TUẦN 1
ĐẠO ĐỨC: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 1)
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.Vào lớp Một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có cô giáo mới, trường lớp mới,em sẽ học thêm nhiều điều mới lạ
- Vui vẻ , phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp Một.
- Yêu quí bạn bè, thầy cô, trường lớp
B. Đồ dùng dạy học:
- Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Bài hát: Chúng em là học sinh lớp 1
C. Hoạt động dạy và học:
I / Ổn định lớp: Cả lớp hát bài: chúng em là học sinh lớp 1
II/ Bài mới:
Từ bài HS hát, giáo viên GV giới thiệu môn học đạo đức và bài học: Em là học sinh lớp 1 .
1.Hoạt động 1: Giới thiệu tên
* Mục tiêu: Học sinh biết trẻ em có quyền có họ tên
- Trước tiên cô giáo giới thiệu tên cô giáo cho HS biết ,sau đó cô chỉ em nào thì em đó sẽ giới thiệu tên mình cho các bạn cùng biết để làm quen với nhau
* Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
Thứ tư / 22 / 8 / 2012 TUẦN 1 ĐẠO ĐỨC: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 1) A. Mục tiêu: - Học sinh biết trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.Vào lớp Một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có cô giáo mới, trường lớp mới,em sẽ học thêm nhiều điều mới lạ - Vui vẻ , phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp Một. - Yêu quí bạn bè, thầy cô, trường lớp B. Đồ dùng dạy học: - Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em. - Bài hát: Chúng em là học sinh lớp 1 C. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I / Ổn định lớp: Cả lớp hát bài: chúng em là học sinh lớp 1 II/ Bài mới: Từ bài HS hát, giáo viên GV giới thiệu môn học đạo đức và bài học: Em là học sinh lớp 1 . 1.Hoạt động 1: Giới thiệu tên * Mục tiêu: Học sinh biết trẻ em có quyền có họ tên - Trước tiên cô giáo giới thiệu tên cô giáo cho HS biết ,sau đó cô chỉ em nào thì em đó sẽ giới thiệu tên mình cho các bạn cùng biết để làm quen với nhau * Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên. 2.Hoạt động 2: Trò chơi “Bắn tên”. *Mục tiêu: Học sinh yêu quí bạn bè, cô giáo. - GV hướng dẫn trò chơi : Trước hết cô giáo sẽ giới thiệu sở thích của cô , Sau đó cô gọi : “Bắn tên, bắn tên”. Cả lớp hỏi : Tên chi? Tên chi? Cô trả lời tên HS nào thì học sinh đó sẽ giới thiệu với các bạn về sở thích của mình cho các bạn cùng biết và bạn ấy tiếp tục gọi : “Bắn tên, bắn tên”.Cả lớp hỏi : Tên chi? Tên chi? Bạn ấy trả lời tên HS nào thì học sinh đó sẽ giới thiệu với các bạn về sở thích của mình rồi tiếp tục gọi tên bạn khác Ví dụ: Cô giáo nói : cô thích đọc sách, nghe nhạc và kể chuyện cho các em nghe.Sau đó cô gọi:“Bắn tên,bắn tên”.Cả lớp hỏi :Tên chi?Tên chi? Cô trả lời tên Hoa- thì bạn Hoa sẽ đứng lên giới thiệu với các bạn về sở thích của mình : Hoa thích ăn bún riêu và xem phim hoạt hình.... - Giáo viên hỏi : Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống điều em thích không? *Kết luận: Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích.Những điều ấy có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác .Chúng ta phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác 3.Hoạt động 3: Kể về ngày đầu tiên đi học của em *Mục tiêu: Học sinh vui vẻ , phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp Một. Giáo viên nêu câu hỏi: - Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào? - Bố mẹ đã chuẩn bị gì cho ngày đầu tiên em đến trường? - Vì sao khi đến lớp em thấy vui? - Em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 1? * Kết luận: Vào lớp 1, em có thêm nhiều bạn mới, cô giáo mới, em sẽ được học nhiều điều mới lạ , biết đọc ,biết viết , làm toán... Cho HS nghe bài hát “Chúng em là học sinh lớp 1” - GV kết luận chung: Các em rất vui và tự hào vì mình là học sinh lớp 1. Được đi học là niềm vui , là quyền của trẻ em. GV giáo dục HS ngoan, đi học đều, chăm học III.Nhận xét -Dặn dò: Về kể cho bố mẹ biết về những người bạn các em vừa quen. - HS hát - HS nghe - HS giới thiệu tên của mình - HS nghe. - HS lắng nghe. - HS tham gia trò chơi - HS trả lời - HS nghe - HS trả lời - HS lắng nghe. - HS nghe Thứ tư / 28 / 8 / 2012 TUẦN 2 ĐẠO ĐỨC: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 2) A. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức đã học ở tiết 1 - Vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp Một. - Yêu quí bạn bè, thầy cô, trường lớp B. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức 1 - Tranh minh hoạ bài tập 4 C, Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Ổn định lớp: - Cho HS hát bài “Đi đến trường” II.Bài cũ: Em là học sinh lớp Một (Tiết 1) - Gọi HS lên bảng giới thiệu tên, sở thích cho các bạn biết. - Là học sinh lớp 1, em có thích không ?Vì sao? Giáo viên nhận xét III.Bài mới: 1.Hoạt động 1: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh (Bài tập 4) *Muc tiêu: Niềm vui của gia đình khi em vào lớp 1 * GV treo tranh (bài tập 4)cho Hs quan sát, hỏi: - Tranh 1 vẽ gì? - Tranh 2 vẽ gì? - Tranh 3 vẽ gì? - Tranh 4 vẽ gì? - Tranh 5 vẽ gì? * GV kết chuyện theo tranh: - Tranh 1: Đây là bạn Mai 6 tuổi. Năm nay Mai vào lớp 1.Cả nhà đang chuẩn bị cho Mai đi học. - Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường.Trường của Mai thật đẹp. Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp 1. - Tranh 3: Ở lớp Mai được cô giáo dạy nhiều điều mới lạ .Mai sẽ biết đọc, biết viết, làm toán. Em sẽ học thật giỏi để tự đọc truyện, báo. - Tranh 4: Ở lớp Mai có nhiều bạn mới cả bạn trai và bạn gái. Giờ ra chơi, em và các bạn chơi đùa ở sân trường rất vui. - Tranh 5: Về nhà, Mai kể cho bố mẹ nghe về trường lớp mới, về cô giáo và các bạn. Mai đã là học sinh lớp 1, cả nhà rất vui. - GV gọi HS nhìn tranh kể lại * Kết luận chung: Niềm vui của gia đình khi Mai vào lớp 1. 2.Hoạt động 2: Liên hệ bản thân * Mục tiêu: Phấn khởi, tự hào khi đến trường - Giáo viên cho học sinh kể về bản thân mình ngày đầu tiên đi học . * Kết luận: Được vào lớp1, các em rất vui và tự hào 3.Hoạt động 3: HS hát múa, đọc thơ về chủ đề trường em *Mục tiêu : Yêu quí bạn bè, thầy cô, trường lớp * Kết luận chung: Năm nay các em đã lớn ,đã trở thành học sinh lớp 1, các em có thêm nhiều bạn mới thật là vui - GV liên hệ giáo dục IV. Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn dò : Về xem trước bài : Gọn gàng, sạch sẽ - HS hát - HS nghe - HS giới thiệu tên của mình - HS QS và trả lời: + Gia đình Mai đang chuẩn bị cho Mai đi học + Mai đang vẫy tay tạm biệt mẹ vào lớp + Trong lớp , Mai đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài + Giờ ra chơi, Mai cùng các bạn chơi đùa trong sân trường. + Về nhà Mai khoe chữ viết, kể cho bố mẹ về lớp học , cô giáo và bạn mới - HS lắng nghe. - HS kể ( 1-2em ) - HS kể - HS xung phong hát múa, đọc thơ ... Thứ tư / 05 / 9 / 2012 TUẦN 3 ĐẠO ĐỨC: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (Tiết 1) A. Mục tiêu: - Học sinh hiểu thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ - Học sinh biết ăn mặc phù hợp, quần áo gọn gàng, sạch sẽ khi đi học. *GGBVMT: Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ ìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh. B. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức 1 - Bút chì C.Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Ổn định lớp : - Cho HS hát bài “Đi đến trường” II.Bài cũ: Em là học sinh lớp Một (Tiết 2) - Gọi HS lên bảng giới thiệu tranh các em vẽ về chủ đề Trường em. III.Bài mới: - GV hát cho học sinh nghe bài Những em bé ngoan và từ đó giới thiệu bài “Gọn gàng sạch sẽ ” 1. Hoạt động 1: Học sinh làm việc cá nhân *Mục tiêu: Thế nào là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ? - Cách tiến hành : Cho học sinh làm bài tập1 - Giáo viên giải thích yêu cầu bài tập: Nhận xét trong tranh bạn nào ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ, bạn nào ăn mặc chưa gọn gàng , sạch sẽ. - GV yêu cầu HS giải thích tại sao em cho là bạn mặc gọn gàng , sạch sẽ hoặc chưa gọn gàng , sạch sẽ và nên sửa như thế nào thì trở thành gọn gàng sạch sẽ. *Kết luận: Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ là không mặc áo quần bẩn , nhàu nát, rách, tuột chỉ, đứt khuy, xộc xệch, đầu tóc được chải,cắt ngắn hoặc buộc gọn gàng. 2.Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 2 *Mục tiêu: Học sinh biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ , phù hợp khi đến trường *Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một bộ quần áo đi học phù hợp cho bạn nam và một bộ cho bạn nữ rồi nối bộ quần áo đã chọn cho bạn nam hoặc bạn nữ trong tranh *Kết luận: Khi đi học các em thường mặc quần dài, áo sơ mi; các em nữ còn mặc áo đầm hoặc váy. * Liên hệ GDBVMT: Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ ìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đspj, văn minh. 3.Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp *Mục tiêu: Ích lợi của việc ăn mặc áo gọn gàng,sạch sẽ *Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh quan sát và nêu tên bạn nào trong lớp hôm nay có đầu tóc, quần áo gọn gàng ,sạch sẽ GV hỏi: Các em có nhận xét gì về đầu tóc , quần áo của các bạn đó. Giáo viên tuyên dương các HS đầu tóc, quần áo gọn gàng ,sạch sẽ *Kết luận: Các em cần thực hiện ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ để được mọi người yêu mến - GV cho HS đọc câu ghi nhớ: Đầu tóc em chải gọn gàng Áo quần sạch sẽ trông càng thêm yêu. *Kết luận chung: Năm nay các em đã lớn ,đã trở thành học sinh lớp 1, khi đến trường các em phải ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ. III.Nhận xét,dặn dò : . - GV nhận xét tiết học, liên hệ GDBVMT - Về nhà tập hát bài :Rửa mặt như mèo - HS hát - HS nghe - HS nghe - HS nhận xét nêu bạn (4,8)trong tranh có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. 1: áo bẩn phải giặt ,2: áo quần rách nhờ mẹ vá lại, 3: cài cúc lệch nên cài lại ngay ngắn, 5: quần ống thấp ống cao cần sửa lại ; 6: dây giày không buộc,cần buộc lại, 7: đầu tóc bù xù, chải tóc lại - Học sinh làm bài tập - Một số HS trình bày sự lựa chọn của mình .Các HS khác lắng nghe và nhận xét - HS quan sát và nêu tên mời học sinh đó lên trước lớp. - Các bạn khác nhận xét về quần áo, đầu tóc của các bạn đó - HS lắng nghe. - HS nghe - Cả lớp quan sát bạn chunh quanh mình và nhận xét trước lớp - HS nghe - HS đọc
Tài liệu đính kèm: