Giáo án Đạo đức 4 - Tháng 9

Giáo án Đạo đức 4 - Tháng 9

Bài: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TT)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết:

 - Chúng ta cần phải trung thực trong học tập.

 - Trung thực trong học tập giúp chúng ta học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin tưởng, yêu quý. Không trung thực trong học tập khiến cho kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất niềm tin.

 - Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, kiểm tra

 2. Thái độ:

 - Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập và thành thật trong học tập

 - Đồng tình với hành vi trung thực – phản đối hành vi không trung thực.

 3. Hành vi:

 - Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập

 - Biết thực hiện hành vi trung thực – phê phán hành vi giả dối

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Giấy – bút cho các nhóm

 - Bảng phụ, bài tập

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 12 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 - Tháng 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 05/9/2005
Bài: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TT)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh biết:
	- Chúng ta cần phải trung thực trong học tập.
	- Trung thực trong học tập giúp chúng ta học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin tưởng, yêu quý. Không trung thực trong học tập khiến cho kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất niềm tin.
	- Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, kiểm tra
	2. Thái độ: 
	- Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập và thành thật trong học tập
	- Đồng tình với hành vi trung thực – phản đối hành vi không trung thực.
	3. Hành vi:
	- Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập
	- Biết thực hiện hành vi trung thực – phê phán hành vi giả dối
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy – bút cho các nhóm
	- Bảng phụ, bài tập
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
5
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao cần phải trung thực trong học tập?
- Việc không trung thực trong học tập sẽ dẫn đến chuyện gì?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 2. Bài mới
 Giới thiệu bài: Tiết đạo đức hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu các hành động trung thực và không trung thực trong học tập, đồng thời sẽ xử lý một vài tình huống cho sẵn.
KỂ TÊN NHỮNG VIỆC LÀM ĐÚNG – SAI
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu các HS trong nhóm lần lượt nêu tên 3 hành động trung thực, 3 hành động không trung thực (đã tìm hiểu ở nhà) và liệt kê theo cách sau (không ghi trùng lặp).
Trung thực
( Kể tên các hành động trung thực)
- GV tổ chức làm việc cả lớp:
+ Yêu cầu các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng.
+ Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
+ GV kết luận: Đánh dấu vào các ý đúng và yêu cầu 1 HS nhắc lại các ý đúng ở cột trung thực, 1 HS nhắc lại các ý đúng ở cột không trung thực, 
- Chốt ý: Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực, thật thà để tiến bộ và mọi người yêu quý.
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm.
+ Đưa 3 tình huống (Bài tập 3 – SGK) lên bảng
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lý mỗi tình huống và giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó.
- GV tổ chức cho HS làm cả lớp.
+ Đại diện 3 nhóm trả lời 3 tình huống
- Yêu cầu các bạn ở các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Hỏi: Cách xử lý của nhóm  thể hiện sự trung thực hay không?
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm
ĐÓNG VAI THỂ HIỆN TÌNH HUỐNG
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm:
+ Yêu cầu các nhóm lựa chọn 1 trong 3 tình huống ở BT3 (khuyến khích các nhóm tự xây dựng tình huống mới), rồi cùng nhau đóng vai thể hiện tình huống và cách xử lý tình huống.
(Trong lúc các nhóm tập luyện, GV tới các nhóm theo dõi và hỗ trợ, giúp đỡ nếu cần)
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
+ Chọn 5 HS làm giám khảo
+ Mời từng nhóm lên thể hiện
+ Yêu cầu HS nhận xét: Cách thể hiện, cách xử lý
+ Nhận xét, khen ngợi các nhóm
+ Yêu cầu 1 HS nhắc lại: Để trung thực trong học tập ta cần phải làm gì?
GV kết luận: Việc học tập sẽ thật sự giúp em tiến bộ nếu em trung thực.
TẤM GƯƠNG TRUNG THỰC
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm
+ Hỏi: Hãy kể một tấm gương trung thực mà em biết? Hoặc của chính em?
- HS làm việc theo nhóm, thư ký nhóm ghi lại các kết quả.
Không trung thực
( Kể tên các hành động không trung thực)
- Các nhóm dán kết quả – nhận xét và bổ sung cho bạn
- HS trả lời
- HS lắng nghe – nhắc lại
- Các nhóm thảo luận: Tìm cách xử lý cho mỗi tình huống và giải thích vì sao lại giải quyết theo cách đó.
+ Đại diện 3 nhóm trả lời :
Chẳng hạn:
Tình huống 1: Em sẽ chấp nhận bị điểm kém nhưng lần sau em sẽ học bài tốt. Em sẽ không chép bài của bạn.
Tình huống 2: Em sẽ báo lại cho cô giáo điểm của em để cô ghi lại.
Tình huống 3: Em sẽ động viên bạn cố gắng làm bài và nhắc bạn trong giờ em không được phép cho bạn chép bài.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS trả lời
- HS làm việc nhóm, cùng nhau bàn bạc lựa chọn tình huống và cách xử lý rồi phân chia vai thể hiện, tập luyện với nhau
- HS làm việc cả lớp
+ 5 HS làm giám khảo
+ Các nhóm lần lượt lên thể hiện
+ Giám khảo cho điểm đánh giá, các HS khác nhận xét, bổ sung.
+ 1 – 2 HS nhắc lại: Để trung thực trong học tập ta cần phải thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi mắc phải. Không nói dối, không quay cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
- HS trao đổi trong nhóm về một tấm gương trung thực trong học tập
- Đại diện mỗi nhóm kể trước lớp
6
Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là trung thực trong học tập?
- Vì sao phải trung thực trong học tập?
+ Chuẩn bị bài: Vượt khó trong học tập
+ GV nhận xét giờ học.
	DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát toàn bài:
	- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần đễ lẫn.
	- Biết đọc bài với giọng kể và tả chậm rãi, phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
	2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK; tranh, ảnh dế mèn, nhà trò; truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
	Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sách vở dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh trong SGK trang 3, Giáo viên nói: Thương người như thể thương thân đó là thể hiện những con người yêu thương nhau, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn. Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí được Tô Hoài viết năm 1951. Đến nay truyện được tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. các bạn nhỏ nhiều nơi đều rất thích truyện này.
Bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một trích đoạn từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. HS quan sát tranh minh hoạ để biết hình dáng Dế Mèn và Nhà Trò.
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Yêu cầu 1 HS khá đọc toàn bài.
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- GV giải nghĩa thêm các từ:
 + Ngắn chùn chùn : ngắn đến mức quá đáng trong khó coi.
 + Thui thủi : cô đơn một mình lặng lẽ, không có ai bầu bạn.
- Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, tìm hiểu Dế Mèn gặp nhà trò trong hoàn cảnh như thế nào?
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi : Tìm những chi tiết cho thấy chị nhà trò rất yếu ớt?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi : Nhà trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi : Những lời nóivà cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn : 
 + Cần đọc chậm đoạn tả hình dáng Nhà Trò, giọng đọc thể hiện được cái nhìn ái ngại của Dế Mèn đối với Nhà Trò.
 + Cần đọc giọng kể lể của Nhà Trò với giọng đáng thương.
 + Cần đọc lời nói nghĩa hiệp của Dế mèn với giọng mạnh mẽ, thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết của nhân vật.
- GV đọc diễn cảm đoạn : “Năm trước, khi gặp trời làm đói kém . . . cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu”
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm. GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Hai dòng đầu 
 + Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo 
 + Đoạn 3 : Sáu dòng tiếp theo 
 + Đoạn 4 : Phần còn lại 
 - Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Theo dõi và ghi nhớ.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- Theo dõi GV đọc bài.
 - Cả lớp đọc thầm và trả lời : Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thi thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội. 
- Cả lớp đọc thầm và trả lời : Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
- Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện, sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.
