Giáo án Công nghệ giáo dục lớp 1 - Tuần 9

Giáo án Công nghệ giáo dục lớp 1 - Tuần 9

ĐẠO ĐỨC

LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Học sinh hiểu : Đối với anh chị cần lễ phép , đ/v em nhỏ cần nhượng nhịn . Yêu quý anh chị em trong gia đình.Có vậy anh chị em mới hoà thuận , cha mẹ mới vui lòng .

- Học sinh biết cư xử lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ trong gia đình . Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhị em nhỏ.

- Vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với anh chị em trong gia đình.

- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Vở BTĐĐ 1.

- Đồ dùng để chơi đóng vai. Các truyện, ca dao, tục ngữ, bài hát về chủ đề bài học

 

doc 23 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ giáo dục lớp 1 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn : .
Ngày giảng :T 
ĐẠO ĐỨC
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh hiểu : Đối với anh chị cần lễ phép , đ/v em nhỏ cần nhượng nhịn . Yêu quý anh chị em trong gia đình.Có vậy anh chị em mới hoà thuận , cha mẹ mới vui lòng .
- Học sinh biết cư xử lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ trong gia đình . Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhị em nhỏ.
- Vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với anh chị em trong gia đình.
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở BTĐĐ 1.
- Đồ dùng để chơi đóng vai. Các truyện, ca dao, tục ngữ, bài hát về chủ đề bài học 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn Định : hát , chuẩn bị vở BTĐĐ
2.Kiểm tra bài cũ :
- Được sống hạnh phúc bên cha mẹ , em cảm thấy thế nào ? Từ đó em cần có bổn phận gì đối với ông bà , cha mẹ ?
- Đối với trẻ em cơ nhỡ em cần đối xử như thế nào ? Cần có thái độ gì ?
- Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng ?
- Nhận xét bài cũ . KTCBBM.
 3.Bài mới :
a, Khám phá
b, Kết nối:
TIẾT : 1
Hoạt động 1 : Quan sát tranh
Mt : Nhận xét tranh nói được việc làm của các bạn trong tranh : 
Cho học sinh quan sát tranh .
* Giáo viên kết luận : 
T1 : Anh cho em quả cam , em nói cảm ơn . Anh rất quan tâm đến em , còn em thì rất lễ phép .
T2: Hai chị em đang chơi đồ hàng . Chị giúp em mặc áo cho búp bê . Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận , chị biết giúp đỡ em trong khi chơi .
- Anh chị em trong gia đình sống với nhau phải như thế nào ?
Hoạt động 2 : Thảo luận .
Mt : Học sinh phân tích được tình huống trong tranh :
Hướng dẫn quan sát BT2 
Giáo viên hỏi :
+ Nếu em là Lan , em sẽ chia quà như thế nào ?
+ Nếu em là Hùng , em sẽ làm gì trong tình huống đó ?
- Cho học sinh phân tích các tình huống và chọn ra cách xử lý tối ưu .
* Kết luận : Anh chị em trong gia đình phải luôn sống hoà thuận , thương yêu nhường nhịn nhau , có vậy cha mẹ mới vui lòng , gia đình mới yên ấm , hạnh phúc .
4.Củng cố dặn dò : 
Hôm nay em vừa học bài gì ?
Đối với anh chị , em phải như thế nào ? Đối với em nhỏ , em phải thế nào ?
Anh em hoà thuận thì bố mẹ và gia đình thế nào ?
Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tốt .
Chuẩn bị BT3 và chuẩn bị đóng vai các tình huống trong BT2.
Hs trao đổi với nhau về nội dung tranh . Từng em trình bày nhận xét của mình 
Lớp nhận xét bổ sung ý kiến .
Hs quan sát tranh , lắng nghe .
- Phải yêu thương hòa thuận , giúp đỡ lẫn nhau .
Hs quan sát và nêu nội dung tranh :
+ T1 : Bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà .
+ T2 : Bạn Hùng có chiếc ô tô đồ chơi , em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi .
Cho em phần nhiều hơn .
Học sinh có thể nêu ý kiến :
+ Cho em mượn 
+ Không cho em mượn 
