Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017

Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017

Tuần 1

ĐẠO ĐỨC

Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT

(Tiết 1)

I . Mục tiêu :Học sinh biết được:

- Trẻ em có quyền có họ tên, quyền đi học

- Có thêm nhiều bạn mới, cô giáo mới, học thêm nhiều điều mới lạ.

- Vui vẻ, phấn khởi, tự hào đã là học sinh lớp 1. Yêu quý thầy cô bạn bè

II. Chuẩn bị :

Giáo viên: Đọc, tìm hiểu điều 7, 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Học sinh: Ôn các bài hát : Đi học, Em yêu trường em, Cả nhà thương nhau.

Tranh vẽ sở thích của em

III. Các hoạt động dạy và học

Quan sát tranh gợi mở :

Trong tranh vẽ những gì?

 Nét mặt của các bạn trong tranh như thế nào?

 Tranh vẽ lại cảnh các bạn đến trường. Để biết được tại sao các bạn trong tranh tươi cười, vui vẻ như thế, chúng ta tìm hiểu qua bi “Em l học sinh lớp 1”

GV ghi tựa: Em Là Học Sinh Lớp Một

 

docx 124 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2016
Tuần 1
ĐẠO ĐỨC 
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT
(Tiết 1) 
I . Mục tiêu :Học sinh biết được:
- Trẻ em có quyền có họ tên, quyền đi học
- Có thêm nhiều bạn mới, cô giáo mới, học thêm nhiều điều mới lạ.
- Vui vẻ, phấn khởi, tự hào đã là học sinh lớp 1. Yêu quý thầy cô bạn bè
II. Chuẩn bị :
Giáo viên: Đọc, tìm hiểu điều 7, 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em
Học sinh: Ôn các bài hát : Đi học, Em yêu trường em, Cả nhà thương nhau.
Tranh vẽ sở thích của em
III. Các hoạt động dạy và học 
Quan sát tranh gợi mở :
Trong tranh vẽ những gì?
 Nét mặt của các bạn trong tranh như thế nào?
à Tranh vẽ lại cảnh các bạn đến trường. Để biết được tại sao các bạn trong tranh tươi cười, vui vẻ như thế, chúng ta tìm hiểu qua bi “Em l học sinh lớp 1”
GV ghi tựa: Em Là Học Sinh Lớp Một
 Hoạt động 1 : Vòng tròn giới thiệu tên (BT 1)
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 em . Phổ biến nội dung:
- Mỗi nhóm đứng thành vòng tròn, điểm số từ 1 đến hết
- Cách chơi: Đầu tiên giới thiệu tên mình. em thứ hai giới thiệu lại tên bạn thứ nhất và tên mình. em thứ ba giới thiệu lại tên bạn thứ nhất, thứ hai, tên mình.
tuần tự cho đến người sau cùng :
-Yêu cầu một nhóm thực hiện mẫu –Các nhóm thực hiện – GV theo dõi uốn nắn.
- Trò chơi giúp em điều gì?
- Em cảm thấy như thế nào khi giới thiệu tên mình với các bạn?
- Em cảm thấy như thế nào khi được biết tên các bạn trong lớp?
- Kết luận: Trò chơi đã giúp em biết được tên mình và tên các bạn.
Mỗi người đều có một cái tên .Trẻ em cũng có quyền có họ và tên.
* Hoạt động 2: Giới thiệu về sở thích của mình (BT 2)
- Kiểm tra tranh vẽ sở thích của bé
- Các em cùng kết đôi bạn học tập kể cho nhau nghe về sở thích của mình
- GV mời một số HS tự giới thiệu trước lớp
àCác tranh vẽ trên bảng có cùng sở thích như nhau không?
- Kết luận:Qua tranh vẽ cũng như khi lắng nghe các em trao đổi với nhau.
 Mỗi em đều có sở thích ước mơ khác nhau, nhưng cũng có bạn giống nhau. Cô mong muốn các em đều đạt được sở thích và ước mơ của mình. bên cạnh đó các em phải biết tôn trọng sở thích và ước mơ của bạn
* Hoạt động 3: Kể về ngày đầu tiên đi học (BT 3)
 * Đàm thoại
- Bố mẹ đã chuẩn bị những gì cho các em đi học?
- Ngày đầu tiên đến trường em gặp những ai?
- Kể lại niềm vui ngày dự lễ khai giảng
- Cảnh vật xung quanh thế nào?
- Các bạn học sinh lớp 1 có gì đẹp?
- Thầy cô và anh chị đón chào em như thế nào?
- Em có thích không?
Kết luận: Vào lớp một,em sẽ có thêm nhiều bạn mới,thầy cô giáo mới,em sẽ được học những điều mới lạ,biết đọc,biết viết và biết làm toán nữa.
Được đi học là niềm vui,là quyền lợi của trẻ em .Em rất vui và tự hào vì mình là HS lớp một.Em và các bạn sẽ cố gắng học tập thật giỏi,thật ngoan.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
+Thi đua hát cá nhân, đôi bạn, nhóm những bài hát mà giáo viên đã dặn chuẩn bị 
+Hỏi : - Trò chơi vòng tròn giới thiệu tên giúp em điều gì?
- Kể lại cho lớp nghe những quyền mà cô đã dạy?
 - Để cha mẹ, thầy cô vui lòng em phải làm gì?
+Nhận xét tiết học
+Dặn dò:Kể cho ba mẹ nghe những điều học được trong tiết học
Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2016
TUẦN 1 
THỂ DỤC
TỔ CHỨC LỚP-TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I.MỤC TIÊU:
-Phổ biến nội quy luyện tập,biên chế tổ học tập ,chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.
-Trò chơi "Diệt các con vật có hại ".Yêu cầu bước đầu biết tham gia được vào trò chơi.
II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
-Trên sân trường.
-Còi,tranh ảnh và một số con vật .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Định lượng
 Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu:
-nhận lớp ,phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.
-Khởi động 
2.Phần cơ bản.
-Biên chế tổ tập luyện,chọn cán sự bộ môn.
-Phổ biến quy chế luyện tập.
-HS chỉnh sửa lại trang phục.
-Trò chơi "Diệt các con vật có hại".
3.Phần kết thúc.
-Hồi tỉnh ,thả lỏng.
-Hệ thống lại bài.
-Nhận xét ,dặn dò.
6- 8 phút
2- 3 phút
1 - 2 phút
1 - 2phút
18 - 20 phút
2 - 4 phút
 1- 2 phút
1-2 phút
5-7 phút
3-4 phút
1-2 phút
1-2 phút
- Tập hợp lớp thành 4 hàng dọc:
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * * 
-Sau đó quay thành hàng ngang 
-Đứng vỗ tay ,hát "Quê hương tươi đẹp
-Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2,1-2
-Phân lớp trưởng là cán sự,tổ luyện tập 1,2,3,4.Tổ trưởng điều khiển tổ mình,chịu sự giám sát của lớp trưởng.
-GV nêu ngắn gọn:
+Phải tập hợp dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
+Trang phục gọn gàng.
+Muốn ra vào lớp phải xin phép.
-Cho HS để dép vào nơi quy định, sủa lại trang phục cho một số HS ,chỉ dẫn cho HS biết thế nào là trang phục gọn gàng.
-GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. Khi gọi tên đến con vật nào có hại thì hô to "Diệt, Diệt ,Diệt",còn gọi con vật nào có ích thì im lặng.
 Cho HS chơi thử vài lần trước khi chơi thật.
-Đứng vỗ tay và hát.
-Đàm thoại.
Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2016
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
BÀI 1: CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA
I/Mục tiêu: HS biết
-Kể tên bộ phận chính của cơ thể.
-Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay.
-Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.
II/Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to bài 1 SGK.
III/Các hoạt động dạy và học :
* Hoạt động 1:Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
+Bước 1: HS hoạt động theo cặp
QST trang 4 SGK Hãy chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
GV theo dõi và giúp đỡ các em.
+Bước 2: Hoạt động cả lớp
 HS xung phong nói tên các bộ phận của cơ thể.(chỉ trên hình vẽ)
GV cùng HS nhận xét.
* Hoạt động 2: Hoạt động của một số bộ phận của cơ thể 
+Bước 1 : làm việc theo nhóm nhỏ
- Quan sát các hình trang 5 SGK, chỉ và nói các bạn trong tranh đang làm gì?
- Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? (GV theo dõi giúp đỡ các nhóm )
+Bước 2 : hoạt động cả lớp
GV gọi một số nhóm lên biểu diễn trước lớp – lớp quan sát.
Vậy cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
+Kết luận: Cơ thể chúng ta gồm ba phần, đó là: đầu, mình và tay, chân
Chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
* Hoạt động 3: Tập thể dục
+Bước 1: Học hát bài: Cúi mãi mỏi lưng. Viết mãi mỏi tay.
 Thể dục thế này .Là hết mệt mỏi.
+Bước 2: GV làm mẫu từng động tác vừa làm vừa hát HS làm theo.
+Bước 3:Lớp trưởng điều khiển vừa làm vừa hát cả lớp làm theo
* Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh ,ai đúng ’’
Cách tiến hánh: GV làm trọng tài ,bấm thời gian khoảng 1 phút Một HS chỉ và nói các bộ phận bên ngoài của cơ thể .(Tương tự HS khác ) Cuối cùng em nào nêu được nhiều bộ phập và chỉ đúng sẽ thắng
GV cùng HS nhận xét tuyên dương.
Nhận xét tiết học
DD: Về nhà QST chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể
Rút kinh nghiệm	
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2016
Tuần 2
ĐẠO ĐỨC:	
 BÀI 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT
(TIẾT 2)
I/ Mục tiêu :
- Học sinh hiểu được : Có thêm nhiều bạn mới, cô giáo mới, học được nhiều điều mới lạ.Biết kể chuyện theo tranh
- Giáo dục trẻ trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt
II. Chuẩn bị :
Giáo viên;Tranh minh họa trang 4, 5, 6 Bài tập đạo đức.
Học sinh; Sách bài tập
III. Các hoạt động dạy và học :
* Hoạt động 1 : KT bài:Em là học sinh lớp 1(T1)
- Nêu tên mình và kể về gia đình mình gồm có những ai?
- Em là học sinh lớp mấy học trường nào? Cô giáo em tên gì?
- Trẻ em được hưởng những quyền gì?
- Qua trò chơi giới thiệu tên em có cảm nghĩ gì? 
Nhận xét kiểm tra
* Hoạt động 2: Kể chuyện theo tranh (BT 4)
Kể chuyện qua nội dung tranh.(5 nhóm mỗi nhóm một tranh)
Tranh 5 : Nhóm 5
Đại diện nhóm kể trước lớp lớp theo dõi bổ sung
àTranh 1 : Đây là gia đình bạn Mai. Mai 6 tuổi Mai vào lớp một. Bố mẹ và bà đang chuẩn bị cho bạn đi học
Bố mẹ đã làm gì? để chuẩn bị cho Mai đi học.
àTranh 2 :Mẹ đưa Mai đến trường.Trường Mai thật là đẹp .Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp
 - Trẻ em có quyền gì?
Đến trường học em đã quen với những ai?
Em có thích đi học không, vì sao?
Hãy kể về ước mơ của em
àTranh 3 : Cô giáo đang dạy các em học. Được đi học, được học tập nhiều điều mới lạ. Được đi học em sẽ biết đọc biết viết
Em hãy kể những điều mà em được học ở trường
Nếu biết đọc, biết viết em sẽ làm gì ?
àTranh 4 : Cảnh vui chơi trên sân trường
Kể những Trò chơi mà em cùng các bạn đùa vui trên sân?
 - Gáo dục cho các em biết trò chơi có hại và có lợi để học sinh biết lựa chọn mà chơi
àTranh 5 : Kể lại cho bố mẹ nghe về những niềm vui và những điều bạn đã học tập được ở trường
Các em hãy kể những điều mà các em đã được học ,chơi ở trư ... ệ được cơ thể phòng chống được một số bệnh như cảm nắng hoặc cảm lạnh,sổ mũi,nhức đầu ,viêm phổi.
Nhận xết dặn dò.
Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Ngày dạy :
	Đạo đức : TUẦN 34
 TRANG ĐỊA PHƯƠNG : THĂM KHU CHỢ 
I/MỤC TIÊU:
HS nắm được nơi để tham quan và biết giữ gìn, biết chăm sóc, bảo vệ chợ.
HS có ý thức khi tham quan 
II/ CHUẨN BỊ :
 Gv kết hợp bác bảo vệ dẫn các em đi tham quan.
Chuẩn bị một số đồ chơi để HS chơi trò chơi “Đi chợ”
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: KT về ý thức nơi công cộng
 Tiết trước chúng ta đã học bài gì ? Khi đến trạm y tế xã em phải làm gì để giữ trật tự và bảo vệ tài sản chung?
HOẠT ĐỘNG 2: GV giới thiệu bài : Tham quan khu chợ
GV hướng dẫn cho học sinh đi an toàn khi tham quan.
+ Về lớp: GV đặt câu hỏi về chợ cho HS tìm hiểu
Hãy kể một số nơi mà em vừa được tham quan ?
Khi đi chợ hay ở nơi đông người thì em có làm ồn ào không. Đến chợ có cần phải giữ vệ sinh như các nơi khác không?Em có thích đi chợ không ? Nhà em ai thường hay đi chợ?
Khi đi chợ em gặp các cô chú hoặc người quen thì em phải làm gì?
 *Củng cố -dặn dò
* Trò chơi : “ Đi chợ”
 GV hướng dẫn cho HS chơi và rút ra bài học ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
TUẦN 34 Ngày dạy : 
BÀI: TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I/ Mục tiêu :
Tiếp tục ôn tập bài thể dục. Yêu cầu thuộc bài.
Tiếp tục ôn “ Tâng cầu” Yêu cầu nâng cao thành tích .
Giáo dục HS tính trật tự, bền sức.
II/ Địa điểm – phương tiện :
- Sân bãi, còi.
III/ Các hoạt động :
Nội dung
Thời gian
PP tổ chức
1/ Phần mở đấu
- GV nhận lớp – phổ biến nội dung bài học:
- Khởi động : Đứng vỗ tay, hát.
Xoay các khớp cổ tay và cổ chân, đầu gối, hông.
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhin 
Đi thường theo nhịp và hít thở sâu
Trò chơi.
2/ phần cơ bản
- Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, và điểm số
- Bài thể dục phát triển chung
+ Lần 1 : GV điều khiển và cho HS ôn tập - HS làm theo.
+ Lần 2 : HS từng tổ lên trình bày 
GV giúp đỡ và nhận xét.
- Trò chơi : Tâng cầu.
Chuyền cầu theo nhóm hai người.
Tổ trưởng điều khiển tập luyện.
- GV nhận xét – chỉnh sửa.
3/ Phần kết thúc
GV cho HS đi thường theo nhịp 2 x 4.
Đứng tại chỗ + vỗ tay hát.
GV + HS hệ thống lại bài.
GV nhận xét tiết học.
1 – 2’
1 – 2’
3’
25’
2 lần
5’
4 hàng ngang
Thi đua giữa các tổ.
4 hàng ngang
Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Ngày dạy : 
TUẦN 34
BÀI 34: THỜI TIẾT
 I/MỤC TIÊU
- Thời tiết luôn luôn thay đổi.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết.
- Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ.
II/CHUẨN BỊ
- GV: hình ảnh trong SGK.
- HS : sưu tầm tranh ảnh về thời tiết .
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KT về cách ăn mặc khi trời nóng, trời rét
- Khi trời lạnh em cần làm gì ?
- Khi trời nóng em ăn mặc như thế nào ? 
- Em có cảm giác như thế nào khi trời nóng hoặc trời lạnh ?
-Nhận xét kiểm tra.
HOẠT ĐỘNG 2:Quan sát tranh mô tả các hiện tượng của thời tiết
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK . HS thảo luận theo nhóm 4 em
+ Bước1: QST SGK (HS làm việc theo cặp)
 - Thời tiết có thể thay đổi như thế nào ?
- Khi trời nóng ,khi trời rét,cách ăn mặc phải khác nhau như thế nào?
+Bước 2: HS trả lời câu hỏi và chỉ vào tranh :- GV nhận xét.
+Bước3:GV treo một số tranh, ảnh gió và mưa cho HS quan sát :
- Gió trong bức tranh như thế nào ?
- Các bạn trong tranh ăn mặc như thế nào ?
Kết luận: Các hiện tượng về thời tiết đã học nắng, mưa, gió rét . Các hiện tượng khác của thời tiết mà HS quan sát được thực tế là, sấm chớp . 
HOẠT ĐỘNG 3: ích lợi của dự báo thời tiết
- Vì sao em biết ngày mai trời sẽ nắng ? Hoặc trời mưa, nóng ,rét ?
- Em mặc như thế nào khi trời nắng, khi trời rét ?
-Kết luận: Chúng ta biết được thời tiết ngày mai sẽ như thế nào là do các các bản tin dự báo thời tiết được phát thanh trên đài hoặc được phát sóng trên ti vi. 
- Chúng ta phải ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
*Củng cố 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Dự báo thời tiết” 
- Cách chơi tương tự “Trời nắng,trời mưa”
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị : Ôn tập tự nhiên.
Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