+ Lời của Dế Mèn : Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. Lời nói dức khoát, mạnh mẽ làm Nhà trò yên tâm.
+ Cử chỉ và hành động của Dế Mèn : phản ứng mạnh mẻ : xoè cả hai càng ra ; hành động bảøo vệ, che chở: d ...  ngữ đã có câu khuyên rằng: “Có chí thì nên”
EM SẼ LÀM GÌ?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập 
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp
- Yêu cầu 2 HS lên bảng điều khiển các bạn trả lời:
+ 1 bạn lần lượt nêu từng cách giải quyết và gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
+ 1 bạn khác sẽ ghi lại kết quả lên bảng theo 2 nhóm : (+) và (-)
+ Yêu cầu các nhóm khác nêu nhận xét và bổ sung sau mỗi câu.
+ GV nhận xét, động viên các kết quả làm việc của HS.
- GV kết luận: Khi gặp khó khăn trong học tập, em sẽ làm gì?
LIÊN HỆ BẢN THÂN
- GV cho HS làm việc cặp đôi:
+ Yêu cầu mỗi HS kể ra 3 khó khăn của mình và cách giải quyết cho bạn bên cạnh nghe. (Nếu khó khăn đó chưa tự khắc phục được, các em hãy cùng suy nghĩ tìm cách giải quyết).
- GV cho HS làm việc cả lớp.
- Hỏi: Vậy, bạn đã biết khắc phục khó khăn trong học tập hay chưa? Trước khó khăn của bạn bè, chúng ta có thể làm gì?
+ GV kết luận: Gặp khó khăn, nếu chúng ta biết cố gắng quyết tâm sẽ vượt qua được. Và chúng ta cần biết giúp đỡ các bạn bè xung quanh vượt qua khó khăn.
- HS lắng nghe.
- 2 HS cặp đôi thảo luận trả lời câu hỏi.
- HS đại diện cho nhóm mình trả lời các câu hỏi: Mỗi nhóm nêu câu trả lời của 1 câu hỏi, sau đó các nhóm khác bổ sung nhận xét. Lần lượt các nhóm trả lời các câu 
hỏi
- Trả lời: Không. Bạn Thảo đã khắc phục và tiếp tục đi học
- Bạn có thể bỏ học
- Chúng ta tìm cách khắc phục khó khăn để tiếp tục học.
- Giúp ta tiếp tục học cao, đạt kết quả tốt.
+ 2 – 3 HS nhắc lại.
- HS làm việc theo nhóm, thảo luận làm bài tập sau:
BÀI TẬP
Khi gặp bài tập khó, theo em cách giải quyết nào là tốt, cách giải quyết nào chưà tốt? ( Đánh dấu (+) vào cách giải quyết tốt, dấu (-) vào cách giải quyết chưa tốt). Với những cách giải quyết không tốt, hãy giải thích.
a) ¨ Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được
b) ¨ Nhờ bạn giảng giải để tự làm
c) ¨ Chép luôn bài của bạn
d) ¨ Nhờ người khác làm bài hộ
e) ¨ Hỏi thầy giáọ, cô giáo hoặc người lớn 
g) ¨ Bỏ không làm
- Các HS làm việc đưa ra kết quả:
Dấu + : câu a, b, e
Dấu - : câu c, d, g
- Các nhóm giải thích các cách giải quyết không tốt.
- Em sẽ tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào người khác.
- HS làm việc theo nhóm cặp đôi.
+ Một vài HS nêu lên khó khăn và cách giải quyết.
+ HS khác gợi ý cách giải quyết.
- Trước khó khăn của bạn, chúng ta có thể giúp đỡ bạn, động viên bạn.
5
Củng cố, dặn dò:
- Khi gặp khó khăn trong học tập, em sẽ làm gì? 
- Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những câu chuyện, truyện kể về những tấm gương vượt khó của các bạn HS .
- Yêu cầu HS tìm hiểu xung quanh mình những gương bạn bè vượt khó trong học tập mà em biết.
- GV nhận xét tiết học.
Bài: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (TT)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
	- Trong việc học tập có rất nhiều khó khăn, chúng ta cần phải biết khắc phục khó khăn, cố gắng học tốt.
	- Khi gặp khó khăn và biết khắc phục, việc học tập sẽ tốt hơn, mọi người sẽ yêu quý. Nếu chịu bó tay trước khó khăn, việc học tập sẽ bị ảnh hưởng.
	- Trước khó khăn phải biết sắp xếp công việc, tìm cách giải quyết, khắc phục và cùng đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.
	2. Thái độ: - Luôn có ý thức khắc phục khó khăn trong việc học tập của bản thân mình và giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn
	3. Hành vi: - Biết cách khắc phục một số khó khăn trong học tập
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ ghi 5 tình huống
	- Giấy màu xanh – đỏ cho mỗi Hs
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Khi gặp khó khăn trong học tập, em sẽ làm gì? 
- Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
- Nêu khó khăn của mình và cách giải quyết ?
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài : VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP.
GƯƠNG SÁNG VƯỢT KHÓ
- GV tổ chức hoạt động cả lớp
+ Yêu cầu HS kể một số tấm gương vượt khó học tập ở xung quanh hoặc kể những câu chuyện về gương sáng học tập mà em biết
+ Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
+ Hỏi: Thế nào là vượt khó trong học tập ?
+ Hỏi: Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống sau :
