Giáo án Đạo đức lớp 1 cả năm - Giáo viên: Lê Thị Như

Giáo án Đạo đức lớp 1 cả năm - Giáo viên: Lê Thị Như

TUẦN 1

Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1

I. MỤC TIÊU :

1. HS bước đầu biết được : Trẻ em, con trai, con gái đều có quyền có họ tên, có quyền được đi học lúc 6 tuổi.

2. Biết tên trường, tên lớp, tên thầy giáo, cô giáo và một số bạn trong lớp. Biết tự giới thiệu mình và những điều mình thích trước lớp một cách mạnh dạn.

- Quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.

3. Vui thích được đi học.

* Tích hợp toàn phần

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em: các điều 7, 8, 28.

- Các bài hát : Em yêu trường em, Bài ca đi học, Đi tới trường .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1.Ổn Định : hát, chuẩn bị vở BTĐĐ.

2.Kiểm tra bài cũ :

 

doc 66 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 1 cả năm - Giáo viên: Lê Thị Như", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
 	 Ngày soạn: 04/09/2016
 Ngày giảng: 06,08,09/09/2016
I. MỤC TIÊU : 
1. HS bước đầu biết được : Trẻ em, con trai, con gái đều có quyền có họ tên, có quyền được đi học lúc 6 tuổi.
2. Biết tên trường, tên lớp, tên thầy giáo, cô giáo và một số bạn trong lớp. Biết tự giới thiệu mình và những điều mình thích trước lớp một cách mạnh dạn.
- Quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
3. Vui thích được đi học.
* Tích hợp toàn phần
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em: các điều 7, 8, 28. 
Các bài hát : Em yêu trường em, Bài ca đi học, Đi tới trường .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định : hát, chuẩn bị vở BTĐĐ.
2.Kiểm tra bài cũ :
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT : 1
Hoạt động 1 : Tc “ Vòng tròn giới thiệu ” 
Mt : Giúp HS giới thiệu mình và nhớ tên các bạn trong lớp .
GV nêu cách chơi : một em lên trước lớp tự giới thiệu tên mình và nói muốn làm quen với các bạn . Em ngồi kề sẽ lên tiếp tục tự giới thiệu mình, lần lượt đến em cuối .
*Thảo luận chung:
GV hỏi : Tc giúp em điều gì ?
Em cảm thấy như thế nào khi được giới thiệu tên mình và nghe bạn tự giới thiệu . 
Có bạn nào trong lớp trùng với tên của em không?
Em hãy kể tên một số bạn trong nhóm.
*Kết luận: Mỗi người đều có họ và tên, trẻ em khi sinh ra có quyền có họ tên. Họ dùng để gọi nhau trong học tập khi vui chơi.
Hoạt động 2 : Thảo luận cặp 
Mt : Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình . Tự hào là một đứa trẻ có họ tên :
- Cho Học sinh tự giới thiệu trong nhóm 2 người .
- Hỏi : Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống em không ?
* GV kết luận : Mọi người đều có những điều mình thích và không thích . Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác . Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác . 
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm 
Mt : Học sinh kể về ngày đầu tiên đi học của mình . Tự hào là Học sinh lớp Một :
Giáo viên mở vở BTĐĐ, quan/sát tranh BT3, Giáo viên hỏi : 
+ Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đi học đầu tiên như thế nào? 
+ Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm em như thế nào ?
+ Em có thấy vui khi được đi học? Em có yêu trường lớp của em không?
+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là Học sinh lớp Một?
Gọi vài Học sinh dựa theo tranh kể lại chuyện .
* Giáo viên Kết luận : Vào lớp Một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới lạ, biết đọc biết viết và làm toán nữa.
Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em .
