Giáo án Đạo đức tiểu học - Tuần 23

Giáo án Đạo đức tiểu học - Tuần 23

BÀI 11: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (Tiết 1)

I.MỤC TIÊU:

- Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.

- Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định

- Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thục hiện.

- GDKNS: + Kĩ năng an toàn khi đi bộ.

 + Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi đi bộ không đúng quy định.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.

- Mô hình đèn tín hiệu giao thông (đỏ, vàng, xanh)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 8 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức tiểu học - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 23: 
LỚP 1
 Thứ 2 ngày 06/ 02/2012 dạy lớp 1A 
 Thứ 5 ngày 10/ 02 /2012 dạy lớp 1B 
BÀI 11: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.
- Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định
- Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thục hiện.
- GDKNS: + Kĩ năng an toàn khi đi bộ.
 + Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi đi bộ không đúng quy định. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
- Mô hình đèn tín hiệu giao thông (đỏ, vàng, xanh) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ. 
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Phân tích tranh bài tập 1.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích từng bức tranh bài tâp 1.
Tranh 1: Hai người đi bộ đi đang đi ở phần đường nào? Khi đó đèn tín hiệu có màu gì?
Vậy, ở thành phố, thị xã  khi đi bộ qua đường thì đi theo quy định gì?
Tranh 2: Đường đi ở nông thôn (tranh 2) có gì khác đường thành phố? Các bạn đi theo phần đường nào?
- GV gọi một vài học sinh nêu ý kiến.
- Giáo viên kết luận từng tranh:
Hoạt động 2: Làm bài tập 2 theo cặp
Những ai đi bộ đúng quy định? Bạn nào sai? Vì sao? Như thế có an toàn hay không?
GV kết luận: 
Tranh 1; Ở đường nông thôn, hai bạn học sinh và một người nông dân đi bộ đúng, 
Tranh 2: Ở thành phố,có ba bạn đi theo tín hiệu giao thông màu xanh, theo vạch quy định là đúng ..
Tranh 3: Ở đường phố hai bạn đi theo vạch sơn khi có tín hiệu đèn xanh là đúng,.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế:
Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ:
Hàng ngày các em thường đi bộ qua đường nào? Đi đâu?
Đường giao thông đó có đèn tín hiệu giao thông hay không? Có vạch sơn dành cho người đi bộ không?, có vỉa hè không?
Em đã thực hiện việc đi bộ ra sao?
- GV tổng kết và khen ngợi những học sinh thực hiện tốt việc đi lại hằng ngày theo luật giao thông đường bộ. Cần lưu ý những đoạn đường nguy hiểm, thường xãy ra tai nạn giao thông.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Thực hiện đi bộ đúng quy định theo luật giao thông đường bộ.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh hoạt động cá nhân quan sát tranh và nêu các ý kiến của mình khi quan sát và nhận thấy được.
- Học sinh phát biểu ý kiến của mình trước lớp.
- Học sinh khác nhận xét.
- Từng cặp học sinh quan sát và thảo luận. Theo từng tranh học sinh trình bày kết quả, bổ sung ý kiến, tranh luận với nhau.
- Học sinh liên hê thực tế theo từng cá nhân và nói cho bạn nghe theo nội dung các câu hỏi trên.
- Học sinh nói trước lớp.
- Học sinh khác bổ sung.
LỚP 2
 Thứ 2 ngày 06/2/2012 dạy lớp 2A 
 Thứ 6 ngày 10/2/ 2012 dạy lớp 2B 
Bài 11: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
 - Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và gọi điện thoại nhẹ nhàng.
- Biết xử lý một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
- Biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
GDKN: Kỷ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Điện thoại.
- Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ. 
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Thảo luận lớp
- GV cho hs nghe đoạn hội thoại.
- GV nêu câu hỏi theo nội dung của cuộc nói chuyện.
- GVKL : Khi nhận và gọi điện thoại, em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
Hoạt động 2: Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại
 - GV viết các câu của đoạn hội thoại vào 4 tám bìa.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- GV nêu câu hỏi:
+ Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần thể hiện lòi nói của của mình như thế nào?
+ Nêu những yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại?
- GVKL: Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi 
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiêt học.
- Dặn HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS theo dõi.
- HS phát biểu cá nhân. 
- 4 hs lên sắp xếp thành đoạn hội thoại đúng nhất.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện trình bày.
- Nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe.
LỚP 3
 Thứ 3 ngày 07/02/2012 dạy lớp 3A 
 Thứ 5 ngày 09/02/2011 dạy lớp 3B 
Bài 11: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (TIẾT 1)
 I. MỤC TIÊU:
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang .
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
- GDKNS: + Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.
 + Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
II. TÀI LIÊU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Vở BT đạo đức 3
- Phiếu học tập cho hđ 2 tiết 1.
- Truyện kể về chủ đề dạy học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ. 
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động dạy học.s
Hoạt động 1: Kể chuyện đám tang 
- GV kể chuyện ( sử dụng tranh)
+ Mẹ Hoàng và 1 só người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang
+ Vì sao mẹ Hoàng lại dùng xe nhường đường cho đám tang?
+ Hoàng đã hiểu ra điều gì saukhi mẹ giải thích?
+ Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao phải tôn trọng đám tang?
- GVKL: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
 Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
- Phát phiếu học tập cho hs yêu cầu hs làm bài tập.
- GVKL: Các việc b,d, là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang các việc a,c,đ,e, là những việc việc không nên làm.
Hoạt động 3: Liên hệ 
- GV nêu yêu cầu liên hệ.
- GV mời 1 số hs trao đổi với các bạn trong lớp.
- GV nhận xét và khen những hs đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài học sau.
- Hs theo dõi, trao đổi trả lời câu hỏi.
- Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã dựng lại cho đám tang đi qua.
- Vì mẹ tôn trọng người đã khuất và cảm thông với người thân của họ.
- Hoàng hiểu cũng không nên chạy theo xem chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang.
- Phải dụng xe nhường đường, không chỉ trỏ cười đùa khi gặp đám tang.
- Đám tang là nghi lễ chôn cất người chết là sự kiện đau buồn đối với người thân của họ.
- Hs nhận phiếu ghi vào ô trống trước việc làm đúng , ghi sai trước việc làm sai:
a, Chạy theo xem chỉ trỏ
b, Nhường đường
c, Cười đùa
d, ngả mũ, nón
đ, Bóp còi xe xin đường
e, Luồn lách, vượt lên trước.
- Hs trình bày và giải thích vì sao hành vi đó đúng hoặc sai.
- HS tự liên hệ trong nhóm nhỏ về cách ứng xử của bản thân.
- 1 số hs trao dổi việc ứng xử của mình khi gặp đám tang.
- HS nhận xét
- Lắng nghe.
LỚP 4
 Thứ 2 ngày 06/02/2012 dạy lớp 4A
 Thứ 6 ngày 10/02/2012 dạy lớp 4B
Bài 11: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T1)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ công trình công cộng.
- Cú ý thức bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng ở địa phương.
- GDKNS: + Kĩ năng xác định giá trị văn hoá tinh thần của những nơi công cộng.
 + Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu điều tra.
- Tranh SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ. 
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động dạy học.s
Hoạt động1: Thảo luận nhóm ( tình huống trang 34 SGK)
- GV nêu tình huống.
- Chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu thảo luận đóng vai xử lý tình huống.
- Nếu em là bạn Thắng trong tình huống trên em sẽ làm gì? vì sao?
- GVKL: Công trình công cộng là tài sản chung của XH. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi BT1.
- Để giữ gìn các công trình công cộng em phải làm gì?
- GVKL: Mọi người dân đều phải có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ các công trình công cộng
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (BT 2 SGK)
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm HS thảo luận xử lí tình huống.
- Nhận xét tuyên dương.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài học sau.
- Hát.
- Tiến hành thảo luận
- Đại diện các nhóm thể hiện tình huống của nhóm mình.
- Nếu là bạn Thắng, em sẽ không đồng tình với lời rủ của bạn Tuấn. vì nhà văn hoá là nơi sinh hoạt văn hoá văn nghệ của mọi người, nên mọi người cần phải giữ gìn, bảo vệ, viết vẽ lên tường
- HS nhận xét bổ sung
- Lắng nghe.
- Các nhóm quan sát tranh và thảo luận
+ Tranh 1 sai: Các bạn trèo lên tượng đá của nhà chùa cũng là công trình chung của mọi người cần được giữ gìn bảo vệ
+ Tranh 2 đúng: Vì xóm ngõ là lối đi chung của mọi người, ai ai cũng cần phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn.
+ Tranh 3 sai: Vì 2 bạ đang dùng dao khắc lên thân cây việc làm đó làm ảnh hưởng đến môi trường (những người khắc lên thân cây sẽ khiến cho cây bị chết) vừa ảnh hưởng đến thẩm mĩ chung
+ Tranh 4 việc làm này là đúng. vì cột điện là tài sản chung đem lại điện cho mọi người các cô chú thợ điện sửa chữa cột điện là bảo vệ tài sản chung cho mọi người.
- Không leo trèo lên các tượng đá công trình công cộng. Tham gia vào giọn dẹp giữ sạch công trình chung. Có ý thức bảo vệ của công. Không khắc tên, làm bẩn, làm hư hỏng các tài sản chung...
- HS nhận xét.
- Các nhóm thảo luận theo từng nội dung
- Đại diện nhóm trình bày. đọc tình huống
- 2 HS đọc ghi nhớ SGK
- Lắng nghe.
LỚP 5
 Thứ 3 ngày 07/02/2012 dạy lớp 5B
 Thứ 5 ngày 09/02/2012 dạy lóp 5A
Bài 11: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU : 
- Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số biểu hiện phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
- GDKNS: + Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về đất nước và con người Việt Nam.
 + Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Tranh ảnh về đất nước, con người VN và 1 số nước khác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ. 
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin tr 34 SGK.
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu 1 nội dung của thông tin trong SGK
- GV kết luận:VN có nề văn hóa lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất tự hào.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
 - GV yêu cầu HS thảo luận theo từng cặp các câu hỏi:
+ Qua các thông tin trên em có cảm nghĩ gì về đất nước và con người VN?
+ Em còn biết thêm những gì về Tổ quốc của chúng ta (các truyền thống văn hóa, các thành tựu về sự phát triển kinh tế, giáo dục, các danh lam thắng cảnh,)
+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
 - GV kết luận.
Hoạt động 3: Làm BT 2 SGK
- Cho HS làm việc cá nhân
- GV theo dõi bổ sung thêm.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhân xét tiết học.
- Chuẩn bị bài học sau
- 1 HS đọc thông tin ở SGK
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày
- HS làm việc theo nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
- HS đọc phần ghi nhớ 
- HS nêu yêu cầu BT 2
- HS trao đổi - 1 số em trình bày trước lớp (giới thiệu về quốc kì VN ,về Bác Hồ, về Văn Miếu)
- HS lắng nghe
- Lắng nghe, thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an mon dao duc tieu hoc.doc