Giáo án dạy các môn khối 1 - Tuần 14

Giáo án dạy các môn khối 1 - Tuần 14

I. Mục tiêu:

- Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng; từ và câu ứng dụng.

- Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.

- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bộ ghép chữ TV + Bảng cài.

- HS: Bộ đồ dùng TV1.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 21 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn khối 1 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 
 Sáng Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2010
Học vần 
 Bài 55: eng - iêng
I. Mục tiêu:
- Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bộ ghép chữ TV + Bảng cài.
- HS: Bộ đồ dùng TV1.
III. Các hoạt động dạy học: 
Giáo viên
I, Kiểm tra bài cũ:
HS viết, đọc: Cây sung, củ gừng, vui mừng.
HS đọc bài 54. 
 GV nhận xét; ghi điểm. 
II. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2. Dạy vần:	
 *Dạy vần eng.
a.Giới thiệu vần
- GV ghi vần eng.
-GV đánh vần mẫu 
- GV đọc trơn vần
-Yêu cầu HS phân tích vần 
b.Giới thiệu tiếng mới
-GV ghi bảng tiếng mới. xẻng.
 -GV đánh vần tiếng
-GV đọc trơn tiếng
-Yêu cầu HS phân tích tiếng
-GV ghép mẫu tiếng 
c.Giới thiệu từ khoá 
-GV ghi từ khoá lên bảng.lưỡi xẻng.
-GV đọc mẫu từ khoá 
-GV giải nghĩa từ
Dạy vần iêng: (Quy trình tương tự)
*Yêu cầu HS so sánh hai vần ung- ưng.
* HS hoạt động thư giản
d. Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi từ ứng dụng lên bảng 
- GV đọc mẫu 
- GV giải nghĩa từ đơn giản 
* Phát triển kỉ năng đọc : GV chuẩn bị mỗi vần 10 tiếng , từ cho HS luyện đọc
* Phát triển vốn từ : Cho HS phát hiện một số tiếng từ chứa vần mới ngoài bài ,GV ghi bảng yêu cầu HS đọc. 
Tiết 2
1. Luyện đọc :
a- Luyện đọc ở bảng lớp :
+ Đọc lại bài tiết 1
- GV chỉ không theo TT cho HS đọc.
- GVnhận xét, chỉnh sửa.
+ Đọc đoạn thơ ứng dụng:
- GV treo tranh cho HS quan sát và hỏi:
- Tranh vẽ gì ?
-GV ghi bảng.
- GV theo dõi, chỉnh sửa, phát âm cho HS.
- Tìm cho cô tiếng có vần eng, iêng có trong câu trên ?
- GV đọc mẫu câu.
b. Luyện đọc ở SGK :
-Yêu cầu HS luyện đọc ở SGK
2- Luyện viết:
- GV HD HS viết eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng vào vở.
 - GV viết mẫu và nêu quy trình viết.
Lưu ý HS nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu.
- GV theo dõi, uốn nắn, chỉnh sửa
3. Luyện nói: 
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng.
HS đọc tên bài luyện nói: Ao, hồ, giếng. 
HS quan sát tranh trong SGK. 
GV gợi ý: 
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Chỉ đâu là cái giếng?
+ Những tranh này nói về cái gì?
+ Làng em có ao, hồ, giếng không?
+ Ao, hồ, giếng có gì giống và khác nhau?
HS thảo luận nhóm đôi. Họi đại diện nhóm lên trình bày. HS nhận xét. 
 4. Củng cố, dặn dò (3'): 
HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. 
Nhắc HS yếu về đọc lại bài 2 lần. HS khá, giỏi về ôn lại bài và xem trước bài sau. 
HS đọc lại toàn bài 1 lần 
Học sinh
- Mỗi học sinh viết 1 từ vào bảng con( theo nhóm )
- 3 HS đọc
-Cả lớp theo dõi 
-HS đánh vần : Lớp , nhóm , cá nhân 
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân 
-HS thực hiện
-HS theo dõi
--HS đánh vần : Lớp , nhóm , cá nhân
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân
-HS thực hiện
-Cả lớp theo dõi , ghép lại
-HS sinh theo dõi
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân
-HS lắng nghe 
-HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp theo dõi 
- HS đọc : Lớp , nhóm , cá nhân.
- HS đọc lớp , nhóm , cá nhân.
-HS trả lời
- HS đọc lớp,nhóm,cá nhân
- HS tìm và đọc.
- 2 HS đọc lại.
- HS đọc lớp,nhóm,cá nhân
- HS tập viết trong vở theo HD.
-HS đọc.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Gọi đại diện nhóm lên trình bày. HS nhận xét bổ sung. 
-1 vài em lần lượt đọc trong SGK
-HS nghe và ghi nhớ
Toán: 
 Phép trừ trong phạm vi 8
I.Mục tiêu:
 Thuộc bảng trừ; biết làm tính trừ trong phạm vi 8; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: Bảng phụ ghi BT1,3. Phiếu học tập bài 2.
-HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1.Vở BT Toán 1. Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Khởi động: ổn định tổ chức (1phút). 
B. Kiểm tra bài cũ:( 4 phút) Bài cũ học bài gì? (Phép cộng trong phạm vi 8) - 1HS trả lời.
 Làm bài tập 3/72:(Tính) ( 2 HS lên bảng lớp làm, cả lớp làm bảng con).
 GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
C. Bài mới:
 Giáo viên
1.Giới thiệu bài. (1phút).
2. Tìm hiểu bài. (10 phút)
HD HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong pv 8.
+Mục tiêu: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong pv 8 
+Cách tiến hành :
a, Hướng đẫn HS học phép trừ : 8 - 1 = 7 và 8 – 7 = 1.
- Bước 1: Hướng dẫn HS :
 - Bước 2:Gọi HS trả lời:
GV chỉ vào hình vẽ và nêu:”Tám trừ một bằng mấy?”
-Bước 3:Ta viết 8 trừ 1 bằng 7 như sau: 8 - 1 = 7 
* Sau cùng HD HS tự tìm kết quả phép trừ 8 – 7 = 1.
b, Hướng dẫn HS học phép trừ : 8 –2 = 6 ; 8 – 6 = 2 theo 3 bước tương tự như đối với 8 - 1 =7 và 8 – 7 = 1.
c,Hướng dẫn HS học phép trừ 8 - 3 = 5 ; 8 - 5 = 3. (Tương tự như phép trừ 8 - 1 = 7 và 8 - 7 = 1).
d, Sau mục a, b, c trên bảng nên giữ lại các công thức
 8 -1 = 7 ; 8 - 2 = 6 ; 8 - 3 = 5 ; 
8 - 7 = 1 ; 8 - 6 = 2 ; 8 - 5 = 3 ; 8 – 4 = 4 
 GV dùng bìa che tổ chức cho HS học thuộc lòng các công thức trên bảng.
-GV nêu một số câu hỏi để HS trả lời miệngVD: Tám trừ một bằng mấy?Tám trừ mấy bằng hai?
3.Thực hành trừ trong pv 8 ( 8’)
+ Mục tiêu: Biết làm tính trừ trong phạm vi 8.
+ Cách tiến hành:Làm các bài tập ở SGK.
*Bài 1/73: Cả lớp làm vởToán 1(Bài 1 trang 56).
 Hướng dẫn HS viết thẳng cột dọc:
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2/73: Làm vở Toán 
KL: Cho HS nhận xét kq của một cột tính để thấy được mối liên hệ giữa phép cộng và phép trừ.
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS
Bài 3/74 ( cột 1 ):Làm vở Toán.
GV chấm điểm, nhận xét bài HS làm. 
4.Trò chơi.( 4 phút)
+ Mục tiêu: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
+Cách tiến hành: *Bài 4/74 ( viết 1 phép tính ) HS ghép bìa cài.
GV yêu cầu HS nhìn vẽ tự nêu bài toán và tự nêu phép tính ứng với bài toán vừa nêu .
GV nhận xét kết quả thi đua của 2 đội.
5.Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- Y/C hs nêu tên bài học.
 Học sinh
Quan sát hình vẽ để tự nêu bài toán: “Có tất cả 8 ngôi sao bớt 1 ngôi sao.Hỏi còn lại mấy ngôi sao?”
-HS tự nêu câu trả lời: “ Có tất cả 8 ngôi sao bớt 1 ngôi sao, còn 7 ngôi sao” Tám bớt một còn bảy”
-HS đọc” Tám trừ một bằng bảy” .
HS đọc thuộc các phép tính trên bảng.(cn- đt): 
HS trả lời
HS nghỉ giải lao 5’
HS đọc yêu cầu bài 1:” Tính”
1HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vở BT Toán rồi đổi vở chữa bài : Đọc kết quả vừa làm được.
HS đọc yêu cầu bài 2:” Tính”.
3HS lần lượt làm bảng lớp, cả lớp làm vở BT Toán, rồi đổi vở để chữa bài, HS đọc kq phép tính:
1 + 7 = 8; 2 + 6 = 8 ; 4 + 4 = 8,
1HS đọc yêu cầu bài 3: “ Tính“
-1HS làm ở bảng lớp, CL làm vở Toán rồi đổi vở để chữa bài, đọc kq của phép tính:
8 - 4 = 4 ; 8 - 1 - 3 = 4 ; 8- 2 - 2= 4
1HS nêu yêu cầu bài tập 4: “ Viết phép tính thích hợp”.
Ghép phép tính ở bìa cài.
a, 8 - 4 =4 ; 
Trả lời (Phép trừ trong phạm v8)
ĐạO ĐứC
Đi học đều và đúng giờ (T1)
A- Mục tiêu:
-Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
- Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ.
- Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ.
- Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.
B- Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài hát "Tới lớp trường"
- HS: Vở BT
C- Các hoạt động dạy học.
Nội dung 
Cách thức tiến hành
I- Khởi động: Bài hát tới lớp tới trường" (3P)
- GV: Bắt nhịp cho học sinh hát
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài (2P)
- GV: Giới thiệu trực tiếp
2- Các hoạt động( 10P)
HĐ1: Sắm vai theo tình huống
- GV: Chia lớp thành 3 nhóm: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
MT: Biết đóng vai theo tình huống
(Mỗi nhóm đóng 1 tình huống)
- GV: Đọc cho HS nghe nội dung từng tranh
- HS: Thảo luận nhóm => đại diện nhóm lên đóng vai.
- HS-GV: Nhận xét => đánh giá.
- G?: Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì?
KL: Đi dọc đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
=> Kết luận
HĐ 2: Làm bài tập 5: 
- HS: Quan sát tranh vở BT
MT: Biết nhận xét những việc làm của các bạn trong tranh.
- GV: Gợi ý
- H: Trả lời theo nội dung tranh
- H-GV: Nhận xét
KL: Tuy rằng trời mưa các bạn vẫn mặc áo mưa, đội mũ, nón đến trường.
=> KL
Nghỉ giải lao
 HĐ 3: Liên hệ (7')
?- Đi học chưa đều có lợi hay có hại? Nếu đi học đều giúp em những gì?
- GV: Đặt câu hỏi.
?- Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?
- HS: Trả lời => H khác nhận xét
- GV: Nhận xét => Đánhgiá => tuyên dương những bạn thực hiện tốt.
?- Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào?
?- Bạn nào lớp ta đi học đều và đúng giờ?
III- Củng cố dặn dò: 3P
- GV: Chốt nội dung bài
- Dặn học sinh thực hiện tốt.
Chiều
Học vần 
 Ôn bài 55: eng - iêng
I. Mục tiêu:
- Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
- Hoàn thành các bài tập ở VBT Tiếng việt 1 tập một.
* Tìm thêm được một số tiếng, từ có chứa vần vừa ôn ngoài bài.
II. Các hoạt động dạy học: 
Giáo viên
I, Kiểm tra bài cũ:
HS viết, đọc: áo nhung , tưng bừng, vui mừng.
HS đọc bài 54. 
 GV nhận xét; ghi điểm. 
II. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2. Ôn vần:	
 *Ôn vần eng.
- GV ghi vần eng.
- GV đọc trơn vần
-GV ghi bảng tiếng mới. xẻng.
-GV ghi từ khoá lên bảng.lưỡi xẻng.
- -GV giải nghĩa từ
Ôn vần iêng: (Quy trình tương tự)
*Yêu cầu HS so sánh hai vần ung- ưng.
* HS hoạt động thư giản
- GV ghi từ ứng dụng lên bảng 
- GV giải nghĩa từ đơn giản 
* Phát triển kỉ năng đọc : GV chuẩn bị mỗi vần 10 tiếng , từ cho HS luyện đọc
* Phát triển vốn từ : Cho HS phát hiện một số tiếng từ chứa vần vừa ôn ngoài bài ,GV ghi bảng yêu cầu HS đọc. 
Tiết 2
1. Luyện đọc :
a- Luyện đọc ở bảng lớp :
+ Đọc lại bài tiết 1
- GV chỉ không theo TT cho HS đọc.
- GVnhận xét, chỉnh sửa.
+ Đọc đoạn thơ ứng dụng:
- GV treo tranh cho HS quan sát và hỏi:
- Tranh vẽ gì ?
-GV ghi bảng.
- GV theo dõi, chỉnh sửa, phát âm cho HS.
- Tìm cho cô tiếng có vần eng, iêng có trong câu trên ?
- GV đọc mẫu câu.
b. Luyện đọc ở SGK :
-Yêu cầu HS luyện đọc ở SGK
2- Luyện viết:
- GV HD HS viết eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng vào vở.
 - GV viết mẫu và nêu quy trình viết.
Lưu ý HS nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu.
- Y/C cả lớp hoàn thành bài ở VBT Tiếng việt 1 tập một trang 56
- GV theo dõi, uốn nắn, chỉnh sửa
3. Củng cố, dặn dò: 
HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
Trò chơi: Thi ...  
 HS đánh vần: i - nh - inh (cá nhân, nhóm, cả lớp). HS đọc: inh (cá nhân; nhóm). 
 HS đánh vần: tờ - inh - sắc - tính (cá nhân; nhóm; cả lớp). HS đọc: tính (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
GV ghi từ: máy vi tính
HS đọc: máy vi tính (cá nhân; nhóm; cả lớp)
HS đọc: inh - tính - máy vi tính. 
 + Vần mới vừa ôn là vần gì?
 + Tiếng mới vừa ôn là tiếng gì?
HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược. 
ênh
Quy trình tương tự vần: inh
HS so sánh vần ênh với vần inh: 
Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần. 
. Luyện viết: 
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: inh, ênh, máy tính, dòng kênh.
HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai. 
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài. GV chấm, chữa bài. 
Giải lao
c. Đọc từ ứng dụng: 
GV ghi từ ứng lên bảng: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương. 
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa từH: đình làng (ngôi đình ở một làng nào đó thường là nơi dân làng tập trung, tụ họp, bàn việc làng, tổ chức lễ hội). 
ễnh ương: là loài vật giống con ếch. 
GVđọc mẫu từ. Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
d. Đọc câu ứng dụng: 
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Cái gì cao lớn lênh khênh 
 Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra. 
HS đọc nhẩm, nêu tiếng có vần vừa ôn. HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp). 
* HS tìm và nêu một số tiếng, từ ngoài bài có vần đang ôn.
3. Củng cố, dặn dò: 
HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới ôn. 
Nhắc HS yếu về đọc lại bài 2 lần. HS khá, giỏi về ôn lại bài và xem trước bài sau. 
*. HS khuyết tật về đọc, viết lại chữ ch. 
Toán
Ôn: Phép cộng trong phạm vi 9
I.Mục tiêu:
- Thuộc và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9; biết làm tính cộng trong phạm vi 9; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Các hoạt động dạy học:
 1. Khởi động: ổn định tổ chức (1phút). 
 2. Kiểm tra bài cũ:( 4 phút) - Y/C HS đọc thuộc các công thức cộng trong phạm vi 9 - 1HS trả lời.
 GV nhận xét ghi điểm. Nhận xét KTBC:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài trực tiếp (1phút).
Hoạt động 2:Thực hành cộng trong P V9. ( 22’)
+ Mục tiêu: Biết làm tính cộng trong phạm vi 9.
+ Cách tiến hành: Làm các BT còn lại ở SGK và một số bài ở VBT Toán:
*Bài 1/59 VBT Toán 1 tập một: Cả lớp làm vở Toán .
 Hướng dẫn HS viết thẳng cột dọc:
 + + +
 GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2/76 (cột 3): Làm vở Toán1
 HD HS cách làm:
GV chấm một số vở và nhận xét.
*Bài3/76 (cột 2,3): Làm bảng con.
HD HS cách làm:(chẳng hạn 6 + 1 + 2 = , ta lấy 6 cộng 1 bằng 7, rồi lấy 7 cộng 2 bằng 9, ta viết 9 sau dấu bằng, như sau: 6 + 1 + 2 = 9 )
 Khi chữa bài cho HS nhận xét kq của từng cột. 
GV nhận xét bài HS làm. 
+Cách tiến hành: *Bài 4/59 VBT Toán 
Hoạt động 3: Trò chơi.( 4 phút)
+ Mục tiêu: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép cộng.
* Bài 5/60 VBT Toán 1 tập một.
HS ghép bìa cài.
GV yêu cầu HS tự nêu nhiều bài toán khác nhau và tự nêu phép tính thích hợp với bài toán. 
GV nhận xét kết quả thi đua của 2 đội.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- Nhắc lại tên bài học.
- Về nhà xem lại bài.
HS đọc yêu cầu bài 1:” Tính”
1HS lên bảng làm, cả lớp làm vở BTToán, rồi đổi vở để chữa bài,đọc kq. 
HS đọc yêu cầu bài 2:” Tính”.
1HS lần lượt làm bảng lớp, cả lớp làm vở BT toán, rồi đổi vở để chữa bài:3 +6 =9 ;1+7=8 ; 0+ 8=8 
-1HS đọc yêu cầu bài 3: “ Tính“
-1HS làm ở bảng lớp, CL làm bảng con, rồi chữa bài, đọc kết quả phép tính vừa làm được:
 6+3=9 ; 6+1+2=9 ; 6+3+0=9 
 1+8=9 ; 1+2+6=9 ; 1+5+3=9
1HS nêu yêu cầu bài tập 4
Cả lớp làm bài vào vở.
HS đọc y/c bài 5
“ Viết phép tính thích hợp”.
Ghép phép tính :
a, 7 + 2 = 9. b, 6 + 3 = 9.
 Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2010 Sáng 
Học vần 
Bài 59: Ôn tập
I. Mục tiêu: 
- Đọc được các vần có kết thúc bằng ng, nh. Các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59.
- Viết được các vần, các từ ngữ ớng dụng từ bài 52 đến bài 59. 
- Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: “Quạ và Công”. 
*. Đối với HS khuyết tật: Đọc, viết chữ h. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Bảng ôn vần. 
HS: Bộ đồ dùng học TV 1. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
 1. ổn định tổ chức (1'): 
Lớp hát. 
 2. Kiểm tra bài cũ (3'): 
HS viết và đọc các từ ứng dụng bài 58. 
2 HS đọc bài trong SGK. 
*. Đọc, viết chữ: x. 
 3. Bài mới ( 30'): 
Tiết 1
 a. Giới thiệu bài: 
 HS nêu các vần đã học có kết thúc bằng nh, ng. GV ghi đầu bài lên bảng. 
b. Ôn tập: 
. Ôn các vần vừa học: 
GV treo bảng ôn. HS lên bảng chỉ đọc. GV chỉ. HS đọc (cá nhânc, cả lớp). 
. Ghép âm thành vần: 
HS đọc các vần tạo thành từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng kẻ ngang. HS nêu. GV ghi bảng. HS đọc (cá nhân, nhóm, cả lớp). 
. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
GV ghi bảng từ. HS nhẩm đọc: Bình minh, nhà rông, nắng chang chang. 
2 HS khá, giỏi đọc các từ. HS tìm tiếng có vần vừa ôn. GV gạch chân. HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ (nhà rông: Nhà tụ họp của người dân trong làng, bản dân tộc ở Tây Nguyên giống như đình làng ở nông thôn). GV đọc mẫu. HS luyện đọc theo yêu cầu (cá nhân, lớp). 
 c. Hướng dẫn viết: 
HS luyện viết vào bảng con các từ: Bình minh, nhà rông. 
GV nhận xét chỉnh sửa chữ viết cho HS. HS viết vở tập viết từ: Bình minh, nhà rông. 
GV giúp đỡ HS yếu. GV chấm và nhận xét bài của HS. 
*. Đối với HS khuyết tật: Dạy cho HS đọc và nhận biết được chữ h. 
Tiết 2
 3. Luyện tập (30'): 
 a. Luyện đọc: 
HS đọc lại bài ở Tiết 1. 
Đọc câu ứng dụng: 
 Trên trời mây trắng như bông
 ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
 Mấy cô má đỏ hây hây
 Đội bông như thể đội mây về làng. 
GV viết bảng. HS nhẩm đọc. 1- 2 HS khá giỏi đọc câu. HS tìm tiếng có vần vừa ôn. GV gạch chân tiếng. HS luyện đọc. GV giải nghĩa từ: Hây hây. GV đọc mẫu câu. HS đọc (cá nhânc, cả lớp). HS quan sát tranh minh hoạ của câu ứng dụng. Đọc bài trong SGK: 7 - 8 em. HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần. 
Giải lao
b. Kể chuyện: 
HS đọc tên câu chuyện: Quạ và Công. 
GV kể lần 1 cho HS biết truyện, kể lần 2 có kèm theo tranh minh hoạ giúp HS nhớ truyện. HS thảo luận nhóm và cử đại diện thi tài (mỗi em kể một tranh). 
 Tranh 1: Quạ vẽ cho công trước, quạ vẽ rất khéo. 
 Tranh 2: Vẽ xong công còn xoè đuôi, phơi cho khô. 
 Tranh 3: Công vẽ cho quạ, quạ sốt ruột. 
 Tranh 4: Cả bộ lông quạ trở nên sám sịt. 
* ý nghĩa: Vội vàng hấp tấp lại thêm tính tham lam nữa nên chẳng bao giờ làm được việc gì
*. Đối với HS khuyết tật: Dạy cho HS viết được chữ h. 
4. Củng cố, dặn dò (3'): 
HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần vừa ôn. 
Nhắc HS yếu về đọc lại bài 2 lần. HS khá, giỏi ôn lại bài và xem trước bài sau. 
*. Đối với HS khuyết tật: Đọc, viết 2 dòng chữ h.
Chiều
Học vần 
Luyện tập tổng hợp
I.Mục tiêu:
-Đọc được các vần có kết thúcbằng ng/ nh; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59
Viết được một số vần và từ ngữ ứng dụng từ bài 52 đến bài 59 
 II.Các hoạt động dạy học: 
1.giới thiệu bài :
2.luyện đọc:
 GV ghi bảng:
 eng, iêng, uông, ương, ang, anh inh, ênh, nhanh nhẹn, củ riềng , cái kiềng, miền trung, cầu đường, hành lang  
- HS đọc cá nhân ,nhóm ,lớp 
3.Luyện viết : 
HS viết ở vở ô ly: 
eng, iêng, uông, ương, ang, anh inh, ênh, nhanh nhẹn, củ riềng , cái kiềng, miền trung, cầu đường, hành lang 
4.Làm bài tập ở VBT Tiếng việt 1 tập một trang 60 
5.Củng cố dặn dò:nhận xétgiờ học 
Toán
Ôn: Phép trừ trong phạm vi 9
I.Mục tiêu:
- Giúp HS thuộc và ghi nhớ bảng trừ trong pv 9.Biết làm tính trừ trong phạm vi 9.