Em rất vui và tự hào vì mình là Học sinh lớp Một. Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi,thật ngoan.
* Vd : Tôi tên là Quỳnh, tôi muốn làm quen với các bạn .
Bạn ngồi kề lên trước lớp : tôi tên là Gia Bảo . Tôi muốn làm quen với tất cả các bạn .Lần lượt đến hết .
Giới thiệu mình với mọi người và được quen biết thêm nhiều bạn .
Sung sướng tự hào em là một đứa trẻ có tên họ .
- HS lắng nghe.
Học sinh hoạt động nhóm 2 bạn nói về những sở thích của mình .
Không hoàn toàn giống em .
Hồi hộp , chuẩn bị đd cần thiết .
Bố mẹ mua sắm đầy đủ cặp sách, áo quần  cho em đi học .
Rất vui, yêu quý trường lớp .
Chăm ngoan, học giỏi 
Học sinh lên trình bày trước lớp .
- HS lắng nghe.
4.Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
*Liên hệ:Qua bài học này các em cần phải đoàn kết,thân ái với các bạn và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ.
TUẦN 2
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (TIẾT 2)
 	 Ngày soạn: 10/09/2016
 Ngày giảng: 13,15,16/09/2016
I. MỤC TIÊU : 
1. HS bước đầu biết được : Trẻ em, con trai, con gái đều có quyền có họ tên , có quyền được đi học lúc 6 tuổi.
2. Biết tên trường, tên lớp, tên thầy giáo, cô giáo và một số bạn trong lớp. Biết tự giới thiệu mình và những điều mình thích trước lớp một cách mạnh dạn.
- Quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
3. Vui thích được đi học.
* Tích hợp toàn phần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em: các điều 7, 8, 28. 
Các bài hát : Em yêu trường em, Bài ca đi học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Kiểm tra bài cũ :
Tiết trước em học bài gì ?
Em hãy tự giới thiệu về em.?
Em cảm thấy như thế nào khi tự giới thiệu về mình ?
Em cần làm gì để xứng đáng là Học sinh lớp Một ? 
Nhận xét bài cũ, KTCBBM 
 2.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT : 2
Khởi động:Hát Bài ca đi học
Bài hát nói lên điều gì?
Các em đi học có vui không?
Điều gì làm em vui thích khi đến trường, đến lớp?
GV yêu cầu vài học sinh kể lại buổi đầu tiên em đến lớp .
Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến .
* Kết luận : Con người ai cũng có một tên riêng và ai cũng có một ngày đầu tiên đi họ.
- Việc chuẩn bị của các em tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình, nhưng các em đều có chung 1 niềm vui sướng là đã là học sinh lớp Một.
Hoạt động 1: Tô màu và đặt tên cho tranh
GV phát cho mỗi HS 1 bức tranh đen trắng.
Yêu cầu các em hãy tô màu cho tranh theo ý thích và đặt tên cho tranh của mình.
Hoạt động 2: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh . 
Mt : Qua thực tế của mình Học sinh có thể kể một câu chuyện theo nội dung tranh:
- Cho Học sinh mở vở BTĐĐ quan/sát tranh ở BT4, yêu cầu Học sinh kể chuyện theo nhóm.
Yêu cầu Học sinh lên trình bày trước lớp, Giáo viên lắng nghe bổ sung ý kiến cho từng em?
Giáo viên kể lại chuyện (theo tranh )
+ Tranh 1: Đây là bạn Hoa. Hoa 6 tuổi . Năm nay Hoa vào lớp 1.Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Hoa đi học.
+ Tranh 2: Mẹ đưa Hoa đến trường . Trường Hoa thật là đẹp. Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp.
+ Tranh 3: Ở lớp, Hoa được cô giáo dạy bảo điều mới lạ. Rồi đây em sẽ biết đọc, biết viết , biết làm toán nữa. Em sẽ tự đọc truyện đọc báo cho ông bà nghe, sẽ tự viết thư cho Bố khi bố đi xa. Hoa sẽ cố gắng học thật giỏi. Thật ngoan.
+ Tranh 4: Hoa có thêm nhiều bạn mới. Giờ chơi em vui đùa ở sân trường thật vui.
