Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 34

Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 34

Tập đọc:

BÀI: BÁC ĐƯA THƯ.

 I.MỤC TIÊU:

 +Học sinh đọc trơn cả bài ,đọc đúng các từ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép; Ôn vần :inh – uynh.

 +Hiểu nội dung bài:

 +Học sinh biết yêu quý, giúp đỡ những người lao động.

 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK)

 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1.

1.Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS lên bảng đọc bài: “Nói dối hại thân”

H:Khi sói đến thật, chú bé kêu cứu mọi người có đến không ? Tại sao ?

Nhận xét.

2.Bài mới:

*Giới thiệu bài: Bác đưa thư.

a.HD đọc:

GV đọc mẫu, chỉ bảng cho HS đọc thầm.

Y/c HS xác định từng câu.

+Luyện đọc tiếng, từ:

Cho HS đọc và phân tích tiếng.

Chỉnh sửa phát âm cho HS.

+Luyện đọc câu:

-HD đọc câu dài, ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu.

-Cho HS đọc nối tiếp theo câu.

Nhận xét, sửa sai.

+Luyện đọc đoạn, bài:

GV chia đoạn ( 2 đoạn )

Cho HS đọc nối tiếp đoạn ( nhóm đôi )

 

doc 20 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34.
Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010.
Tập đọc:
BÀI: BÁC ĐƯA THƯ.
	I.MỤC TIÊU:
	+Học sinh đọc trơn cả bài ,đọc đúng các từ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép; Ôn vần :inh – uynh.
	+Hiểu nội dung bài:
	+Học sinh biết yêu quý, giúp đỡ những người lao động.
	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK)
	III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1.
1.Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên bảng đọc bài: “Nói dối hại thân”
H:Khi sói đến thật, chú bé kêu cứu mọi người có đến không ? Tại sao ?
Nhận xét.
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài: Bác đưa thư.
a.HD đọc:
GV đọc mẫu, chỉ bảng cho HS đọc thầm.
Y/c HS xác định từng câu.
+Luyện đọc tiếng, từ:
Cho HS đọc và phân tích tiếng.
Chỉnh sửa phát âm cho HS.
+Luyện đọc câu:
-HD đọc câu dài, ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu.
-Cho HS đọc nối tiếp theo câu.
Nhận xét, sửa sai.
+Luyện đọc đoạn, bài:
GV chia đoạn ( 2 đoạn )
Cho HS đọc nối tiếp đoạn ( nhóm đôi )
Đọc cả bài.
Nhận xét.
b.Ôn vần inh – uynh:
-Nêu y/c 1: Tìm tiếng trong bài có vần inh:
y/c học sinh tìm tiếng, đọc và phân tích tiếng.
-Nêu y/c 2:Tìm tiếng ngoài bài:
+có vần inh:
+có vần uynh:
Cho HS thi đua tìm và viết vào bảng con.
Nhận xét, sửa sai.
c.Củng cố bài tiết 1:
cho HS đọc lại bài trên bảng lớp.
TIẾT 2.
a.Luyện đọc:
-HD luyện đọc trong SGK.
-tổ chức cho các nhóm thi đọc.
Nhận xét.
b.Tìm hiểu bài:
Y/c học sinh đọc lại đoạn 1.
H:Nhận được thư bố Minh muốn làm gì ?
GV giảng: mừng quýnh ( rất mừng, quýnh cả lên )
Y/c đọc đoạn 2.
H:Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại, Minh làm gì ?
-Minh là người như thế nào ?
c.Luyện nói:
 Nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư.
HD học sinh dựa vào tranh để nói lời chào hỏi.
Cho HS đóng vai theo cặp.
Nhận xét.
-GV liên hệ, gdhs cách chào hỏi người lớn.
3.Củng cố, dặn dò:
Y/c học sinh đọc lại bài trong SGK.
-Khi có khách đến nhà, em cần làm gì ?
-Chào hỏi thể hiện điều gì ?
Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài “Làm anh”.
3 em lên bảng đọc bài, trả lời câu hỏi:
-mọi người không đến cứu, vì nghĩ chú nói dối.
Nhắc lại đề bài.
Nghe, đọc thầm, xác định câu.
Luyện đọc tiếng, từ, phân tích cấu tạo tiếng:
Mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép.
Luyện đọc câu (cn- nối tiếp )
Luyện đọc đoạn, bài: (cn- nhóm đôi )
Đọc cả bài (cn – đt)
Tìm tiếng, đọc và phân tích tiếng:
Minh = m + inh.
HS thi đua tìm tiếng, từ và viết vào bảng con.
Đọc lại các từ đã viết.
Đọc lại bài trên bảng (cn- đt)
Luyện đọc bài trong SGK (cn- tổ –đt)
Các nhóm thi đọc.
Đọc đoạn 1 ( 3 em ) lớp đọc thầm.
- Minh muốn chạy vào nhà khoe với mẹ.
Đọc đoạn 2 ( 3 em)
- Minh chạy vào nhà rót nước mời bác uống.
Minh là người tốt bụng, biết thương người lao động vất vả.
HS luyện nói theo cặp.
HS 1: đóng vai bác đưa thư.
HS 2: đóng vai Minh.
Nhận xét.
Đọc lại bài trong SGK (cn)
- em cần chào hỏi lễ phép, rót nước mời khách.
-Chào hỏi thể hiện mình là người lịch sự,người con ngoan.
---------------------------------------------------------------
Toán.
 Bài : ÔN TẬP Các Số š 100
I. MỤC TIÊU : 
 + Củng cố về : - Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100
 - Tìm số liền trước, số liền sau của 1 số 
	- Thực hiện phép cộng, trừ ( không nhớ ) các số có đến 2 chữ số.
	- Giải bài toán có lời văn .
 +Rèn kỹ năng làm tính, giải toán thành thạo, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
+ Giáo viên gọi hs đọc dãy số:
 *Hs 1 : Đọc các số từ 50 š 70 
 *Hs 2 : Đọc các số từ 70 š 90 	
+ Giáo viên nhận xét cho điểm .
 2.Bài mới : 
*Giới thiệu bài: Ôn tập các số đến 100.
aHD làm bài tập:
+Bài 1:cho HS viết số vào vở.
Gọi 1 em lên bảng viết.
Củng cố về đọc- viết số có 2 chữ số.
+Bài 2:GV chuẩn bị trên bảng.
Tổ chức cho 2 nhóm thi đua viết số 
Củng cố về số liền trước, số liền sau.
+Bài 3:GV treo bảng phụ, gọi 2 em lên bảng làm.
Củng cố về so sánh các số có 2 chữ số.
+Bài 4:Y/c học sinh làm vào bảng con.
Gọi 3 em lên bảng làm.
Nhận xét, sửa bài.
+Bài 5: Cho HS đọc đề bài.GV tóm tắt lên bảng, Y/c học sinh tự giải vào vở.
Gọi 1 em lên giải trên bảng lớp.
Củng cố về giải toán.
3.Củng cố ,dặn dò:
Nhắc lại các bước giải toán.
Nhận xét tiết học, dặn HS về làm bài tập ( vở BT toán)
Chuẩn bị bài “ Ôn tập các số đến 100”
1.viết các số: ( HS viết vào vở- 1 em lên bảng viết )
 38 , 28 , 54 , 61 , 30 , 19 , 79 , 83 , 77
2.Viết số thích hợp vào ô trống:
2 nhóm thi đua:
Số liền trước
Số đã cho 
Số liền sau
18
54
29
77
43
98
19
55
30
78
44
99
20
56
31
79
45
100
3.a)Khoanh vào số bé nhất:
 59 , 34 , 76 , 28
b)Khoanh vào số lớn nhất:
 66 , 39 , 54 , 58.
4.Đặt tính rồi tính:
 68 98 52 26 35 75
 31 51 37 63 42 45
 37 47 89 89 77 30
5.HS đọc đề bài, tự giải vào vở.
1 em lên giải trên bảng:
Bài giải:
Cả hai bạn gấp được số máy bay là:
12 + 14 = 26 (máy bay)
Đáp số: 26 máy bay.
----------------------------------------------------------
An toàn giao thông:
Bài 4:TRÈO QUA DẢI PHÂN CÁCH LÀ RẤT NGUY HIỂM.
I.MỤC TIÊU:
+Học sinh thấy được sự nguy hiểm khi chơi gần hoặc trèo qua dải phân cách.
+Học sinh có ý thức chấp hành luật ATGT.Biết khuyên bạn không nên trèo qua dải phân cách.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Tranh minh hoạ bài học, Sách GK ATGT.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
-Nêu tác hại của việc chơi đùa trên đường phố.
-Nếu thấy bạn đá bóng trên vỉa hè, em sẽ làm gì ?
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài: Trèo qua dải phân cách là rất nguy hiểm.
a.HĐ 1:Quan sát tranh,trả lời câu hỏi.
Y/c học sinh quan sát tranh 1 ,2 , 3, 4 .
H:-Các bạn trèo qua dải phân cách trên đường có nguy hiểm không ?
-Nếu em ở đó, em sẽ nói gì ?
*Kết luận:Không được chơi gần hoặc trèo qua dải phân cách trên đường GT, dễ bị tai nạn GT.
b.HĐ 2: Bày tỏ ý kiến.
GV nêu tình huống:Tan học về ,khi đi đến gần đoạn đường có dải phân cách, Huy rủ Trung trèo qua để sang đường, Trung không trèo vì sợ ngã.
Các em đồng ý với bạn nào ? Vì sao ?
3.Củng cố ,dặn dò:
Y/c HS đọc bài học ghi nhớ. GV liên hệ ,gdhs.
Nhận xét tiết học, dặn HS thực hiện đúng luật ATGT.Nhắc nhở những bạn vi phạm.
-dễ xảy ra tai nạn GT.
-Khuyên bạn không đá bóng trên vỉa hè, Hãy vào sân vận động 
Học sinh quan sát tranh.
Trèo qua dải phân cách là rất nguy hiểm.
-Em sẽ khuyên bạn không nên trèo qua dải phân cách.
HS nghe, tìm hiểu nôïi dung tình huống.
Bày tỏ ý kiến của bản thân.
Đọc nội dung bài học ghi nhớ (SGK)
Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010.
Thể dục: Tiết 34 /ct.
BÀI : TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG .
I.MỤC TIÊU:
+Ôn bài thể dục; Ôn trò chơi tâng cầu.
+Học sinh thuộc bài thể dục phát triển chung; nâng cao thành tích khi chơi trò chơi.
+Học sinh tích cực luyện tập.
II.PHƯƠNG TIỆN:
Quả cầu, vợt ( 34 cái )
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
NỘI DUNG
TG
PHƯƠNG PHÁP
1.Phần mở đầu:
-Tập hợp, điểm số báo cáo theo tổ.
-Phổ biến nội dung, y/c giờ học.
-Khởi động: Xoay các khớp cổ tay, chân, hông.
-Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
*Trò chơi “ Đèn xanh – Đèn đỏ”
GV điều khiển.
2.Phần cơ bản:
*Ôn bài thể dục phát triển chung.
-Lần 1: GV hô nhịp – HS tập.
-Lần 2:Từng tổ lên trình diễn.
GV theo dõi, nhận xét.
*Ôn trò chơi “Chuyền cầu”
Cho HS tập theo tổ.
GV quan sát, nhắc nhở chung.
Đại diện các tổ lên thi chuyền cầu.
Nhận xét,công nhận tổ thắng cuộc.
3.Phần kết thúc:
Đi thường theo vòng tròn, ôn các bài hát TT.
GV và HS hệ thống nội dung bài học
-Nhận xét tiết học, tuyên dương tổ nhóm tập luyện tích cực
1- 2’
 1 -2’
2-3’
2-3’
2’
2 lần
6 -8’
1-2’
2’
1-2’
 GV
 * * * *
 * * * *
 * * * *
 * * * *
 * * * *
 * *
 * *
 * *
 * *
 * * * * *
 * * * *
* * * * *
 O O
 O O
 O O
------------------------------------------------------------ 
Tập viết:
BÀI : TÔ CHỮ HOA X , Y.
	I.MỤC TIÊU:
	+Học sinh tô được chữ hoa X , Y theo quy trình.Viết vần, từ ứng dụng: inh , bình minh ; ia , tia chớp.
	+Rèn kỹ năng tô chữ hoa, viết chữ thường cỡ vừa và nhỏ đúng quy trình ,mẫu chữ.
	+Học sinh có ý thức tự giác luyện chữ viết.
	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Mẫu chữ hoa X , Y ; Bảng phụ, vở TV.
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
Y/c học sinh viết vào bảng con các chữ hoa:U , Ư , V.
Gọi HS lên bảng viết từ:khoảng trời, khăn đỏ.
Nhận xét.
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài : Tô chữ hoa X , Y.
a.HD tô chữ hoa:
GV đính chữ mẫu, cho HS quan sát, nhận xét cấu tạo chữ hoa.
GV nêu cấu tạo, tô trong khung chữ.
-Viết mẫu, nêu quy trình viết.
-HD học sinh viết vào bảng con.
Theo dõi, sửa sai.
b.HD viết vần, từ ứng dụng:
treo bảng phụ, cho HS đọc bài trên bảng:
 inh bình minh
 ia tia chớp
-HD viết vào bảng con.
Theo dõi, uốn nắn chữ viết cho HS.
c.HD tô và viết chữ vào vở TV:
-HD tô chữ hoa X , Y ( mỗi chữ 2 dòng)
-HD viết vần, từ cỡ vừa và nhỏ ( mỗi chữ 1 do ... .
Nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
Cho HS đọc lại bài 
Nêu những việc em đã làm thể hiện lòng yêu thương, quý trọng ông bà .
*Giúp HS hiểu ý nghĩa câu : “Aên quả nhớ người trồng cây”
Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài “Anh hùng biển cả”
Học sinh đọc thuộc bài “Làm anh”
- anh phải phải nâng dịu dàng, dỗ dành cho em nín .
Nhắc lại đề bài ( cn )
Nghe, đọc thầm.
Xác định từng câu.
-Luyện đọc tiếng, từ:
Lúi húi, ngoài vườn, trồng na, chẳng quên.
-Luyện đọc nối tiếp theo câu.
Luyện đọc lời nhận vật (cn )
-Luyện đọc đoạn 
( nối tiếp theo nhóm đôi )
-Luyện đọc cả bài ( cn –đt )
Tìm tiếng, đọc và phân tích tiếng:
Ngoài = ng + oai + ø
HS nêu y/c.
Thi đua viết tiếng, từ có vần oai , có vần oay:
Đọc lại các từ đã viết.
Đọc lại bài trên bảng (cn )
Luyện đọc bài trong SGK:
 ( cn – nhóm đôi – đt )
Thi đua đọc cả bài ( cn – tổ )
Đọc đoạn 1: 3 em đọc to ( cả lớp đọc thầm)
-Khuyên cụ trồng chuối, vì trồng chuối mau ra quả.Còn na lâu có quả chắc gì cụ được ăn.
Đọc đoạn còn lại ( cn )
-Cụ trả lời: “Tôi không ăn thì con cháu tôi ăn, chúng sẽ chẳng quên người trồng”
Trong bài có 2 câu hỏi:
-Cụ ơi, cụ nhiều tuổi sao còn trồng na?
Cụ trồng chuối có phải hơn không ?
HS đọc lại bài trong SGK ( cn – đt )
Luyện nói theo gợi ý.
Luyện nói theo nhóm đôi.
Một số em lên kể trước lớp.
Đọc lại bài ( cn –đt )
HS tự nêu.
Nghe, ghi nhớ.
Toán 
BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG.
	I.MỤC TIÊU:
	+Giúp học sinh củng cố về:Đọc – viết số; cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; so sánh các số có 2 chữ số; giải toán có lời văn; đoc độ dài đoạn thẳng.
	+Rèn kỹ năng làm tính, giải toán thành thạo, chính xác.
	+Học sinh tích cực, chủ động luyện tập.
	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Bảng phụ,thước kẻ có vạch chia cm.
	III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
Y/c học sinh làm vào bảng con:
Nhận xét.
2.Bài mới: Luyện tập chung.
+Bài 1:Y/c học sinh viết số vào bảng con.
GV đọc cho HS viết.
Cho HS đọc lại các số đã viết.
+Bài 2:Cho HS làm vào bảng con
Gọi 4 em lần lượt lên bảng chữa bài.
Củng cố về tính nhẩm.
+Bài 3:Tổ chức cho 3 nhóm thi đua ( mỗi nhóm 3 em tiếp nối nhau lên điền dấu thích hợp.
Củng cố về so sánh các số có 2 chữ số.
+Bài 4:Cho HS đọc bài toán.
GV tóm tắt lên bảng. Y/c học sinh tự giải vào vở.
Gọi 1 em lên giải trên bảng.
Củng cố về giải toán.
+Bài 5:Y/c học sinh tự đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số đo.
Nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại so sánh các số có 2 chữ số.
GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em tích cực, tự giác luyện tập.
Dặn HS hoàn thành bài tập ở nhà ( vở BT Toán)
HS làm bảng con: 8 -  = 3
  + 0 = 19
Nhắc lại đề bài ( cn)
Nêu y/c bài 1: Viết số:
HS viết số vào bảng con:
5 , 19 , 74 , 9 , 38 , 69 , 0 , 41 , 55.
Đọc lại dãy số ( cn )
Nêu y/c bài 2: Tính.
HS làm vào bảng con.
4 em lần lượt lên chữa bài.
a)4+2 = 6 10–6 = 4 3+4 = 7 14 + 4=18
 8-5 = 3 19+0=19 2+8 = 10 18 - 5 =13
 3+6 = 9 17 -6 =11 10 -7 =3 12+7 =19 
b) 51 62 47 96 34 79
 38 12 30 24 34 27
 89 50 77 72 68 52
3)Các nhóm lên điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
 35 < 42 90 < 100 38 = 30 + 8
 87 > 85 69 > 60 46 > 40 + 5
 63 > 36 50 = 50 94 < 90 + 5
Nhắc lại cách so sánh các số có 2 chữ số.
4)HS đọc bài toán, tự giải vào vở.
1 em lên giải trên bảng lớp:
Bài giải:
Băng giấy còn lại có độ dài là:
75 – 25 = 50 ( cm)
Đáp số: 50 cm.
5.HS tự đo độ dài đoạn thẳng, viết số đo vào bảng con:
ĐT a) 5 cm
ĐT b) 7 cm.
Thứ 6 ngày 7 tháng 5 năm 2010.
Chính tả ( Tập chép)
BÀI: CHIA QUÀ.
	I.MỤC TIÊU:
	+Học sinh nhìn – chép chính xác bài “ Chia quà” ; Biết trính bày bài văn có lời thoại; 
	Làm đúng bài tập: Điền chữ s hay x; v hay d.
	+Rèn kỹ năng viết đúng chính tả, chữ viết đúng mẫu, liền mạch.
	+Học sinh chăm chỉ luyện viết.
	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Bảng phụ, vở chính tả, vở BTTV.
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
GV đọc cho HS viết từ vào bảng con 
Nhận xét.
2.Bài mới: Tập chép bài “ Chia quà”
a)HD tập chép:
GV treo bảng phụ, Y/c học sinh đọc bài trên bảng:
Chia quà.
 Thấy mẹ về, chị em Phương reo lên:
 -A, mẹ về ! Chúng con chào mẹ ạ !
 Mẹ tươi cười, đưa cho Phương hai quả na. Phương nói:
 -Chúng con xin mẹ.
 Phương chọn quả to hơn đưa cho em.
H:-Bạn Phương là người như thế nào ?
-Trong bài có những dấu câu nào ?
-Những từ nào cần viết hoa ?
+HS học sinh tập viết một số từ vào bảng con và nêu cấu tạo tiếng, từ.
+HD chép bài vào vở:
-HD cách trình bày bài văn có lời thoại.
-Y/c học sinh chép bài vào vở.
GV theo dõi, uốn nắn thêm cho HS.
-HD soát lỗi chính tả.
-Thu vở chấm, nhận xét, chữa lỗi sai phổ biến.
b)HD làm bài tập:
GV chuẩn bị trên bảng, cho HS nêu yêu cầu bài tập.
HD làm vào vở bài tập. Gọi 2 em lên bảng làm bài.
Nhận xét, sửa sai.
Cho HS đọc lại nội dung bài tập.
3.Củng cố, dặn dò:
Cho HS đọc lại bài chính tả.
Nhận xét tiết học, dặn HS về viết lại những chữ sai lỗi chính tả.
HS viết ở bảng con: bình hoa, dòng kênh.
Đọc bài trên bảng ( cn – đt )
Phương là người con ngoan, biết nhường em nhỏ
-dấu chấm than, dấu gạch ngang đầu dòng, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm.
-viết hoa chữ cái đầu câu,tên riêng.
Tập viết vào bảng con:
Phương, reo lên, tươi cười, chọn.
Theo dõi cách trình bày.
Tập chép bài vào vở.
Soát lỗi chính tả.
Nộp vở.
Làm bài tập chính tả:
Điền chữ:
a) s hay x:
  áo tập nói ; bé  ách túi.
b)v hay d:
 hoa cúc  àng ; bé  ang tay.
Đọc lại nội dung bài tập.
Đọc lại bài chính tả (cn)
------------------------------------------------------
Kể chuyện:
BÀI : HAI TIẾNG KỲ LẠ.
	I.MỤC TIÊU:
	+Học sinh nghe –nhớ và kể lại từng đoạn câu chuyện “ Hai tiếng kỳ lạ”; Hiểu ý nghĩa truyện .
	+Rèn kỹ năng kể chuyện lưu loát, đủ ý.
	+Giáo dục HS biết sống thân thiện với mọi người.
	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Tranh minh hoạ truyện kể ( SGK )
	III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
Gọi 4 HS lên kể nối tiếp câu chuyện “ Cô chủ không biết quý tình bạn”
H:Câu chuyện khuyên em điều gì ?
Nhận xét.
2.Bài mới:
*Giới thiệu truyện: Hai tiếng kỳ lạ.
a)Kể chuyện:
GV kể lần 1 cho HS biết truyện.
Kể lần 2 + tranh minh hoạ 
b)HD kể nội dung từng tranh:
-GV gợi ý cho HS nhớ và kể lại nội dung từng tranh.
-Cho HS luyện kể theo nhóm 4 (mỗi em kể một tranh)
GV theo dõi, giúp đỡ thêm cho HS.
-Gọi một số nhóm lên kể chuyện.
Nhận xét, bổ sung.
*HD học sinh nắm ý nghĩa truyện:
-Câu chuyện khuyên em điều gì ?
*Liên hệ, gdhs.
3.Củng cố, dặn dò:
Cho HS nhắc lại ý nghĩa truyện.
Nhận xét tiết học, dặn HS về tập kể thêm ở nhà. 
4 HS lên kể nối tiếp.
(mỗi em kể nội dung 1 tranh)
-Phải biết quý trọng tình bạn.
Nhắc lại đề bài.
-Nghe cô kể chuyện.
-Nghe + quan sát tranh.
Tập kể lại nội dung từng tranh (cn)
Luyện kể theo nhóm ( nhóm 4 HS )
Một số nhóm lên kể chuyện ( kể nối tiếp )
Lớp nhận xét, bổ sung.
*Ý nghĩa:Hãy sống vui vẻ, thân thiện với mọi người để được mọi người quý mến.
Nhắc lại ý nghĩa truyện (cn)
Tự nhiên và xã hội: Tiết 34 /ct.
Bài 34: Thời tiết
	I. MỤC TIÊU:
 	+ HS hiểu: Thời tiết luôn thay đổi
 	+ Sử dụng vốn từ của mình để nói lên sự thay đổi về thời tiết.
 	+ Có ý thực ăn mặc phù hợp với thời tiết.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 - GV:	 Tranh minh hoạ 	 
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
 1. Kiểm tra bài cũ: 	
 - Khi trời nóng em cảm thấy như thế nào?
 - Khi trời rét em cảm thấy như thế nào?	
 - GV nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Thời tiết.
HĐ1:Quan sát và nhận xét:
GV cho lớp lấy SGK , quan sát tranh và sắp xếp các tranh cho phù hợp với thời tiết: (nhóm 4 hs)
 - GV theo dõi, kiểm tra xem đúng hay sai.
GV cho một số nhóm lên trình bày 
Tuyên dương những em diễn đạt đúng.
GV kết luận: Thời tiết luôn thay đổi, lúc trời nắng, khi trời mưa, khi trời nóng, lạnh.
HĐ2: Lợi ích của dự báo thời tiết.
Giúp HS biết được ích lợi của việc dự báo thời tiết.
 - GV nêu câu hỏi:
 + Vì sao ta lại biết ngày mai trời nắng?
 + Khi trời nóng em mặc như thế nào?
 + Khi trời rét em mặc như thế nào?
 + Đi giữa trời nắng em phải làm gì?
 + Đi giữa trời mưa em phải làm gì?
Kết luận: Các em cần phải ăn mặc hợp thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.
3.Củng cố, dặn dò: 
GV nêu câu hỏi củng cố
- Em hãy nêu cách mặc quần áo khi mùa hè đến hay mùa đông về.
- Măc hợp thời tiết có lợi gì ?
- Liên hệ HS trong lớp xem những bạn nào đã mặc đúng thời tiết
Nhận xét tiết học, dặn HS ăn mặc phải hợp thời tiết để bảo vệ sức khỏe.
- HS thảo luận nhóm 4
HS sắp xếp các tranh cho phù hợp phù hợp với thời tiết.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
Làm việc CN
- Có dự báo thời tiết.
HS trả lời
Nhắc lại kết luận (cn)
Mùa hè mặc quần áo mỏng, thoáng mát; mùa đông, mặc quần áo ấm
-Mặc hợp thời tiết giúp bảo vệ sức khoẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 tuan 34 chuan.doc