1. Bố hứa với em nếu được 10 điểm em sẽ được đi chơi công viên. Nhưng trong bài kiểm tra, có bài 5 khó quá em không thể làm được – em sẽ làm gì?
2. Chẳng may hôm nay em đánh mất sách vở, đồ dùng học tập, em sẽ làm gì?
3. Nhà em ở xa trường, hôm nay trời mưa rất to, đường trơn, em sẽ làm gì?
4. Sáng nay em bị sốt, đau bụng, lại có giờ kiểm tra môm Toán học kì, em sẽ làm gì?
5. Sắp đến giờ hẹn đi chơi mà em vẫn chưa làm xong bài tập. Em sẽ làm gì?
+ Sau thời gian thảo luận 15 phút, yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
+ Yêu cầu các nhóm nhận xét giải thích cách xử lý.
- GV nêu yêu cầu bài tập 2
- GV chốt ý: Với mỗi khó khăn các em có những cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng để học tập được duy trì và đạt kết quả tốt. Điều đó rất đáng hoan nghênh.
TRÒ CHƠI “ĐÚNG – SAI”
- GV cho HS làm việc theo lớp
- Phát cho HS cả lớp mỗi em 2 miếng giấy xanh – đỏ
+ GV hướng dẫn cách chơi:
* GV lần lượt đưa ra các tình huống
* Sau đó HS giơ lên cao miếng giấy màu để đánh giá xem tình huống đó là đúng hay sai. Nếu đúng – HS giơ giấy đỏ, Nếu sai – HS giơ giấy xanh, 
+ GV dán băng giấy có các câu tình huống lên bảng
CÁC TÌNH HUỐNG
1. Giờ học vẽ, Nam không có bút màu, Nam lấy của Mai để dùng (S)
2. Không có sách tham khảo, em tranh thủ ra hiệu sách đọc nhờ (S)
3. Hôm nay, em xin nghỉ học vì để làm cho xong một số bài tập (S)
4. Mẹ em bị ốm – em bỏ học ở nhà chăm sóc mẹ (S)
5. Em xem kĩ những bài toán khó và ghi lại cách làm hay thay cho tài liệu tham khảo mà em không mua được (Đ)
6. Em làm bài toán dễ trước, bài khó làm sau, bài khó quá thì bỏ lại không làm (S)
7. Em thấy trời rét, buồn ngủ quá, em cố gắng dậy đi học (Đ)
- GV hỏi HS giải thích vì sao câu 1, 2, 3, 4, 6 lại là sai
- Các em đã bao giờ gặp phải những khó khăn giống như trong các tình huống không? Em xử lý thế nào?
- GV kết luận: Vượt khó trong học tập là đức tính rất quý. Cô mong rằng các em sẽ khắc phục được mọi khó khăn để học tập được tốt hơn.
THỰC HÀNH
- GV yêu cầu cả lớp lên kế hoạch một buổi tới thăm và giúp đỡ một bạn đang gặp nhiều khó khăn trong học tập.
- Yêu cầu HS đọc tình huống trong bài tập 4 – SGK rồi thảo luận cách giải quyết.
- Kết luận: Trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học, chúng ta cần phải giúp đỡ bạn bằng nhiều cách khác nhau.
- 3 – 4 HS kể những gương vượt khó mà em biết. HS khác lắng nghe.
- Trả lời: Các bạn đã khắc phục khó khăn,tiếp tục học tập
- Là biết khắc phục khó khăn, tiếp tục học tập và phấn đấu đạt kết quả tốt.
- Giúp ta tự tin hơn trong học tập, tiếp tục học tập và được mọi người yêu quý
- HS làm việc theo nhóm. Lần lượt các HS đều phải đưa ra câu trả lời cho từng tình huống sau đó cả nhóm thống nhất cách giải quyết hay nhất.
+ Đại diện mỗi nhóm nêu cách xử lý 1 tình huống – Sau đó các nhóm khác nhận xét bổ sung (tiếp tục cho cả 5 tình huống). Ví dụ:
Tình huống 1: Em chấp nhận không được điểm 10 và trung thực không nhìn bài của bạn. Về nhà em sẽ đọc thêm sách vở.
Tình huống 2: Em sẽ báo với cô giáo, mượn các bạn hoặc xem chung và sẽ mua đồ dùng khác.
Tình huống 3: Em sẽ mặc áo mưa đến trường
Tình huống 4: Em sẽ viết giấy phép/ gọi điện thoại xin phép cô giáo và làm bài kiểm tra bù lại sau.
Tình huống 5: Em sẽ báo với bạn là hoãn lại vì em cần phải làm xong bài tập.
- Các nhóm tiếp tục thảo luận, sau đó trình bày. Cả lớp trao đổi
- HS nhận các miếng giấy và chuẩn bị chơi
+ HS nghe hướng dẫn
+ HS thực hiện chơi
- HS giải thích theo ý hiểu
Câu 1 sai vì: Nam phải hỏi mượn Mai.
Câu 2 sai vì: Hiệu sách để bán sách. Em phải vào thư viện đọc hoặc góp tiền mua chung cùng bạn
Câu 3 sai vì: Em phải đi học thường xuyên. Đến lớp em sẽ làm tiếp
Câu 4 sai vì: Em chăm sóc mẹ chứng tỏ em rất ngoan nhưng em phải xin phép cô giáo nghỉ học
Câu 6 sai vì: Em phải tích cực làm cả bài dễ lẫn bài khó.
- HS lên kế hoạch: Những việc có thể làm, thời gian, người nào làm việc gì?
- HS làm việc theo nhóm: Thảo luận cách xử lý tình huống
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo, nêu ra 1 ý kiến.
5
Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là vượt khó trong học tập? 
- Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
- GV chốt ý: Mỗi bản thân chúng ta cần phải khắc phục vượt qua khó khăn trong học tập, đồng thời giúp đỡ các bạn khác để cùng vượt qua khó khăn 
- 1 HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK
- GV nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docDAO DUC - THANG 9-s.doc