+ Tranh 5: Về nhà Hoa kể với bố mẹ về trường lớp mới, về cô giáo và các bạn của em. Cả nhà đều vui. Hoa là Học sinh lớp 1 rồi.
Hoạt động 3: Múa hát về trường lớp của em.
Mt: Học sinh biết yêu quý bạn bè, thầy cô giao, trường lớp:
Cho Học sinh múa hát. 
* Kết luận: Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.Chúng ta thật vui và tự hào vì đã trở thành Học sinh lớp 1 Hãy cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là Học sinh lớp 1. 
- HS trả lời.
- Hs lắng nghe, nêu nhận xét .
Tranh vẽ cảnh: sân trường, lớp học nghe giảng, lớp học giờ giải lao, một ngôi trường làng.
HS tô mà và đặt tên
- Hs họp theo nhóm, quan sát tranh và kể chuyện.
Nhóm cử đại diện lên trình bày.
Hs lắng nghe , nhận xét, bổ sung. 
Hs quan sát, lắng nghe kể chuyện.
+ Múa tập thể 
+ Hát cá nhân 
+ Hát tập thể 
 4.Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học, khen ngợi học sinh hoạt động tích cực .
Dặn học sinh ôn lại bài, tập kể lại chuyện theo tranh .
Chuẩn bị bài hôm sau “ Gọn gàng , sạch sẽ ” .
TUẦN 3
Bài 2: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ
 	 Ngày soạn: 17/09/2016
 Ngày giảng: 20,22,23/09/2016
MỤC TIÊU :
- Nêu được một số biểu hiện ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ .
- Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Học sinh biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ .
- Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ với chưa gọn gàng, sạch sẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở BTĐĐ 
Bài hát : Rửa mặt như mèo .
Bút chì (chì sáp ), lược chải đầu .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định : hát, chuẩn bị đồ dùng học tập.
2.Kiểm tra bài cũ:
Tiết trước em học bài gì ?
Giới thiệu tên của các bạn trong tổ của em .
Kể về ngày đầu tiên đi học của em ?
Nhận xét bài cũ, KTCBBM. 
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT : 1
Hoạt động 1 : Học sinh thảo luận 
Mt : học sinh biết được như thế nào là đầu tóc quần áo gọn gàng sạch sẽ ..
GV yêu cầu học sinh quan sát các bạn trong tổ xem bạn nào có đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ 
Yêu cầu Học sinh đại diện các nhóm nêu tên các bạn có đầu tóc, quần áo gọn gàng , sạch sẽ.
Yêu cầu Học sinh nêu lý do vì sao em cho là bạn đó ăn mặc gọn gàng sạch sẽ .
Giáo viên nhận xét , bổ sung ý kiến .
* Kết luận : Đầu tóc cắt ngắn ( đối với nam ) , cột Thắt bím (đối với nữ ) là gọn gàng sạch sẽ. Aùo quần được là thẳng nếp, sạch sẽ , mặc gọn gàng, không luộm thuộm. Như thế là gọn gàng sạch sẽ .
Hoạt động 2 :Học sinh làm bài tập .
Mt : Củng cố những hiểu biết về đầu tóc , quần áo gọn gàng sạch sẽ :
Giáo viên giải thích yêu cầu bài tập và yêu cầu học sinh làm BT
Vì sao em cho rằng các bạn ở tranh 1.2.3.5.6.7 là chưa gọn gàng sạch sẽ ?
* GV kết luận : Các em cần học tập 2 bạn trong hình vẽ số 4 và số 8 vì 2 bạn đó ăn mặc quần áo , đầu tóc rất gọn gàng , sạch sẽ .
Hoạt động3 : Học sinh làm Bài tập 2 
Mt: Học sinh biết chọn 1 bộ quần áo sạch đẹp cho bạn nam và bạn nữ .
Giáo viên cho Học sinh quan sát tranh ở Bt2 , Giáo viên nêu yêu cầu của bài . Cho học sinh nhận xét và nêu ý kiến .
Cho học sinh làm bài tập .
* Kết luận : Quần áo đi học cần phải thẳng nếp, sạch sẽ, lành lặn, gọn gàng . Không mặc quần áo rách, bẩn, tuột chỉ, đứt khuy  đến lớp.
* ¡n mÆc gän gµng, s¹ch sÏ thÓ hiÖn ng­êi cã nÕp sèng, sinh ho¹t cã v¨n ho¸ gãp phÇn gi÷ g×n vÖ sinh m«i tr­êng, lµm cho m«i tr­êng thªm ®Ñp, v¨n minh.
- Học sinh làm việc theo nhóm .
Các em được nêu tên lên trước lớp 
Học sinh suy nghĩ và tự nêu : 
+ Đầu tóc bạn cắt ngắn, chải gọn gàng .
+ Aùo quần bạn sạch sẽ, thẳng thớm .
+ Dây giày buộc cẩn thận 
+ Bạn nam áo bỏ vào quần gọn gàng .
- Học sinh lắng nghe , ghi nhớ .
- Học sinh quan sát tranh và nêu những bạn ở tranh số 4 và 8 là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ .
- Học sinh quan sát trả lời .
Học sinh quan sát nhận xét :
+ Bạn nữ cần có trang phục váy và áo .
+ Bạn nam cần trang phục quần dài và áo sơ mi 
4.Củng cố dặn dò : 5’
Em vừa học xong bài gì ? 
Dặn học sinh về xem lại bài và thực hành tốt những điều đã học .
- Chuẩn bị xem trước các bài tập để học T2 .
 *Liên hệ: Biết ăn mặc gọn gàng sạch sẽ là thự hiện theo lời dạy của Bác Hồ.
TUẦN 4
Bài 2: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ(TIẾT 2)
 	 Ngày soạn: 23/ ... ọc và nhắc nhở những em còn chưa thực hiện tốt . 
Học sinh quan sát tranh BT2 .
Học sinh viết lời bạn nhỏ trong tranh cần nói trong mỗi trường hợp .
+ T1 : Chúng em chào cô ạ !
+ T2 : Cháu chào cô về ạ !
Học sinh chữa bài . lớp nhận xét bổ sung.
Chia nhóm Học sinh thảo luận .
Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp .
Lớp trao đổi bổ sung ý kiến 
Học sinh thảo luận nhóm , chuẩn bị đóng vai 
Các nhóm lên đóng vai 
Học sinh thảo luận , Rút kinh nghiệm - Bổ sung về cách đóng vai của các bạn 
Học sinh tự liên hệ 
 4.Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học .
Dặn Học sinh ôn lại bài , thực hiện tốt những điều đã học .
Chuẩn bị bài hôm sau .
TUẦN 30
Bài 14: BẢO VỆ HOA, CÂY NƠI CÔNG CỘNG
 	 Ngày soạn: 25/03/2017
 Ngày giảng:28,30,31/03/2017
I . MỤC TIÊU :
- Học sinh kể được lợi ích của hoa và cây nơi công cộng đối với cuộc sống con người . Cách bảo vệ hoa và cây . 
*Quyền được sống trong môi trường trong lành của TE.
- Học sinh biết bảo vệ hoa và cây ở trường, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Nêu được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở BTĐĐ1 .
Bài hát “ Ra chơi vườn hoa ” ( Văn Tấn )
 Điều 19.26.27.32.39 công ứớc QT về QTE.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định : hát , chuẩn bị Đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ :
Em cần nói lời chào hỏi và tạm biệt khi nào ?
Biết chào hỏi , tạm biệt đúng lúc , đúng cách thể hiện điều gì ?
Những bạn nào đã thực hành tốt những điều đã học ?
- Nhận xét bài cũ , KTCBBM.
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT : 1
Hoạt động 1 : Quan sát cây và hoa
Mt :Quan sát cây và hoa ở sân trường , vườn trường , bồn hoa . 
Cho Học sinh ra sân quan sát cây và hoa ở sân trường , Giáo viên đặt câu hỏi .
+ Cây và hoa ở sân trường như thế nào ? Được ra chơi ở sân trường có bóng cây và vườn hoa như thế em có thích không ?
+ Để sân trường và vườn trường luôn xinh đẹp, mát mẻ, em cần làm gì ?
* GV kết luận : Cây và hoa làm cuộc sống thêm đẹp , không khí trong lành ,mát mẻ . Các em cần chăm sóc bảo vệ cây và hoa . Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành , an toàn . Các em cần chăm sóc bảo vệ cây và hoa nơi công cộng .
Hoạt động 2 : Học sinh làm BT1 .
Mt : Hiểu biết một số hoạt động nhằm để chăm sóc và bảo vệ cây và hoa .
- Cho Học sinh quan sát tranh Bt1 , Giáo viên hỏi : 
+ Các bạn nhỏ đang làm gì ?
+ Những việc đó có tác dụng gì ?
+ Em có thể làm như các bạn đó không ?
* Giáo viên kết luận :
- Các em biết tưới cây , rào cây . nhổ cỏ , bắt sâu . Đó là những việc làm nhằm bảo vệ chăm sóc cây và hoa nơi công cộng , làm cho trường em , nơi em sống thêm đẹp , thêm trong lành .
Hoạt đôïng 3 : Quan sát thảo luận BT2 
Mt:Phân biệt được hành vi đúng , hành vi sai trong việc bảo vệ cây xanh .. 
Cho HS quan sát tranh , Giáo viên đọc yêu cầu của BT , GV đặt câu hỏi :
+ Các bạn đang làm gì ?
+ Em tán thành việc làm nào ? Vì sao ?
Cho Học sinh tô màu vào quần áo của bạn có hành vi đúng .
* Giáo viên kết luận : Biết nhắc nhở , khuyên ngăn bạn không phá cây là hànhøh động đúng . Bẻ cành , đu cây là hành động sai .
Học sinh quan sát , thảo luận trả lời câu hỏi của Giáo viên .
Có nhiều bóng mát và nhiều hoa đẹp 
Em rất thích .
Em luôn giữ gìn , bảo vệ , chăm sóc cây và hoa.
Học sinh quan sát tranh , trả lời câu hỏi.
Các bạn đang trồng cây , tưới cây , chăm sóc cho bồn hoa.
Những việc đó giúp cho cây mọc tươi tốt , mau lớn .
Em có thể làm được .
Cả lớp nêu ý kiến bổ sung cho nhau .
Học sinh quan sát tranh , đọc lời thoại , thảo luận câu hỏi của GV .
Học sinh lên Trình bày trước lớp 
Lớp bổ sung ý kiến .
 4.Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tốt .
Dặn Học sinh ôn lại bài , thực hiện tốt những điều đã học .
Quan sát tìm hiểu bài tập 3,4,5 .
*Thực hành xây dựng kế hoạch trồng hoa , cây của tổ em như :
+ Tổ em chăm sóc cây hoa ở đâu ?
+ Chăm sóc loại gì ? Thời gian nào ?
+ Ai phụ trách việc chăm sóc cây ?
TUẦN 31
Bài 14: BẢO VỆ HOA, CÂY NƠI CÔNG CỘNG
 	 Ngày soạn: 01/04/2017
 Ngày giảng:04,06,07/04/2017
I . MỤC TIÊU :
- Học sinh kể được lợi ích của hoa và cây nơi công cộng đối với cuộc sống con người . Cách bảo vệ hoa và cây . 
*Quyền được sống trong môi trường trong lành của TE.
- Học sinh biết bảo vệ hoa và cây ở trường, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Nêu được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh Bt2 ,4 trên phiếu BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định : hát , chuẩn bị Vở BTĐĐ , phiếu BT .
2.Kiểm tra bài cũ :
Cây và hoa có ích lợi gì cho cuộc sống , cho môi trường ?
Em phải làm gì để bảo vệ cây và hoa ?
Thấy bạn bẻ cành hái hoa nơi công cộng , em phải làm gì ?
- Nhận xét bài cũ , KTCBBM.
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT : 2
Hoạt động 1 : làm bài tập 3
Mt :Học sinh nắm tên đầu bài , nội dung bài , nắm được yêu cầu bài tập :. 
Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng .
Cho Học sinh mở vở BTĐĐ.
Giáo viên nhắc lại yêu cầu Bt gồm có 2 phần a và b 
a/ Nối tranh với khuôn mặt phù hợp với tình huống trong tranh .
b/ Tô màu tranh chỉ việc góp phần làm cho môi trường trong lành .
* GV kết luận : Những tranh chỉ viêïc làm góp phần tạo môi trường trong lành là T1,2,4 .
Hoạt động 2 : Thảo luận và đóng vai theo bài tập 4.
Mt : Thảo luận và đóng vai theo tình huống BT4 :.
Gọi Học sinh đọc nội dung , yêu cầu của Bt 
Giáo viên nhận xét , bổ sung , kết luận .
* Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn . Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành , là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành ..
Hoạt đông 3 : Quan sát thảo luận BT2 
Mt:Thực hành xây dựng kế hoạch Bv cây và hoa .. 
Giáo viên nêu yêu cầu , đặt câu hỏi :
+ Tổ em nhận chăm sóc cây và hoa ở đâu ? Vào thời gian nào ? Bằng những việc làm cụ thể nào ? Ai phụ trách từng việc ?
* Giáo viên kết luận : Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh và phát triển . Các em cần có các hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây xanh .
- Cho Học sinh đọc 4 câu thơ : 
“ Cây xanh cho bóng mát 
 Hoa cho sắc cho hương 
 Xanh sạch đẹp môi trường 
 Ta cùng nhau gìn giữ ”
Học sinh lập lại đầu bài .
Học sinh nêu yêu cầu BT .
Học sinh thảo luận theo nhóm 
Vài nhóm lên đóng vai 
Lớp nhận xét , bổ sung .
Học sinh thảo luận nhóm 
Đại diện nhóm tổ lên trình bày kế hoạch hành động của mình 
Lớp nhận xét bổ sung .
 4.Củng cố dặn dò : 
Cho Học sinh hát bài “ Ra chơi vườn hoa ”
Dặn Học sinh thực hiện tốt những điều đã học .
Dặn Học sinh ôn tập các bài đã học để chuẩn bị kiểm tra cuối năm .
TUẦN 32
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
 	 Ngày soạn: 08/04/2017
 Ngày giảng:11,13,15/04/2017
I . MỤC TIÊU :
- Hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học trong các bài 13.14.15
- Nhận biết phân biệt được những hành vi đúng , hành vi sai . Biết cách xử lý các tình huống theo hướng tốt nhất .
- Vận dụng tốt vào thực tế đời sống .
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh những hành vi đạo đức đúng sai ( Bài tập của bài 13.14.15 )
Tranh của các tình huống cần xử lý 
Hệ thống câu hỏi ôn tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định : hát , chuẩn bị đồ dùng HT .
2.Kiểm tra bài cũ :
Em đã ôn những bài nào trong HK II ? 
Để tỏ lòng kính trọng thầy cô giáo em cần phải làm gì ?
Phải cư xử với bạn như thế nào khi cùng học cùng chơi ?
Đi bộ trên đường như thế nào là đúng quy định ?
- Nhận xét bài cũ , KTCBBM.
 3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Mt :Học sinh nắm được tên bài học , nội dung cần học ôn .
Giáo viên giới thiệu 3 bài cần ôn : cảm ơn và xin lỗi , Chào hỏi và tạm biệt , Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng .
Giáo viên ghi đầu bài lên bảng .
Hoạt động 2 : 
Mt :Giúp Học sinh hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học ở 3 bài 13.14.15 
Giáo viên đặt câu hỏi :
+ Khi nào em nói lời cảm ơn ?
+ Khi nào cần nói lời xin lỗi ?
+ Xin lỗi và cảm ơn đúng lúc , đúng tình huống thể hiện người Học sinh đó thế nào ?
+ Em cần chào hỏi như thế nào ?
+ Khi nào em nói lời tạm biệt ?
+ Biết chào hỏi và tạm biệt thể hiện điều gì ?
+ Tại sao em phải bảo vệ giữ gìn cây xanh ?
+ Em phải làm gì để bảo vệ cây xanh ?
Hoạt động 3: Phân biệt đúng sai 
Mt : Học sinh biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai qua các tình huống trong tranh .
Giáo viên sử dụng một số tranh trong các bài tập trước để cho học sinh tham gia chơi xếp tranh theo nhóm đúng sai .
Giáo viên theo dõi các nhóm làm việc , nhận xét tuyên dương đội xếp đúng xếp nhanh .
Hoạt đông 4 : Đóng vai 
Mt: Thực hành xử lý tình huống . 
Giáo viên đưa ra 4 tình huống phân cho 4 tổ thảo luận , đóng vai .
1/ Bạn bố đến nhà tặng em 1 món quà 
2/ Em vô ý làm cho bạn ngã .
3/ Thấy bạn hái hoa nơi công viên 
4/ Em gặp bạn trong bệnh viện .
Giáo viên kết luận đưa ra hướng giải quyết đúng nhất .
Tuyên dương nhóm xử lý tình huống tốt nhất .
- Hs lập laị nội dung 3 bài cần ôn .
Học sinh suy nghĩ trả lời 
Khi được người khác quan tâm giúp đỡ .
Khi em làm phiền lòng người khác . 
Thể hiện người Hs đó có văn hóa , văn minh , lịch sự .
Thể hiện người Hs đó có văn hóa , văn minh , lịch sự .
Bảo vệ giữ gìn cây xanh để giữ môi trường trong sạch và cho ta bóng mát .
Em phải chăm sóc không bẻ cành hái hoa .
Thi đua 2 nhóm lên xếp tranh 
Lớp nhận xét bổ sung .
Hs thảo luận phân vai 
Cử đại diện nhóm lên trình bày 
Cả lớp nhận xét bổ sung .
 4.Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tốt .
Dặn Học sinh ôn tập tiếp tục đến ngày kiểm tra HK 
Học lại các bài từ 10 đến 15 .
TUẦN 33
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
 	 Ngày soạn: 22/04/2017
 Ngày giảng:25,27,28/04/2017

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc