Giáo án Đạo đức 1 - Kì 2 - GV: Lê Thị Bảo Khánh - Trường Tiểu học An Định 1

Giáo án Đạo đức 1 - Kì 2 - GV: Lê Thị Bảo Khánh - Trường Tiểu học An Định 1

Tiết 19

Bài: Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo (Tiết 1)

I/ Mục tiêu:

KT:

 - HS hiểu thầy cô giáo là những người đã không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.

KN:

 - Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo , cô giáo.

 - Biết vì sao phải lễ phép và vâng lời thầy cô giáo.Vì thầy cô giáo là những người có công dạy dỗ các em nên người, rất thương yêu các em.

TĐ:

 - Thực hiện lễ phép và vâng lời thầy cô giáo trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt hằng ngày.

 - Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

* Tích hợp GDKNS:

 - KN giao tiếp: ứng xử lễ phép với thầy cô giáo

II/ Chuẩn bị:

 - GV: - Tranh BT 2 phóng to.

 - HS: -Vở BT Đạo đức 1, bút chì màu.

III/ Các hoạt động daỵ-học:

1. Khởi động:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Giờ đạo đức trước học bài gì?

 - Khi xếp hàng ra vào lớp các em chú ý điều gì?

 - Nhận xét.

3. Bài mới:

 a / Giới thiệu bài.

→ Giới thiệu trực tiếp bài mới: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo ( Tiết 1)

b/ Hoạt động 1: Bài tập 1

+ Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu bài tập 1

+ Cách tiến hành:

- Hướng dẫn HS đóng vai theo tình huống của BT1.

- Cho các nhóm lên đóng vai

 

doc 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 1 - Kì 2 - GV: Lê Thị Bảo Khánh - Trường Tiểu học An Định 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Ngày dạy: Dạy bù vào chiều thứ năm 29/12/2011
Tiết 19
Bài: Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
KT:
 - HS hiểu thầy cô giáo là những người đã không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
KN:
 - Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo , cô giáo.
 - Biết vì sao phải lễ phép và vâng lời thầy cô giáo.Vì thầy cô giáo là những người có công dạy dỗ các em nên người, rất thương yêu các em.
TĐ:
 - Thực hiện lễ phép và vâng lời thầy cô giáo trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt hằng ngày.
 - Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
* Tích hợp GDKNS:
 - KN giao tiếp: ứng xử lễ phép với thầy cô giáo
II/ Chuẩn bị:
 - GV: - Tranh BT 2 phóng to.
 - HS: -Vở BT Đạo đức 1, bút chì màu.
III/ Các hoạt động daỵ-học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
10’
5’
12’
4’
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Giờ đạo đức trước học bài gì?
 - Khi xếp hàng ra vào lớp các em chú ý điều gì?
 - Nhận xét.
3. Bài mới:
 a / Giới thiệu bài.
→ Giới thiệu trực tiếp bài mới: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo ( Tiết 1)
b/ Hoạt động 1: Bài tập 1
+ Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu bài tập 1
+ Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS đóng vai theo tình huống của BT1.
- Cho các nhóm lên đóng vai
- GV hỏi:
+ Em thấy nhóm nào thể hiện xuất sắt việc lễ phép với thầy cô giáo? Nhóm nào chưa?
+ Cần phải làm gì khi gặp thầy, cô giáo?
+ Cần phải làm gì khi đưa hay nhận một vật từ tay thầy cô giáo?
 * Kết luận: 
+ Khi gặp thầy cô giáo chúng em cần phải 
chào hỏi lễ phép.
+ Khi đưa hay nhận một vật từ tay thầy cô giáo, các em phải đưa hai tay. Lời nói khi đưa: Thưa cô đây ạ!. Lời nói khi nhận: Em cám ơn cô!
* Giải lao
c/ Hoạt động 2: 
 + Mục tiêu: HS biết đánh dấu + vào các bạn biết vâng lời thầy giáo, cô giáo.
 + Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn HS đánh dấu + vào các bạn biết vâng lời thầy giáo , cô giáo.
- Cho HS trình bày, giải thích lí do vì sao lại đánh dấu + vào bạn biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
+ Kết luận: 
Thầy cô giáo là những người không quản khó nhọc, chăm sóc và dạy dỗ em. Đẻ tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo, các em phải lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy cô giáo dạy.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Lớp mình vừa học tiết đạo đức có tên là gì?
- Các em học được gì qua bài này ?
- GV nhận xét & tổng kết tiết học.
- Giáo dục HS biết lễ phép và vâng lời thầy cô giáo
 - Hôm sau học tiếp bài này.
 - Về nhà chuẩn bị một câu chuyện về một bạn học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo.
- Lớp hát.
- Trật tự trong trường học.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại. Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo (Tiết 1).
- HS làm theo y/c của GV.
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- HS đóng vai theo các tình huống
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- Cả lớp theo dõi và cho nhận xét.
- HS chú ý và nhắc lại.
- HS tiến hành làm bài theo hướng dẫn.
- HS trình bày, giải thích lý do vì sao lại đánh dấu cộng vào các bạn đó.
- HS chú ý lắng nghe và nhắc lại.
- HS nêu...
- HS lắng nghe thực hiện cho đúng
Tuần 20
Ngày dạy: 9/1/2012 Tiết 20
Bài: Lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
KT:
 - HS hiểu thầy cô giáo là những người đã không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
KN:
 - Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo , cô giáo.
 - Biết vì sao phải lễ phép và vâng lời thầy cô giáo.Vì thầy cô giáo là những người có công dạy dỗ các em nên người, rất thương yêu các em.
TĐ:
 - Thực hiện lễ phép và vâng lời thầy cô giáo trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt hằng ngày.
 - Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
* Tích hợp GDKNS:
 - KN giao tiếp: ứng xử lễ phép với thầy cô giáo
II-Đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh bài Lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo phóng to.
 - HS : Vở BT Đạo đức 1, bút chì màu.
III- Các hoạt động daỵ-học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
1’
12’
5’
5’
6’
4’
1. Khởi động: Hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Khi gặp thầy cô giáo em phải làm thế nào?
 -Cần phải làm gì khi đưa hay nhận một vật từ tay thầy cô giáo?
 - Nhận xét bài cũ. 
 3. Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài, cho HS nhắc lại tên bài: Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo (tiết 2)
 b/ Hoạt động 1: HS làm BT3
+ Mục tiêu: HS kể 1 hoặc 2 tấm gương của các bạn trong trường hoặc trong lớp lễ phép với các thầy cô giáo.
+ Cách tiến hành: 
- GV kể mẫu một vài tấm gương. 
- HS kể một vài tấm gương mà em biết.
- Sau mỗi câu chuỵên, cho cả lớp nhận xét và rút ra tấm gương, ví dụ: trong câu chuyện này, bạn A lễ phép với thầy cô giáo
Giải lao
b/ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo BT4
- GV cho thảo luận nhóm theo câu hỏi sau:
+ Em sẽ làm gì nếu bạn chưa lễ phép với các thầy cô giáo?
+ Kết luận: Khi bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên làm như vậy. 
c/ Hoạt động 3: Hát theo chủ đề .
+ Mục tiêu: HS vui văn nghệ
+ Cách tiến hành: 
 - Cho HS hát múa theo chủ đề: “Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo”
 - GV đọc 2 câu thơ cuối bài.
4. Củng cố- Dặn dò.
 - Các em vừa học bài gì ?
 - Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
 - Giáo dục HS về nhà thực hiện bài vừa học.
 - Chuẩn bị bài: Em và các bạn.
- Lớp hát
- HS trả lời.
- HS nhắc lại: Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo (tiết 2)
- HS lắng nghe.
- HS kể chuỵên.
- HS theo dõi và cho lời nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm → thảo luận→ trao đổi
- Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến, bổ sung, nhận xét.
- 2 HS nhắc lại.
- HS vui văn nghệ theo chủ đề đã cho.
- HS đọc theo GV 2 câu thơ cuối bài.
 Thầy cô như thể mẹ cha
Vâng lời, lễ phép mới là trò ngoan.
- HS trả lời
- Lắng nghe
Tuần 21
Ngày dạy: 
 Tiết 21
Bài 10: Em và các bạn (tiết 1).
I/ Mục tiêu:
KT:
 - Biết đầu biết được: Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền
được kết giao với bạn bè. 
 - Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và vui chơi.
 - Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
 - Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.
KN:
 - Hình thành cho HS kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học, khi chơi với bạn. Hành vi cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi.
TĐ:
 - Cần phải đoàn kết thân ái với bạn bè khi cùng học cùng chơi.
 - Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.
* Tích hợp GDKNS:
- KN thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè.
- KN giao tiếp, ứng xử với bạn bè.
- KN thể hiện sự cảm thông với bạn bè
- KN phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè.
II/ Đồ dùng dạy học:
 * GV: - Phần thưởng cho 3 Hs biết cư xử tốt với bạn nhất.
 - Bài hát “Lớp chúng ta kết đoàn”.
 * HS : Mỗi HS chuẩn bị 3 bông hoa bằng giấy màu để chơi “tặng hoa”.
III/ Các hoạt động daỵ-học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
1’
8’
5’
6’
7’
4’
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tiết Đạo đức trước con đã được học bài gì?
- Để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo, các em phải như thế nào?
 - Nhận xét bài cũ. 
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
 - Giới thiệu trực tiếp bài mới: Em và các bạn.
b/ Hoạt động 1: HS chơi trò chơi tặng hoa.
* Mục tiêu: Cho các em chơi trò “tặng hoa”.
* Cách tiến hành: 
 - Chọn 3 HS, viết tên trên giấy màu để tặng cho bạn.
 - GV chuyển hoa tới những em được các bạn chọn.
 - Đàm thoại:
 + Câu hỏi: Em có muốn được tặng nhiều hoa như bạn A, bạn B, bạn C không?
 + Câu hỏi 2: Những ai đã tặng hoa cho bạn A, bạn B, bạn C? 
 + Câu hỏi 3: Vì sao em lại tặng hoa cho các bạn này?
* Kết luận: 3 bạn được tặng nhiều hoa là 3 bạn đã biết cư xử đúng với bạn bè khi học cũng như khi chơi nên được các bạn yêu mến và tặng nhiều hoa.
