Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 31 - Năm 2019

Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 31 - Năm 2019

Tiết 2 + 3: TẬP ĐỌC

Tiết 37,38: Ngưỡng cửa

1.Mục tiêu dạy học:

 Sau tiết học, HS có khả năng:

1.1.Kiên thức :

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào.

- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa thân quen với mọi người trong gia đình từ bé đến lớn. Ngưỡng cửa là nơi từ đó đứa trẻ bắt đầu đến trường rồi đi xa hơn nữa.

1.2. Kỹ năng :

- Trả lời câu hỏi 1,2 ( SGK).

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Hằng ngày từ ngưỡng cửa của nhà mình, em đi những đâu ?

- Reøn kyõ naêng ñoïc trôn löu loaùt, dieãn caûm.

 

docx 22 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 31 - Năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2019
TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
--------------------------------------------------- 
Tiết 2 + 3: TẬP ĐỌC
Tiết 37,38: Ngưỡng cửa
1.Mục tiêu dạy học: 
 Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1.Kiên thức : 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào.
- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa thân quen với mọi người trong gia đình từ bé đến lớn. Ngưỡng cửa là nơi từ đó đứa trẻ bắt đầu đến trường rồi đi xa hơn nữa.
1.2. Kỹ năng :
- Trả lời câu hỏi 1,2 ( SGK).
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Hằng ngày từ ngưỡng cửa của nhà mình, em đi những đâu ?
- Reøn kyõ naêng ñoïc trôn löu loaùt, dieãn caûm.
1.3. Thái độ :
- Học sinh tích cực luyện đọc, ham thích tìm hiểu.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. Cá nhân
- HS chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.
- HS tìm câu chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc.
2.2. Nhóm học tập
- Thảo luận nhóm hỏi nhau về chủ đề “Hằng ngày từ ngưỡng cửa của nhà mình, em đi những đâu ?”
3.Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
* Mục tiêu: HS đọc trơn được cả bài, đọc đúng được các từ ngữ khó trong bài.
* Cách tiến hành:
a. GV đọc mẫu:
- Giọng đọc hồn nhiên các câu thơ ghi lời em bé kể cho mẹ nghe chuyện ở lớp. Đọc giọng dịu dàng, âu yếm các câu thơ ghi lời của mẹ.
+ HS theo dõi bài trên bảng.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc: 
* Luyện đọc từ khó:
- Nêu yêu cầu tìm từ khó.
+ HS nêu từ khó theo yêu cầu. 
- Gạch chân từ khó trong bài.
+ HS luyện đọc từ khó (cá nhân) nối tiếp, vài HS một từ.
+ HS đọc lại toàn bộ các từ khó (cá nhân, cả lớp)
* Luyện đọc câu.
+ Mỗi HS đọc một dòng thơ (nối tiếp) cho đến hết bài.
- Theo dõi, sửa sai, nhận xét.
* Luyện đọc đoạn.
+ Mỗi HS đọc một khổ thơ (nối tiếp).
- Chỉnh sửa, nhận xét.
* Đọc toàn bài.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
- Nhận xét.
3.2. Hoạt động 2: Ôn vần uôc, uôt.
*Mục đích: HS tìm được tiếng trong bài, ngoài bài có vần uôc, uôt . Nói được câu chứa tiếng có vần uôc, uôt.
a. Tìm tiếng trong bài có vần uôt.
- HS đọc nhanh 
- Gạch chân tiếng HS tìm được.
- Vần cần ôn là: uôc, uôt.
- HS đọc lại tiếng “vuốt ” phân tích tiếng.
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần uôc, uôt.
- HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần uôc, uôt.
- GV nhận xét, đánh giá.
Tiết 2
3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
* Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK); luyện nói về đề tài: Hãy kể với cha mẹ, hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào?
* Cách tiến hành:
a. Tìm hiểu bài:
- 2 HS đọc câu hỏi 1.
- GV nêu lại câu hỏi 1 (SGK).
- Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- GV bổ sung cho đầy đủ 
- Vài HS nhắc lại câu trả lời.
- 2 HS đọc câu hỏi 2.
- GV nêu lại câu hỏi 2 (SGK).
- Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung cho đầy đủ 
- Vài HS nhắc lại câu trả lời.
- GV đọc lại toàn bài, hướng dẫn đọc diễn cảm.
- 2, 3 HS đọc diễn cảm.
- Giáo viên nhận xét.
b. Học thuộc lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bằng cách xóa dần.
+ HS học thuộc lòng theo hướng dẫn.
+ HS thi đọc thuộc lòng bài thơ. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
c. Luyện nói: Đề tài: Hãy kể với cha mẹ, hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào?
- HS nêu yêu cầu luyện nói.
- GV yêu cầu HS thực hành hỏi đáp 
- HS quan sát tranh . GV gợi ý 
- Từng cặp HS thực hành hỏi đáp.
- Giúp HS nói trọn câu, đủ ý.
4. Kiểm tra đánh giá:
- Cho học sinh đọc bài trong SGK.
- HS tìm tiếng có chứa vần uôc, uôt .
- HS thi đua tìm.
- GV nhận , đánh giá 
5. Định hướng học tập tiếp theo:
5.1. Bài tập củng cố 
- 1 HS học đọc lại toàn bài
- GV cho HS thi đua nói câu chứa tiếng có vần uôc, uôt.
- HS nói câu. 
- GV, HS nhận xét tuyên dương.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Cá nhân: Học sinh chuẩn bị xem trước bài “ Mèo con đi học ”. Tìm hiểu trước các yêu cầu của bài. 
- Nhóm: Học thuộc lòng bài “ Mèo con đi học ”.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------- 
TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC
Tiết 31: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng ( Tiết 2 )
1. Mục tiêu dạy học:
 Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1.Kiến thức:
- Kể được những lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. 
1.2.Kỹ năng:
- HS biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
1.3. Thái độ:
- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. Cá nhân: VBT đạo đức
2.2. Nhóm học tập: Thảo luận cùng bạn để trả lời các câu hỏi 
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1.Họat động 1: Quan sát
*Mục tiêu: Biết được những lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.
*Cách tiến hành:
- Cho Hs quan sát cây và hoa ở sân trường.
- Gợi ý để Hs nêu được lợi ích của cây và hoa đối với cuộc sống con người.
- Lồng ghép BVMT: Yêu quý và gần gũi với thiên nhiên, yêu thích các loài cây và hoa.
=>KL:Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành, mát mẻ.
Các em có quyền sống trong môi trường trong lành, an toàn. Tuy nhiên các em cũng cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng cũng như ở nhà.
3.2. Hoạt động 2: Làm BT1.
*Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. 
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Gọi Hs lên trình bày ý kiến, lớp nhận xét bổ sung.
=>KL: Các bạn biết tưới cây, chăm cây, bắt sâu, nhổ cỏ... Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng làm cho trường (công viên), nơi em sống thêm đẹp, thêm trong lành.
* Thư giãn 
3.3.Hoạt động 3: Thảo luận BT2
*Mục tiêu:HS biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện
*Cách tiến hành:
- Cho Hs làm việc theo cặp, gợi ý để HS thảo luận:
+ Các bạn đang làm gì?
+ Em tán thành việc làm nào? Tại sao?
- Gọi vài nhóm lên trình bày.
=>KL: Nhắc nhở, khuyên ngăn bạn không phá hại cây là hành động đúng.
Bẻ cành, đu cây là hành động sai. Không đồng tình với các hành vi, việc làm phá hoại cây và hoa nơi công cộng. Bảo vệ các loài cây và hoa.
4. Kiểm tra, đánh giá.
- GV hỏi : Hôm nay các em học bài gì?
- HSTL
- Gọi HS nêu lại nội dung bài học
- GV nhận xét
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1. Bài tập củng cố.
*Mục đích: Củng cố bài
- GV hỏi, HS trả lời
+ Vì sao cần bảo vệ hoa và cây ?
- GV nhận xét, tuyên dương HS học tốt
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Cá nhân: Ôn lại bài.Dặn xem trước BT3, 4.
- Nhóm: Thực hiện bảo vệ hoa và cây nơi công cộng. 
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy:
---------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2019
 Tiết 1: TOÁN 
Tiết 117: Luyện tập
1. Mục tiêu dạy học: 
 Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức :
- Biết đặt tính rồi làm tính trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100 (dạng 65-30, 36-4)
1.2. Kỹ năng :
 - Củng cố kỹ năng tính nhẩm 
1.3. Thái độ :
- Tích cực chủ động làm bài .
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1.Cá nhân: Bộ đồ dùng học toán lớp 1, vở ô ly.
2.2.Nhóm học tập:Các bó chục que tính và que tính rời.
3. Các hoạt động học tập : 
3.1.Hoạt động 1:Giới thiệu bài 
*Mục tiêu: Học sinh nắm được phương pháp trừ dưới dạng 65 - 30 và 36 – 4 
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính. Giáo viên làm song song với học sinh.
- Lần lượt hướng dẫn thao tác tách que tính và nêu số que tính còn lại 
- Giáo viên hình thành trên bảng phần bài học như Sách giáo khoa 
- Giới thiệu kỹ thuật tính 
Đặt tính : + Viết 65 rồi viết 30 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị .
 + Viết dấu - . Kẻ vạch ngang 
 + Tính (từ phải sang trái ) 
65
 30
-
35
 * 5 trừ 0 bằng 5 – Viết 5
 * 6 trừ 3 bằng 3 – Viết 3 
 Vậy 65-30= 35
- Giáo viên chốt lại 1 lần thứ 2 .
- Trường hợp phép trừ 36-4 hướng dẫn thao tác trừ giống trên nhưng lưu ý học sinh viết số 4 thẳng cột với cột đơn vị 
3.2.Hoạt động 2:Thực hành 
*Mục đích: Học sinh có kỹ năng làm được tính trừ trong phạm vi 100 và tính nhẩm 
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở Sách giáo khoa 
Bài 1: 
* Mục đích: HS tính đúng các phép tính
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện 2 phép tính 
- Giáo viên lưu ý đặt số thẳng cột , trừ từ phải sang trái 
- HS và GV nhận xét
- HS nêu cách tính
Bài 2 : Đúng ghi Đ – Sai ghi S
* Mục đích: HS biết phân biệt câu Đ hay S
- Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài trên bảng lớp 
- Cho học sinh nhận xét các bài sai do làm tính sai hay đặt tính sai 
- GV nhận xét kết luận
Bài 3 : Tính nhẩm 
* Mục đích: HS biết cách nhẩm các phép tính trừ trong phạm vi 100 (không nhớ)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ thuật tính nhẩm nhanh, đúng 
- Lưu ý các phép tính có dạng 66-60 , 58-8, 67-7, 99-9. ( là các dạng trong đó xuất hiện số 0 )
- 3 a) dạng trừ đi số tròn chục 
- 3 b) dạng trừ đi số có 1 chữ số 
- HS và GV nhận xét, sửa sai .
4. Kiểm tra, đánh giá. 
- Gọi HS nêu cách đặt tính và tính : 32 – 2; 57 - 24
- GV NX , đánh giá .
5.Định hướng học tập tiếp theo:
5.1. Bài tập củng cố: 
*Mục đích: HS cộng, trừ được các số có hai chữ số.
- GV đọc một số phép tính cho HS làm vào bảng con 
- HS nhận xét. GV nhận xét và tuyên dương HS tính nhanh và đúng.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau
- Cá nhân: HS về xem lại bài và chuẩn bị sau.
- Nhóm: Luyện tính nhẩm các phép tính + - trong phạm vi 100 ( không nhớ )
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ............................................................................................................................................................ ... c tập thực hiện mục tiêu:
2.1.Cá nhân:
- Sử dụng bộ đồ dùng học toán lớp 1, vở ô ly.
2.2.Nhóm học tập:
- Các bó chục que tính và que tính rời.
3. Các hoạt động học tập : 
3.1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
* Mục tiêu:Học sinh nắm tên bài học , nhớ kỹ thuật cộng trừ các số trong phạm vi 100
* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài 
- Nêu lại cách cộng trừ các số tròn chục, cộng trừ số có 2 chữ số với số có 1 chữ số .
3.2.Hoạt động 2 : Thực hành .
*Mục đích: Rèn luyện kỹ năng làm toán. Nhận biết bước đầu quan hệ cộng trừ 
- Cho học sinh mở Sách giáo khoa 
Bài 1 : Tính nhẩm
*Mục đích:HS tính đúng các PT
- HS làm bài
- HS và GV nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết quan hệ giữa phép tính cộng, tính trừ 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính 
* Mục đích: HS đặt tính và tính đúng các PT
- HS tự làm bài
- Gọi học sinh nêu lại cách đặt tính 
- Cho học sinh nhận xét các phép tính để nhận ra quan hệ giữa tính cộng và tính trừ 
- Phép trừ là phép tính ngược lại với phép tính cộng 
- Giáo viên cho học sinh sửa bài 
Bài 3 : Giải toán
* Mục đích: HS giải đúng BT
- Giáo viên hướng dẫn đọc tóm tắt bài toán 
- Cho học sinh giải vào phiếu bài tập 
- HS và GV nhận xét
Bài 4 : Giải toán
* Mục đích: HS giải đúng BT
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài toán và tóm tắt rồi tự giải bài toán 
- Cho 2 học sinh lên bảng giải bài toán 
- Học sinh giải vào phiếu bài tập 
- Giáo viên nhận xét, sửa sai chung 
4. Kiểm tra, đánh giá. 
- Gọi HS nêu cách đặt tính và tính 1 số PT
- GV NX , đánh giá .
5.Định hướng học tập tiếp theo:
5.1. Bài tập củng cố: 
* Mục đích: HS cộng, trừ được các số có hai chữ số.
- GV đọc một số phép tính cho HS cả lớp làm vào bảng con:77 – 63; 49 – 12; 
- HS nhận xét, GV nhận xét và tuyên dương HS tính nhanh và đúng.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau
- Cá nhân: HS về xem lại bài và chuẩn bị sau.
- Nhóm:Luyện tập giải bài toán có lời văn.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ
Tiết 14: Kể cho bé nghe
1.Mục tiêu dạy học: 
 Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức :
 - HS nhìn bảng chép lại và trình bày đúng 8 dòng thơ đầu bài“ Mèo con đi học” khoảng 15 phút. 
 - Điền đúng r, d hay gi vào chỗ trống. 
1.2. Kỹ năng : 
- Rèn kỹ năng viết đúng , đẹp .
- Bài tập 2 (VCT).
1.3. Thái độ : 
- Tích cực rèn chữ viết.
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1: Cá nhân:- HS chuẩn bị vở chính tả.
2.2. Nhóm:- Thảo luận để điền r,d hay gi vào chỗ trống 
3.Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài viết “Mèo con đi học ”.
* Mục tiêu: HS biết được bài viết là bài Mèo con đi học .
*Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu tiết học, ghi đầu bài.
- HS theo dõi.
3.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép.
* Mục tiêu: HS viết được bài viết theo yêu cầu .
* Cách tiến hành:
- 3 HS nhìn bảng đọc thơ bài cần chép.
- GV chỉ bảng những từ khó
- HS luyện đọc từ khó.
- HS tự viết từ khó ra bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
- HS chép bài vào vở.
- GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa tiếng đầu câu
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết chậm.
- GV đọc thong thả chỉ vào từng chữ để HS soát, dừng lại chữ khó đánh vần. Sau mỗi câu hỏi xem có HS nào viết sai không?
- GV hướng dẫn HS gạch chân chữ sai sửa bên lề vở.
- HS cầm bút chì chữa bài.
- Chữa lỗi trên bảng những lỗi phổ biến.
- HS chữa lỗi theo yêu cầu.
- HS tự ghi số lỗi ra lề vở.
- Đổi vở sửa lỗi cho nhau.
3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
*Mục tiêu: HS điền đúng được chữ r, d hay gi vào chỗ trống .
* Cách tiến hành:
a) HS đọc yêu cầu bài tập.
- Điền chữ r, d hay gi
- GV yêu cầu HS đọc suy nghĩ chọn chữ điền vào chỗ trống cho thích hợp.
- HS suy nghĩ làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài, HS nhận xét 
- GV nhận xét , đánh giá .
b) HS đọc yêu cầu bài tập.
- Điền vần iên hay in
- GV yêu cầu HS đọc suy nghĩ chọn chữ điền vào chỗ trống cho thích hợp.
- HS suy nghĩ làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài, HS nhận xét 
- GV nhận xét , đánh giá .
4.Kiểm tra đánh giá:
- Thu bài của HS và nhận xét.
- GV nhận xét , đánh giá .
5. Định hướng học tập tiếp theo:
5.1. Củng cố bài:
- 1 HS học đọc lại bài chính tả vừa viết
- GV cho HS thi nói câu theo nhóm
- HS thi
- GV nhận xét tiết học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau.
- Cá nhân: HS ôn lại bài đã học
- Nhóm: Chuẩn bị bài sau
*Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: KỂ CHUYỆN
Tiết 7: Dê con nghe lời mẹ
1.Mục tiêu dạy học: 
 Sau tiết học, HS có khả năng
1.1. Kiến thức:
- Biết kể lại một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu ý nghĩa truyện.
1.2. Kĩ năng:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
1.3. Thái độ:
- Chú ý lắng nghe.
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
- HS quan sát các tranh và trả lời các câu hỏi dưới mỗi tranh.
- GV chuẩn bị câu chuyện: Sói và Sóc.
3.Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện.
* Mục tiêu: HS biết lắng nghe và nắm được nội dung từng đoạn câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- GV kể lần 1 toàn câu chuyện:
- Keå laàn 1 ñeå hoïc sinh bieát caâu chuyeän.
- Keå laàn 2 vaø 3 keát hôïp tranh minh hoaï giuùp hoïc sinh nhôù caâu chuyeän.
- Hoïc sinh laéng nghe vaø theo doõi vaøo tranh ñeå naém noäi dung caâu truyeän.
- Chú ý kỹ thuật kể
+ Lời mở chuyện :kể thong thả . Dừng lại ở các chi tiết Sói định ăn thịt Sóc . Sóc van nài .
+ Lời Sóc khi còn trong tay Sói ; mềm mỏng , nhẹ nhàng .
+ Lời Sói thể hiện sự băn khoăn .
+ Lời Sóc khi đứng trên cây giải thích ; ôn tồn nhưng rắn rỏi , mạnh mẽ .
3.2. Hoạt động 2: HS kể từng đoạn theo tranh.
* Mục tiêu: HS kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh.
* Cách tiến hành:
-Tranh 1: HS quan sát tranh . Đọc các câu hỏi dưới tranh .
- HS kể lại đoạn truyện dựa theo tranh .
- HS tiếp tục kể các tranh 2, 3,4 ( tương tự với tranh 1 )
3.3. Hoạt động 3: HS kể toàn bộ câu chuyện.
* Mục tiêu: HS kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
* Cách tiến hành:
- Toå chöùc cho caùc nhoùm thi kể toàn bộ câu chuyện .
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
* Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- Câu chuyện này cho em biết điều gì ? HS trả lời .
- GV kết luận chốt ý chính :Sóc là nhân vật thông minh . Khi Sói hỏi , Sóc hứa trả lời nhưng đòi được thả trước , trả lời sau nhờ vậy Sóc đã thoát khỏi Sói .
4. Kiểm tra đánh giá:
- 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, đánh giá .
5. Định hướng học tập tiếp theo:
5.1. Bài tập củng cố
*Mục đích: Củng cố nội dung bài
- Cho học sinh nêu lại ý nghĩa câu chuyện
- HS nêu - HS khác nhận xét
- GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp
- GV nhận xét tiết học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Cá nhân: Xem lại bài đã học, về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người ở nhà cùng nghe.
- Nhóm: + HS chuẩn bị xem trước câu chuyện: Dê con nghe lời mẹ
 + Các hình ảnh về câu chuyện: Dê con nghe lời mẹ.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
-----------------------------------------------------
 TIẾT 4: SINH HOẠT LỚP
TIẾT 31:BÌNH THI ĐUA TUẦN 31
1.Mục tiêu dạy học: 
 Sau tiết học, HS có khả năng
1.1. Kiến thức:
- Biết được ưu, nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua .
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nói trước lớp.
1.3. Thái độ:
- GD HS tính kỉ luật, có ý thức đoàn kết vì tập thể.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
- NDSH
3.Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Khởi động. 
* Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi cho HS.
* Cách tiến hành: 
- Cho HS hát tập thể bài hát: Em yêu trường em.
3.2. Hoạt động 2: Nhận xét ưu, khuyết điểm tuần qua. 
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được ưu, khuyết điểm của mình.
* Cách tiến hành: 
- Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần
a. Ưu điểm:
b. Nhược điểm cần khắc phục:
c. Khen – Biểu dương HS có tinh thần học tập.
...........................................................................................
d. Nhắc nhở động viên 01 số học sinh năng lực học tập còn hạn chế.
3.3. Hoạt động 3: Nêu phương hướng tuần tới. 
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được kế hoạch tuần tiếp theo.
* Cách tiến hành: 
- Chú trọng công tác vệ sinh. 
- HS chú ý ổn định nề nếp, đi học đúng giờ.
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, đúng quy định.
- Tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
4. Kiểm tra đánh giá: 
- Tuyên dương HS thực hiện tốt
- Động viên HS còn hạn chế
5. Định hướng học tập tiếp theo:
- Chuẩn bị các bài học tuần sau
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
---------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_hoc_lop_1_tuan_31_nam_2019.docx