Giáo án Dạy học Tuần 14 - Khối 1

Giáo án Dạy học Tuần 14 - Khối 1

Đạo đức

ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.

- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.

- Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ.

- Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ.

#. Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.

 * kĩ năng sống : Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ ; Kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Vở bài tập Đạo đức 1

- Tranh minh họa.

- Dụng cụ hóa trang.

I II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 37 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Dạy học Tuần 14 - Khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 14
+++
Thứ/ngày
Môn học
Tiết
Tên bài học
Thứ hai
21/11/2011
Sáng
SH đầu tuần
14
Chào cờ đầu tuần
Đạo đức
14
Đi học đều và đúng giờ (tiết 1)
Học vần
121
Bài 61 : ăm – âm (tiết 1)
Học vần
122
Bài 61 : ăm – âm (tiết 2)
Chiều
 Luyện đọc
14
Ôn : ăm – âm 
 Luyện viết
27
ăêm – âm 
 Luyện toán
27
Ôn phép cộng trong phạm vi 8
Thứ ba
22/11/2011
Sáng
Học vần
133
Bài 62 : ôm – ơm (tiết 1)
Học vần
134
Bài 62 : ôm – ơm (tiết 2)
Toán
53
Phép trừ trong phạm vi 8
Mĩ thuật
14
Vẽ màu vào các họa tiết ở hình vuông
Chiều
 Nghỉ
Thứ tư
23/11/2011
Sáng
Học vần 
135
Bài 63 : em – êm (tiết 1)
Học vần
136
Bài 63 : em – êm (tiết 2)
Toán
54
Luyện tập
Âm nhạc
14
Ôn tập bài hát : Sắp đến Tết rồi
Chiều
 Luyện viết
28
Ôn : ôm – ơm – em – êm 
 Luyện toán
28
Ôn : Phép trừ trong phạm vi 8
 Thể dục
13
Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản – Trò chơi
Thứ năm
24/11/2011
Sáng
Học vần
137
Bài 64 : im – um (tiết 1)
Học vần
138
Bài 64 : im – um (tiết 2)
Toán
55
Phép cộng trong phạm vi 9
Thủ công
14
Gấp các đoạn thẳng cách đều
Chiều
 Nghỉ
Thứ sáu
25/11/2011
Sáng
Học vần
139
Bài 65 : iêm – yêm (tiết 1)
Học vần
140
Bài 65 : iêm – yêm (tiết 2)
Toán
56
Phép trừ trong phạm vi 9
TN-XH
14
An toàn khi ở nhà
Chiều
 Tập viết
14
Đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, .
 HD luyện tập
14
Ôân : im – um – iêm – yêm 
 Sinh hoạt lớp
14
Kiểm điểm cuối tuần
Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2011
Đạo đức
ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
- Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ.
- Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ.
#. Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.
 * kĩ năng sống : Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ ; Kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Vở bài tập Đạo đức 1
- Tranh minh họa.
- Dụng cụ hóa trang.
I	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I.KTBC : bài “Nghiêm trang”
+Khi đứng chào cờ em đứng như thế nào ?
+Đứng nghiêm trang khi chào cờ thể hiện điều gì?
- GDHS : Phải đứng nghiêm trang khi chào cờ để tỏ lòng tôn kính lá Quốc kì và để thể hiện tình yêu của mình đối với đất nước.
Nhận xét.
II.Bài mới : Đi học đều và đúng giờ (tiết 1)
Ở bài này chúng ta sẽ tiến hành 3 hoạt động :
1.Hoạt động 1: Quan sát tranh 
-Hướng dẫn quan sát tranh.
+Tranh vẽ hình gì ?
+ GV nêu : Tranh vẽ Thỏ và Rùa là hai bạn học cùng lớp. Thỏ thì nhanh nhẹn còn Rùa vốn tính chậm chạp. Chúng ta hãy đón xem chuyện gì xảy ra với hai bạn?
-YC thảo luận nhóm đôi : 1 bạn hỏi – 1 bạn trả lời (thời gian 3 phút)
-Cho HS trình bày nội dung tranh
-YC quan sát lại bức tranh & hỏi :
+Vì sao Rùa chậm chạp nhưng vẫn đến lớp muộn ?
+Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn ?
+Qua câu chuyện, em thấy bạn nào đáng khen? Vì sao?
*Kết luận:
-Thỏ đang la cà nên đi học muộn. 
-Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ. 
-Bạn Rùa thật đáng khen 
* Liên hệ : Ở lớp mình có bạn nào giống như bạn Rùa không ?
Thư giãn
2.Hoạt động 2: Đóng vai
-Cho HS quan sát tranh :
+Tranh vẽ gì ?
+Mẹ và con đang làm gì ?
+ Bạn nào có thể đoán được lời của mẹ nói với con.
-YC thảo luận đóng vai theo tình huống trong tranh BT2 (1 bạn đóng vai mẹ – 1 bạn đóng vai con) (4 phút)
-Gọi các nhóm trình bày.
Nhận xét
*Kết luận : Khi mẹ hoặc người nhà gọi thức dậy đi học thì em cần thức dậy ngay để chuẩn bị đi học.
*Liên hệ : Ở lớp mình có bạn nào khi mẹ gọi mà không thức dậy đi học không?
3.Hoạt động 3: HS liên hệ
+Bạn nào trong lớp mình luôn đi học đúng giờ?
+Có bạn nào đi học muộn không ?
+Nếu trong lớp mình có bạn khi mẹ gọi mà không thức, em sẽ khuyên bạn điều gì ?
+Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?
+Khi nào thì mới nghỉ học? Khi nghỉ học phải làm gì?
*GV kết luận:
-Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền được đi học của mình.
-Để đi học đúng giờ cần phải:
+ Chuẩn bị quần áo, sách vở đầy đủ từ tối hôm trước.
+ Không thức khuya.
+ Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy đúng giờ.
4.Củng cố – dặn dò
-Đi học đều và đúng giờ có lợi gì ?
- Để đi học đều và đúng giờ em cần làm gì ?
-Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2
Nhận xét
+Khi đứng chào cờ em phải đứng nghiêm.
+Đứng nghiêm trang khi chào cờ để tỏ lòng tôn kính lá Quốc kì.
-HS làm việc theo nhóm 2 người.
-Cả lớp quan sát tranh
- HS trả lời
-Thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm trình bày (kết hợp chỉ tranh) 
+1 bạn hỏi – 1 bạn trả lời (Tranh vẽ gì? Chuyện gì có thể xảy ra với Thỏ và Rùa) : “Đến giờ vào học, bác Gấu đánh trống vào lớp. Rùa đã ngồi vào bàn học. Thỏ đang la cà, nhở nhơ ngoài đường hái hoa, bắt bướm chưa vào lớp học”
+Rùa tuy chậm chạp nhưng Rùa cố gắng đến lớp đúng giờ.
+Thỏ đang la cà nên đi học muộn. 
+Bạn Rùa đáng khen. Vì Rùa có cố gắng đến lớp đúng giờ.
+ (HSTB) Tranh vẽ mẹ và con 
+ (HS K) Mẹ đang gọi con thức dậy 
+ (HS G) Mẹ nói : Con ơi thức dậy đi học kẻo muộn.
-Các nhóm thảo luận đóng vai : Hai HS ngồi cạnh nhau làm thành một nhóm đóng vai hai nhân vật trong tình huống.
- (G-K-TB-Y) Các nhóm lên trước lớp đóng vai 
-HS giơ tay
+(G-K-TB-Y) HS giơ tay
+(G-K-TB-Y) HS giơ tay
+Em sẽ khuyên bạn thức dậy đi học ngay kẻo muộn.
+Không thức khuya; chuẩn bị bài từ hôm trước ; Để đồng hồ reo ; Nhờ mẹ gọi dậy sớm.
+Khi có việc cần thiết. Khi nghỉ học phải nhờ ba mẹ xin phép.
- Giúp em tiếp thu bài đầy đủ.
+Không thức khuya; chuẩn bị bài từ hôm trước ; Để đồng hồ reo ; Nhờ mẹ gọi dậy sớm.
Học vần
Bài 61: ăm – âm 
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Đọc được : ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Thứ, ngày, tháng, năm
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV : Đ D DH, tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói
- HS : Đ D học TV : bảng cài, bộ chữ , vở tập viết, bút, b/c
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TIẾT 1
I.Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc : 
+ Vần : om – làng xóm ; am – rừng tràm
+ Từ ứng dụng : 
+ Câu ứng dụng : 
- Viết bc 2 từ : 
Nhận xét
II.Bài mới
Hôm nay cô sẽ hướng dấn các em học 2 vần mới : ăm – âm 
1. Dạy vần 
a/ Vần : ăm
+ GV cài vần ăm – đọc trơn ăm
+ Viết bảng lớp : ăm
+ YCHS phân tích vần ăm (Vần ăm được tạo nên từ những âm nào?)
+ GV đánh vần mẫu : ă – m – ăm 
+ Đọc trơn vần ăm
+YC cài bảng cài.
- Muốn có tiếng tằm thêm vào trước âm gì? Dấu gì ?
+ GV cài thêm t và dấu.
+ YCHS vài tiếng 
+ Tiếng em vừa cài là tiếng gì ?
+ GV ghi BL : tằm
+ YCHS đọc trơn : tằm
- GV treo tranh minh họa, hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
+ Rút từ : nuôi tằm
+ Giảng từ.
+ Gọi HS đọc : nuôi tằm
- Đọc lại cả cột : ăm – tằm – nuôi tằm 
* Luyện viết : ăm – nuôi tằm 
+ ăm 
+ nuôi tằm 
Nhận xét
Thư giãn
b/ Vần : âm
+ GV cài vần âm – đọc trơn âm
+ Viết bảng lớp : âm
+ YCHS phân tích vần âm (Vần âm được tạo nên từ những âm nào?)
+ So sánh : vần ăm và âm giống & khác nhau ở điểm nào ?
+ GV đánh vần mẫu : â – m – âm 
+ Đọc trơn vần âm
+YC cài bảng cài.
- Muốn có tiếng nấm thêm vào trước âm gì? Dấu gì ?
+ GV cài thêm n vào trước vần và dấu
+ YCHS vài tiếng 
+ Tiếng em vừa cài là tiếng gì ?
+ GV ghi BL : nấm
+ YCHS đọc trơn : nấm
- GV treo tranh minh họa, hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
+ Rút từ : hái nấm
+ Giảng từ.
+ Gọi HS đọc : hái nấm
- Đọc lại cả cột : âm – nấm – hái nấm 
* Luyện viết : âm – hái nấm
+ âm 
+ hái nấm 
Nhận xét
2.Dạy từ ứng dụng
- GV viết 4 từ ứng dụng lên bảng lớp :
- HD đọc và tìm tiếng chứa các vần mới.
- HD đọc trơn từ 
- Giảng từ :
3.Củng cố : YC HS đọc lại bài
TIẾT 2
1.KTBC : YC HS đọc lại bài tiết trước
- Ở tiết 1 các em học vần gì ?
2.Luyện đọc
a/ YC mở SGK.
- YC đọc vần + tiếng + từ : cột 1
- YC đọc vần + tiếng + từ : cột 2
- YC đọc 4 từ ứng dụng 
- YC đọc hết trang bên trái
- YC dãy 1 đọc đồng thanh cả trang - CL
b/HD đọc câu ứng dụng
- Tranh vẽ gì ?
- Từ bức tranh ta có câu ứng dụng trong sách.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- YC quan sát tìm tiếng có vần ăm và âm
- YC đánh vần tiếng vừa tìm
- YC phân tích tiếng.
- Mỗi bạn đọc 1 câu.
- Nêu : Để đọc tốt hơn, các em nghe cô đọc
- YC đọc lại cả 2 trang
3.Luyện viết
-Bài viết hôm nay có mấy dòng ?
+ Dòng thứ I là gì ?
+ Dòng thứ II là gì ?
+ Dòng III là gì ?
+ Dòng IV là gì ?
-Bây giờ chúng ta sẽ viết 4 dòng :
+ Dòng I : gọi phân tích vần (GV hướng dẫn độ cao, cách nối nét, khoảng cách)
+ Các dòng còn lại (tt)
- Chấm bài, nhận xét
Thư giãn
4. Luyện nói
-Tranh vẽ gì ?
+Quyển lịch dùng để làm gì?
+Thời khoá biểu dùng để làm gì?
+Vào thứ bảy hoặc chủ nhật con thường làm gì?
+Hãy đọc thứ, ngày, tháng hôm nay.
-Chủ đề luye ... 
-Cả lớp đọc
HS nêu
-H làm bài 
-1 H đọc, cả lớp nhận xét
HS nêu
-Sử dụng bảng cộng và trừ trong phạm vi 9 
-H làm bài & chữa bài.
HS nêu
-H làm bài
-Lên bảng chữa bài
-HS TB -Y
-HS K : Có 9 con chim trong lòng, 3 con bay đi. Hỏi còn lại mấy con chim?
- 9 – 6 = 3
3HS đọc
TN&XH
AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU
-Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy.
	-Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.
#. HS giỏi : Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng, bị đứt tay.
 * Kĩ năng sống : Kĩ năng ra quyết định / Kĩ năng tự bảo vệ / Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-GV : tranh
-Sưu tầm một số câu chuyện hoặc ví dụ cụ thể về những tai nạn đã xảy ra đối với các em nhỏ ngay trong nhà ở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.KTBC : bài “Công việc ở nhà”
-Nêu các công việc em cần làm ở nhà ?
II.Bài mới
1.Hoạt động 1: Quan sát
a/Mục tiêu: Biết cách phòng tránh đứt tay
b/Cách tiến hành:
*Bước 1:
-GV hướng dẫn HS:
+ Quan sát các hình trang 30 SGK
+ Chỉ và nói các bạn ở mỗi hình đang làm gì?
+ Dự kiến xem điều gì xảy ra với các bạn trong mỗi hình?
+ Trả lời câu hỏi ở trang 30 SGK
*Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày
Kết luận:
-Khi phải dùng dao hoặc những đồ dùng dễ vỡ và sắc, nhọn, cần phải rất cẩn thận để tránh bị đứt tay
-Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm với của các em nhỏ
2.Hoạt động 2: Đóng vai
a/Mục tiêu: Nên tránh chơi gần lửa và những chất gây cháy
b/Cách tiến hành:
*Bước 1:
-Chia nhóm 4 em
-GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+Quan sát các hình ở trang 31 SGK và đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với từng tình huống xảy ra trong từng hình
*Bước 2:
+Nếu là em, em có cách ứng xử khác không?
+Các em rút ra được bài học gì qua việc quan sát các hoạt động đóng vai của các bạn
-GV nêu thêm câu hỏi để cả lớp thảo luận:
+Trường hợp có lửa cháy các đồ vật trong nhà, em sẽ phải làm gì?
+Em có biết số điện thoại gọi cứu hỏa ở địa phương mình không?
Kết luận:
-Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa
-Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy
-Khi xử dụng các đồ dùng điện phải rất cẩn thận, không sờ vào phích cấm ổ điện, dây dẫn đề phòng chúng bị hở mạch. Điện giật có thể gây chết người.
-Hãy tìm mọi cách để chạy ra xa nơi có lửa cháy; gọi to kêu cứu
-Nếu nhà mình hoặc hàng xóm có điện thoại, cần hỏi và nhớ số điện thoại báo cứu hỏa, đề phòng khi cần
3.Nhận xét- dặn dò
Nhận xét tiết học
H trả lời.
-HS (theo cặp) làm việc theo hướng dẫn của GV
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Mỗi nhóm 4 em 
-Các nhóm thảo luận, dự kiến các trường hợp có thể xảy ra: xung phong nhận vai và tập thể hiện vai diễn
- Các nhóm lên trình bày (mỗi nhóm chỉ trình bày một cảnh)
Tập viết
đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm
I.MỤC TIÊU
Viết đúng các chữ : đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm. Kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 1.
 #. HS khá – gỏi viết được đủ số dòng quy định trong VTV1, tập 1
II.CHUẨN BỊ
- Bảng con được viết sẵn các chữ
- Chữ viết mẫu các chữ: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm.
- Bảng lớp được kẻ sẵn
III.CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ
-Nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng
-Nhận xét
2.Bài mới
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hôm nay ta học bài: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm, mũm mĩm. GV viết lên bảng
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn viết
-GV gắn chữ mẫu lên bảng giới thiệu và hướng dẫn cách viết
+ đỏ thắm:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “đỏ thắm”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “đỏ thắm” ta viết tiếng đỏ trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết chữ đ lia bút viết chữ o điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu hỏi trên đầu con chữ o. Muốn viết tiếp tiếng thắm nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút ở đường kẻ 2 viết chữ th lia bút viết vần ăm, điểm kết thúc trên đường kẻ 2, lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ ă
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ mầm non:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “mầm non”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong một từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “mầm non” ta viết tiếng mầm trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết con chữ m, lia bút lên viết vần âm, điểm kết thúc ở đường kẻ2, lia bút viết dấu huyền trên đầu con chữ â. Muốn viết tiếp tiếng non, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết chữ n lia bút viết vần on, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ chôm chôm:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “chôm chôm” ?
-Khoảng cách giữa các con chữ trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “chôm chôm” ta viết chữ chôm trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết chữ ch, lia bút viết vần ôm, điểm kết thúc ở đường kẻ 2. Muốn viết tiếp tiếng chôm, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết con chữ ch lia bút viết vần ôm, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ trẻ em:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “trẻ em”?
-Khoảng cách giữa các con chữ trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “trẻ em” ta viết chữ trẻ trước, đặt bút ở đường kẻ 2 viết con chữ tr, lia bút viết chữ e, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu hỏi trên đầu con chữ e. Muốn viết tiếp tiếng em, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút trên đường kẻ 1 viết vần em, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ ghế đệm:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “ghế đệm”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong một từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “ghế đệm” ta viết tiếng ghế trước, đặt bút ở đường kẻ 3 viết con chữ gh, lia bút lên viết chữ ê điểm kết thúc ở đường kẻ2, lia bút viết dấu sắc trên con chữ ê. Muốn viết tiếp tiếng đệm, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút ở đường kẻ 3 viết con chữ đ, lia bút viết vần êm, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu nặng dưới con chữ ê
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ mũm mĩm:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “mũm mĩm”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong một từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “mũm mĩm” ta viết tiếng mũm trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết con chữ m, lia bút lên viết vần um điểm kết thúc ở đường kẻ2, lia bút viết dấu ngã trên đầu con chữ u Muốn viết tiếp tiếng mĩm, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết con chữ m, lia bút viết vần im điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu ngã trên con chữ i
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
c) Viết vào vở
-GV hướng dẫn cho HS cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết của HS
-Cho HS viết từng dòng vào vở
3.Củng cố
-Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
-Nhận xét tiết học
4.Dặn dò
-Về nhà luyện viết vào bảng con
-Chuẩn bị bài sau
-HS viết BC từ sai
- đỏ thắm
-Chữ o, ă, m cao 1 đơn vị; th cao 2 đơn vị rưỡi; đ cao 2 đơn vị 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- mầm non
-Chữ m, â, n, o cao 1 đơn vị
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- chôm chôm
-Chữ ch cao 2 đơn vị rưỡi; ô, m cao 1 đơn vị
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- trẻ em
-Chữ tr cao 1 đơn vị rưỡi; chữ e, m cao 1 đơn vị
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- ghế đệm
-Chữ gh cao 4 đơn vị; chữ ê, m cao 1 đơn vị; đ cao 2 đơn vị 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- mũm mĩm
-Chữ m, u, i cao 1 đơn vị 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- Viết VTV
SINH HOẠT LỚP
KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC TUẦN QUA
+++
I.Ổn định : hát
II. Tiến hành sinh hoạt lớp
	 Giáo viên nhận định lại tình hình của lớp qua 1 tuần lễ học tập như sau :
	1/ Về hạnh kiểm :
* Tổ 1 :
- Chăm ngoan : Tốt
- Chưa đồng phục : /
- Đùa giởn : Minh, Lãm
- Vắng : /
- Vệ sinh : Tốt
	- Đi trễ : /
* Tổ 2 :
- Chăm ngoan : Khá tốt
- Chưa đồng phục : /
- Đùa giởn : Ý, Trí, Hoàng, Tài
- Vắng : /
- Vệ sinh : Khá tốt
	- Đi trễ : /
* Tổ 3 :
- Chăm ngoan : Tốt
- Chưa đồng phục : /
- Đùa giởn : Minh Trí, Tiên, Thanh
- Vắng : /
- Vệ sinh : Khá tốt
	- Đi trễ : /
	2/ Về học lực :
	* Tổ 1 :
	- Đọc tốt, viết đẹp, điểm cao : Khánh Linh, Thành, Vân, Lãm
	- Đọc yếu: Minh, Phương
* Tổ 2 :
	- Đọc tốt, viết đẹp, điểm cao : Ý, Tiên, Đăng, Trúc, Duy, Duy Linh
	- Đọc yếu: Phát	
* Tổ 3 :
	- Đọc tốt, viết đẹp, điểm cao : Trí, Trâm, Huệ
	- Đọc yếu: Thanh, A Ly
- Giáo viên tổng kết : 
+ Khen thưởng tổ nào có nhiều thành tích hơn. 
+ Khuyến khích những em học còn yếu, viết chữ xấu hãy cố lên.
	- Giáo viên nêu hướng tới :.......
	+Yêu cầu học sinh thực hiện theo.
	+ Học sinh hứa hẹn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L1 T14 Chuan KTKN Tich hop day du.doc