+ Cho em mượn nhưng dặn dò em phải giữ gìn đồ chơi cẩn thận .
- Hs thảo luận nêu ý kiến chọn cách xử lý tốt nhất .
@ Rút kinh nghiệm :
Tiếng việt (Tiết 81- 82)
TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 
I. Mục đích yêu cầu
- Kiểm tra đo nghiệm năng lực phân tích ngữ âm, năng lực đọc, năng lực viết sau khi học xong bài Tiếng và bài Âm.
- Luyện nói theo theo yêu cầu GV đưa ra .
- HS có ý thức tự giác, mạnh dạn, tự tin học bài.
II.Đồ dùng dạy học
- G: SGK; Tranh trong SGK,bảng con, mẫu chữ 
- H: SGK, Bảng con, phấn, khăn lau .
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
** Tiết 1**
A. Kiểm tra bài cũ
- Việc 0: Yêu cầu viết: tư, xừ, cha, cá ngừ. 
- Nhận xét đánh giá
- HS thực hiện
B. Bài mới
1. GT bài: Ghi đầu bài lên bảng.
2. Bài mới
*Việc 1: Ôn đo nghiệm năng lực phân tích ngữ âm
- Thực hiện như STK/213.
- HS đọc lại.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
* Việc 2: Ôn đo nghiệm năng lực viết
- Thực hiện như STK / 214
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
**Tiết 2 **
* Việc 3: Ôn đo nghiệm năng lực đọc
- HD đọc như STK/ 214
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
* Việc 4: Viết
- HD đọc như STK/ 215.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
C. Củng cố, dặn dò
 + Hôm nay các em học những gì?
- VN học bài và CBBS: Ôn tập 
- Nhận xét giờ học.
- TL và phân tích lại tiếng đó.
- Nghe và thực hiện theo yêu cầu.
@ Rút kinh nghiệm :
Toán ( Tiết 33)
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu
- Biết phép cộng với số 0 , thuộc bảng cộng và biết cộng trong phạm vi các số đã học.
- So sánh các số và tính chất của phép cộng (Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi)
- GD các em có tính chính xác khi làm toán, yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ, phấn màu, bộ thực hành toán
- HS: Bộ thực hành toán, vở ô li.
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Lên bảng thực hiện phép tính
 0 + 5 = 2+ 0 =
 4 + 0 = 0 + 1 =
 5 = 3 +.... 5= 2 + ....	
 4 = 1 +.... 4 = 2+ .....
 4 + 1..2 + 2 4 +1.....2 + 3
- Nhận xét chung
B. Bài mới
- 2 em lên bảng làm
- Nhận xét.
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
- Nghe
2. HDHS làm BT VBT/37
 *Bài 1: Tính
0 + 1 =
1 + 1 =
2 + 1 =
3 + 1 =
4 + 1 =
0 + 2 =
1 + 2 =
2 + 2 =
3 + 2 =
0 + 3 =
1 + 3 =
2 + 3 =
0 + 4 =
1 + 4 =
Gọi HS nêu y/c của bài và thực hiện làm bài
=> h/s nắm được bảng cộng trong PV 0->5 để vận dụng vào làm bài tập.
- 2 em nêu y/c của bài
- 3 em làm trên bảng lớp,dưới lớp làm vở ô ly,
- Đổi vở kiểm tra kết quả
*Bài 2: Tính
3 + 2 =
2 + 3 =
1 + 4 =
4 + 1 =
1 + 2 =
2 + 1 =
0 + 5 =
5 + 0 =
- Gọi lên bảng làm
+ Em có nhận xét gì về 2 phép tính này?
=> Khi đổi chỗ các số trong phép cộng kết quả không đổi
=> Đó chính là tính chất của phép cộng
- 2 em nêu y/c
- 2 em làm trên bảng lớp,dưới lớp làm vở ô li
- HS trả lời.
- Nghe. 
*Bài 3: Điền dấu
>
<
=
3 + 2 ... 4 
2 + 1 ... 2
 5 + 0... 5
0 + 43
3 + 1...4 + 1
2 + 0...0 + 2
- HDHS điền được đúng dấu phải biết thực hiện phép tính vế bên kia là bao nhiêu sau đó mới so sánh
=> HS nắm được cách thực hiện phép tính và ss.
- 2 em đọc
-Thi đua giữa các nhóm
- Nghe.
*Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- HDHSQS tranh nêu được bài toán
 Có 1 bạn chơi bóng thêm 3 bạn đến chơi. Hỏi có tất cả mấy bạn ?
 - 2 em đọc y/c đề
- HS làm bài theo nhóm
- Thi đua giữa các nhóm
C. Củng cố, dặn dò
- Bảng cộng trong phạm vi 1, 2, 3, 4, 5 và số 0 trong phép cộng. 
- Cách thực hiện phép tính và so sánh số.
- các số cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
- Xem trước các bài trong tiết: Luyện tập chung
*HS yếu: Lấy que tính thực hiện cộng từng phép tính.
- Nghe 
- Nghe và thực hiện theo yêu cầu.
@ Rút kinh nghiệm :
BDHS (Tiết 33)
ÔN TẬP
I. Mục đích yêu cầu	
- Ôn kĩ năng phân tích ngữ âm, kĩ năng đọc, viết sau khi học xong bài Tiếng và bài Âm.
- Luyện nói theo theo yêu cầu GV đưa ra .
- HS có ý thức chăm chỉ học và viết bài nắn nót, thẳng hàng.
II.Đồ dùng dạy học
- G: Nội dung
- H: Vở ô li 
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Các em được học bài theo mẫu gì ?
- Nhận xét đánh giá
- 3 HS nêu và phân tích tiếng có mẫu đó.
B. Bài mới
1. GT bài: Ghi đầu bài lên bảng.
2. Bài mới
 a.Ôn kĩ năng phân tich ngữ âm
- Gọi phát âm, phân tích tiếng và vẽ mô hình.
- Nhận xét., sửa sai.
- HS đọc lại.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
b. Ôn viết chữ ghi âm theo yêu cầu.
- GV yêu cầu nêu lại cấu tạo con chữ /x /; /y/;/gh/
- Nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
c. Ôn đọc
- Gọi đọc trong SGK/ 59
- HS thực hiện theo yêu cầu.
d. Viết
- GV đọc từng chữ theo yêu cầu.
- HS thực hiện viết vào vở ô li.
C. Củng cố, dặn dò
 + Hôm nay các em ôn những âm gì?
- VN học bài và CBBS: Ôn tập.
- Nhận xét giờ học. 
- TL và phân tích lại tiếng đó.
- Nghe và thực hiện theo yêu cầu.
@ Rút kinh nghiệm :
Tự nhiên và xã hội (Tiết 9) 
HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết kể được các hoạt động, trò chơi mà em thích .
- Biết tư thế ngồi học, đi đứng có lợi cho sức khoẻ
- Áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.
II.Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh minh hoạ.
- HS: VBTTNXH &SGKTNXH 1.
III. Các KNS được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và sự phân tích về sự cần thiết, lợi ích của sự vận động và nghỉ ngơi thư giãn.
- KN tự nhận thức: Tự nhận xét các tư thế đi, đứng, ngồi học của bản Thân ái. 
- Phát triển KN giao tiếp tham gia các hoạt động học tập.
VI.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
+ Tiết trước các con học bài gì?	
+ Hằng ngày các con ăn những thức ăn gì?	
- GV nhận xét đánh giá.
- HS trả lời: Ăn uống hằng ngày
- HS xung phong nêu.
- Nghe.
B. Bài mới
1. GT bài: Trực tiếp. 
 - 2 em đọc lại tên đầu bài.
2. Bài mới
HĐ1: Trò chơi “Hướng dẫn giao thông”
 Mục tiêu: HS nắm được một số luật giao thông đơn giản.
 Cách tiến hành:
 - GV hướng dẫn cách chơi và làm mẫu
 - Khi quản hô “đèn xanh” người chơi sẽ phải đưa 2 tay ra phía trước và quay nhanh lần lượt tay trên-tay dưới theo chiều từ trong ra ngoài.
 - Khi quản trò hô đèn đỏ người chơi phải dừng tay.
 - Ai làm sai sẽ bị thua.
- Quan sát và nghe.
- HS thực hiện chơi 3 - 4 lần.
HĐ2: Trò chơi
Mục tiêu: HS biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ.
Cách tiến hành:
B1: Cho HS thảo luận nhóm đôi kể những trò chơi các em thường hay chơi mà có lợi cho sức khoẻ.
B2: Mỗi 1 số em xung phong lên kể những trò chơi cuả nhóm mình
 - Em nào có thể cho cả lớp biết trò chơi của nhóm mình 
 + Những hoạt động các con vừa nêu có lợi hay có hại?
KL: Các con chơi những trò chơi có lợi cho sức khoẻ là: đá bóng, nhảy dây, đá cầu.
GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và sự phân tích về sự cần thiết, lợi ích của sự vận động và nghỉ ngơi thư giãn.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Nói với bạn tên các trò chơi mà các con hay chơi hằng ngày
- HS nêu lên
- HS nêu.
 ...  que tính ra thực hiện trừ nhiều lần sau đó ghi phép trừ ra bảng con để nhớ được lâu
*HS khá giỏi: Tự cộng trừ nhẩm các phép tính. Nhìn tranh vẽ nêu lên lời của BT và ghi phép tính thích hợp với tranh.
- Nêu
- Cả lớp
- Nghe.
- Nghe và thực hiện theo yêu cầu.
@ Rút kinh nghiệm :
BDHS (Tiết 36)
ÔN TẬP
I. Mục đích yêu cầu	
- Ôn kĩ năng phân tích ngữ âm, kĩ năng đọc, viết sau khi học xong bài Tiếng và bài Âm.
- Luyện nói theo theo yêu cầu GV đưa ra .
- HS có ý thức chăm chỉ học và viết bài nắn nót, thẳng hàng.
II.Đồ dùng dạy học
- G: Nội dung
- H: Vở ô li 
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Các em được học bài theo mẫu gì ?
- Nhận xét đánh giá
- 3 HS nêu và phân tích tiếng có mẫu đó.
B. Bài mới
1. GT bài: Ghi đầu bài lên bảng.
2. Bài mới
 a.Ôn kĩ năng phân tich ngữ âm
- Gọi phát âm, phân tích tiếng và vẽ mô hình.
- Nhận xét., sửa sai.
- HS đọc lại.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
b. Ôn viết chữ ghi âm theo yêu cầu.
- GV yêu cầu nêu lại cấu tạo con chữ /e/; /v/;/g/
- Nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
c. Ôn đọc
- Gọi đọc trong SGK/ 64 - 65
- HS thực hiện theo yêu cầu.
d. Viết
- GV đọc từng chữ theo yêu cầu.
- HS thực hiện viết vào vở ô li.
C. Củng cố, dặn dò
 + Hôm nay các em ôn những âm gì?
- VN học bài và CBBS: Ôn tập tiếng có âm /d/, /r/, /gi/.
- Nhận xét giờ học. 
- TL và phân tích lại tiếng đó.
- Nghe và thực hiện theo yêu cầu.
@ Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn : .
Ngày giảng :T6 
Tiếng việt (Tiết 89 - 90)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu
- HS đọc được một số tiếng có mẫu /ba/. Viết được một số tiếng có mẫu /ba/.
- Luyện nói theo theo yêu cầu.
- HS có ý thức tự giác học bài.
II.Đồ dùng dạy học
- G: SGK; Tranh trong SGK,bảng con, mẫu chữ 
- H: SGK, Bảng con, phấn, khăn lau .
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
** Tiết 1**
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu viết: xa xa, giá cả, củ từ.
- Nhận xét đánh giá
- HS thực hiện
B. Bài mới
1. GT bài: Ghi đầu bài lên bảng.
2. Bài mới
*Việc 1: Ôn phân tích ngữ âm
- Đưa ra một số tiếng.
- HS đọc lại.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
* Việc 2: Viết 
- Đọc các tiếng theo nội dung bài học.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
**Tiết 2 **
* Việc 3: Đọc
- Ghi từ, câu lên bảng và gọi đọc.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
* Việc 4: Viết
- Đọc câu sau: Kì nghỉ, bé thích về quê. Quê bé có nghề làm bánh. Cả nhà dạy bé làm bánh
.
- Học sinh viết bài vào vở chính tả.
C. Củng cố, dặn dò
 + Hôm nay các em học âm, những tiếng gì mới?
- VN học bài và CBBS: Vần có âm đệm và am chính mẫu 2 – oa. 
- Nhận xét giờ học.
- TL và phân tích lại tiếng đó.
- Nghe và thực hiện theo yêu cầu.
@ Rút kinh nghiệm :
MÔN: ATGT
ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG
I. Mục đích yêu cầu
Biết ý nghĩa hiệu lệnh của các tín hiệu giao thông, nơi có tín hiệu đèn giao thông.Có phản ứng đúng với tín hiệu giao thông.
Xác định vị trí của đèn giao thông ở những phố có đường giao nhau, gần ngã ba, ngã tư, Đi theo đúng tín hiệu giao thông để bảo đảm an toàn.
II.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I/ Ồn định tổ chức : 
II/Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên kiểm tra lại bài : Tìm hiểu về đường phố .
- Gọi học sinh lên bảng kiểm tra 
- Giáo viên nhận xét , góp ý sừa chửa .
III / Bài mới :
- Giới thiệu bài :
-Đèn tín hiệu là hiệu lệnh chỉ huy giao thông, điều khiển các loại xe qua lại.
- Có 2 loại đèn tín hiệu, đèn cho các loại xe và đèn cho người đi bộ.
- Tín hiệu đèn cho các loại xe gồm 3 màu : Đỏ, vàng, xanh.
- đèn tín hiệu cho người đi bộ có hình người màu đỏ hoặc xanh .
Hoạt đông 1 : Giới thiệu đèn tín hiệu giao thông.
- HS nắm đèn tín hiệu giao thông đặt ở những nơi có đường giao nhau gồm 3 màu.
- Hs biết có 2 loại đèn tín hiệu đèn tín hiệu dành cho các loại xe và đèn tín hiệu dành cho người đi bộ.
- GV : đèn tín hiệu giao thông được đặt ở đâu? Đèn tín hiệu có mấy màu ?
- Thứ tự các màu như thế nào ?
+ Gv giơ tấm bìa có vẽ màu đỏ, vàng, xanh và 1 tấm bìa có hình đứng màu đỏ,1 tấm bìa có hình người đi màu xanh cho hs phân biệt.
loại đèn tín hiệu nào dành cho các loại xe ?
loại đèn tín hiệu nào dành cho người đi bộ ?
( Dùng tranh đèn tín hiệu có các màu cho hs quan sát )
Hoạt đông 2: Quan sát tranh ( ảnh chụp )
- Tín hiệu đèn dành cho các loại xe trong tranh màu gì ?
- Xe cộ khi đó dừng lại hay được đi ?
- Tín hiệu dành cho người đi bộ lúc đó bật lên màu gì ?
 +Gv cho hs quan sát tranh một góc phố có tín hiệu đèn dành cho người đi bộ và các loại xe.
- Hs nhận xét từng loại đèn, đèn tín hiệu giao thông dùng để làm gì ?
- Khi gặp đèn tín hiệu màu đỏ, các loại xe và người đi bộ phải làm gì ?
- Khi tín hiệu đèn màu xanh bật lên thì sao ?
- Tín hiệu đèn màu vàng bật sáng để làm gì ?
Hoạt động 3 :Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ.
+Hs trả lời các câu hỏi ?
- Khi có tín hiệu đèn đỏ xe và người đi bộ phải làm gì ?
- Đi theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn để làm gì ?
- Điều gì có thể sảy ra nếu không đi theo hiệu lệnh của đèn ?
+ Gv phổ biến cách chơi theo nhóm : 
GV hô : Tín hiệu đèn xanh HS quay hai tay xung quanh nhau như xe cộ đang đi trên đường.
Đèn vàng hai tay chạy chậm như xe giảm tốc độ.
 Đèn đỏ hai tay tất cả phải dừng lại..
Đèn xanh hai tay chạy nhanh như xe tăng tốc độ.
Hoạt động 4 : Trò chơi “ Đợi quan sát và đi “1 HS làm quản trò.
- Khi giơ tầm bìa có hình người đi màu xanh, cả lớp sẽ đứng lên, nhìn sang hai bên ø hô (quan sát hai bên và đi) .
- Khi giơ tầm bìa có hình người đi màu đỏ cả lớp sẽ ngồi xuống ghế và hô ( hãy đợi. )
( Cứ thế cho từng nhóm thực hiện )
IV/Củng cố:
- Hs nhắc lại bài học. Có 2 loại đèn tín hiệu giao thông (đèn dành cho người đi bộ và đèn dành cho các loại xe )
- Tín hiệu đèn xanh được phép đi, đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, đèn đỏ dừng lại.
- Đèn tín hiệu giao thông được đặt bên phải người đi đường, ở nơi gần đường giao nhau.
- Phải đi theo tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.
Dặn dò: Quan sát đường phố gần nhà, gần trường và tìm nơi đi bộ an toàn .
 + Hát , báo cáo sĩ số 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV , HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn .
+ Cả lớp chú ý lắng nghe 
- 02 học sinh nhắc lại tên bài học mới 
- Học sinh quan sát tranh và theo dõi trả lời theo câu hỏi của giáo viên 
- có 3 màu .
- Đỏ , vàng , xanh 
- Học sinh quan sát tranh 
-Học sinh thảo luận nhóm trả lời 
- HS quan sát
- HS trả lời.
- HS trả lời .Dừng lại khi đèn đỏ
- Được đi khi đèn xanh.
- Các phương tiện chuẩn bị dừng lại .
- HS ( Đỏ, vàng, xanh )
- Dừng lại khi đèn đỏ, được đi khi đèn xanh.
- Màu xanh đi , màu đỏ dừng lại.
-HS thực hiện chơi 
- Chuẩn bị dừng xe 
- Dừng lại.
- Được phép đi.
- Cả lớp thực hiện.
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe và trả lời theo câu hỏi của giáo viên 
- 2 Hs nhắc lại 
- Liên hệ thực tế 
Sinh hoạt tuần 9
I. Môc ®Ých yªu cÇu
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................II. Sinh hoạt
1. GV nhận xét tình hình HĐ, học tập trong tuần qua
* Học tập
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
* Vệ sinh
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Đạo đức.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Ý thực thực hiện nội quy trường lớp.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Phương hướng học tuần 10
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_cong_nghe_giao_duc_tuan_9.doc