Giáo án dạy các môn Tuần 10 - Khối 1

Giáo án dạy các môn Tuần 10 - Khối 1

Tiết1,2: Học vần

 AU - ÂU

I. Mục tiêu:

 - HS đọc và viết được: au, âu, cây cau, cái cầu

 - Đọc được từ và câu ứng dụng:

 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Bà cháu

II. Đồ dùng dạy- học :

 - Tranh minh hoạ ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá : cây cau, cái cầu

. - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.

III. Các hoạt động dạy- học:

Tiết1

 A.Kiểm tra bài cũ:

 - 4 em đọc ở bảng con: cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ.

 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: cái kéo Tổ 2: leo trèo Tổ 3: chào cờ

 B. Bài mới:

 HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài

 HĐ2: Dạy vần : au

 a.Nhận diện vần

- HS cài âm a sau đó cài âm u . GV đọc au. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp

 ? Vần au có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?

 b. Đánh vần: a - u - au

HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: au

GV: Vần au có trong tiếng cau. GV ghi bảng

 ? Tiếng cau có âm gì ghép với vần gì và dấu gì.

- HS đánh vần: cờ - au - cau - theo cá nhân, tổ, lớp

- HS đọc trơn: cau theo cá nhân, tổ, cả lớp.

- HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.

 

doc 31 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn Tuần 10 - Khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
 Thứ 2 ngày 1 tháng 11 năm 2010
Tiết1,2: Học vần
 au - âu 
I. Mục tiêu:
 - HS đọc và viết được: au, âu, cây cau, cái cầu
 - Đọc được từ và câu ứng dụng: 
 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Bà cháu
II. Đồ dùng dạy- học :
 - Tranh minh hoạ ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá : cây cau, cái cầu
. - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
 A.Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 em đọc ở bảng con: cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ.
 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: cái kéo Tổ 2: leo trèo Tổ 3: chào cờ
 B. Bài mới: 
 HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài
 HĐ2: Dạy vần : au
 a.Nhận diện vần
- HS cài âm a sau đó cài âm u . GV đọc au. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần au có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 b. Đánh vần: a - u - au
HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: au
GV: Vần au có trong tiếng cau. GV ghi bảng
 ? Tiếng cau có âm gì ghép với vần gì và dấu gì.
- HS đánh vần: cờ - au - cau - theo cá nhân, tổ, lớp
- HS đọc trơn: cau theo cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
GV: Tiếng cau có trong từ cây cau . GV ghi bảng.
- HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS đọc : au - cau - cây cau - cây cau - cau - au.
GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS
* Dạy vần âu
 (Quy trình dạy tương tự như vần au )
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
- GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
- Tìm tiếng có chứa vần vừa học
d. Luyện viết:
- GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
- HS viết vào bảng con: au, âu, cây cau, cái cầu.
Tiết 2
HĐ3: Luyện tập
a. Luyện đọc:
- HS đọc lại bài của tiết 1
+ HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
- Đọc câu ứng dụng
 + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
GV ghi câu ứng dụng lên bảng
HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
b. Luyện viết :
- HS viết vào vở tập viết : au, âu, cây cau, cái cầu.
- GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
- Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS đọc tên bài luyện nói: Bà cháu 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Người bà đang làm gì ? Hai cháu đang làm gì ?
+ Trong nhà em, ai là người nhiều tuổi nhất ?
+ Bà thường dạy các cháu những điều gì ? Em có thích làm theo lời khuyên của bà không?
+ Em yêu quý bà nhất ở điều gì ?
+ Bà thường dẫn em đi chơi ở đâu ? Em có thích đi cùng qua không ?
+ Em dã giúp bà được việc gì chưa ? 
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần au, âu vừa học
IV. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học
 _____________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 3, biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ;tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép trừ 
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm vào bảng con: 3 - 2 = 3 - 2 = 2 - 1 =
GV nhận xét và bổ sung cho HS
B. Dạy học bài mới:
 HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài
 HĐ2:Luyện tập: 
HS làm bài tập vào vở bài tập toán trang 40.
Bài1:1 HS nêu yêu cầu của bài tập 1
 2HS lên bảng làm – Cả lớp làm bài vào vở
Gọi 1 số HS nhận xét để thấy được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
GVnhận xét, cho điểm
Bài2: 1HS nêu yc bài – cả lớp làm bài vào vở 
Chữa bài: Một số HS nối tiếp nêu kết quả
GVnhận xét
Bài3: Gọi 1HS nêu yc bài
 2HS lên bảng làm – cả lớp làm bài vào vở
- 1HS nhận xét bài làm của bạn – GVnhận xét, cho điểm
Bài4: 1HS nêu yc bài 
HS tự làm bài vào vở – 2HS lên bảng làm 
( theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu )
GV chấm, chữa bài
- GV hướng dẫn bài tập 5 ở bảng lớp
Bài 5: Viết phép tính thích hợp: (Dành cho HS khá giỏi )
2HS nhìn vào hình vẽ nêu bài toán: Có 3 quả trứng đã nở 1 quả . Còn lại mấy quả trứng chưa nở ? – 1 số em nhắc lại
