Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 31 đến 35

Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 31 đến 35

Tập đọc

Chuyện ở lớp

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc

- Hs đọc đúng, nhanh cả bài " Chuyện ở lớp".

- Luyện đọc các từ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

- Luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy.

2. Ôn các tiếng có vần uôt, uôc.

 - Hs tìm được tiếng có vần uôt trong bài.

 - Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc.

3. Hiểu.

- Hiểu từ trong bài.

 - Hiểu nội dung bài: Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn trong lớp. Mẹ em gạt đi và nói: Mẹ muốn nghe kể ở lớp con ngoan như thế nào.

4. Hs biết kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp em đã ngoan như thế nào?

II. ĐỒ DÙNG.

- Tranh minh hoạ bài học và phần luyện nói.

 

doc 158 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 31 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Chuyện ở lớp
I. Mục tiêu:
1. Đọc
- Hs đọc đúng, nhanh cả bài " Chuyện ở lớp".
- Luyện đọc các từ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.
- Luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy.
2. Ôn các tiếng có vần uôt, uôc.
 - Hs tìm được tiếng có vần uôt trong bài. 
 - Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc.
3. Hiểu.
- Hiểu từ trong bài.
 - Hiểu nội dung bài: Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn trong lớp. Mẹ em gạt đi và nói: Mẹ muốn nghe kể ở lớp con ngoan như thế nào.
4. Hs biết kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp em đã ngoan như thế nào?
II. Đồ dùng.
- Tranh minh hoạ bài học và phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ:
- Hs lên bảng đọc bài SGK.
?: Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì?
?: Sau 2 - 3 năm, đuôi chú công có màu sắc như thế nào?
- Gv nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tranh vẽ
?: Tranh vẽ gì?
2. Hướng dẫn hs luyện đọc.
- Gv đọc mẫu lần 1.
- Chú ý giọng đọc hồn nhiên các câu thơ ghi lời em bé. Giọng đọc dịu dàng, trìu mến ở các câu thơ ghi lời của mẹ.
a. Hướng dẫn Hs luyện đọc.
* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ:
- Gv ghi bảng các từ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.
- Gọi Hs đọc từng từ.
- Gọi Hs phân tích tiếng khó.
- Gọi Hs đọc lại toàn bộ tiếng từ khó đọc.
- Gv đọc và giải nghĩa một số tiếng từ khó.
Trêu: dùng lời nói, cử chỉ để chọc tức nhẹ nhàng nhằm đùa tếu.
Bôi bẩn: làm cho dây bẩn ra khắp nơi.
Vuốt tóc: Đưa lòng bàn tay nhẹ nhàng xuôi chiều mái tóc.
* Luyện đọc câu.
- Bài văn xuôi thì chúng ta luyện đọc theo câu còn ở bài thơ thì chúng ta luyện đọc theo dòng. 
?: Bài này có mấy dòng?
- Gv chỉ bảng từng dòng cho Hs đọc nhẩm.
- Gọi Hs đọc từng câu.
- Gọi Hs đọc nối tiếp.
* Luyện đọc đoạn, bài.
- Gv chia đoạn: bài này gồm 3 đoạn.
- Gọi Hs đọc từng khổ thơ.
- Gọi Hs đọc nối tiếp khổ thơ đến hết bài.
- Gọi Hs đọc cả bài.
- Đọc đồng thanh cả bài.
* Thi đọc trơn cả bài:
- Mỗi tổ cử 1 Hs lên bảng thi đọc.
?: Em thích đoạn nào nhất, em hãy đọc diễn cảm đoạn thơ đó?
- Gv nhận xét ghi điểm.
 Hs giải lao.
3. Ôn các vần uôt, uôc.
a. Tìm các tiếng trong bài có chứa vần uôt.
- Yêu cầu Hs tìm trong bài các tiếng có chứa vần uôt.
- Gv dùng thước gạch chân những tiếng Hs vừa tìm được.
- Gọi Hs đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
b.Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần uôt, uôc.
- Yêu cầu Hs quan sát tranh.
?: tranh vẽ gì?
- Đọc từ dưới tranh.
?: Tiếng nào chứa vần vừa ôn?
- Hãy phân tích, đánh vần và đọc trơn.
- Gv cho 1 bên thi nói vần uôt, 1 bên thi nói vần uôc.
- Nhận xét, tuyên dương đội nói tốt.
- Nhận xét tiết 1.
- 2 - 3 em đọc.
- Lúc mới chào đời chú công có bộ lông tơ màu nâu gạch.
- Sau 2- 3 năm đuôi chú công trống lớn thành một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu.
- Hs quan sát tranh.
- Tranh vẽ hai mẹ con đang nói chuyện với nhau.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- Hs chú ý lắng nghe.
 ở lớp / nơm nớp l / n
đứng dậy / giây lát d / gi trêu /chen tr /ch
 bôi bẩn / nâng niu ân / âng
vuốt tóc / vượt lên uôt /ươt
- Bài này có 12 dòng.
- Hs nhẩm đọc từng dòng 
- Hs đọc cá nhân 2 lượt.
+ Đoạn 1: Khổ 1(4 dòng đầu)
+ Đoạn 2: Khổ 2( 4 dòng tiếp theo).
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Hs đọc cá nhân.
- Hs đọc nối tiếp.
- 2 - 4 em đọc.
- Cả lớp đọc.
- Hs đọc, Hs khác nhận xét, ghi điểm.
- vuốt tóc. (uôt)
- vuốt: v + uôt + (/)
- Tranh vẽ máy tuốt lúa và một vận động viên rước đuốc.
- Hs đọc câu mẫu.
Máy tuốt lúa
Rước đuốc
- Chia lớp thành 2 đội chơi.
+ Uôt: Chải chuốt, suốt ngày, con chuột, vuốt ve rét buốt...
+ Uôc: Giã ruốc, cuốc đất, luộc rau, uống thuốc, cuộc vui,...
Tiết 2:
4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
a. Tìm hiểu bài.
- Gv đọc mẫu lần 2.
- Hướng dẫn lại cách ngắt nghỉ sau dấu câu.
- Gọi Hs đọc khổ 1 và khổ 2.
?: Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?
- Gv tiểu kết.
- Gọi Hs đọc đoạn 3.
?: Mẹ đã nói gì với bạn nhỏ?
- Gv tiểu kết.
- Gọi 3 học sinh đọc toàn bài.
?: Vì sao mẹ muốn nghe bé kể chuyện ngoan ngoãn?
- Tiểu kết.
b. Luyện đọc.
- Gọi HS đọc (câu, đoạn, bài).
- Gv nhận xét, ghi điểm.
c. Luyện nói.
?: Đề tài luyện nói của chúng ta ngày hôm nay là gì?
- Cho Hs quan sát tranh.
?: Tranh vẽ gì?
* Trò chơi: Đóng vai.
- Cách thực hiện:
- Gv treo tranh lên bảng.
- Gọi 2 Hs lên bảng, 1 Hs đóng vai bố, 1 Hs đóng vai mẹ cùng trò chuyện.
M: Bạn nhỏ làm việc gì ngoan?
Bạn nhặt rác ở lớp vứt vào thùng rác.
?: Em đã làm được việc gì ngoan ở lớp?
- Hs khác tiếp tục trò chuyện với tranh còn lại.
- Gv nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò.
- Gọi Hs đọc lại toàn bài.
- Về nhà đọc và viết bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs chú ý lắng nghe.
- 2 -3 Hs đọc.
- Chuyện bạn Hoa không thuộc bài, bạn Hùng trêu con, bạn Mai tay đầy mực.
- 2 -3 Hs đọc.
- Mẹ không nhớ chuyện bạn kể, mẹ muốn nghe bạn kể chuyện bạn đã ngoan như thế nào khi ở lớp.
- 2 Hs đọc.
- Mẹ mong ai cũng ngoan ngoãn.
- Hs khác nhận xét.
- 4 - 5 Hs đọc cá nhân.
- Hs khác nhận xét, ghi điểm.
Đề tài: ở lớp em đã ngoan ngoãn như thế nào?
- Tranh vẽ một bạn đang nhặt và vứt rác vào thùng rác, một bạn đang băng tay đau cho bạn, mẹ chuẩn bị cho bé đi học, bố đang ôm bé.
- Em đã kèm bạn đọc bài.
 Em nâng bạn dậy khi bạn bị ngã.
- 1 Hs đọc lại.
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
............................................................................................................................................
____________________________
Đạo đức.
Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với đời sống con người.
- Biết cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em.
- Hs biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập đạo đức.
III. Lên lớp:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ.
?: Giờ trước chúng ta học bài gì?
?: Khi nào thì chào hỏi hoặc tạm biệt.
- Hãy đọc câu tục ngữ dưới tranh.
- Gv nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài- ghi bảng.
2. Dạy học bài mới.
* Hoạt động 1: Quan sát cây và hoa ở sân trường và vườn trường.
- Gv tổ chức cho Hs quan sát khi tham quan cây và hoa ở sân trường, vườn trường.
?: Các em có biết những cây này, hoa này có tên là gì không?
?: Các em có thích những cây hoa này không? Vì sao?
?: Để vườn trường, sân trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp, mát, em phải làm gì?
KL: ở sân trường, vườn trường chúng ta có trồng nhiều loại cây xanh, hoa khác nhau. Chúng làm cho trương ta thêm xanh, sạch, đẹp, cho không khí trong lành, cho bóng mát để các em vui chơi. Vậy các em cần chăm sóc và bảo vệ cây và hoa, các em có quyền sống trong môio trường trong lành.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1.
- Yêu cầu Hs quan sát tranh.
?: Tranh vẽ gì? Các bạn đang làm gì?
?: Việc làm đó có lợi gì? Các em có thể làm được như vậy không? Vì sao?
- Gọi hs trình bày trước lớp.
=> Các bạn nhỏ đang bảo vệ cây và hoa: Chống ccây khỏi bị đổ, xối đất, tưới cây. Chăm sóc và bảo vệ như vậy thì cây và hoa sẽ chóng tươi tốt, chúng càng thêm xanh, thêm đẹp. Khi có điều kiện các em nên làm theo các bạn.
* Hoạt động 3: Bài tập 2.
- Yêu cầu Hs quan sát tranh.
?: Những bạn trong tranh đang làm gì?
?: Bạn nào có hành động sai, vì sao?
?: Bạn nào có hành động đúng, vì sao?
- Cho hs thảo luận cặp đôi.
- Gọi Hs trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
KL:Trong 5 bạn thì 3 bạn đang trèo cây vin cành, hái lá, hai bạn khác đang khuyên nhủ, ngăn chặn việc làm trên của 3 bạn. BA bạn đang phá cây là sai vì làm hư hỏng cây, xấu cây, mất bóng mát. Hai bạn biết khuyên nhủ người khác như vậy là biết góp phần bảo vệ cây xanh.
IV. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà hãy chăm sóc, bảo vệ cây.
- Chào hỏi và tạm biệt.
- 3 - 4 HS trả lời.
- 2 Hs đọc.
- Hs khác nhận xét.
- HS nhắc lại.
- Hs tham quan cây và hoa ở vườn trường theo sự hướng dẫn của Gv.
- Cây bàng, cây bạch đàn, cây bòng, cây keo...
- Có/ không.
- Cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Hs quan sát.
- Các bạn trồng và chăm sóc hoa.
- Đó là việc làm nhằmbảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng làm cho trường, lớp, nơi em sóng thêm đẹp, thêm trong lành.
- Hs thảo luận cặp đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Ba bạn đang trèo cây còn 2 bạn khác thì đang khuyên các bạn không trèo và không bẻ cành.
- Hai bạn đúng còn 3 bạn sai. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
............................................................................................................................................
___________________________________
 Thủ công
Cắt, dán hàng rào đơn giản (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Hs biết cắt các nan giấy.
- HS cắt được các nan giấy.
II. Đồ dùng:
- Giấy màu, kéo, hồ dán, thước kẻ, bút chì.
III. Lên lớp:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi bảng.
2. Hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét:
- GV treo các nan giấy và hàng rào mẫu gợi ý cho HS nhận xét.
?: Em có nhận xét gì về từng cạnh của các nan giấy?
?: Hàng rào được làm bằng vật dụng gì?
- GV chỉ vào hàng rào và nêu: Hàng rào gồm các nan đứng và các nan ngang tạo thành.
?: Số nan đứng là bao nhiêu?
?: Số nan ngang là bao nhiêu?
?: Khoảng cách giữa các nan đứng bao nhiêu ô?
?: Giữa các nan ngang bao nhiêu ô?
+ Để có hàng rào trước hết ta phải cắt thành các nan giấy.
2.GV hướng dẫn kẻ, cắt các nan giấy:
- GV lật mặt trái của tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường thẳng cách đều.
?: Để có hàng rào đơn giản ta cần mấy nan đứng và mấy nan ngang?
+ Hướng dẫn HS kẻ nan đứng: Kẻ 4 nan đứng, dài 6 ô rộng 1ô.
+ Hướng dẫn HS kẻ nan ngang: Kẻ 2 nan ngang, dài 9 ô, rộng 1 ô ... hoõng? Gioự maùnh hay gioự nheù?
+ Thụứi tieỏt hoõm nay noựng hay reựt?
+ Baùn coự caỷm thaỏy deó chũu khoõng?
+ Baùn coự thớch thụứi tieỏt nhử theỏ naứy khoõng?
-2 em trỡnh baứy
- Lụựp nhaọn xeựt vaứ boồ sung yự kieỏn.
- HS trỡnh baứy:VD: ẹaõy laứ caõy rau, coự reó, thaõn, laự, khi giaứ thỡ coự hoa. Caõy rau duứng laứm thửực aờn raỏt boồ, traựnh ủửụùc beọnh taựo boựn vaứ beọnh chaỷy maựu chaõn raờng. Khi aờn rau caàn rửỷa saùch trửụực khi ủem naỏu.
Ruựt kinh nghieọm:...........................................................................................................
.......................................................................................................................................
_______________________________
Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2010.
Toán
Luyện tập chung
I, Mục tiêu
	- HS được củng cố về đọc, viết; nhận biết thứ tự các số có 2 chữ số trong một dãy số
	- So sánh các số có 2 chữ số
	- Giải toán có lời văn
II, Đồ dùng
	- Bảng phụ
III, Các hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: 
 45 + 3 = 78 + 21 =
 69 - 9 = 57 - 0 = 
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới
a, Giới thiệu bài: trực tiếp
b, Luyện tập:
Bài 1: Viết các số dưới mỗi vạch của tia số
?: Mỗi vạch liền kề nhau hơn kém nhau mấy đơn vị ?
- HS làm bài cá nhân
- Chữa bài cho điểm
Bài 2: Viết các số theo thứ tự từ lớn -> bé và tư bé -> lớn: 45, 37, 54, 28
- HS làm bài cá nhân
- Chữa bài cho điểm
Bài 3: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu lại cách đặt tính rồi tính
- HS làm bài cá nhân
- Chữa bài cho điểm
Bài 4: Giải toán có lời văn
?: Bài toán cho biết gì?
?: Bài toán hỏi gì?
?: Muôn biết còn lại bao nhiêu quả ta làm thế nào?
- HS làm bài nhóm 3
- Chữa bài cho điểm
IV,Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về ôn tập
- 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con
- Đọc yêu cầu
- Hơn kém nhau 1 đơn vị
- Đọc yêu cầu
Từ bé -> lớn: 28, 37, 45, 54
Từ lớn -> bé: 54, 45, 37, 28
- Đọc yêu cầu
34 + 52 87 – 24 89 – 45 
 . ............
- Đọc đề bài toán
- Có 85 quả, bán 60 quả
- Còn lại bao nhiêu quả
Tóm tắt: 
Có: 85 quả
Bán: 60 quả
Còn lại:....quả?
Bài giải
Còn lại số quả cam là:
85 – 60 = 25 ( quả )
Đáp số: 25 quả
________________________________
Chính tả
Bài luyện tập 3
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
- Hs đọc đúng, nhanh cả bài " Hai cậu bé và hai người bố ".
- Luyện đọc các từ: quan trọng, chữa bệnh, bác sĩ.
- Luyện đọc đúng các câu; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc phân biệt lời thoại của nhân vật.
2. Ôn các tiếng có vần iêt, iêc.
 - Hs tìm được tiếng có vần iêt, iêc trong bài và ngoài bài.
3. Hiểu.
- Hiểu từ trong bài: Bác sĩ, làm ruộng, quan trọng.
 - Hiểu nội dung bài: Bố, mẹ các em làm nhiều nghề khác nhau ( như bác sĩ, trồng lúa...) nhưng nghề nào cũng đáng quý vì đều cần cho mọi người.
4. Tập chép bài chính tả “ Xỉa cá mè” và làm bài tập điền vần iên, iêng hay uyên.
II. Đồ dùng:
 - Bảng phụ viết bài chính tả “ Xỉa cá mè” và bài tập
- Tranh minh hoạ bài học và phần ôn.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ:
- Hs lên bảng đọc bài “ Lăng Bác ”.
?: Đứng trên Quảng trường Ba Đình cậu bé cảm thấy như thế nào?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: tranh vẽ.
2. Hướng dẫn hs luyện đọc.
- Gv đọc mẫu lần 1.
- Chú ý giọng đọc to, rõ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
a. Hướng dẫn Hs luyện đọc.
* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ:
- Gv ghi bảng các từ: Bác sĩ, quan trọng, chữa bệnh
- Gọi Hs đọc từng từ.
- Gọi Hs phân tích tiếng khó.
- Gọi Hs đọc lại toàn bộ tiếng từ khó đọc.
- Gv đọc và giải nghĩa một số tiếng từ khó.
Bác sĩ: Là người khám và chữa bệnh cho mọi người
Làm ruộng: Là người làm việc trên động ruộng
- Hướng dẫn đọc câu “ Không......người ốm”
- Đọc mẫu và nêu cách đọc
* Luyện đọc câu:
- Gv chỉ bảng từng câu cho Hs đọc nhẩm.
- Gọi Hs đọc từng câu.
- Gọi Hs đọc nối tiếp.
* Luyện đọc đoạn, bài.
- Gv chia đoạn: bài này gồm 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu  Việt đáp.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- Gọi Hs đọc nối tiếp đoạn đến hết bài.
- Gọi Hs đọc cả bài.
- Nhận xét cho điểm
- Đọc đồng thanh cả bài.
- Nhận xét tiết 1
- 2 - 3 HS đọc.
- Bâng khuâng như thấy Bác đứng vẫy chào
- Hs quan sát tranh
- Hs chú ý lắng nghe.
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- Hs chú ý lắng nghe.
bác sĩ
quan trọng
chữa bệnh
/ xổ số
/ nhà lán
/ chứa nước
/ s / x
/qu / l
/ ` / /
- HS ngồi nghe.
- Theo dõi
- Luyện đọc cá nhân, đồng thanh
- Hs nhẩm đọc từng dòng theo Gv chỉ bảng.
- Hs đọc cá nhân 2 lượt.
- 3 – 4 HS đọc. 
- Hs đọc cá nhân.
- Hs đọc nối tiếp.
- 2 em đọc.
- Cả lớp đọc.
Tiết 2
3. Tập chép chính tả “ Xỉa cá mè”
- Đưa bài chính tả
?: Tay đẹp làm việc gì?
?: Tay to làm việc gì?
?: Tay nhỏ làm việc gì?
?: Tay nhọ nhem làm gì?
?: Tìm trong bài các chữ bắt đầu bằng chữ c?
?: Trong bài có từ nào khó viết?
- Hướng dẫn hs trình bày bài viết
- Yêu cầu hs viết bài
- Quan sát uốn nắn
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi
4. Ôn các vần iêt, iêc
a. Tìm các tiếng trong bài có chứa vần iêt, iêc
- Yêu cầu Hs tìm trong bài các tiếng có chứa vần iêt, iêc.
- Gv dùng thước gạch chân những tiếng Hs vừa tìm được.
- Gọi Hs đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
?: Bố Việt làm gì? Bố Sơn làm gì?
?: Công việc của bố bạn nào quan trọng? Vì sao?
?: Em cần có thái độ như thế nào đối với người lao động?
?: Bố mẹ em làm nghề gì? Có vất vả không?
5. Bài chính tả
- Đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS điền vần iên, iêng, uyên
- HS làm bài nhóm 3
- Các nhóm báo cáo
- Chữa bài cho điểm 
- Gv đọc mẫu lần 2.
- Hướng dẫn lại cách ngắt nghỉ sau dấu câu.
- Gọi HS đọc đoạn 1
IV. Củng cố, dặn dò.
- Gọi Hs đọc lại toàn bài.
- Về nhà đọc và viết bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Đọc bài chính tả
- Tay đẹp đi bẻ ngô
- Tay to đi dỡ củ
- Tay nhỏ hái đậu đen
- Tay nhọ nhem rửa cho sạch
- Cá, củ
- Xỉa, dỡ củ, nhọ nhem, sạch
- Theo dõi viết bài
- Theo dõi và soát lỗi
- Việt. ( iêt )
Việt: V + iêt + ( . ).
Việc. ( iêc )
Việc: V + iêc + ( . )
- Bố Việt làm ruộng, bố Sơn làm bác sĩ
- Công việc của bố bạn nào cũng quan trọng vì đều cần với mọi người
- Có thái độ kính trọng
- HS kể
- Đọc yêu cầu
- Hs chú ý lắng nghe.
- Làm bài nhóm 3
- Báo cáo kết quả
của mình
- HS trao đổi theo cặp.
- Các cặp báo cáo
- 1 Hs đọc lại.
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
............................................................................................................................................
__________________________________
Thể dục
Tổng kết môn học
I. Mục tiêu:
- Tổng kết môn học. Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học. Đánh giá kết quả học tập để phát huy và khắc phục trong năm học tiếp theo.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Trong lớp học. G kẻ một bảng để chuẩn bị hệ thống các nội dung học.
Đội hình đội ngũ
Thể dục RLTTCB
Bài thể dục
Trò chơi vận động
..................................
..................................
..................................
..................................
..................................
..................................
..................................
..................................
..................................
..................................
..................................
..................................
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
nội dung
định lượng
phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- G nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Khởi động
2 phút
 3 phút
- Đứng vỗ tay, hát. 
* Trò chơi Diệt con vật có hại".
 2. Phần cơ bản:
- G cùng H hệ thống những kiến thức, kĩ năng đã học trong năm.
25 phút
- H kể lại những nội dung cơ bản đã học trong năm. G ghi lên bảng đã kẻ sẵn.
- Xen kẽ để một vài H lên minh họa.
- G đánh giá kết quả học tập và tinh thần, thái độ của H so với yêu cầu của chương trình.
- Tuyên dương một số cá nhân, tổ học tốt.
 3. Phần kết thúc:
- Hồi tĩnh.
- G dặn dò H tự ôn tập trong hè.
- Trò chơi "Diệt con vật có hại"
2 - 3 phút
2 phút
1 phút
- H đứng vỗ tay và hát.
__________________________________
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 35
I. Nhận xét chung:
 1. Nền nếp:
- Các em đi học tương đối đều, đúng giờ.
- Ra vào lớp đúng giờ, nhưng khi xếp hàng còn mất trật tự, chưa nghiêm túc.
- Mặc đồng phục tương đối đầy đủ.
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ đều đặn . Xong chất lượng của giờ sinh hoạt chưa hiệu quả, còn nhiều em mất trật tự.
 2. Đạo đức :
- Các em tương đối ngoan, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng HS chơi đùa quá chớn gây mất đoàn kết.
 3. Học tập : 
 - Nhìn chung các em trật tự, chú ý nghe giảng.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Nhiều tiết học tương đối sôi nổi- có hiệu quả.
 - Nhiều em tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài như các em.
 - Bên cạnh đó cũng còn không ít em lười học, lười viết bài: Trình bày bài cẩu thả .
II. Phương hướng tuần tới:
 - Phát huy các ưu điểm đã đạt được.
 - Khắc phục tồn tại trong tuần.
_____________________________________
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 34
I. Nhận xét chung:
 1. Nền nếp:
- Các em đi học tương đối đều, đúng giờ.
- Ra vào lớp đúng giờ, nhưng khi xếp hàng còn mất trật tự, chưa nghiêm túc.
- Mặc đồng phục tương đối đầy đủ.
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ đều đặn . Xong chất lượng của giờ sinh hoạt chưa hiệu quả, còn nhiều em mất trật tự.
 2. Đạo đức :
- Các em tương đối ngoan, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng HS chơi đùa quá chớn gây mất đoàn kết.
 3. Học tập : 
 - Nhìn chung các em trật tự, chú ý nghe giảng.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Nhiều tiết học tương đối sôi nổi- có hiệu quả.
 - Nhiều em tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài như các em.
 - Bên cạnh đó cũng còn không ít em lười học, lười viết bài: Trình bày bài cẩu thả .
II. Phương hướng tuần tới:
 - Phát huy các ưu điểm đã đạt được.
 - Khắc phục tồn tại trong tuần.
_____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ( tuan 31 - 35 ).doc