Giáo án Lớp 1 - Tuần 7 - GV: Kiều Thị Tuyết Trinh - Trường Tiểu học Cần Kiệm

Giáo án Lớp 1 - Tuần 7 - GV: Kiều Thị Tuyết Trinh - Trường Tiểu học Cần Kiệm

Học vần:

Bài 27. Ôn tập

A- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể:

- Đọc và viết thành thạo âm và chữ vừa học: p, ph, nh, g, gh, q, qu, ng, ngh, y, tr.

- Đọc đúng và trôi chảy các từ và câu ứng dụng bài 27.

- Nghe hiểu đợc truyện Tre ngà.

B- Đồ dùng dạy học:

- Bảng ôn tập.

- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và truyện kể Tre ngà

C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 Tiết 1

I. Kiểm tra bài cũ:

- Viết và đọc.

- Đọc từ và câu ứng dụng.

- GV nhận xét cho điểm

II. Dạy học bài mới:

1. Giới thiệu bài

2. Ôn tập:

a. Các chữ và âm vừa học.

+ Treo bảng ôn.

- Cho HS chỉ chữ trong bảng ôn và đọc.

- Bây giờ cô đọc âm ai có thể lên chỉ chữ

- GV chỉ chữ.

- Cho HS đọc lại các âm đã học.

b. Ghép chữ thành tiếng:

VD: Ghép chữ ph với chữ o ta đợc pho; đọc là pho.

- Bây giờ các em hãy chú ý vào bảng 2.

- Bảng 2 ghi những gì nhỉ ?

- Y/c HS ghép các từ ở cột dọc và các dấu ở dòng ngang bảng 2.

 

doc 29 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 7 - GV: Kiều Thị Tuyết Trinh - Trường Tiểu học Cần Kiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012
Học vần:
Bài 27. Ôn tập
A- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể:
- Đọc và viết thành thạo âm và chữ vừa học: p, ph, nh, g, gh, q, qu, ng, ngh, y, tr.
- Đọc đúng và trôi chảy các từ và câu ứng dụng bài 27.
- Nghe hiểu được truyện Tre ngà.
B- Đồ dùng dạy học:
- Bảng ôn tập.
- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và truyện kể Tre ngà
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc.
- Đọc từ và câu ứng dụng.
- GV nhận xét cho điểm
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài 
2. Ôn tập:
a. Các chữ và âm vừa học.
+ Treo bảng ôn.
- Cho HS chỉ chữ trong bảng ôn và đọc.
- Bây giờ cô đọc âm ai có thể lên chỉ chữ 
- GV chỉ chữ.
- Cho HS đọc lại các âm đã học.
b. Ghép chữ thành tiếng:
VD: Ghép chữ ph với chữ o ta được pho; đọc là pho.
- Bây giờ các em hãy chú ý vào bảng 2.
- Bảng 2 ghi những gì nhỉ ?
- Y/c HS ghép các từ ở cột dọc và các dấu ở dòng ngang bảng 2.
c. Đọc từ ứng dụng
- Ghi bảng từ ứng dụng.
- Giải thích một số từ.
- Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng.
- GV chỉnh sửa, phát âm cho HS.
d. Tập viết từ ứng dụng .
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- GV nhận xét và sửa lỗi.
- GV hướng dẫn uốn nắn HS yếu.
3. Củng cố - dặn dò:
- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm vừa ôn.
- Nhận xét chung giờ học.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con: chú ý trí nhớ, cá trê.
- 3 HS đọc .
- 1 vài em, lớp nhẩm theo.
- 1 vài em.
- 1 số em đọc theo que chỉ.
- HS đọc ĐT.
- Từng cá nhân ghép sau đó đọc.
- HS đọc ĐT sau khi đã ghép xong.
- Bảng 2 ghi dấu thanh.
- HS ghép xong đọc Cn, nhóm, lớp.
- HS đọc Cá nhân, nhóm, lóp.
- HS viết bảng con: tre ngà, quả nho. 
- Nhận xét
- HS thi tìm.
- HS lắng nghe.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: + đọc lại bài tiết 1.
- Yêu cầu HS ghép các tiếng: phố, nghe, giã, quê.
- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS 
+ Đọc câu ứng dụng.
- GV treo tranh lên bảng.
- Tranh vẽ gì ?
- Giới thiệu câu ứng dụng và giải thích.
- Yêu cầu HS đọc lại câu ứng dụng.
- GV theo dõi sửa lỗi và khuyến khích các em đọc trơn
c. Kể chuyện "Tre ngà".
+ GV kể chuyện 1 lần.
+ GV kể lần 2 sử dụng tranh minh họa.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4.
- Truyện nói lên điều gì ?
b. Luyện viết:
- GV cho HS viết vở tập viết.
- GV theo dõi uốn nắn thêm HS yếu
4. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS đọc lại bài trên bảng 
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn Ôn lại bài, xem trước bài 28.
- HS sử dụng bộ dồ dùng để ghép và đọc tiếng vừa ghép.
- HS đọc Cá nhân, ĐT.
- HS quan sát tranh và nhận xét
- Vẽ 2 người thợ đang xẻ gỗ và 1 người thợ giã giò.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- 1 số em đọc tên câu chuyện
-HS thảo luận nội dung câu chuyện theo nhóm 4.
- Truyền thống đánh giặc cứu nước ...
- HS tập viết vở tập viết 1/ tập 1 .
- 1 em đọc
- HS lắng nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
 Toán
Tiết 25: Kiểm tra
i. Mục tiêu:
 Kiểm tra kết quả học tập của HS về:
 - Nhận biết số lượng trong phạm vi 10
 - Đọc, viết các số, nhận biết thứ tự mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10
 - Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở Bài tập Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
1. Đề bài: (GV phát phiếu kiểm tra) 
Bài 1: Số?
Bài 2: Số?
 3
 1 3
 7 10
 2 4
 3 5
Bài 3:Viết các số : 5, 2, 1, 8. 4 theo thứ tự:
a) Từ lớn đến bé: 
b) Từ bé đến lớn:
Bài 4: Số?
	Có  hình vuông
	Có  hình tam giác
- GV hướng dẫn HS biết yêu cầu của từng bài.
- HS làm bài.
- GV thu bài.
2. Hướng dẫn chấm:
Bài 1: (2 điểm)
Mỗi lần viết đúng số ở ô trống cho 0,5 điểm
Bài 2: (3 điểm) 
Mỗi ô trống đúng cho 0,25 điểm
Bài 3: (3 điểm)
a) 1, 5 điểm
b) 1,5 điểm
Bài 4: (2 điểm)
- Điền đúng mỗi chỗ () cho 1 điểm
3. Đáp án:
Bài 1: Điền 7, 9, 8, 10
Bài 2: 2, 3 1, 2, 3, 4 1, 2, 3, 4, 5
 5, 6, 7, 8, 9, 10 0, 1, 2, 3, 4, 5
Bài 3: 
a) 8, 5, 4, 2, 1
b) 1, 2, 4, 5, 8
Bài 4:
 Có 2 hình vuông
 Có 5 hình tam giác
4. GV nhận xét giờ kiểm tra
........................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 
Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012
Học vần
Ôn tập âm và chữ ghi âm
I.Mục đích –yêu cầu:
 - Hệ thống lại tất cả các âm và chữ ghi âm đã học từ đầu năm
 - Học sinh nhớ được mặt chữ và đọc thành thạo các âm đã học
 - HS biết đánh vần, đọc trơn các tiêng, từ, câu được ghép bởi các âm đã học kết hợp với các dấu thanh
II.Đồ dùng
 - GV: Tranh sgk, bảng ôn
 - HS: Ôn lại các bài đã học từ đầu năm.
III.Các hoạt động dạy- học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
+ Kể các âm đã học?
- GV ghi bảng:
b, v, l, h, c, n, m, d, đ, t, th, x, ch, s, r, k, kh, p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr, e, ê, o, ô, ơ, i, a, u, ư
2. Hướng dẫn HS ôn tập
- GV chỉ bảng
- GV hướng dẫn HS ôn 1 số âm mà HS hay nhầm lẫn khi đọc: l, n, s, r, ch, tr, ph, nh, gh, ng, ngh
3. Hướng dẫn HS đọc lại 1 số từ ngữ ứng dụng đã học
- GV viết bảng 1 số từ ngữ:
bi ve, ca nô, cá rô, thợ mỏ, da thỏ, lá mạ, thứ tự, chì đỏ, chữ số, kẽ hở, khe đá, rổ khế, phở bò, nho khô chó xù, nhà ga, gồ ghề, giã giò, quà quê, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghỉ hè, chú ý, trí nhớ
- GV sửa phát âm
4. Viết bảng con
- GV dọc cho HS viêt 1 số tiếng, từ 
- GV nhận xét, chữa lỗi
- Gọi HS đọc lại bài 
- HS kể ra các âm đã học từ đầu năm
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS đọc lại tất cả các âm đã học: nhóm, lớp, cá nhân
- 1 số HS lên bảng chỉ và đọc
- HS đọc: cá nhân, nhóm lớp
- HS đọc: cá nhân (mỗi em đọc khoảng 5 từ)
- HS đọc đồng thanh, nhóm lớp
- HS viết bảng con: nho khô, tre ngà, ghế gỗ, rổ khế, phố nhỏ, nghỉ hè
- 1 HS đọc
Tiết2
5. Luyện tập
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lại các âm, từ ngữ đã ôn ở tiết 1
- GV sửa phát âm cho HS
6. Luyện viết
- GV đọc rõ ràng 1 số từ ngữ cho HS viết vào vở ô li.
- GV lưu ý HS các nét nối
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu
7.Củng cố- dặn dò: 
- Gọi HS đọc toàn bài trên bảng
- Dặn về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS luyện đọc các âm khó, dễ lẫn nhiều lần
- HS viết vào vở ô li: quê cha, nghỉ hè, gồ ghề, khe đá, thợ xẻ, lá mạ, nho khô
- 1 HS đọc
- HS nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Toán
Tiết 27: Phép cộng trong phạm vi 3
i. Mục tiêu:
 Giúp học sinh
 - Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng.
 - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3.
 - Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 3.
 - Làm bài tập 1,2,3
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bộ thực hành toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- GV nhận xét, trả bài kiểm tra.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 3
a) Hướng dẫn HS phép cộng 1 + 1 = 2
- Cho HS quan sát tranh.
+ Có 1 con gà thêm 1 con gà nữa. Hỏi có mấy con gà?
- GV: Một thêm một bằng hai. Để thể hiện điều đó có ta phép tính:
 1 + 1 = 2 (GV ghi bảng)
- GVgài bảng phép tính: 1+1=2
- GV chỉ dấu “+” gọi là "cộng"
- GV đọc: Một cộng một bằng hai
b) Hướng dẫn HS phép cộng 2 + 1 = 3
- Cho HS quan sát tranh.
+ Có hai ô tô thêm một ô tô. Hỏi tất cả có mấy ôtô?
- Để thể hiện điều đó ta có phép cộng
 2 + 1 = 3
c) Hướng dẫn HS phép cộng : 1 + 2 = 3
- GV hướng dẫn tương tự như phần a, b.
 1 + 2 = 3
d) Hướng dẫn HS học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3.
1 + 1 = 2
2 + 1 = 3
1 + 2 = 3
GV: 1 + 1 = 2 là phép cộng 
 2 + 1 = 3 là phép cộng 
 1 + 2 = 3 là phép cộng
- GV hướng dẫn HS ghi nhớ bảng cộng:
+ 1 cộng 1 bằng mấy? Mấy cộng mấy bằng 2?
+ 2 cộng 1 bằng mấy? Mấy cộng 1 bằng3?
+ 1 cộng 2 bằng mấy? 1 cộng mấy 
bằng 3?
đ) Hướng dẫn HS quan sát tranh cuối cùng và nêu bài toán:
- GV hướng dẫn HS nêu bài toán và phép tính tương ứng
- GV ghi bảng các phép tính: 
 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3
+ Con có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính? 
+ Vị trí của các số trong 2 phép tính giống hay khác nhau? 
- GV: Vị trí của các số trong 2 phép tính là khác nhau nhưng kết quả 2 phép tính đều bằng 3. Vậy phép tính 2 + 1 cũng bằng 1 + 2
3. Luyện tập:
 Bài 1(trang 44):
- GV hướng dẫn HS làm bài: 
+ Muốn làm được những phép tính này nhanh con đã làm như thế nào?
 Bài 2( trang 44):
- GV hướng dẫn HS cộng theo cột dọc:
Các số viết thẳng cột, dấu cộng đặt giữa 2 số, dấu gạch ngang thay cho dấu =
- GV nhận xét, chữa bài
 Bài 3( trang 44):
- GV hướng dẫn HS làm bài, chữa bài
- Gọi HS nhận xét
4. Củng cố- dặn dò:
- Cho HS đọc bảng cộng trong phạm vi 3
- Dặn HS về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3, chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.
- HS quan sát tranh 1 trong SGK
+Một con gà thêm 1 con gà là 2 con gà.
- HS đọc phép tính: cá nhân, lớp
- HS đọc.
- HS quan sát tranh, tự nêu bài toán.
- 2 HS nhắc lại bài toán.
- Có 2 ô tô thêm 1 ô tô. Tất cả có 3 ô tô.
- HS đọc phép tính: 2+1=3
- HS thao tác bằng que tính trên bộ thực hành.
- HS nêu phép cộng
- HS đọc các phép tính cộng
- Đọc ngược và đọc xuôi.
- HS ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3
- HS trả lời
- HS quan sát SGK.
- HS nêu bài toán:
- Có 2 chấm tròn, thêm 1 chấm tròn. Hỏi tất cả có mấy chấm tròn?
- HS nêu phép tín ... 
- HS trả lời câu hỏi.
- HS đọc : ia
- Vần ia được ghép bởi âm i và âm a, âm i đứng trước, âm a đứng sau.
+ Giống nhau: âm i
+ Khác nhau : ia có thêm a
- HS ghép vần ia.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- Thêm âm t và dấu sắc.
- HS ghép tiếng “tía”
- Tiếng tía có âm t đứng trước, vần ia đứng sau, dấu sắc trên ia.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- HS quan sát tranh rút ra từ khoá
- lá tía tô
- HS đánh vần, đọc trơn CN, nhóm, lớp
- 1 số HS đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học: bìa, mía, vỉa, tỉa.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS viết bảng con: : ia, lá tía tô
- HS tự nêu
- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS quan sát, nhận xét
- HS đánh vần, đọc trơn: nhóm, lớp
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
- Bà chia hồng, táo, chuối...
- Các bạn rất vui khi nhận được quà
- HS trả lời.
- HS viết vào vở Tập viết 1/ tập 1
- 1 HS đọc
- HS thi đua tìm tiếng, từ chứa vần ia vừa học.
- HS nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Toán
Tiết 29: Phép cộng trong phạm vi 4
i. Mục tiêu:
 Giúp học sinh
 - Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng.
 - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 4.
 - Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 4.
 - Làm bài tập 1, 2, 4
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bộ thực hành toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Gọi HS làm bảng
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 4
a) Hướng dẫn HS phép cộng : 3 + 1 = 4
- GV nhận xét, bổ sung
+ Muốn tìm số con chim ta làm như thế nào?
+ Lấy mấy cộng mấy?
- GV ghi bảng phép tính: 3 + 1 = 4
b. Giới thiệu phép cộng 2 + 2 = 4 tương tự như phép cộng 3 + 1 = 4
- GVghi bảng các phép tính:
 2 + 2 = 4
 3 + 1 = 4
c. Giới thiệu phép cộng 1 + 3 = 4
VD: Có 1 cái kéo, thêm 3 cái kéo nữa. Hỏi có tất cả mấy cái kéo?
- GV ghi bảng : 1 + 3 = 4
d) Hướng dẫn HS học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4.
+ Bốn bằng 3 cộng mấy ?
 + Một cộng mấy bằng 4 ?
đ) Hướng dẫn HS quan sát tranh cuối cùng và nêu bài toán:
- GV hướng dẫn HS nêu bài toán và phép tính tương ứng
- GV ghi bảng các phép tính: 
 3 + 1 = 4 và 1 + 3 = 4
+ Con nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính? 
+ Vị trí của các số trong 2 phép tính giống hay khác nhau? 
- GV: 3 + 1 cũng bằng 1 + 3 vì kết quả đều bằng 4
3. Luyện tập:
 Bài 1(trang 47):
- GV hướng dẫn HS làm bài:
- Cho HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài
 Bài 2(trang 47): - Bài yêu cầu gì ?
- GV hướng dẫn HS làm bài, chữa bài: lưu ý HS viết các số thẳng cột
Bài 4( trang 47): Bài yêu cầu gì ? 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, 
- Gọi HS nêu phép tính tương ứng
- Gọi HS nhận xét
4. Củng cố- dặn dò:
- Cho HS đọc bảng cộng trong phạm vi 4
- Dặn HS về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài
1 + 2 = 1 + 1 =
2 + 1 = 2 = + 1
- HS quan sát hình minh họa nêu đề toán: Có 3 con chim, thêm 1 con chim. Hỏi tất cả có mấy con chim ?
- 1 số HS nhắc lại.
- Ta làm phép tính cộng.
- lấy 3 cộng 1
- HS lập phép tính trên thanh cài
- HS đọc phép tính: cá nhân, lớp
- HS quan sát SGK, nêu bài toán
- HS nêu phép tính, 
- HS đọc phép tính
- HS sử dụng bộ thực hành, tự nêu bài toán và lập phép tính trên thanh cài
- HS giơ thanh cài
- HS đọc phép tính: cá nhân, lớp.
- HS đọc bảng cộng trong phạm vi 4: cá nhân, lớp.
- HS ghi nhớ bảng cộng
- HS quan sát SGK
- HS nêu bài toán:
- Có 3 chấm tròn, thêm 1 chấm tròn. Hỏi tất cả có mấy chấm tròn?
- HS nêu phép tính : 3 + 1 = 4 
- Có 1 chấm tròn, thêm 3 chấm tròn. Hỏi tất cả có mấy chấm tròn? 
- HS nêu phép tính: 1 + 3 = 4
- bằng nhau và bằng 4
- khác nhau 
- HS ghi nhớ
- HS nêu yêu cầu: Tính 
- HS làm bài, chữa bài.
 - HS nêu: Tính
- HS làm bài vào bảng con, 1 số HS lên bảng làm bài
- Viết phép thích hợp
- HS quan sát tranh.
- HS nêu phép tính: 3 + 1 = 4
- HS nêu lại bảng cộng trong phạm vi 4.
- HS nghe - ghi nhớ.
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012
Tập viết
Tiết :cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô
I.Mục đích –yêu cầu
- Viết đúng các chữ Cử tạ, thợ xẻ, chữ số:. kiểu chữ viết thường cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 1
- Biết trình bày sạch sẽ, cầm bút, ngồi viết đúng quy định.
- Rèn kỹ năng viết cho HS.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bảng phụ, mẫu chữ, phấn màu
 - HS: Vở Tập viết, bảng con, phấn
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu các từ ngữ sẽ viết
2.Hướng dẫn HS viết bảng
a.Viết từ “cử tạ”
B1:Phân tích cấu tạo từ
- GV treo chữ mẫu 
+ Từ “cử tạ” có mấy tiếng?
+ Tiếng “cử” gồm những con chữ nào? Có dấu thanh gì?
+ Các con chữ này cao mấy ly, rộng mấy ly?
+ Tiếng “tạ” gồm những con chữ nào? Có dấu thanh gì?
+ Các con chữ này cao mấy ô li?
+ Khoảng cách từ chữ “cử” tới chữ “tạ’ là bao nhiêu?
- B2: GV viết mẫu lên bảng
- B3: Viết bảng con
- GV viết mẫu kết hợp giảng giải, lưu ý HS nét nối giữa các con chữ
- GV sửa nét cho HS.
b. Viết từ “thợ xẻ”, “chữ số”, “cá rô”
- GV hướng dẫn các bước tương tự
- GV lưu ý HS giữa các con chữ và cách đánh dấu thanh
3. HS viết vở TV
- GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
- GV quan sát, uốn nắn
- GV chấm 1 số vở của HS
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- HS về nhà luyện viết vào vở 
- HS đọc: cá nhân, lớp
- Có 2 tiếng : cử, tạ
- Cử gồm con chữ c, ư và dấu hỏi
cao 2 ly, rộng 1,5 ly
 Gồm con chữ t, a và dấu nặng
t cao 3 ly, a cao 2 ly, rộng 1, 5 ly
- Là một con chữ o tưởng tượng.
- HS quan sát
- HS viết bảng con
- Nhận xét
- HS viết vào vở tập 1 / tập 1
- HS lắng nghe
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Tập viết 
 nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê
I.Mục đích –yêu cầu
- Viết đúng các chữ nho khô, nghé ọ, chú ý, cá rô .Kiểu chữ viết thường cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 1
- Biết trình bày sạch sẽ, cầm bút, ngồi viết đúng quy định.
- Rèn kỹ năng viết cho HS.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bảng phụ, mẫu chữ, phấn màu
 - HS: Vở Tập viết, bảng con, phấn
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu các từ ngữ sẽ viết
2.Hướng dẫn HS viết bảng
a.Viết từ “nho khô”
- B1:Phân tích cấu tạo từ
- GV treo chữ mẫu 
+ Từ “nho khô”gồm những con chữ nào?
+ Các con chữ này cao mấy ly, rộng mấy ly?
+ Khoảng cách từ chữ “nho” tới chữ “khô” là bao nhiêu
- B2: GV viết mẫu lên bảng
- B3: Viết bảng con
- GV sửa nét cho HS.
b. Viết Từ “nghé ọ”, “chú ý”, “cá trê”
- GV hướng dẫn tương tự.
3.Thực hành viết vở TV
- GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
- GV quan sát, uốn nắn
- GV chấm 1 số vở của HS
4. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- HS về nhà luyện viết vào vở tập viết
- HS phân tích độ cao , độ rộng của chữ.
gồm con chữ n, h, k, ô
+ Con chữ o, ô, n cao 2 ô. Con chữ h, k, cao 5 ô li
- Là một con chữ o tưởng tượng
- HS quan sát viết mẫu.
- HS viết bảng con .
- HS viết vào vở tập viết 1 / tập 1
- HS lắng nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Thể dục
Bài 7: Đội hình đội ngũ – Trò chơi
I- Mục tiêu
 - Ôn một số kĩ năng đội hình, đội ngũ đã học. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng, nhanh, trật tự.
- Học đi thường theo nhịp 2- 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
- Ôn trò chơi “ Qua đường lội”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi một cách tương đối chủ động.
- Bỏ nội dung quay phải, quay trái.
II- Địa điểm , phương tiện 
Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập. GV kẻ sân, chuẩn bị 1 còi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu 
- GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học 
- GV cho HS khởi động.
2. Phần cơ bản:
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ,
- Ôn dàn hàng, dồn hàng.
- Đi thường theo nhịp 1-2 hàng dọc
- Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng.
-Trò chơi:“ Qua đường lội”.
- HS xếp thành 2- 4 hàng dọc.
- Đứng vỗ tay, hát.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1- 2.
- Lần 1: GV điều khiển.
- Lần 2: Lớp trưởng điều khiển.
- HS tập 2 lần.
- HS tập hợp theo 2 hàng dọc, đi thường theo nhịp.
- HS thi tập theo tổ
- HS chơi
3. Phần kết thúc:
- Hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài học. Nhận xét giờ học.
- HS đứng vỗ tay và hát.
- HS nghe..
........................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 1 Tuan 7 Chuan.doc