Giáo án dạy các môn học Tuần 32 - Lớp 1

Giáo án dạy các môn học Tuần 32 - Lớp 1

Đạo đức: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (Tiết 1)

I.Mục tiêu :

- Kể được một vài lợi ích của hoa và cây nơi cộng cộng đối với cuộc sống con người.

- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.

Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm, những nơi công cộng khác; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

-Giáo dục các em luôn có ý thức bảo vệ của công và giữ vệ sinh chung

II. Các hoạt động dạy học :

 

doc 23 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn học Tuần 32 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai,ngày tháng năm 20
Đạo đức: 	 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (Tiết 1)
I.Mục tiêu :
- Kể được một vài lợi ích của hoa và cây nơi cộng cộng đối với cuộc sống con người.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm, những nơi công cộng khác; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
-Giáo dục các em luôn có ý thức bảo vệ của công và giữ vệ sinh chung 
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ : 
Để sân trường ,vườn trường ,vườn hoa ,công viên luôn đẹp ,luôn mát các em phải làm gì?
2.Bài mới .
a.Giới thiệu bài :
Hoạt động 1: Biết được các việc cần làm để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng
Yêu cầu các em thảo luận nhóm đôi nêu các việc cần làm để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng
-Những việc làm đó có tác dụng gì ?
Kết luận : cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp ,không khí trong lành ,mát mẻ .Chúng ta cần chăm sóc ,bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
Hoạt động 1: Tìm hiểu thực tế cách giữ vệ sinh môi trường ở địa phương 
1.Ở địa phương em việc giữ vệ sinh môi trường có được mọi người quan tâm và thực hiện tốt không?
2.Hãy ghi những hành vi mà em quan sát được vào bảng sau 
Những hành vi thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi truờng 
Những hành vi chưa thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường 
Giáo viên chia nhóm ,phân công cho mỗi nhóm lần lượt viết lại kết quả từ phiếu điều tra của mình vào bảng báo cáo của nhóm 
Nhóm1 ,2 : những hành vi thực hiện tốt 
Nhóm 3,4 : những hành vi chưa thực hiện tốt 
Giúp các em nhận xét chung về việcgiữ
vệ sinh ở địa phương mình 
Yêu cầu các em nêu một vài việc các em có thể làm để bảo vệ môi trường ?
Kết luận :Chúng ta phải thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường để đảm bảo sức khoẻ cho mình và cho mọi người
Hoạt động 2: Kể lại các việc đã làm để giữ vệ sinh nơi mình ở
Thảo luận nhóm đôi kể lại những việc mà mình đã làm được để giữ vệ sinh nơi mình ở 
Yêu cầu các nhóm trình bày 
Cùng các em nhận xét ,tuyên dương 
Kết luận : Cần tuyên tuyền vận động mọi người luôn có ý thức giữ vệ sinh chung
b.Củng cố -dặn dò :
Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường 
Hai em trả lời 
Lắng nghe nhiệm vụ ,thành lập nhóm 
Thảo luận nhóm đôi ,đại diện các nhóm trình bày 
Các nhóm khác nhận xét bổ sung
Nhiều em nhắc lại 
Làm việc theo nhóm 
Đại diện các nhóm trình bày ,các nhóm khác nhận xét bổ sung
Liên hệ việc giữ vệ sinh ở địa phương 
Nhiều em nêu các việc có thể làm để bảo vệ môi trường 
lắng nghe
Thảo luận nhóm đôi,kể lại những việc đã làm để bảo vệ môi trường 
Tuyên dương những bạn làm tốt
TN-XH: GIÓ 
I.Mục tiêu : 
- Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió.
II.Đồ dùng dạy học:
-Các hình trong SGK, hình vẽ cảnh gió to.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC: Hỏi tên bài.
Khi trời nắng bầu trời như thế nào? 
Nêu các dấu hiệu để nhận biết trời mưa? 
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài.
Hoạt động 1 : Quan sát tranh.
Mục đích: Học sinh nhận biết các dấu hiệu khi trời có gió qua tranh, ảnh.
Biết được dấu hiệu khi có gió nhẹ, gió mạnh.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 5 hình của bài trang 66 và 67 và trả lời các câu hỏi sau:
Hình nào làm cho bạn biết trời đang có gió ?
Vì sao em biết là trời đang có gió?
Gió trong các hình đó có mạnh hay không? Có gây nguy hiểm hay không ?
Tổ chức cho các em làm việc theo nhóm quan sát và thảo luận nói cho nhau nghe các ý kiến của mình nội dung các câu hỏi trên.
Bước 2: Gọi đại diện nhóm mang SGK lên chỉ vào từng tranh và trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung.
Bước 3: GV treo tranh ảnh gió và bão lên bảng cho học sinh quan sát và hỏi:
Gió trong mỗi tranh này như thế nào?
Cảnh vật ra sao khi có gió như thế nào?
Cho học sinh làm việc theo nhóm nhỏ quan sát và trả lời các câu hỏi.
Giáo viên chỉ vào tranh và nói: Gió mạnh có thể chuyển thành bão (chỉ vào tranh vẽ bão), bão rất nguy hiểm cho con người và có thể làm đổ nhà, gãy cây, thậm chí chết cả người nữa.
Giáo viên kết luận: Trời lặng gió thì cây cối đứng yên, có gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động nhẹ. Gió mạnh thì nguy hiểm nhất là bão.
Hoạt động 2: Tạo gió.
MĐ: Học sinh mô tả được cảm giác khi có gió thổi vào mình.
Cách tiến hành:
Bước 1: Cho học sinh cầm quạt vào mình và trả lời các câu hỏi sau: Em cảm giác như thế nào? 
Bước 2: Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: Quan sát ngoài trời.
MĐ: Học sinh nhận biết trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Cho học sinh ra sân trường và giao nhiệm vụ cho học sinh.
Quan sát xem lá cây, ngọn cỏ, lá cờ  có lay động hay không?
Từ đó rút ra kết luận gì?
Bước 2: Tổ chức cho các em làm việc và theo dõi hướng dẫn các em thực hành.
Bước 3: Tập trung lớp lại và chỉ định một số học sinh nêu kết quả quan sát và thảo luận trong nhóm.
Giáo viên kết luận: Nhờ quan sát cây cối cảnh vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người mà ta biết trời lặng gió hay có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
4.Củng cố dăn dò: 
Tổ chức cho học sinh khắc sâu kiến thức bằng câu hỏi:
Làm sao ta biết có gió hay không có gió?
Gió nhẹ thì cây cối, cảnh vật như thế nào? Gió mạnh thì cảnh vật cây cối như thế nào?
Học bài, xem bài mới.
Khi nắng bầu trời trong xanh có mây trắng, có Mặt trời sáng chói, 
Khi trời mưa bầu trời u ám, mây đen xám xịt phủ kín, không có mặt trời, 
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát tranh và hoạt động theo nhóm.
Hình lá cờ đang bay, hình cây cối nghiêng ngã, hình các bạn đang thả diều.
Vì tạo cho cảnh vật lay động (cờ bay, cây nghiêng ngã, diều bay)
Nhẹ, không nguy hiểm.
Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi trên, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh.
Rất mạnh.
Cây cối nghiêng ngã, nhà cửa siêu vẹo.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh thực hành và trả lời câu hỏi
Mát, lạnh.
Đại diện học sinh trả lời.
Ra sân và hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.
Lay động nhẹ –> gió nhe.ï
Lay động mạnh –> gió mạnh.
Học sinh nêu kết quả quan sát và thảo luận ngoài sân trường.
Nhắc lại.
Cây cối cảnh vật lay động –> có gió, cây cối cảnh vật đứng im –> không có gió.
Gió nhẹ cây cối  lay động nhẹ, gió mạnh cây cối  lay động mạnh.
Thực hành ở nhà.
5. Hoạt động nối tiếp: 2' - Chuẩn bị bài : Thực hành: Quan sát bầu trời.
 - Nhận xét tiết dạy, tuyên dương.
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu :.
- Thực hiện được cộng trừ ( không nhớ ) số có 2 chữ số , tính nhẩm, biết đo độ dài, làm tính với số đo độ dài, đọc giờ đúng.
- Bài tập 1, 2, 3, 4 
II.Đồ dùng dạy học:
-Bộ đồ dùng toán 1. Phiếu BT 4...
-Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: 
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
Hỏi để học sinh nói về cách đặt tính.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh làm và chữa bài trên bảng lớp. Cho các em nêu cách cộng trừ nhẩm các số tròn chục và số có hai chữ số với số có một chữ số.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh thực hiện đo độ dài và tính độ dài của các đoạn thẳng, nêu kết quả đo được.
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Học sinh thi đua theo 2 nhóm (tiếp sức)
4.Củng cố, dặn dò:Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Giải:
3 học sinh lên nối các câu chỉ hoạt động ứng với số giờ ghi trên đồng hồ.
Em ngũ dậy lúc 6 giờ sáng – đồng hồ chỉ 6 giờ sáng.
Em đi học lúc 7 giờ – đồng hồ chỉ 7 giờ, 
(các câu khác tương tự)
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh nêu cách đặt tính và tính trên bảng con.
Học sinh nêu cách cộng, trừ nhẩm và chưa bài trên bảng lớp.
23 + 2 + 1 = 26	,	40 + 20 + 1 = 61
Cách 1: Đo rồi cộng các số đo độ dài các đoạn thẳng AB và BC:
6 cm + 3 cm = 9 cm
Cách 2: Dùng thức đo trực tiếp độ dài AC
AC = 9 cm
Học sinh nối các câu chỉ hoạt động ứng với số giờ ghi trên đồng hồ (hoạt động 2 nhóm) thi đua tiếp sức.
Bạn An ngũ dậy lúc 6 giờ sáng – đồng hồ chỉ 6 giờ sáng.
Bạn An tưới hoa lúc 5 giờ chiều – đồng hồ chỉ 5 giờ chiều.
Bạn An ngồi học lúc 8 giờ sáng – đồng hồ chỉ 8 giờ sáng.
Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Nhắc tên bài.
Thực hành ở nhà.
Tập đọc; CÂY BÀNG
I.Yêu cầu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Sừng sững,khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. 
- Hiểu nội dung bài: Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng.Trả lời được câu hỏi 1 ( SGK ) 
- Giáo dục HS biết yêu quý và xem cây bàng như người bạn thân thiết .
 II.Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Ảnh một số loại cây trồng ở sân trường.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
 III.Các hoạt động dạy học :
Tiết 1,2
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Gọi học sinh đọc bài tập đọc “Sau cơn mưa” và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rútđề bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng đọc rõ, to, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ). Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu:
Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách đọc nối tiếp, học sinh ngồi đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại cho đến hết bài.
Luyện đọc đoạn và bài: (theo 2 đoạn)
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần oang, oac.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập1:
Tìm tiếng trong bài có vần oang ?
Bài tập 2:
Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần oang hoặc oac ?
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1,2:
Tiết 3
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học ...  trong phòng còn bao nhiêu cái ghế ?
Bài 6: Trên hình bên.
a.Có........ đoạn thẳng	
b.Có........hình vuông
c.Có.........hình tam giác.
Biểu điểm 
Bài 1: 2điểm 
Mỗi phép tính : 0,3 điểm 
Bài 2: 1 điểm 
Mỗi phép tính 0,25 điểm
Bài 3: 2điểm
Viết đúng mỗi dãy số 0,5 điểm
Bài 4: 2điểm
Sắp xếp đúng mỗi dãy số 0,5điểm
Bài 5 : 2điểm
Phép tính ,lời giải 1,5 điểm
Đáp số 0,5điểm
Bài 6 : 1điểm
Ba điểm ở trong hình tròn (0,5điểm ) Ba điểm ở ngoài hình tròn (0,5điểm)
Thứ sáu ,ngày tháng năm 20
Tập đọc: NÓI DỐI HẠI THÂN
 I.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. 
- Hiểu được lời khuyên của câu chuyện: Không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân.
- Trả lòi được câu hỏi 1, 2 ( SGK ) 
* KNS : Xác định giá trị
 II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
 III.Các hoạt động dạy học :
Tiết 1,2
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi học sinh đọc bài: “Đi học” và trả lời các câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chú bé chăn cừu hốt hoảng. Đoạn kể các bác nông dân đến cứu chú bé được đọc gấp gáp. Đoạn chú bé gào xin moi người cứu giúp đọc nhanh căng thẳng.
Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tối, hốt hoảng.
Cho học sinh ghép bảng từ: kêu toáng, giả vờ.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu:
Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu.
Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh)
Đoạn 1: Từ đầu đến “họ chẳng thấy sói đâu”.
Đoạn 2: Phần còn lại: 
Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần it, uyt:
Tìm tiếng trong bài có vần it?
Tìm tiếng ngoài bài có vần it, uyt?
Điền miệng và đọc các câu ghi dưới tranh?
Nhận xét học sinh thực hiện các bài tập.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1,2
Tiết 3
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu, ai đã chạy tới giúp?
Khi sói đến thật chú kêu cứu có ai đế giúp không? Sự việc kết thúc ra sao?
Giáo viên kết luận: Câu chuyện chú bé chăn cừu nói dối mọi người đã dẫn tớihậu quả:đàn cừu của chú đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện khuyên ta không được nói dối. Nói dối có ngày hại đến thân.
Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn.
Luyện nói:
Đề tài: Nói lời khuyên chú bé chăn cừu.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau, nói lời khuyên chú bé chăn cừu.
Nhận xét phần luyện nói của học sinh.
5.Củng cố:Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Kể lại câu chuyện trên cho bố mẹ nghe.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Ghép bảng từ: kêu toáng, giả vờ.
5, 6 em đọc các từ trên bảng.
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.
Thi đọc cá nhân, 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn để thi đọc đoạn 1.
Lớp theo dõi và nhận xét.
2 em.
Nghỉ giữa tiết
Thịt. 
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào bảng con tiếng ngoài bài có vần it, uyt.
It: quả mít, mù mịt, bưng bít, 
Uyt: xe buýt, huýt còi, quả quýt, 
Mít chín thơm phức. Xe buýt đầy khách.
2 em đọc lại bài.
Các bác nông dân làm việc quanh đó chạy tới giúp chú bé đánh sói nhưng họ chẳng thấy sói đâu cả.
Không ai đến cứu. Kết cuộc bầy cừu của chú bị sói ăn thịt hết.
Nhắc lại.
2 học sinh đọc lại bài văn.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên tìm câu lời khuyên để nói với chú bé chăn cừu.
Cậu không nên nói dối, vì nối dối làm mất lòng tin với mọi người.
Nói dối làm mất uy tín của mình.
Nêu tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài và nhắc lại lời khuyên về việc không nói dối.
Thực hành ở nhà.
Toán: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10
I.Mục tiêu : 
- Biết đọc, đếm, so sánh các số trong phạn vi 10; biết đo độ dài đoạn thẳng.
- Bài tập 1, 2(cột 1.2.4) , 3, 4, 5
II.Đồ dùng dạy học:
-Thước có vạch kẻ cm.Phiếu BT 3
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Trả BKT lần trước.
Đánh giá việc làm bài kiểm tra của học sinh.
Cho học sinh chữa bài (nếu cần)
2.Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi thực hành.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc rồi viết theo nội dung bài tập 1 (viết số theo tia số).
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh thực hành trên bảng lớp viết dấu thích hợp vào chỗ chấm và đọc.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học thực hành vào vở và chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh viết vào bảng con theo hai dãy.
Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên cho học sinh đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết số đo vào bên cạnh đoạn thẳng đó.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Lắng nghe và chữa bài theo hướng dẫn của giáo viên.
nhắc tựa.
Học sinh viết vào tia số rồi đọc các số viết được dưới tia số.
Câu a.
9 > 7,	2 < 5,	0 < 1,	 
7 2,	1 > 0,	 	 
Câu b.
6 > 4	3 > 8	5 > 1
4 > 3	8 0
6 > 3	3 0
Khoanh vào số lớn nhất:
6	3	4
Khoanh vào số bé nhất:
	5	7	8
Dãy A: Các số từ bé đến lớn là: 5, 7, 9, 10
Dãy B: Các số từ lớn đến bé là: 10, 9, 7, 5
Học sinh đo và ghi số đo vào cạnh bên đoạn thẳng.
Nhắc tênbài.
Thực hành ở nhà.
LUYỆN VIẾT
I- MUÏC TIEÂU :
Cuûng coá vaø oân taäp cho HS vieát caùc vaàn,tieáng töø ñaõ hoïc trong tuaàn
II – CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC :
Hoaït ñoäng cuûa gv
Hoaït ñoäng cuûa Hs
1 – Kieåm tra baøi cuõ :
GV ñoïc cho HS vieát caùc vaàn,tieáng ,töø caàn vieát trong tuaàn :
2- OÂn taäp:
* Ñoïc :
GV vieát caùc töø ñaõ hoïc trong tuaàn leân baûng lôùp cho HS ñoïc: chaêm hoïc ,khaép vöôøn, traêng raèm, ngaên naép
* Vieát:
- GV cho HS vieát nhöõng töø khoaù ñaõ oân.
+ GV ñoïc cho HS vieát
+ GV quan saùt ,uoán naén, söûa chöõa .
+ GV nhaän xeùt.
3 – Daën doø:
- GV cho HS ñoïc laïi nhöõng vaàn ñaõ oân
-Daën HS veà nhaø ñoïc laïi nhöõng vaàn,tieáng ,töø ña õoân.
- HS thöïc hieän
- HS ñoïc caù nhaân ,toå ,nhoùm
HS viết từng từ vào bảng con
-HS thöïc hieän
Kể chuyện: CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN
 I.Mục tiêu : 
Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
 - Biết được lời khuyên cảu chuyện: Ai không biết quý tình bạn, người ấy sẽ sống cô độc. 
* KNS : Xác định giá trị
 II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý.
-Dụng cụ hoá trang: Mặt nạ gà trống, gà mái, vịt, chó con.
-Bảng nghi nội dung chinh 4 đoạn của câu chuyện.
 III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”. 
Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ	Hôm nay, các em nghe cô kể câu chuyện có tên là “Cô chủ không biết quý tình bạn”. Với câu chuyện này các em sẽ hiểu: Người nào không biết quý tình bạn, thích thay đổi bạn, “có mới nới cũ”, thì sẽ gặp chuyện không hay.
	Kể chuyện: Giáo viên kể 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú.
Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm rõ các chi tiết của câu chuyện, giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:
Nhấn giọng những chi tiết tả vẽ đẹp của các con vật, ích lợi của chúng, tình thân giữa chúng với cô chủ, sự thất vọng của chúng khi bị cô chủ xem như một thứ hàng hoá để đổi chác.
Ž	Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi.
Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì?
Y/ cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1.
Cho hs tiếp tục kể theo tranh 2, 3 và 4
	Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
	Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
 3.Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
4 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” theo 4 đoạn, mỗi em kể mỗi đoạn. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lắng nghe câu chuyện.
Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.
Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.
Cảnh cô bé ôm gà mái âu yếm và vuốt ve bộ lông của nó. Gà trống đứng ngoài hàng rào, msào rũ xuống vr ỉu xìu.
Câu hỏi dưới tranh: Vì sao cô bé đoỉi gà trống lấy gà mái?
Học sinh thi kể đoạn 1 (mỗi nhóm đại diện 1 hs)
Lớp góp ý nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Tiếp tục kể các tranh còn lại.
Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện).
Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
Phải biết quý trọng tình bạn. Ai không quý trọng tình bạn người ấy sẽ không có bạn. Không nên có bạn mới thì quên bạn cũ. Người nào thích đổi bạn sẽ không có bạn nào chơi cùng.
Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
Tuyên dương các bạn kể tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 32.doc