HS điền vào ô trống : 3 - 1 = 2.
- HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm
- Chấm bài - chữa bài.
III. Củng cố - dặn dò:
 Nhận xét tiết học 
 Tuyên dương những em làm bài tốt.
_________________________________
Đạo đức
Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ ( tiếp )
I. Mục tiêu:
 - Biết: Đối với anh chị lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.
 - Yêu quý anh chị em trong gia đình.
 - Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
 - Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với anh, chị em trong gia đình.
 - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh, chị nhường nhịn em nhỏ.
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
 - Thảo luận nhóm.
 - Đóng vai
IV. Phương tiện dạy - học: 
 - Vở BT Đạo đức 1 
 - Các hình ở SGK
V. Tiến trình dạy học :
 1. Khám phá 
 GV hỏi HS
 - Ai cho em bánh kẹo em phải làm gì?
 - Nếu có đồ chơi đẹp em làm gì?
 HS trả lời các câu hỏi của GV
GV giới thiệu bài - ghi tên bài.
 2. Kết nối
 HĐ1: Thảo luận nhóm đôi làm bài tập 3
 - GV đọc yêu cầu bài tập 3: Em hãy nối các bức tranh với chữ “ nên ” hoặc “ không nên ” cho phù hợp.
 - HS làm việc nhóm đôi.
 - Gọi 1 số HS làm bài tập ở bảng.
 - GV chốt ý nêu được: Tranh 1, 4 : Không nên.
 Tranh 2, 3, 5: Nên
 3. Thực hành/luyện tập
 HĐ3: Đóng vai, xử lí tình huống
 - GV chia nhómvà yêu cầu HS đóng vai theo các tình huống của bài tập 2 ( mỗi nhóm đóng 1 tình huống )
 - Các nhóm thảo luận. Các nhóm lên đóng vai thể hiện các tình huống đã thảo luận.
 - Cả lớp nhận xét cách xử sự của anh chị đối với em nhỏ và ngược lại.
 - GV kết luận: + Là anh chị cần phải nhường nhịn em nhỏ.
 + Là em phải lễ phép vâng lời anh chị
 GV nhận xét tuyên dương .
 HĐ4: HS tự lên hệ và kể các gương em lễ phép với anh chị, nhường nhịn em của anh chị mình.
- HS nêu - Gv theo dõi và nhận xét: GV khen những em đã có hành vi đúngvề việc lễ phép với anh chị mình.
- Nhắc những HS thực hiện chưa đúng.
* GV kết luận chung: Anh chị trong gia đình là người ruột thịt vì vậy các em phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc nhau có như vậy bố mẹ mới vui lòng.
4. Vận dụng 
 Dặn HS cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.
_____________________________________
.
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc viết âu - âu
I. Mục tiêu: 
 - Luyện cho HS đọc, viết tốt hơn về các tiếng có chứa au - âu đã học 
 - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập của bài au - âu.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Luyện đọc, viết au - âu .	
 a. Hướng dẫn HS đọc: Cá nhân, tổ, cả lớp đọc ở SGK bài au - âu .
 b. Luyện viết ở bảng con: au , âu , cây cau , cái cầu .
 - GV viết mẫu 
 Bài1: HS đọc bài làm của mình- Lớp nhận xét.
 Bài 2: Điền au hay âu HS làm bài- Lớp nhận xét bổ sung.
 Bài 3: HS viết: rau cải , châu chấu.
3. Nhận xét tiết học- Dặn dò:
 Tuyên dương những em làm bài tốt.
___________________________________________________________
Thứ 3 ngày 2 tháng 11 năm 2010
Toán
Phép trừ trong phạm vi 4
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 4; biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
Các vật mẫu ở bộ đồ dùng dạy học toán 1
III. Các hoạt động dạy - học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
 Tính: 3 – 1 = 2 – 1 = 
 3 + 1 = 2 + 1 =
 1 + 2 – 1 = 3 – 1 – 1 =
 2HS lên bảng làm , cả lớp làm bảng con
 Gv nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài
HĐ2: Giới thiệu phép trừ , bảng trừ trong phạm vi 4
GVlần lượt giới thiệu các phép trừ:4 – 1 = 3; 4 – 2 = 2; 4 – 3 = 1
* Giới thiệu phép trừ 4 – 1 = 3
GVđính 4 con gà lên bảng và hỏi:
 - Có mấy con gà ? - HS quan sát và trả lời
GV bớt đi 1 con gà và hỏi :còn lại mấy con gà? - HS đếm và trả lời. 
1HS nêu : “ 4 con gà bớt đi 1 con gà còn 3 con gà ”. Nhiều em nhắc lại.
1HS( khá ) nêu lại toàn văn bài toán.
Vây 4 bớt 1 bằng mấy? 1HS trả lời
GV: Ta viết 4 bớt 1 như sau: 4 - 1 = 3 ( Dấu - gọi là dấu trừ ).
- HS đọc: Bốn trừ một bằng ba.
* Giới thiệu phép trừ: 4 - 2 = 2 , 4 - 3 = 1. 
Cách làm tương tự như 4 - 1 = 3