II. Các hoạt động dạy học:
 1. Khởi động: ổn định tổ chức (1phút). 
 2. Kiểm tra bài cũ:( 4 phút) (Các công thức cộng trong phạm vi 9) - 1HS trả lời.
 GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
 3. Bài mới:
 Gháo viên
 Học sinh 
1. Giới thiệu bài trực tiếp (1phút).
2. Thực hành trừ trong pv 9 ( 22’)
+ Mục tiêu: Biết làm tính trừ trong phạm vi 9.
+ Cách tiến hành:Làm các bài tập còn lại ở SGK và một số bài ở VBT Toán ở SGK.
*Bài 1/60 VBT Toán 1 tập một: Cả lớp làm vở BT Toán.
 Hướng dẫn HS viết thẳng cột dọc:
 GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2/79 (cột4) Làm vở Toán 
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS
Bài 3/79(bảng 2):Làm phiếu học tập. HD HS làm từng phần:. 
3. Trò chơi.( 4 phút)
+ Mục tiêu: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
+Cách tiến hành: *Bài 4/60 VBT Toán 1 tập một : HS ghép bìa cài.
GV yêu cầu HS tự nêu bài toán và tự nêu phép tính ứng với bài toán vừa nêu .
GV nhận xét kết quả thi đua của 2 đội.
* HS KG làm bài 5 ở VBT Toán 1 tập một trang 60.
4. Chấm chữa bài.
5.Củng cố, dặn dò: (3 phút)
-Nhận xét tuyên dương.
HS đọc yêu cầu bài 1:” Tính”
2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vở Toán rồi đổi vở chữa bài : Đọc kết quả vừa làm được
HS đọc yêu cầu bài 2:” Tính”.
4HS lần lượt làm bảng lớp, cả lớp làm vở Toán, rồi đổi vở để chữa bài, HS đọc kq phép tính:
5+4 = 9 ; 9- 4= 5 ; 9-5 =4 
 -1HS đọc yêu cầu bài 3: “ Điền số“
-1HS làm ở bảng lớp, CL làm vở Toán rồi đổi vở để chữa bài, đọc kq của phép tính.
 HS ở 2 đội thi đua quan sát tranh và tự nêu bài toán, tự giải phép tính,
rồi ghép phép tính ở bìa cài:9- 3= 6; 9-2=7
- HS làm bài ở VBT Toán. 
Lắng nghe.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 14
A. Mục tiêu:
- HS nắm được các hoạt động diễn ra trong tuần.
- Thấy được những ưu khuyết điểm trong tuần.
- Nắm được kế hoạch tuần 15.
B- Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
- Đi học đầy đủ đúng giờ.
- Trong lớp chu ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài (Linh Chi, Việt Anh, Thái Học, Khánh Giang, Thảo Mi . . ).
- Truy bài tự giác có ý thức tự quản Trong sinh hoạt 15 phút.
- Trang phục sạch sẽ, gọn gàng.
2. Tồn tại:
- 1 số em còn lười học, đọc viết yếu (Lương, Huyền).
-Đi học còn đi muộn(Huyền, Cường)
- ý thức con trầm:( Lê Huy, Phú.)
B- Kế hoạch tuần 15:
- Duy trì nề nếp & sĩ số.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Thực hiện đúng nội quy lớp học.
- Khắc phục những tồn tại của tuần qua.

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach bai day tuan 14 ngay 2 buoi Lop A.doc