* Giải lao
c/ Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: HS làm BT2 và đàm thoại.
* Cách tiến hành: 
- GV hỏi:
 + Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
 + Chơi, học một mình vui hơn hay có bạn vui hơn 
 + Muốn có nhiều bạn cùng học cùng chơi, em cần phải đối xử với bạn ntn?
* Kết luận: 
- Trẻ em có quyền được học tập được vui chơi, được tự do kết bạn.
- Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn một mình.
- Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi phải biết cư xử tốt với bạn khi học cũng như khi chơi.
d/ Hoạt động 3: 
* Mục tiêu: Làm BT3→ Thảo luận các tranh 1,2,3,4,5.
* Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- GV sửa BT.
* Kết luận: 
 - Tranh 1,3,5,6 là những hành vi nên làm khi cùng học, cùng chơi với các bạn.
- Tranh 2,4 là những hành vi không nên làm khi cùng học, cùng chơi với các bạn.
4.Củng cố- Dặn dò.
- Các em học được gì qua bài này?
- Giáo dục HS cần phải đoàn kết, thân ái với bạn bè khi cùng học, cùng chơi.
- GV nhận xét & tổng kết tiết học.
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.
- Lớp hát.
-Bài lễ phép vâng lời thầy cô giáo.
- HS trả lời...
- HS nhắc lại: Em và các bạn.
- HS chơi trò “tặng hoa”.
- HS lần lượt bỏ hoa vào thùng.
- HS trả lời câu hỏi của Gv
- 2 HS nhắc lại.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi của Gv.
- 2 HS nhắc lại...
- HS thảo luận theo nhóm BT 3.
- Cử đại diện nhóm lên trình bày.
- Cả lớp nhận xét và bổ xung.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời.
- Lắng nghe
Tuần 22
Ngày dạy: 6/2/2012
Tiết 22
Bài 10: Em và các bạn (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
KT:
 - Biết đầu biết được: Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền
được kết giao với bạn bè. 
 - Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và vui chơi.
 - Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
 - Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.
KN:
 - Hình thành cho HS kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học, khi chơi với bạn. Hành vi cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi.
TĐ:
 - Cần phải đoàn kết thân ái với bạn bè khi cùng học cùng chơi.
 - Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.
 ... ộng đúng→ trình bày bài tập trước lớp→ cả lớp quan sát và cho nhận xét.
- Lớp chú ý lắng nghe.
- Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
Tuần 31
Ngày dạy: 9/4/2012 
 Tiết 31
Bài: BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.
 2. Kĩ năng:
 - Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
 3. Thái độ:
 - Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên. 
 - Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
* Tích hợp GDKNS:
 - KN ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
 - KN tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng.
* Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
 - Bảo vệ cây và hoa là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không khí trong lành, môi trường trong sạch, góp phần giảm các chi phí về năng lượng phục vụ cho hoạt động này.
* Tích hợp GDBVMT:
 - Yêu quý và gần gũi với thiên nhiên, yêu thích các loài cây và hoa
 - Không đồng tình với cách hành vi, việc làm phá hoại cây và hoa nơi công cộng.
 - Thái độ ứng xử thân thiện với môi trường qua bảo vệ các loài cây và hoa.
II/ Đồ dùng dạy –học :
 1. GV:
. - Bài hát “Ra vườn hoa”
. - Vở bài tập Đạo đức.
 2. HS:
 -Vở bài tập Đạo đức.
III/ Các hoạt động daỵ-học chủ yếu:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1'
4'
1'
8'
9'
5'
6'
3'
1'
1. Khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Lợi ích của việc bảo vệ cây và hoa nơi công cộng?
- Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng?
- Nhận xét bài cũ. 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tiết 2)
b. Vào bài: 
* Hoạt động 1: Làm bài tập3
 Mục tiêu: HS làm được bài tập 3 
 Cách tiến hành: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu từng cá nhân làm bài tập 3.
- Mời 1 số HS trình bày.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận:
- “Khuôn mặt tươi cười” được nối với các tranh
1, 2, 3, 4 vì những việc làm trong các tranh này góp phần làm cho môi trường trong lành.
- “Khuôn mặt nhăn nhó” được nối với các tranh 5, 6.
* Hoạt động 2: Thảo luận đóng vai theo tình huống bài tập 4.
 Mục tiêu: Thảo luận và đóng vai theo tình huống của BT4. Hs biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
 Cách tiến hành 
 - GV nêu yêu cầu BT.
 - Chia nhóm và giao nhiệm vụ.
 - Gv cho các nhóm trình bày.
 - Cho HS nhận xét.
 - Gv cho thảo luận và đưa đến kết luận.
* Kết luận: Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn phá hại cây và hoa. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.
* Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động 3: 
 Mục tiêu: Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa.
 Cách tiến hành 
- Gv hỏi: Cây và hoa có lợi gì đối với đời sống con người?
- Gv cho Hs thảo luận theo nhóm để nhận nhiệm vụ bảo vệ cây và hoa trong nhà trường.
- Tổ nào nhận bảo vệ,chăm sóc, cây và hoa? Ở đâu? Vào thời gian nào?
- Em sẽ làm gì với cây và hoa?
- Công việc cụ thể của từng nhóm ra sao?
- Cho Hs trình bày kế hoạch trước lớp. 
* Kết luận: Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh và phát triển tốt. Các em cần có hành động bảo, vệ chăm sóc cây và hoa tốt.
4. Củng cố:
- Các em vừa học bài gì ?
- GV đọc cho các em nghe khổ thơ:
“Cây xanh cho bóng mát
Hoa cho sắc, cho hương
 Xanh, sạch đẹp môi trường
Ta cùng nhau gìn giữ ”
- GV nhận xét & tổng kết tiết học.
5. Dặn dò:
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Lớp hát.
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS nhắc lại. Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tiết 2)
- Từng HS đọc lập làm bài.
- Trình bày bài tập trước lớp.
- Cả lớp nhận xét bài tập và bổ sung ý kiến.
- HS chú nghe.
- HS chú ý lắng nghe yêu cầu của Gv để làm BT.
- Cá nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp nhận xét .
- HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời.
- Hs thảo luận theo nhóm .
- Hs phân chia nhiệm vụ.
- Đại diện lên trình bày kế hoạch.
*HS lắng nghe và nhắc lại.
- Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng 
(tiết 2)
Tuần 32
Ngày dạy: 16/4/2012 
 Tiết 32
Bài: AN TOÀN GIAO THÔNG
I- Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Giúp HS củng cố về luật giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân củng như mọi người khi đi bộ hoặc cùng cha mẹ, người thân khi tham gia giao thông
 - Giúp HS khắc sâu những an toàn khi đi đò, phòng chống các nguy hiểm khi đi đò, thuyền 
 2. Kĩ năng:
 - HS thực hiện an toàn giao thông
 3. Thái độ:
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
II- Chuẩn bị :
 GV chuẩn bị một số câu hỏi về đi bộ , đi xe, đi đò.
III- Cách tiến hành:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1'
3'
1'
13'
5'
8'
3'
1'
1. Khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Lợi ích của việc bảo vệ cây và hoa nơi công cộng?
- Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng?
- Nhận xét bài cũ. 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: An toàn giao thông
b. Dạy bài mới:
 GV cho hs thảo luận và trả lời câu hỏi
 - Khi đi bộ, các con phải đi về phía bên nào ?
 - Muốn qua đường cần làm gì ?
 - Khi đi xe gắn máy em và cha mẹ phải nhớ điều gì?
 GV cho HS thảo luận và trình bày, gv gọi các tổ nhận xét .
 GV nhận xét khen ngợi các HS trình bày đúng .
 GV tóm lại: Khi đi bộ ở nông thôn cần đi sát mép đường bên phải. Khi đi đường không nên đùa nghịch. Muốn qua đường phải quan sát phía trước, phía sau nếu không có xe lúc đó mới qua đường .
 Khi đi xe máy em và cha mẹ hoặc người thân phải đội nón bảo hiểm.
* Nghỉ giữa tiết
 * Liên hệ thực tế
 GV hỏi : Lớp mình có ai đi học bằng đò..
 - HS giơ tay 
 GV hỏi : Bây giờ cô cho cả lớp cùng trao đổi khi đi đò phải làm gì khi đò đang chạy ?
 - Khi đi học hoặc đi đâu bằng đò các em cần chuẩn bị gì? 
 GV cho cả lớp xung phong trình bày , cho HS nhận xét bổ xung .
 GV nhận xét khen ngơi HS trả lời đúng 
 GV kết luận: Khi đi đò mà đò đang chạy ta phải ngồi yên không đùa nghịch thò tay ra dọc nước , hoặc đứng dậy. Khi đi học bằng đường đò hay đi xuồng cần phải có áo phao.