HĐ3. Hướng dẫn đặt tính theo cột dọc:
 4 4 4 - Hướng dẫn đặt tính: Số thẳng số
 - 1 - 2 - 3 - Dấu - , + đặt riêng 1 hàng
 .... ...... ......
- HS làm vào bảng con:
 Tổ 1: _ 4 Tổ 2: _4 Tổ 3: _4
 1 3 2
 ...... ...... ......
HĐ4. Thực hành
Bài1: (Cột 2,3)Gọi 1HS đọc đề bài
- HS tìm hiểu yêu cầu của bài và HS làm bài ở SGK
2 HS đứng tại chỗ đọc kết quả - HS khác nhận xét
GVnhận xét, cho điểm
Bài 2: 1HS đọc đề bài 
1HS lên bảng làm – cả lớp làm bài vào vở
(Lưu ý HS đặt dấu trừ ngay ngắn, viết kết quả phải thẳng cột)
- GV theo dõi - giúp đỡ thêm những em còn chậm và yếu.
- GV chấm bài - chữa bài.
Bài 3: Cho HS quan sát tranh và hướng dẫn HS nêu bài toán
 HS quan sát tranh và nêu bài toán (1HS) nêu – 3HS nêu lại
1HS lên bảng viết phép tính – cả lớp làm vào vở 
Gọi 1HS khác nhận xét bài làm của bạn – GVnhận xét, cho điểm
IV. Củng cố – dặn dò:
- 2 HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 4.
- Tuyên dương những em làm bài tốt.
__________________________________
Học vần
iu - êu
I. Mục tiêu:
 - HS đọc và viết được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu
 - Đọc được từ và câu ứng dụng
 - Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Ai chịu khó.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá : lưỡi rìu, cái phễu.
. - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
 Tiết1
 1.Kiểm tra bài cũ: 
- 4 HS đọc ở bảng con: rau cải, lau sậy, châu chấu, sáo sậu.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: Rau cải Tổ 2: lau sậy Tổ 3: châu chấu
 2. Bài mới: 
 HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài
HĐ2; Dạy vần :
 iu
 a. Nhận diện vần
- HS cài âm i sau đó cài âm u . GV đọc iu. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần iu có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
b. Đánh vần: i - u - iu
HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: iu
GV: Vần iu có trong tiếng rìu. GV ghi bảng
 ? Tiếng rìu có âm gì và dấu gì.
- HS đánh vần: rờ - iu - riu - huyền - rìu - theo cá nhân, tổ, lớp
- HS đọc trơn: rìu theo cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
GV: Tiếng rìu có trong từ lưỡi rìu . GV ghi bảng.
- H ...  đất nặn, đất sét.
III. Các hoạt động dạy - học:
Giới thiệu đặc điểm các loại quả dạng tròn
 - GV cho HS quan sát, nhận xét các loại quả dạng tròn qua ảnh, tranh vẽ và mẫu thực.
 - GV đặt câu hỏi để HS nhận xét về hình dáng, màu sắc của các loại quả dạng tròn. Ví dụ:
 + Quả táo tây hình dáng gần tròn; có loại màu xanh, màu vàng , màu đỏ hay tím đỏ.
 + Quả bưởi hình dáng nhìn chung là tròn; màu chủ yếu là xanh hoặc vàng.
 + Quả cam tròn hoặc hơi tròn ; màu da cam, vàng hay xanh đậm...
 2. Hướng dẫn HS cách vẽ , cách nặn
 - GV vẽ 1 số hình quả đơn giản minh hoạ trên bảng, hoặc lấy đất màu hay đất sét nặn một quả dạng tròn nào đó để HS quan sát cách vẽ, cách nặn, theo các bước như sau:
 + Vẽ hình quả trước, vẽ chi tiết và vẽ màu sau. Chú ý bố cục ( Hình vẽ vừa với phần giấy ở Vở Tập vẽ1 )
 + Nặn đất theo hình dạng quả; tạo dáng tiếp làm rõ đặc điểm của quả, sau đó tìm các chi tiết còn lại như : núm , cuống , ngấn múi ...
 3. Thực hành:
 Vẽ hình quả tròn vào phần giấy trong vở Tập vẽ1 : Có thể vẽ 1 hoặc 2 loại quả dạng tròn khác nhau và vẽ màu theo ý thích ( quả to , quả nhỏ có thể che khuất nhau hoặc cách nhau một chút )
 4. Nhận xét , đánh giá
 - Gv hướng dẫn HS nhận xét bài học về:
 + Hình dáng - màu sắc.
 - GV nhận xét chung và động viên HS
 5. Dặn dò: Quan sát hoa , quả ( hình dáng và màu sắc của chúng )
____________________________________________________________________
Buổi sáng Thứ 5 ngày 8 tháng 11 năm 2007
Tiết 1 + 2 Học vần
Ôn tập giữa học kỳ 1
I. Mục tiêu:
- HS nhớ chắc chắn các vần đã học.
- Biết tìm tiếng, từ có chứa vần đã được học.
II. Đồ dùng dạy - học: Bộ đồ dùng học vần.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1 
1. Ôn lại các vần đã học:
- GV ghi bảng các vần đã được học: ia, ua, ưa, oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, ay, ây, eo, ao, au, âu.
- HS đọc: cá nhân, tổ, lớp.
- GV đặc biệt chú ý đến học sinh yếu, HS yếu đọc nhiều và đọc trơn.
2. Luyện viết:
a. Luyện viết vào bảng con:
GV đọc 1 số vần khó, dễ nhầm lẫn cho HS viết. Chẳng hạn như vần: ia, ui, ưi, uôi, ươi, ay, ây.
- GV đọc 1 số từ ngữ cho HS viết từ có chứa vần đã học.
b. Luyện viết vào vở:
- GV đọc cho HS viết
- HS viết bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm bài - chữa lỗi cho HS.
3. Nhận xét tiết học - dặn dò:
Tuyên dương những em viết và hướng dẫn HS viết.
 - Luyện viết vào vở ô ly: au, âu, cái cầu, cây cau, cây lau, quả bầu, châu chấu, quý báu, câu cá, màu mỡ, cái chậu, mưa ngâu, nồi lẩu...
Cậu mự cho cháu về quê.
2. Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập của bài vở BTTV.
 - GV hướng dẫn HS làm từng bài- HS tìm hiểu nội dung của từng bài.
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - GV chấm bài- chữa bài.bài đẹp và đọc to
Bài 45: ÂN - Ă - ĂN
I.Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc và viết được: ân, ăn, cái cân, con trăn.
 - Đọc được câu ứng dụng: Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nặn đồ chơi
II. Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá : cái cân, con trăn.
. - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
 1.Kiểm tra bài cũ: 
- 4 HS đọc ở bảng con: rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: rau non Tổ 2: thợ hàn Tổ 3: bàn ghế
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài
 b. Dạy vần : ÂN
 * Nhận diện vần
- HS cài âm â sau đó cài âm n . GV đọc ân. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần ân có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 * Đánh vần: â - nờ - ân
HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: ân
GV: Vần ân có trong tiếng cân. GV ghi bảng
 ? Tiếng cân có âm gì và vần gì.
- HS đánh vần: cờ - ân - cân - theo cá nhân, tổ, lớp
- HS đọc trơn: cân theo cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
GV: Tiếng cân có trong từ cái cân . GV ghi bảng.
- HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS đọc: ân - cân - cái cân - cái cân - cân - ân.
GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS
Dạy vần Ă - ĂN
 (Quy trình dạy tương tự như vần ân )
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
- GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
- Tìm tiếng có chứa vần vừa học
d. Luyện viết:
- GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
- HS viết vào bảng con: ân, ăn, cái cân, con trăn.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
- HS đọc lại bài của tiết 1
+ HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
- Đọc câu ứng dụng
 + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
GV ghi câu ứng dụng lên bảng
HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
b. Luyện viết :
- HS viết vào vở tập viết : ân, ăn, cái cân, con trăn.
- GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
- Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS đọc tên bài luyện nói: Nặn đồ chơi.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
+ Trong tranh vẽ các bạn đang làm gì ? 
+ Các bạn ấy nặn những con vật gì ?
+ Thường đồ chơi được nặn bằng gì ?
+ Em đã nặn được những đồ chơi gì ?
+ Trong số các bạn của em, ai nặn đồ chơi đẹp, giống như thật ?
+ Em có thích nặn đồ chơi không ?
+ Sau khi nặn đồ chơi xong, em phải làm gì ?
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ân, ăn vừa học
IV. Cũng cố - dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học
 ______________________________________
Tiết 3 Toán
Tiết 40: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Luyện tập ở bảng con:
 a. 5 5 5
 - 1 - 2 - 3
 ___ ___ ___
 b. 1 + 2 - 2 = 5 - 2 + 1 = 5 - 4 + 2 =
- GV nhận xét bài làm của HS.
2. Luyện tập: HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 vào vở bài tập trang 44.
- GV hướng dẫn HS làm từng bài. HS tìm hiểu nội dung của bài.
- Dự kiến lỗi sai và cách chữa lỗi các bài tập 2, 4, 5.
Bài 2: HS yếu chưa biết thực hiện dãy tính có 2 phép tính trừ. Vì vậy GV cần HD cách trừ. VD: 5 - 2 - 1 = ? ( Lấy 5 trừ 2 bằng 3, rồi lấy 3 trừ 1 bằng 2)
Bài 4: HS thường điền số và bài toán lệch nhau. Vì vậy cần cho HS quan sát kỷ bức tranh ở hình vẽ a , b. GV nêu miệng bài toán.
Bài 5: HD học sinh làm bài tính trừ trước: 5 - 2 = 3 Vậy 3 cộng với mấy để bằng 3 ( 3 + o = 5 - 2 )
- HS làm hết bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm bài - chữa bài.
3. Nhận xét tiết học - dặn dò:
Tuyên dương những em làm bài tốt.
 _____________________________
Tiết 4 Tự nhiên xã hội
Ôn tập: Con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu:
- Cũng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thểvà các giác quan.
- Khắc sâu hiểu biết về các hành vi về sinh cá nhân hằng ngày để có sức khoẻ.
- Tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục hành vi có hại cho sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về các hoạt động học tập vui chơi.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Thảo luận lớp.
- GV nêu câu hỏi - HS trả lời:
+ Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể ( Đầu, mắt, mũi, tay...)
+ Cơ thể người gồm có mấy phần.
+ Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào của cơ thể.
+ Nếu thấy bạn chơi súng cao su, em sẽ khuyên bạn như thế nào.
2. Hoạt động 2: Nhớ và kể lại các việc làm vệ sinh cá nhân trong 1 ngày.
Mục tiêu: Khcs sâu hiểu biét về các hành vi vệ sinh cá nhân hằng ngày để có sức khoẻ tốt. Tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ.
- GV nêu câu hỏi - HS trả lời:
+ Buổi sáng em thức dậy mấy giờ ?
+ Buổi trưa em thường ăn gì ? Có đủ no không ?
GV: Giữ vệ sinh hằng ngày để có sức khoẻ tốt...
3. Nhận xét - dặn dò:
Nhận xét chung giờ học.
_____________________________
Buổi chiều
 Tiết1 + 2 Dạy bài sáng thứ 6
 Học vần
 Ôn tập 
I. Mục tiêu:
_ HS nhớ chắc chắn các âm, vần đã học.
- Biết tìm tiếng, từ có chứa âm, vần đã được học.
II. Đồ dùng dạy - học: Bộ đồ dùng học vần.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1 + 2
1. Ôn lại các vần đã học:
- GV ghi bảng các vần đã được học: Từ âm e đến y, từ vần ia, ua, ưa, oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, iêu, yêu, ưu, ươu.
- HS đọc: cá nhân, tổ, lớp.
- GV đặc biệt chú ý đến học sinh yếu, HS yếu đọc nhiều và đọc trơn.
2. Luyện viết:
a. Luyện viết vào bảng con:
GV đọc 1 số âm, vần khó, dễ nhầm lẫn cho HS viết. Chẳng hạn như âm :gh ,ngh ,qu ,s,x,ch,tr,.. vần: ia, ui, ưi, uôi, ươi, ay, ây, êu, iêu, yêu, ưu, ươu.
- GV đọc 1 số từ ngữ cho HS viết từ có chứa vần đã học.
b. Luyện viết vào vở:giáo viên đọc cho HS viết vào vở một số tiếng ,từ có chứa luật chính tả như : gồ ghề ,nghỉ hè ,quà quê , giã giò , 
- GV đọc cho HS viết
- HS viết bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm cho một số em còn chậm : Anh Dũng , Thu Hương , Sơn Trà ...
- Chấm bài - chữa lỗi cho HS.
3. Nhận xét tiết học - dặn dò:
Tuyên dương những em viết bài đẹp và đọc to.
 _________________________________________
Tiết 4 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
________________________________________
Tiết 4 Tự học ( Toán )
Hướng dẫn Học sinh làm bài tập trang 55 SGK
I. Mục tiêu:
- Cũng cố bảng cộng trong phạm vi 3, 4, 5
- Cũng cố bảng trừ trong phạm vi 3
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp ( cộng hoặc trừ )
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Luyện tập ở bảng con:
	Tổ 1	Tổ 2	Tổ 3
 2 - 1 =	 3 - 1 =	 3 - 2 =
 1 + 1 + 1 =	 3 - 1 - 1 = 3 - 1 + 1 =
2. Luyện tập vào vở ô ly
- GV cho HS mở SGK trang 55
- GV hướng dẫn HS làm từng bài - HS tìm hiểu nội dung từng bài.
Bài 3: Điền dấu + , -
	1..... 1 = 2	2 .... 1 = 3 	3 ... 2 = 1
Bài 4 : HS nhìn tranh viết phép tính thích hợp:
a. Có mấy cái bóng ? ( 2 ) b. Có mấy con ếch ?( 3 ) 
Cho bạn mấy cái bóng ? ( 1 ) Nhảy đi mấy con ?( 2 )
Còn lại mấy cái bóng ( 1 ) Còn lại mấy con ếch? ( 1 )
Vậy ta làm phép tính gì ? ( Phép trừ ) Vậy ta làm phép tính gì ? ( Phép trừ )
 Vậy các con viết phép tính vào Vậy các con viết phép tính vào 
 - HS làm bài - GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài như em Thuỳ Linh, Khôi Nguyên , Diệp Anh, Thanh Thuý, Huy ...
 - Chấm bài - chữa bài.
3. Nhận xét tiết học - dặn dò:
Tuyên dương những em làm bài tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc