng từ ngữ : yêu nhất , nấu cơm , rám nắng , gầy gầy , xương xương .

 - Biết nghỉ hơi dài khi gặp dấu chấm .

 - Ôn các vần an , at . Tìm được các tiếng có vần an ,at .

 - Hiểu các từ ngữ trong bài : rám nắng , xương xương .

 2.Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc , nhận biết .

 3. Thái độ:

 - Yêu quý bàn tay mẹ và kính yêu mẹ.

II/ Đồ dùng dạy học:

 1.Giáo viên

 - SGK, bảng phụ.

 2.Học sinh

 - Sách giáo khoa .

III/Các hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 26 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 07 tháng 03 năm 2011
Tiết 1
Sinh hoạt dưới cờ
.......................................................................................................
Tiết 2
Phân môn : Tập đọc
( Tiết 1)
Bài : BÀN TAY MẸ
I/ Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Học sinh đọc trơn cả bài . Phát âm đúng từ ngữ : yêu nhất , nấu cơm , rám nắng , gầy gầy , xương xương . 
 - Biết nghỉ hơi dài khi gặp dấu chấm .
 - Ôn các vần an , at . Tìm được các tiếng có vần an ,at . 
 - Hiểu các từ ngữ trong bài : rám nắng , xương xương . 
 2.Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc , nhận biết .
 3. Thái độ:
 - Yêu quý bàn tay mẹ và kính yêu mẹ.
II/ Đồ dùng dạy học:
 1.Giáo viên
 - SGK, bảng phụ.
 2.Học sinh
 - Sách giáo khoa . 
III/Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2’
5’
1’
22’
10’
4’
1’
1.Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 học sinh đọc lại bài Cái nhãn vở , trả lời câu hỏi :
+ Giang viết gì vào nhãn vở ?
+ Bố bạn Giang nói gì với bạn ấy ?
- Giáo viên nhận xét bài cũ . 
3. Dạy học bài mới : 
a.Giới thiệu bài . 
 - Giáo viên cho HS xem tranh của phần tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV : Bạn nhỏ yêu nhất là đôi bàn tay mẹ, vì sao vậy? Các em hãy đọc bài Bàn tay mẹ để biết được điều đó nhé! GV ghi tên bài lên bảng: Bàn tay mẹ .
b.Vào bài:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
*Mục tiêu: HS phát âm đúng các từ khó. Đọc trơn câu , đoạn , bài . Biết nghỉ hơi dài khi gặp dấu chấm .
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Tóm tắt nội dung chính :Bài văn nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với đôi bàn tay mẹ .
- Luyện đọc tiếng , từ khó: Yêu cầu học sinh tìm những tiếng , từ khó dễ nhầm .
+GV ghi bảng và yêu cầu HS luyện đọc.
+ Giáo viên uốn nắn , sửa phát âm sai của học sinh 
+ Yêu cầu HS phân tích : yêu nhất, nấu cơm.
- Giải nghĩa từ:
+ Yêu cầu học sinh đọc thầm và nêu những từ em cảm thấy khó hiểu .
+ Giáo viên giảng : rám nắng : da bị nắng làm cho đen lại ; xương xương : bàn tay gầy 
-- Luyện đọc câu :
- Mỗi câu gọi 2 HS đọc.
- Đọc nối tiếp từng câu.
- Chú ý ngắt giọng đúng: Đi làm về, / mẹ lại đi chợ,/ nấu cơm.// Mẹ còn tắm cho em bé,/ giặt một chậu tả lót đầy.//
-- Luyện đọc đoạn ,bài:
- Chia đoạn:
- Yêu cầu từng nhóm tiếp nối nhau đọc . Từng nhóm 3 HS ( mỗi em 1 đoạn) tiếp nối nhau đọc.
- Gọi 2 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-- Thi đọc trơn cả bài:
- Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 3 : Ôn vần 
* Mục tiêu : Học sinh nhớ cấu tạo vần an , at . Tìm được tiếng có vần .
* Cách tiến hành: 
- Cho học sinh mở sách giáo khoa , nêu yêu cầu bài 1 .
+ Học sinh tìm nhanh trong bài tiếng có vần an , đọc và phân tích tiếng vừa tìm.
- Giáo viên nêu yêu cầu 2 .
+ Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc từ mẫu trong sách.
+ Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi tìm tiếng có vần an, vần at ( xong vần an , sang vần at)
+GV ghi các từ HS tìm được lên bảng.
+ Cho HS đọc lại.
- Giáo viên nhận xét , tuyên dương học sinh tìm nhiều từ đúng , hay .
4.Củng cố :
 - Gọi 1 HS đọc lại bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học , biểu dương học sinh hoạt động tốt .
5.Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho tiết 2.
- Lớp hát.
- HS đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Hs quan sát tranh trả lời: Mẹ đang vuốt má em bé.
-3 hs đọc lại đầu bài .
-Hs đọc thầm theo Gv.
- HS chú ý lắng nghe.
-Hs nêu : yêu nhất , nấu cơm, rám nắng , gầy gầy , xương xương , tã lót .
+ HS luyện đọc cá nhân ( kết hợp phân tích tiếng) , đồng thanh .
+ Hs nêu : rám nắng , xương xương 
+ HS chú ý lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau luyện đọc từng câu.
+ Đoạn 1: từ đầu đến bao nhiêu là việc 
+ Đoạn 2 : Đi làm về tã lót đầy.
+ Đoạn 3 : Bình yêu lắm  của mẹ .
- Tứng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn.( mỗi em 1 đoạn)
- 2 HS đọc.
- Cả lớp đọc.
- HS thi đọc cả bài.
- HS nhận xét.
1/ Tìm tiếng trong bài có vần an.
+ HS tìm được: ( bàn )
2/ Tìm tiếng ngoài bài có vần an, có vần at.
M: mỏ than, bát cơm.
an: bàn ghế, chan hòa, đàn hát, giàn khoan, đan len
at: vải bạt, trôi dạt, dát vàng , đạt được, mát mẻ
Tiết 3
Phân môn : Tập đọc
(Tiết 2)
Bài : BÀN TAY MẸ
I/ Mục tiêu : 
 1. Kiến thức :
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.
 - Trả lời câu hỏi 1,2 trong sách giáo khoa.
 - Trả lời được các câu hỏi theo tranh .
 2 Kĩ năng:
 - Rèn luyện ngắt nghỉ sau dấu câu.
 3. Thái độ:
 - Có tình cảm yêu mến và biết ơn mẹ.
I-Đồ dùng dạy học :
 Sách giáo khoa . 
III/ Các hoạt động dạy – dọc:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1’
5’
1’
25’
8’
4’
1’
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS đọc lại bài , tìm tiếng có vần an.
 GV nhận xét .
3.Bài mới :. 
a.Giới thiệu bài: Chúng ta chuyển sang tiết 2. 
b.Vào bài:
 * Hoạt động 1 : Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài .
* Mục tiêu : Học sinh đọc trôi chảy bài đọc , hiểu nội dung bài. 
*Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Gọi 2 học sinh đọc 2 đoạn đầu , Giáo viên đặt câu hỏi :
+ Bàn tay mẹ đã làm những việc gì cho chị em Bình ?
- Gọi 2 HS đọc đoạn 3 hỏi: Bàn tay mẹ Bình như thế nào?
- Gọi học sinh đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ .
- Thi đua đọc diễn cảm bài văn .
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
* Hoạt động 2 : Luyện nói 
* Mục tiêu : Học sinh quan sát tranh , trả lời được các câu hỏi theo tranh .
 Cách tiến hành: 
 - Gọi 1 HS đọc tên đề tài.
 - Yêu cầu HS quan sát tranh , đọc câu mẫu.
- Khuyến khích những học sinh hỏi những câu khác.
- Gv nhận xét, cho điểm.
4.Củng cố :
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Vì sao bàn tay mẹ lại trở nên gầy gầy , xương xương? Tại sao bạn Bình lại yêu nhất bàn tay mẹ?
- Giáo dục HS phải biết yêu quý chăm sóc và biết ơn mẹ.
- Giáo viên nhận xét giờ học , biểu dương học sinh hoạt động tốt .
 5.Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn , chuẩn bị cho tiết tập đọc tới : Cái Bống .
Lớp ngồi đẹp.
3HS đọc lại bài, trả lời tiếng chứa vầ an.
- HS chú ý lắng nghe.
- 2 HS đọc.
+ Mẹ đi chợ , nấu cơm , tắm cho em bé , giặt 1 chậu tã lót đầy .
-2 HS đọc , trả lời: Bàn tay của mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương.
- Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy , xương xương của mẹ.
-3 em đọc .
-Hs đọc đồng thanh .
- Đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh.
-2 HS nhìn tranh 1 ( đứng tại chỗ ) thực hành hỏi đáp theo mẫu :
M: H: Ai nấu cơm cho bạn ăn?
 T: Mẹ nấu cơm cho tôi ăn.
- 3 cặp Hs thực hành hỏi đáp theo gợi ý dưới các tranh 2,3,4 .
*Hỏi : Ai mua quần áo mới cho bạn ?
*Đáp : Bố mẹ mua quần áo mới cho tôi.
*H: Ai chăm sóc khi bạn ốm ?
*Đ: Bố mẹ chăm sóc khi tôi ốm .
*H: Ai vui khi bạn được điểm 10 ?
*Đ: Bố mẹ , ông bà , cả nhà vui khi tôi được điểm 10 .
 - 1 HS đọc.
 - HS trả lời.
Tiết 4
Môn : Tự nhiên xã hội
Bài : CON GÀ	
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức
 - HS biết quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà, phân biệt gà trống, gà mái, gà con.
 - Nêu ích lợi của việc nuôi gà.
 2. Kĩ năng:
 - Quan sát và phân biệt đúng các bộ phận bên ngoài của con gà .
 3.Thái độ:
 - Có ý thức chăm sóc gà.
II/ Đồ dùng dạy học:
 1.Giaó viên
 Sách giáo khoa.
 2. Học sinh
 Sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động dạy –học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
3’
2’
23’
4’
1’
1. Khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tiết trước các con học bài gì?
- Cá có những bộ phận chính nào?
- Ăn cá có lợi gì?
2/ Dạy học bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
- Cho cả lớp hát bài: Đàn gà con.
- Gv: Bài hát “ Đàn gà con” đã cho chúng ta thấy những chú gà thật đáng yêu. Vậy các chú còn có những đặc điểm gì nữa , chúng ta cùng học bài hôm nay để hiểu rõ điều đó nhé!
- Gv ghi tựa bài lên bảng: Con gà
b/ Vào bài:
* Hoạt động 1: Liên hệ thực tế,kết hợp quan sát SGK.
* Mục tiêu: HS biết được các bộ phận chính của con gà, ích lợi của việc nuôi gà.
 * Cách tiến hành :
--GV nêu câu hỏi:
 - Nhà em nào nuôi gà?
 - Nhà em nuôi gà công nghiệp hay gà ta?
 - Gà ăn những thức ăn gì?
 - Nuôi gà để làm gì?
--Làm việc với SGK
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và nêu các bộ phận bên ngoài của con gà, chỉ rõ gà trống, gà mái, gà con.
 - GV cho 1 số em đại diện lên trình bày.
 - Lớp theo dõi.
--GV hỏi chung cho cả lớp:
 - Mỏ gà dùng làm gì?
 - Gà di chuyển như thế nào? Có bay được không?
 - Nuôi gà để làm gì?
 - Ai thích ăn thịt gà, trứng gà?
 - Ăn thịt gà, trứng gà có lợi gì?
*GV kết luận:
 - Gà đều có đầu, mình, hai chân và hai cánh. Cánh có lông vũ bao phủ. Thịt và trứng rất tốt, cung cấp nhiều chất đạm, ăn vào sẽ bổ cho cơ thể.
4.Củng cố:
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học .
* Cách tiến hành:
GV nêu câu hỏi
- Gà có những bộ phận chính nào?
- Gà có bay được không?
- Thịt, trứng gà ăn như thế nào?
- Theo dõi HS trả lời.
- Thịt gà ăn rất ngon và bổ các con cần ăn cẩn thận và đúng điều độ.
5.Dặn dò:
 - Giáo dục HS biết chăm sóc gà.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- Con cá.
- Đầu , mình, đuuôi và vây.
- Có lợi cho sức khỏe.
- Lớp hát.
- Hs nhắc lại. Con gà
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Gạo, cơm, bắp.
- Lấy thịt, lấy trứng, làm cảnh.
- HS quan sát theo nhóm đôi.
- Hs trình bày trước lớp.
- Dùng để lấy thức ăn.
- Đi bằng hai chân. Gà bay được.
- Để ăn thịt, lấy trứng.
- HS trả lời.
- Ăn thịt gà, trứng gà có lợi cho sức khoẻ
- Hs chú ý lắng nghe.
- Gà có đầu, mình, hai chân và hai cánh.
- Bay được.
- Rất ngon và bổ.
 Tiết 5
Môn : Đạo đức
Bài: CẢM ƠN VÀ XIN LỖI ( Tiết 1).
 I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
 - Nêu được khi nào cần cảm ơn, khi nào cần nói xin lỗi.
 - Vì sao nói lời cảm ơn, xin lỗi.
 - Trẻ em có quyền được tôn trọng, đối xử bình đẳng.
 2.Kĩ năng:
 - Hs biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
 3. Thái độ:
 - Hs có thái độ: tôn trọng, lịch sự, chân thành trong các tình huống giao tiếp.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 * GV: Vở bài tập Đạo đức.
 * HS : Vở bài tập Đạo đức.
 III/ Các hoạt động daỵ-học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
4’
1’
5’
7’
12’
3’
1’
1. Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ: 
 - Tiết trước em học bài gì?
 - Qua đường ngã ba, ngã tư phải như thế nào?
 -Đi bộ đúng quy định có lợi gì? ... n xét tiết học
- Lớp hát.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- HS nhắc lại.
* Hoạt động lớp, cá nhân.
Lần lượt từng HS lên bốc thăm bài, 
Đọc và phân tích theo yêu cầu.
Theo dõi và nhận xét.
* Hoạt động lớp, cá nhân.
- HS thảo luận nhóm 4 .
- HS làm xong gắn bảng nhóm lên bảng. GV cùng HS kiểm tra và nhận xét. 
*Hoạt động lớp, cá nhân.
Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Theo dõi và nhận xét.
	Tiết 3
 Môn : Toán
Bài : CÁC SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ ( tiếp theo )
I/ Mục tiêu: 
 1.Kiến thức :
 - Nhận biết về số lượng, biết đọc, viết đếm các số có từ 70 đến 99 .
 2.Kĩ năng :
 - Nhận biết được thứ tự các số từ 70 đến 99.
3.Thái độ:
 Rèn tính cant thận tính toán .
II/ Chuẩn bị :
 1. Giaó viên
 - 9 bó, mỗi bó có 1 chục que tính và 10 que tính rời .
 2.Học sinh
 - Bảng con , que tính .
III/Các hoạt động dạy –học :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
5’
1’
8’
24’
4’
1’
1. Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ : 
- 3 học sinh lên bảng viết các số từ 30 đến 40. Từ 40 đến 50. Từ 50 đến 60 .
- Gọi học sinh đọc các số trên bảng phụ: 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69.
- Số liền sau 59 là số nào ? Số liền sau 48 là số nào ? Số liền sau 60 là số nào ? 
- Nhận xét ghi điểm.
3.Dạy học bài mới : 
a/ Giới thiệu bài: Các số có hai chữ số ( Tiếp theo)
b/ Vào bài:
*Hoạt động 1 : Giới thiệu các số từ 70 đến 80
* Mục tiêu : HS đọc, viết được các số từ 70 đến 80. 
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên đính lên bảng 7 chục que tính và 2 que tính rời, để nhận ra có 7 bó, mỗi bó có 1 chục que tính, nên viết 7 vào chỗ chấm ở trong cột “ chục” ; có 2 que tính nữa nên viết 2 vào chỗ chấm ở cột “đơn vị” .
– Giáo viên nêu : “ Có 7 chục và 2 đơn vị tức là có bảy mươi hai” . 
-Hướng dẫn học sinh viết số 72 và đọc số 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 7 bó, mỗi bó có 1 chục que tính và nói “ Có 7chục que tính “ ; Lấy thêm 1 que tính nữa và nói “ Có 1 que tính” 
-Chỉ vào 7 bó que tính và 1 que tính rời , giúp HS nói được “ 7 chục và 1 là bảy mươi mốt ”
-Làm tương tự như vậy để học sinh nhận biết số lượng, đọc, viết các số từ 70 đến 80 ..
*Hoạt động 2 : Giới thiệu các số từ:70-80. 80 đến 90.89-99.
* Mục tiêu : HS đọc, viết được các số số từ:70-80. 80 đến 90.89-99.
* Cách tiến hành: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 và lưu ý học sinh đọc các số, đặc biệt là 71, 74, 75
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt nhận ra các số 81, 82, 83, 84  98, 99 tương tự như giới thiệu các số từ 70 š 80 
* Cho học sinh tự nêu yêu cầu bài tập 2, rồi làm bài .
- Cho HS làm bài, chữa bài.
-Gọi học sinh đọc lại các số từ 80 š 99 .
* Cho HS nêu yêu cầu bài tập 3.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài, chữa bài.
-GV nhận xét .
* Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 4.
-Cho học sinh quan sát hình vẽ rồi trả lời.
-Cũng là chữ số 3, nhưng chữ số 3 ở bên trái chỉ 3 chục hay 30; chữ số 3 ở bên phải chỉ 3 đơn vị )
 GV nhận xét .
4.Củng cố:
 - Đọc, phân tích các số từ 70 đến 99.
- Câu đố:Số lớn hơn 9 và bé hơn 100 gồm những chữ số nào? Chữ số bên trái thuộc hàng nào? Chữ số bên phải thuộc hàng nào?
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài hôm sau : So sánh các số có 2 chữ số .
- Lớp hát.
- 3 HS lên bảng viết theo yêu cầu.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại. Các số có hai chữ số ( Tiếp theo)
-Học sinh quan sát hình vẽ nêu được nội dung bài.
-Học sinh viết 72 . Đọc : Bảy mươi hai .
- HS thực hiện theo yêu cầu.
-Học sinh đọc số 71 : bảy mươi mốt .
1/ Viết số:
- Học sinh làm bài tập 1 vào phía bài tập 1 học sinh lên bảng sửa bài .
70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80.
2/ Viết các số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó .
- HS làm bài,2 HS lên bảng chữa bài.
a/
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
b/
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
3/ Viết ( theo mẫu).
- Học sinh nhận ra “cấu tạo” của các số có 2 chữ số. Chẳng hạn :
 a/ Số 76 gồm 7 chục và 6 đơn vị .
-Học sinh tự làm bài, chữa bài 
 b/ Số 95 gồm 9 chục và 5 đơn vị .
 c/ Số 83 gồm 8 chục và 3 đơn vị . 
 d/ Số 90 gồm 9 chục và 0 đơn vị .
4/ Trong hình vẽ có bao nhiêu cái bát?
 Trong số đó có mấy chục và mấy đơn vị ?
+ Có 33 cái bát .
+ Số 33 gồm 3 chục và 3 đơn vị .
- Là 10,, 99.Chữ số bên trái thuộc hàng chục, chữ số bên phải thuộc hàng đơn vị.
Tiết 4
Môn: Mĩ Thuật
GV nhóm 2 dạy
...............................................................................................
 Thứ sáu ngaỳ 11 tháng 03 năm 2011
Tiết 1+2
Phân môn : Tập đọc
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
 .................................................................................................
Tiết 3
Môn: Âm nhạc
GV nhóm 2 dạy
.............................................................................................
Tiết 4
Môn: Toán
Bài: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu: 
- Biết dựa vào cấu tạo để so sánh số có hai chữ số.
- Nhận ra các số lớn nhất, số bé nhất trong 1 nhóm có 3 số.
II/ Chuẩn bị :
 1. Giaó viên
 - Các bó, mỗi bó có 1 chục que tính và các que tính rời ( Có thể dùng hình vẽ của bài học ) 
 2.Học sinh:
 - Bảng con, que tính .
III/ Các hoạt động dạy – học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
5’
1’
15’
27’
4’
1’
1. Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi học sinh đếm từ 20 š 40 . Từ 40 š 60 . Từ 60 š 80 . Từ 80 š 99. 
- 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? ; 86 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? ; 80 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- Học sinh viết bảng con các số : 88, 51, 64, 99.( giáo viên đọc số học sinh viết số )
- Nhận xét bài cũ . 
3. Dạy học bài mới : 
a/ Giới thiệu bài: so sánh các số có hai chữ số.
b/ Vào bài:
* Hoạt động 1 : So sánh số có hai chữ số.
* Mục tiêu : Biết so sánh các số có 2 chữ số 
* Cách tiến hành: 
**Giới thiệu 62<65:
- GV treo bảng đã gài sẵn que tính và hỏi:
+ Bên trái có bao nhiêu que tính?
+ Sau khi HS trả lời GV ghi 62 lên bảng và yêu cầu HS phân tích số 62.
+ Ô bên phải có bao nhiêu que tính?
+ Sau khi HS trả lời GV ghi 65 lên bảng và yêu cầu HS phân tích số 65.
+ So sánh cho cô hàng chục của hai số này.
 ( GV chỉ vào số 62 và 65)
+ Nhận xét hàng đơn vị của 2 số?
+ Hãy so sánh hàng đơn vị của hai số?
+ Vậy trong hay số này số nào bé hơn?
 Ghi dấu < giữa 62 và 65
+ Ngược lại trong hai số này số nào lớn hơn?
+ GV ghi : 65> 62
- Yêu cầu HS đọc cả hai dòng 62 62
- Khi so sánh 2 số mà chữ số hàng chục giống nhau thì ta phải làm như thế nào?
- Cho HS nhắc lại cách so sánh. Sau đó đưa ra ví dụ để HS so sánh: 24 và 28?
** Giới thiệu 63 > 38:
- Gv treo bảng đã gài sẵn que tính và hỏi:
+ Ô bên trái có bao nhiêu que tính?
 .GV viết 63 . Phân tích cho cô số 63
+ Ô bên phải có bao nhiêu que tính?
 . Gv viết 58 cùng hàng với 63.
 . Phân tích cho cô số 58.
+ So sánh cho cô hàng chục của hai số này?
+ Vậy số nào lớn hơn?
 . Gv điền dấu lớn( > )vào giữa 2 số 63 và 58.
+ Số nào bé hơn?
 . Gv viết 58 < 63
- Yêu cầu HS đọc cả 2 dòng: 63> 58
 58< 63
- GV: Khi so sánh các số có hai chữ số , số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Vậy khi đó cần so sánh hàng đơn vị nữa không.
VD: So sánh cho cô 38 và 41?
* Hoạt động 2 : Thực hành 
* Mục tiêu : Học sinh vận dụng làm được các bài tập trong SGK.
* Cách tiến hành: 
 Bài 1 : Gọi Hs nêu yêu cầu của bài.
-Giáo viên treo bảng phụ gọi 3 học sinh lên bảng .Các em còn lại làm vào vở.
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích 1 vài quan hệ như ở phần lý thuyết .
- Nhận xét.
Bài 2 : Cho học sinh tự nêu yêu cầu của bài.
- Ở đây chúng ta phải so sánh mấy số với nhau?
- Hướng dẫn học sinh so sánh 3 số để khoanh vào số lớn nhất 
-Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích vì sao khoanh vào số đó.
- Nhận xét.
Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
-Tiến hành như trên .
 GV nhận xét .
Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm.
- Cho đại diện 4 nhóm trình bày.
- Nhận xét.
4.Củng cố :
 - Hỏi cô vừa dạy con bài gì?
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
- Giáo dục HS.
 5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập 
- Lớp hát.
- HS đếm theo yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS viết vào bảng con: 88, 51, 64, 99.
- HS nhắc lại. so sánh các số có hai chữ số.
+ Sáu mươi hai que tính.
+ 62 gồm 6 chục và 2 đơn vị.
+ Sáu mươi lăm que tính.
+ 65 gồm 6 chục và 5 đơn vị.
+ Hàng chục của 2 số giống nhau và đều là 6 chục.
+ Khác nhau, hàng đơn vị của 62 là 2, hàng đợn vị của 65 là 5.
+ 2 bé hơn 5.
+ 62 bé hơn 65.
+ 65 lớn hơn 62.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Khi so sánh 2 số mà chữ số hàng chục giống nhau thì phải so sánh tiếp 2 chữ số ở hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.
- Vì 24 24. 
+ HS : 63 que tính.
 ( 63 gồm 6 chục và 3 đơn vị)
+ Hs: 58 que tính.
 ( 58 gồm 5 chục và 8 đơn vị.)
+ Số 63 có hàng chục lớn hơn hàng chục của số 58.
+HS: 63 > 58
+ HS : 58 < 63.
- HS đọc : cá nhân, đồng thanh.
- HS nhắc lại.
- HS: Không.
- 38 38.
 =
1/ ?
34< 38 55< 57 90 = 90
36> 30 55= 55 97> 92
37= 37 55> 51 92< 97
25 42 
2/ Khoanh vào số lớn nhất.
- Hs : 3 số.
91
80
- HS làm bài vào bảng con theo 4 tổ.
a/ 72 , 68 , b/ , 87 , 69
45
97
c/ , 94, 92 d/ , 40, 38
75
18
3/ Khoanh vào số bé nhất .
a/ 38 , 48 , 	 b/ 76 , 78, 
60 
60
c/ , 79 , 61 d/ 79 , 	, 81
4/ Viết các số 72, 38, 64 . 
a)Theo thứ tự từ bé đến lớn : 38, 64 , 72
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 72, 64 , 38
-Học sinh có thể sử dụng que tính 
Tiết 5
Sinh hoạt tập thể
	 Hết tuần 26
.......................................................................................................................................................
PHẦN BGH KÍ DUYỆT
....................................................................................................
....................................................................................................
.....................................................................................................
Điền Hải ngày tháng 03 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án tuần 26.doc