4. Củng cố:
- Các em vừa học bài gì ?
- Hỏi một số câu hỏi liên quan đến bài học
5. Dặn dò:
- Giáo dục HS có ý thức thực hiện an toàn giao thông
- Lớp hát.
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS nhắc lại: An toàn giao thông
- HS thảo luận theo tổ
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung
- Lắng nghe
- HS trả lời
- Lắng nghe
- An toàn giao thông
- Lắng nghe
Tuần 33
Ngày dạy: 23/4/2012 
 Tiết 33
Bài: VỆ SINH CÁ NHÂN
I- Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Giáo dục HS thöôøng xuyeân taém goäi, chaûi ñaàu toùc, quaàn aùo ñöôïc giaët saïch, ñi giaøy deùp saïchmaø khoâng löôøi taém goäi, maëc quaàn aùo raùch baån
 2. Kĩ năng:
 - HS thực hiện vệ sinh cá nhân
 3. Thái độ:
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
II- Chuẩn bị :
 GV chuẩn bị một số câu hỏi về vệ sinh cá nhân
III- Cách tiến hành:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1'
3'
1'
13'
5'
8'
3'
1'
1. Khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Khi đi bộ, các con phải đi về phía nào ?
- Muốn qua đường cần làm gì ?
- Khi đi xe gắn máy em và cha mẹ phải nhớ điều gì?
- Nhận xét bài cũ. 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Vệ sinh cá nhân
b. Dạy bài mới:
 GV cho hs thảo luận và trả lời câu hỏi - Sáng sớm thức dậy con phải làm gì?
- .
 GV cho HS thảo luận và trình bày, gv gọi các tổ nhận xét .
 GV nhận xét khen ngợi các HS trình bày đúng .
 GV tóm lại: Phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
* Nghỉ giữa tiết
* Liên hệ thực tế
4. Củng cố:
- Các em vừa học bài gì ?
- Hỏi một số câu hỏi liên quan đến bài học
5. Dặn dò:
- GD HS có ý thức thực hiện vệ sinh cá nhân.
- Lớp hát.
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS nhắc lại: Vệ sinh cá nhân
- HS thảo luận theo tổ
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung
- Lắng nghe
- HS trả lời
Tuần 34
Ngày dạy: Dạy bù vào chiều 24/5 
 Tiết 34
Bài: MÔI TRƯỜNG
I- Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, không nên vứt rác bừa bãi, đổ rác đúng nơi quy định, bảo vệ các loài cây và hoa, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
 2. Kĩ năng:
 - HS thực hiện bảo vệ môi trường
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể
II- Chuẩn bị :
 GV chuẩn bị một số câu hỏi về bảo vệ môi trường
III- Cách tiến hành:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1'
3'
1'
13'
5'
8'
3'
1'
1. Khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hàng ngày, mỗi sáng thức dậy em thường làm gì ?...
- Nhận xét bài cũ. 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Môi trường
b. Dạy bài mới:
 GV cho hs thảo luận và trả lời câu hỏi – Khi ăn quà bánh em thường để rác ở đâu?
- .
 GV cho HS thảo luận và trình bày, gv gọi các tổ nhận xét .
 GV nhận xét khen ngợi các HS trình bày đúng 
GV tóm lại: Phải biết giữ gìn vệ sinh môi trường
 * Nghỉ giữa tiết
* Liên hệ thực tế
4. Củng cố:
- Các em vừa học bài gì ?
- Hỏi một số câu hỏi liên quan đến bài học
5. Dặn dò:
- GD HS có ý thức thực hiện vệ sinh môi trường
- Lớp hát.
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS nhắc lại: Môi trường
- HS thảo luận theo tổ
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung
- Lắng nghe
- HS trả lời
Tuần 35
Ngày dạy: 7/5/2012
 Tiết 35
Bài: Thực hành kĩ năng cuối HKII 
I- Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Hệ thống lại các kiến thức đã học trong học kì II.
 - Nhận biết được hành vi đúng, sai.
 2. Kĩ năng:
 - Biết cách xử lý tình huống theo theo hướng tốt nhất.
 3. Thái độ:
 - Vận dụng tốt vào thực tế đời sống. 
 II- Cách thực hiện: (35 phút)
 GV lần lượt nêu từng câu hỏi, sau đó cho HS thảo luận và trả lời cả lớp tham gia nhận và trả lời bổ sung.
 Câu 1: Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
 Câu 2: Tại sao phải trật tự, chú nghe giảng trong giờ học?
 Câu 3: Khi nào thì nói lời cảm ơn , nói xin lỗi?
 Câu 4: Tại sao phải nghiêm trang khi chào cờ?
 Câu 5: Trước khi sang đường em cần phải làm gì?
 GV nhận xét khen ngợi HS trả lời đúng và tổng kết môn học.

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc(1).doc