-------------------------------oOo----------------------------
TUẦN 35 Ngày dạy : 
BÀI: ÔN TẬP CUỐI NĂM
ÔN TẬP TỔNG HỢP
I/MỤC TIÊU:
HS hiểu và nắm được nội dung và kiến thức của đạo đức.
HS có ý thức với mọi người, biết lễ phép, chào hỏi cảm ơn và xin lỗi
HS nắm được ý nghĩa và việc làm của mình qua các bài đạo đức.
II/CHUẨN BỊ:
Câu hỏi ôn tập	
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập
GV nêu câu hỏi HS trả lời:
Ở nông thôn khi đi bộ thì ta đi ở phần đường nào ?Tại sao ?
Khi mắc lỗi với người khác em phải làm gì ?
Cây, hoa có ích lợi gì cho cuộc sống ?
Em cần làm gì để bảo vệ cây và hoa ?
Khi gặp thầy giáo , cô giáo em phải làm gì ?
Trong giờ học bài có bạn rủ đi chơi, em có nên đi chơi không ? Vì sao ?
Em cảm thấy thế nào khi được người khác chào hỏi ?
Khi gặp ngưởi quen em phải làm gì ?
Khi đi bộ trên đường ở thành phố thì em phải đi như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG 2 : Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
Cách chơi: GV cài một số bông hoa lên cây lần lượt từng em lên hái và trả lời 
(có thể là câu hỏi ,có thể là một bài hát,có thể là một tình huống...)
- HS tiến hành chơi 
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Ngày dạy : 
TUẦN 35
BÀI 35: ÔN TẬP: TỰ NHIÊN
 I/MỤC TIÊU
- Giúp HS biết hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên .
- Quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về quan cảnh tự nhiên ở khu vực xung quanh trường.
- Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II/CHUẨN BỊ
 Tất cả những hình ảnh trong SGK và ở ngoài mà GV và HS sưu tầm được về chủ điểm tự nhiên.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KT bài :Thời tiết
 - Vì sao em biết ngày măi trời sẽ nắng ? Hay sẽ mưa?
 -Em ăn mặc như thế nào khi trời nắng, khi trời mưa ,? ( nóng, hay rét ?) 
-Nhận xét kiểm tra.
HOẠT ĐỘNG 2: Quan sát thời tiết
- GV cho HS đứng vòng tròn ngoài sân và yêu cầu hai HS quay mặt vào nhau để hỏi và trả lời nhau về thời tiết tại thời điểm hôm nay.
 VD: Bầu trời hôm nay màu gì ?
- Có mây không, mây màu gì ?
- Bạn có cảm thấy gió đang thổi không ?
- Gió thổi nhẹ hay mạnh ?
- Thời tiết hôm nay nóng hay rét ?
- GV bổ sung ý kiến.
HOẠT ĐỘNG 3: HS quan sát cây cối và con vật
- Tổ chức trưng bày các tranh, ảnh về cây cối, con vật, thời tiết theo nhóm 
- Nhóm 1: Nhận biết về các thực vật.
- Tất cả những tranh ảnh về cây cối và sắp xếp lại một cách hệ thống.( VD các cây rau, cây hoa .)
- Phân công trong nhóm mỗi bạn giới thiệu một loại cây.
- Nhóm 2: Nhận biết về động vật
- Thu thập tất cả những tranh ảnh về con vật và sắp xếp lại 1 cách hệ thống con gà , con cá, mèo.
- Phân công mỗi bạn trong nhóm chịu trách nhiệm giới thiệu về một loài vật
- Nhóm 3: Nhận biết về thời tiết
- Cách làm tương tự nhóm trên.
- HS làm việc theo nhóm theo sự phân công trên 
- Lần lượt các bạn được phân công ở các nhóm lên trình bày trước lớp phần việc của nhóm mình phụ trách.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
*Củng cố 
- Tổ chức cho HS chơi Trò chơi “ Dự báo thời tiết” .
- HS tham gia chơi như tiết trước.
- GV nhận xét học
Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
...............................................................................................................................
................................................................................................................................ 
-------------------------------oOo----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2016_2017.docx