Giáo án Đạo đức lớp 1 - Tuần 5 đến 8 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hường

Giáo án Đạo đức lớp 1 - Tuần 5 đến 8 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hường

 Tuần 5

 Bài 3

 Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (Tiết 1)

A. MỤC TIÊU:

- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.

- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.

- Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.

*GDBVMT: Giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn, bảo vệ môi trường, góp phần làm cho môi trường phát triển bền vững.

B. CHUẨN BỊ:

 vở bài tập 1. đạo đức 1 + bút màu + 1 số đồ dùng dạy học như ở tr. 1

 phóng to tranh bài tập 1 và 3 trong vở bài tập đạo đức(tr.11, 12).

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 9 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 1 - Tuần 5 đến 8 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàysoạn:.
Ngày dạy:..
 Tuần 5 
 Bài 3 
 Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU:
- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập. 
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
*GDBVMT: Giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn, bảo vệ môi trường, góp phần làm cho môi trường phát triển bền vững.
B. CHUẨN BỊ:
vở bài tập 1. đạo đức 1 + bút màu + 1 số đồ dùng dạy học như ở tr. 1
phóng to tranh bài tập 1 và 3 trong vở bài tập đạo đức(tr.11, 12).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Giáo viên
Học sinh
Ghi chú
1. Ổn định: chuẩn bị bảng.
2. kiểm tra: yêu cầu Hs chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- giúp Hs sắp xếp đồ dùng trên bàn cho gọn gàng.
3. bài mới: 
*Giới thiệu bài: nêu ngắn gọn và ghi tựa.
Hoạt động 1: bài tập 1
MT: Biết gọi đúng tên và tô màu các đồ dùng học tập.
HT: Cá nhân, lớp
- Cho HS quan sát tranh
- Tô màu và gọi tên các đồ dùng học tập trong hình.
- Nêu và giải thích yêu cầu.
- Gọi Hs gọi tên các đồ dùng học tập vừa tô.
- Lấy ý kiến cả lớp rồi xác định kết quả: đúng hay sai.
* Hoạt động 2: bài tập 2.
MT: Biết giới thiệu với bạn những đồ dùng học tập của mình.
HT: Cá nhân, nhóm
- Chia nhóm, nêu yêu cầu và gợi ý:
+ tên đồ dùng học tập.
+ đồ dùng đó để làm gì?
+ cách giữ gìn đồ dùng học tập.
- Yêu cầu Hs lên trình bày.
Kết luận: 
*Hoạt động 3: bài tập 3
MT: Biết cần phải giữ gìn đồ dùng học tập
HT: Cá nhân, lớp
Đánh dấu + vào □ trong những tranh vẽ hành động đúng.
- Nêu yêu cầu.
- Gọi hs TLCH.
+ em đánh dấu tranh nào? bạn đang làm gì? Hành động đó đúng hay sai?
+ vì sao em cho rằng hành động của bạn đó là đúng?
Kết luận: cần phải giữ gìn đồ dùng học tập:
- không làm giây bẩn, viết hay vẽ bậy ra sách vở.
- không xé sách, vở.
- không dùng thước, bút, cậpđể nghịch.
- học xong phải cất gọn gàng đồ dùng học tập vào nơi qui định.
- giữ gìn đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền học tập của mình.
* Hướng dẫn nối tiếp:
- Hướng dẫn Hs sửa sang lại đồ dùng học tập: bao bìa, dán nhãn, giữ không để quăn mép sách vở; sắp xếp bút thước và các đồ dùng khác cho gọn gàng, ngăn nắp.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Liên hệ GD: Biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập là tiết kiệm được tiền của, tiết kiệm được nguồn tài nguyên có liên quan tới sản xuất sách vở, đồ dùng học tập- Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất sách vở, đồ dùng học tập.
- Nhận xét sơ lược đồ dùng học tập của Hs.
- Về sửa sang lại đồ dùng học tập để tiết sau thi “ Sách, vở ai đẹp nhất”.
- Hát.
- chuẩn bị: vở bài tập, bút màu và 1 số đồ dùng học tập.
- Lắng nghe.
 - Lập lại tựa.
- Quan sát tranh (cá nhân)
- Tìm và tô màu đồ dùng học tập trong tranh (tr.11)
- vài em nêu lên: sách vở, bút, thước kẻ,
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Giới thiệu trong nhóm 
- Nhóm lên trình bày.
- Lớp theo dõi, bổ sung.
- Làm bài tập.
+ Mỗi em nêu 1 tranh (đúng mà em đã đánh +) và giải thích.
- Theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Trình bày sách vở, đồ dùng học tập. Theo dõi để biết cách sửa sang, Sắp xếp đồ dùng học tập.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ
Ngàysoạn:.
Ngày dạy:..
Tuần 6 
 Bài 3 Giữ gìn sách vở,
 đồ dùng học tập (Tiết 2)
A. MỤC TIÊU
- Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập. 
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Giáo dục Hs biết ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
*GDBVMT: Giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn, bảo vệ môi trường, góp phần làm cho môi trường phát triển bền vững.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên: chuẩn bị bài hát “ sách bút thân yêu” nhạc và lời: bùi đình thảo.
Học sinh: sách vở, bao bìa dán nhãn.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
Ghi chú
1.Ổn định
2. kiểm tra : hỏi để Hs nhắc lại lời dặn của Gv ở tiết trước.
3. bài mới: 
* Giới thiệu ghi tựa: 
Hoạt động 1: Thi “ sách, vở ai đẹp nhất ”
MT: Biết nhận xét việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
HT: Cá nhân, lớp
- Nêu yêu cầu cuộc thi và nêu thành phần ban giám khảo: lớp trưởng, lớp phó học tập và lớp phó văn thể mỹ và các tổ trưởng, tổ phó.
- Nêu tiêu chuẩn chấm thi:
+ có đủ sách vở, đồ dùng học tập qui định.
+ sách vở sạch, không bị bẩn, quăn mép, xộc xệch.
+ đồ dùng học tập sạch sẽ, không bẩn, không xộc xệch, cong queo.
- Yêu cầu các tổ tiến hành thi vòng 1.
=> theo dõi hoạt động thêm cách chấm.
- Yêu cầu các tổ mang sách vở của các bạn đã chọn vào vòng 2 lên bàn đã được chuẩn bị. sau đó tiếp tục cho BGK chấm thi vòng 2.
=> Theo dõi hỗ trợ cho BGK.
- Liên hệ kiểm tra thêm các đồ dùng học tập khác của các bạn được chọn ở vòng 2.
- Yêu cầu BGK công bố kết quả, phát thưởng ( nếu có).
- Nhận xét
Hoạt động 2: kể chuyện
MT: HS sắp xếp gọn gàng, ngăn nấp cũng là cách để giữ gìn đồ dùng học tập bền đẹp và có lợi cho việc học tập
HT: Cả lớp 
- Kể: “ đồ dùng để ở đâu ( nhị hà)”.
- Hướng dẫn Hs tìm hiểu chuyện, liên hện thực tế:
+ câu chuyện nói về ai?
+ vì sao bạn trễ học?
+ em có bị trễ học lần nào không? Vì sao trễ?
*Chốt lại: sắp xếp gọn gàng, ngăn nấp cũng là cách để giữ gìn đồ dùng học tập bền đẹp và có lợi cho việc học tập của chúng ta.
Hoạt động 3: Học thuộc nội dung bài học
MT: Nắm nội dung chính bài học
HT: Cá nhân, lớp
- Hướng dẫn Hs đọc thuộc câu thơ cuối bài: đọc mẫu cho Hs đọc theo.
*kết luận: cần phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp các em học tốt và thực hiện tốt quyền được học tập của chính mình.
4. Củng cố - Dặn dò
- Nhắc HS: về nhà hay ở lớp điều cần sấp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp và giữ gìn các đồ dùng học tập cho bền đẹp => giáo dục tính tiết kiệm. 
- Tiết sau mang theo ảnh chụp gia đình em.
- Hát đồng thanh.
- Nêu: sửa sang đồ dùng học tập. chuẩn bị thi => (bạn khác bổ sung).
- Lắng nghe, lập lại tựa.
- Thực hiện theo yêu cầu của Gv.
- Lắng nghe và chuẩn bị.
- Sắp xếp sách, vở, đồ dùng học tập của mình lên trên bàn: cặp để trong ngăn bàn, các đồ dùng khác để bên cạnh chồng sách vở.
- Tổ trưởng, tổ phó chấm thi trong tổ mình chọn ra 3 bạn khá nhất để thi vòng 2.
- Lớp trưởng và 2 lớp phó, tiến hành chấm thi vòng 2.
- Thực hiện
- Hoan hô cá nhân và tổ về nhất, nhì,
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Suy nghĩ, TLCH.
- Lắng nghe.
- Đọc theo Gv.
- Vài Hs đọc thuộc trước lớp. 
“Muốn cho sách vở đẹp lâu.
Đồ dùng bền mãi nhớ câu giữ gìn.”
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Ngàysoạn:.
Ngày dạy:..
Tuần 7
 Bài 4 Gia đình em (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Nêu được những việc trẻ em cần làm để thực hiện kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
*Biết trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ. Phan biệt được các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
- Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ 
*GDKNS: Kĩ năng giới thiệu về những người thân trong gia đình ; Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với những người trong gia đình ; Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà, cha mẹ.
*GDMT: Gia đình chỉ có hai con là hạn chế gia tăng dân số, góp phần giữ gìn , ổn định và BVMT.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: nội dung bài dạy, các câu hỏi, tình huoáng
Học sinh: vở bài tập đạo đức.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
Ghi chú
1.Ổn định
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Giới thiệu ghi tựa: Gia đình em (tiết 1)
Hoạt động 1: kể về gia đình mình(BT1)
Mục tiêu: GDKNS: KN biết giới thiệu những người thân trong gia đình.
HT: Lớp, nhóm, cá nhân
- Nêu yêu cầu và chia nhóm (4hs).
-Gợi ý nội dung:
+ Gia đình em có mấy người?
+ Gồm những ai? bố mẹ em tên gì?
+Anh (chị) em bao nhiêu tuổi? học lớp mấy?
- Gọi Hs kể trước lớp.
=> Kết luận+GDBVMT.
Chú ý: đối với những em sống trong gia đình không đầy đủ, nên hướng dẫn Hs cảm thông chia sẽ với bạn.
Hoạt động 2: kể lại nội dung tranh
MT: Hs hiểu biết về quyền quy định trong quyền trẻ em và gia đình.
HT: Lớp, nhóm
 - Chia lớp thành 4 nhóm. Giao cho mỗi nhóm 1 tranh yêu cầu: quan sát kể lại nội dung tranh.
- Treo tranh (bài tập 2) lên gọi đại diện các lớp lên trình bày kết quả đã thảo luận.
- Chốt lại nội dung từng tranh sau khi Hs trình bày.
Đàm thoại.
+ Bạn nào trong tranh được sống hạnh phúc với gia đình?
+ Bạn nào phải sống xa cha mẹ? vì sao?
Kết luận: Trẻ em có quyền sống cùng cha mẹem thật hạnh phúc, sung sướng khi được cùng sống với gia đình. Chúng ta cần cảm thông, chia sẽ với các bạn thiệt thòi, không được sống cùng gia đình.
Hoạt động 3: Đóng vai treo tranh
Mục tiêu: GDKNS: KN ra quyết định và giải quyết vấn đề thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà cha mẹ.
HT: Nhóm, lớp
- Cho Hs giữ 4 nhóm ( hoạt động 2), mỗi nhóm thảo luận, phân vai theo tình huống trong tranh (mỗi nhóm một tranh).
- Kết luận cách ứng sử phải phù hợp trong các tình huống.
+ Hình 1: nói “ vâng ạ ! “ và thực hiện đúng lời mẹ dặn.
+ hình 2: chào bà và cha mẹ khi đi học về.
+ hình 3: xin phép bà đi chơi.
+ hình 4: nhận quà bằng 2 tay và nói lời cảm ơn.
4. nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Gia đình em (Tiết 2)
- Hát tập thể
- Để dụng cụ học tập lên bàn kiểm tra
- Theo dõi và nêu lại
- Kể về gia đình mình trong nhóm ( lần lượt từng em).
- Vài em kể: cá nhân.
- Lắng nghe
- Quan sát tranh theo nhóm Gv đã chia.
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung đã thảo luận.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- TLCH của Gv.
- HS trả lời
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm để đóng vai.
+ Phân vai.
+ Chọn lời cho nhân vật.
- Các nhóm lần lượt lên đóng vai.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ
Ngàysoạn:.
Ngày dạy:..
Tuần 8
 Bài 4 Gia đình em (Tiết 2)
A. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Nêu được những việc trẻ em cần làm để thực hiện kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
*Biết trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ. Phan biệt được các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
- Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ 
*GDKNS: Kĩ năng giới thiệu về những người thân trong gia đình ; Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với những người trong gia đình ; Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà, cha mẹ.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên: nội dung bài dạy, các câu hỏi, tình huoáng
Học sinh: vở bài tập đạo đức.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
Ghi chú
1. Ổn định
2. Bài cũ
3. bài mới: 
*Giới thiệu bài: ngắn gọn, ghi tựa.
* Khởi động: trò chơi “ đổi nhà”.
- Hướng dẫn cách chơi và làm mẫu 3 em (2 em làm nhà, 1 em ở trong nhà )
quản trò: “ đổi nhà”.
* Thảo luận qua trò chơi:
+em cảm thấy thế nào khi luôn có một mái nhà?
+ em sẽ ra sau khi không có một nhà?
Kết luận: gia đình là nơi em được ba mẹ và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
Hoạt động 1: đóng vai
MT: Biết được cần kính trọng vâng lời người lớn trong gia đình.
HT: Nhóm, lớp
Tiểu phẩm: chuyện của bạn long.
- Giúp Hs chọn vai.
- Giới thiệu câu chuyện (SGK t.25).
- Hướng dẫn Hs thực hiện.
- Gợi ý thảo luận:
+ em có nhận xét gì về những việc làm của bạn Long? (đã vâng lời cha mẹ chưa?).
+ điều gì xảy ra khi bạn Long không vâng lời ba mẹ?
- Theo dõi, nhận xét
Hoạt động 2: Hs tự liên hệ
Mục tiêu: GDKNS: KN giao tiếp/ứng xử với những người trong gia đình, KN ra quyết định và giải quyết vấn đề thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà cha mẹ.
HT: Cá nhân, lớp, nhóm 2
- Nêu yêu cầu và gợi ý Hs tự liên hệ.
+ sống trong gia đình em được cha mẹ quan tâm như thế nào?
+ em đã làm những gì để cha mẹ vui lòng?
+ Nêu những việc thể hiện sự kính trọng , lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
- gọi 1 hs lên trình bày.
=> Khen thưởng bạn biết lễ phép, vâng lời cha mẹ, nhắc cả lớp học tập theo bạn.
- Kể cho Hs nghe câu chuyện “ nhớ lời dặn của mẹ” (SGK tr1,72).
Kết luận chung:
- Trẻ em có quyền được sống cùng cha mẹ, yêu thương, che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
- Cần cảm thông, chia sẽ với những bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình.
- Trẻ em có bổn phận phải yêu quí gia đình; kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
4. Nhận xét, dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Xem bài 5
- Hát.
- chuẩn bị: vở bài tập, bút màu và 1 số đồ dùng học tập.
- Lắng nghe, lập lại.
- Lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn.
- Lắng nghe, TLCH.
(những Hs không bị mất nhà).
(những em đã bị mất mái nhà ).
- Lắng nghe
- Chọn vai: Mẹ, Long và các bạn của Long.
- Lắng nghe để thực hiện theo hướng dẫn (6 em) cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Thảo luận nhóm bốn.
- Vài Hs nêu ý kiến đã thảo luận.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Từng đôi bạn tự liên hệ theo gợi ý của Gv.
- Vài em trình bày trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nêu nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docdd1-t5-8.doc