Giáo án Dạy học Tuần 6 - Khối 1

Giáo án Dạy học Tuần 6 - Khối 1

Đạo đức

 GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP ( Tiết 2)

I. MỤC TIÊU : Như tiết 1

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : Như tiết 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

I. Kiểm tra bài cu

- Tiết đạo đức vừa rồi, các em học bài gì ?

- Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập như thế nào ?

II. Bài mới

1.Giới thiệu bài :

2.Hoạt động 1: Thi “ Sách, vở ai đẹp nhất”.

a/GV nêu yêu cầu của cuộc thi và công bố thành phần ban giám khảo (có thể gồm GV, lớp trưởng, lớp phó học tập và các tổ trưởng).

- Có 2 vòng thi:

+Vòng 1 thi ở tổ.

+Vòng 2 thi ở lớp.

- Tiêu chuẩn chấm thi :

+ Có đủ sách, vở, đồ dùng theo quy định.

+ Sách vở sạch, không bị dây bẩn, quăn mép, xộc xệch (khuyến khích bạn nào không cần bọc sách, vở mà vẫn giữ sạch, đẹp trang bìa).

+ Đồ dùng học tập sạch sẽ, không dây bẩn, không xộc xệch, cong queo.

 

doc 26 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Dạy học Tuần 6 - Khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 6
+++
Thứ/ngày
Môn học
Tiết
Tên bài học
Thứ hai
19/9/2011
Sáng
SH đầu tuần
6
Sinh hoạt đầu tuần
Đạo đức
6
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (tiết 2)
Học vần
51
Bài 24 : q – qu , gi (tiết 1)
Học vần
52
Bài 24 : q – qu , gi (tiết 2)
Chiều
 Luyện đọc
6
Ôn : q – qu ; gi
 Luyện viết
11
Ôn các âm đã học
 Luyện toán
11
Ôn số 0, 9
Thứ ba
20/9/2011
Sáng
Học vần
53
Bài 25 : ng - ngh (tiết 1)
Học vần
54
Bài 25 : ng – ngh (tiết 2)
Toán
21
Số 10
Mĩ thuật
6
Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn
Chiều
 Nghỉ
Thứ tư
21/9/2011
Sáng
Học vần 
55
Bài 26 : y – tr (tiết 1)
Học vần
56
Bài 26 : y – tr (tiết 2)
Toán
54
Luyện tập
Âm nhạc
6
Học hát : Bài “Tìm bạn thân”
Chiều
 Luyện viết
6
Ôn : ng – ngh – y – tr 
 Luyện toán
12
Ôn số 10
 Thể dục
12
Đội hình, đội ngũ – Trò chơi
Thứ năm
22/9/2011
Sáng
Học vần
57
Bài 27 : Ôn tập (tiết 1)
Học vần
58
Bài 27 : Ôn tập (tiết 2)
Toán
23
Luyện tập chung
Thủ công
6
Xé, dán hình quả cam (tiết 1)
Chiều
 Nghỉ
Thứ sáu
23/9/2011
Sáng
Học vần
59
Ôn tập âm và chữ ghi âm (tiết 1)
Học vần
60
Ôn tập âm và chữ ghi âm (tiết 2)
Toán
24
Luyện tập chung
TN-XH
6
Chăm sóc và bảo vệ răng
Chiều
 Tập viết
6
nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía
 HD luyện tập
6
Ôn chữ thường – chữ hoa
 Sinh hoạt lớp
6
Kiểm điểm cuối tuần
BUỔI SÁNG	 Thứ hai, ngày 19 tháng 09 năm 2011
Đạo đức
 GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU : Như tiết 1
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : Như tiết 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ
- Tiết đạo đức vừa rồi, các em học bài gì ?
- Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập như thế nào ?
II. Bài mới
1.Giới thiệu bài :
2.Hoạt động 1: Thi “ Sách, vở ai đẹp nhất”.
a/GV nêu yêu cầu của cuộc thi và công bố thành phần ban giám khảo (có thể gồm GV, lớp trưởng, lớp phó học tập và các tổ trưởng).
- Có 2 vòng thi: 
+Vòng 1 thi ở tổ.
+Vòng 2 thi ở lớp.
- Tiêu chuẩn chấm thi :
+ Có đủ sách, vở, đồ dùng theo quy định.
+ Sách vở sạch, không bị dây bẩn, quăn mép, xộc xệch (khuyến khích bạn nào không cần bọc sách, vở mà vẫn giữ sạch, đẹp trang bìa).
+ Đồ dùng học tập sạch sẽ, không dây bẩn, không xộc xệch, cong queo.
b/Yêu cầu
- Các đồ dùng học tập khác được xếp bên cạnh chồng sách vở.
- Cặp sách được treo ở cạnh bàn hoặc để trong ngăn bàn.
c/Tiến hành thi vòng 2
d/Ban giám khảo chấm và công bố kết quả, khen thưởng các tổ và cá nhân thắng cuộc.
2. Hoạt động 2 : 
3. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS đọc câu thơ cuối bài.*Kết luận chung:
- Cần phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học của chính mình.
4.Củng cố – dặn dò
GDBVMT: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch sẽ là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường, làm cho MT thêm sạch đẹp.
Nhận xét tiết học
- Không làm dây bẩn, viết bậy ra sách vở.
- Không xé sách, xé vở.
- Không dùng thước, bút, cặp để nghịch.
- Cả lớp tham gia thi.
- Cả lớp cùng xếp sách vở, đồ dùng học tập trên bàn
- Các tổ tiến hành chấm thi và chọn ra 1 – 2 bạn khá nhất để vào thi vòng 2.
Cả lớp cùng hát bài 
“ Sách bút thân yêu ơi”.
“ Muốn cho sách vở đẹp lâu,
Đồ dùng bền mãi, nhớ câu giữ gìn.”
Học vần
Bài 24 : q - qu , gi
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 	- Đọc được : q- qu, gi, chợ quê, cụ già ; từ và câu ứng dụng.
 	- Viết được : q- qu, gi, chợ quê, cụ già
 	- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : quà quê
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	- Bộ chữ học vần thực hành (HS) và biểu diễn (GV)
- Bảng phụ có kẻ hàng dành cho viết mẫu
- Các tranh minh họa : từ khóa, ứng dụng, câu ứng dụng luyện nói.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
	TIẾT 1
I. Kiểm tra bài cũ
- Tiết học vần vừa qua, các em đã được học vần gì ?
- Đọc : vần – tiếng – từ khóa 
- Đọc từ ứng dụng 
- Đọc câu ứng dụng – tìm tiếng có vần
Nhận xét
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em học 2 âm mới : 
q – qu và gi
2. Dạy âm q – qu 
a/ Dạy âm : q - qu
+ Đọc trơn mẫu âm q - qu
+ Cài âm q - qu
+ Đọc trơn âm q - qu
+ Muốn có tiếng quê thêm vào âm gì?
+ Đánh vần mẫu : qu – ê – quê 
+ Hãy nêu vị trí, cấu tạo tiếng quê
+ Cài tiếng quê
+ Đọc trơn tiếng quê
+ Tháo chữ.
- T treo tranh, hỏi:+ Tranh vẽ gì ?
+ Em rút ra từ gì? (gắn từ chợ quê )
+ GV đọc trơn : chợ quê
b/ Viết
* q - qu 
- HD viết (lưu ý nối nét )
Nhận xét
* chợ quê
- HD viết (lưu ý nối nét )
Nhận xét
-Viết mẫu và nêu cách viết
3. Dạy âm gi
a/ Dạy âm gi 
+ Đọc trơn mẫu âm gi
+ Cài âm gi
+ Đọc trơn âm gi
+ Muốn có tiếng già thêm vào âm gì và dấu gì?
+ Đánh vần mẫu : gi – a – gia – huyền – già 
+ Hãy nêu vị trí, cấu tạo tiếng già
+ Cài tiếng già
+ Đọc trơn tiếng già
+ Tháo chữ.
- T treo tranh, hỏi:+ Tranh vẽ gì ?
+ Em rút ra từ gì? (gắn từ cụ già )
+ GV đọc trơn : cụ già
b/ Viết
* gi
- HD viết (lưu ý nối nét )
Nhận xét
* cụ già
- HD viết (lưu ý nối nét )
Nhận xét
-Viết mẫu và nêu cách viết
4.Dạy từ ứng dụng
- Giới thiệu từ ứng dụng : quả thị – giỏ cá
 qua đò – giã giò
- HD đọc các tiếng trên
- Tìm tiếng có âm qu và gi
+ Giải thích : 
+Quả thị: quả tròn khi chín có màu vàng, ăn được
+Qua đò: thuyền chở khách qua sông
+Giỏ cá: đồ đan bằng tre, thành cao, miệng hẹp dùng để đựng cá
+Giã giò: dùng chày giã nhỏ thịt dùng để làm chả
5.Củng cố : YC HS đọc lại bài
TIẾT 2
1.KTBC : YC HS đọc lại bài tiết trước
2. Luyện đọc 
a/Đọc âm tiếng ,từ
- Nói : Đọc B/l. Đọc SGK 
- Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
+ YC lần lượt phát âm q – qu – quê & gi – già 
+ YC đọc lần lượt các từ ứng dụng 
- T sửa phát âm cho H
b/Đọc câu ứng dụng
+ Chú cho bé cái gì?
- Chốt: Chú tư nhân dịp ghé qua nhà cho bé giỏ cá
- Câu ứng dụng của chúng ta hôm nay là: Chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá
- Gắn câu ứng dụng rồi đọc mẫu
- Gọi HS đọc
- Sửa phát âm cho HS
3.Luyện viết 
- Bài viết có 4 dòng cỡ nhỡ: q – qu - quê & gi – già 
- Lần lượt viết từng chữ mẫu vứa nói lại cách viết.
 - Nói : mở vở, đồ chữ mẫu và viết từng dòng theo T
- Quan sát và chỉnh sửa cho H
- Chấm 1 số vở, nhận xét
Nghỉ giữa tiết
4. Luyện nói 
- Treo tranh hỏi: Trong tranh vẽ gì?
- Nói: chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
- Đặt câu hỏi gợi ý:
+ Quà quê là những thứ quà gì ?Kể tên một số quà quê mà em biết?
+ Con thích quà gì nhất? 
+ Con hay được ai mua quà?
+ Khi được mua quà con có chia cho mọi người không? 
- Chốt:: em phải biết quý trọng những món quà ở quê cho
5. Củng cố – dặn dò
-YC . Đọc S/51
 . Tìm chữ vừa học
-Về nhà: Đ ọc SGK - Xem trước bài sau
- 3HS 
- 4HS
- 3HS giỏi
- 3H đọc trơn q - qu
+ Cài âm q - qu
+ C/n, tổ, ĐT
+ Muốn  thêm vào phía sau âm ê
+ qu – ê – quê (CN, ĐT)
+ Tiếng quê có âm qu đứng trước âm ê đứng sau.
+ Cài tiếng quê
+ Đọc trơn quê (C/n, tổ, ĐT)
+ Tranh vẽ chợ quê
+ Đọc trơn: chợ quê (c/n, đ/t )
- Viết bảng con
- Viết bảng con
- 3H đọc trơn gi
+ Cài âm gi
+ C/n, tổ, ĐT
+ Muốn  thêm vào phía sau âm a, dấu huyền trên âm a
+ gi – a – gia – huyền – già(C/n, ĐT)
+ Tiếng già có âm gi đứng trước âm a đứng sau, dấu huyền trên âm a
+ Cài tiếng già
+ Đọc trơn già C/n, tổ, ĐT)
+ Tranh vẽ cụ già
+ Đọc trơn: cụ già (c/n, đ/t )
- Viết bảng con : q - qu – chợ quê
- Viết bảng con : gi – già 
- Đọc cá nhân, dãy bàn, tổ, ĐT
- HS đọc lại bài ( C/n, dãy)
- Đọc cá nhân, dãy, ĐT
- Đọc cá nhân, ĐT
- Quan sát trả lời
- H đọc cá nhân, ĐT
- HS viết VTV
- Dò lại bài viết
- Nộp vở
+ Quan sát , trả lời: vẽ mẹ đi chợ về và đưa quà cho hai chị em
 + quà quê
Thứ ba, ngày 20 tháng 09 năm 2011
Toán
Số 10
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Biết 9 thêm 1 được 10, viết số 10; đọc, đếm được từ 1 đến 10; biết so sánh các số trong phạm vi 10, biết vị trí số 10 trong dãy số từ 1 đến 10
 #. HS giỏi (BT4)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Gv: ĐD dạy toán, SGK , B/p.
-Hs : ĐD học toán, SGK, vở bài tập toán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ
- GV ghi bảng : điền dấu >, <, = 
01; 35; 90
46; 00; 70
-Viết các số từ 0 đến 9, từ 9 đến 0
GV nhận xét
-HS làm B/c
-2 HS lên bảng 
II.Bài mới
1.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học một số đầu tiên có 2 chữ số đó là số 10.
Hs quan sát
1.Giới thiệu số 10 - Lập số 10
- Cho HS lấy ra 9 que tính ,hỏi:Trên tay có mấy que tính?
- Lấy thêm 1 que tính nữa,trên tay bây giờ có mấy que tính?
- Nói: 9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính
- Cho hs làm tương tự với số chấm tròn
- Treo tranh, hỏi:
+ Có bao nhiêu bạn làm rắn?
+ Có bao nhiêu bạn làm thầy thuốc?
- Nói:có 9 bạn thêm 1 bạn là 10 bạn
- Nêu:Các nhóm này đều có số lượng là 10 nên ta dùng số 10 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đó.
 ...  SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
I. MỤC TIÊU
 - Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng.
- Biết chăm sóc răng đúng cách.
* Kĩ năng sống : - Kĩ năng tự bảo vệ : Chăm sĩc răng .
	 - Kĩ năng ra quyết định : Nên và khơng nên làm gì để bảo vệ răng .
	 - Phát triển kĩ năng giao tiếp thơng qua tham gia các hoạt động học tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Học sinh: Bàn chải và kem đánh răng.
- Giáo viên:
+ Sưu tầm một số tranh vẽ răng miệng
+ Bàn chải người lớn, trẻ em
+ Kem đánh răng, mô hình răng, muối ăn
+ Chuẩn bị cho mỗi HS một cuộn giấy sạch, nhỏ dài bằng cái bút chì
+ Một vòng tròn nhỏ bằng tre, đường kính 10 cm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ
-Vì sao chúng ta phải giữ vệ sinh thân thể?
-Kể những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể?
II.Dạy bài mới : “Chăm sóc và bảo vệ răng”
1.Hoạt động 1: Ai co ùhàm răng đẹp
@.Cách tiến hành:
* Bước 1:
-GV hướng dẫn, HS thực hiện :
+Hai HS quay mặt vào nhau, lần lượt từng người quan sát hàm răng của nhau.
+ Nhận xét xem răng của bạn em như thế nào (trắng, đẹp hay bị sún, bị sâu)?
*Bước 2:
-GV nêu yêu cầu:
+ Nhóm nào xung phong nói cho cả lớp biết về kết quả làm việc của nhóm mình: Răng của bạn em có bị sún, bị sâu không?
Kết luận:
 GV vừa nói vừa cho cả lớp quan sát mô hình hàm răng
 Hàm răng trẻ em có đầy đủ là 20 chiếc-gọi là răng sữa. Khi răng sữa hỏng hay đến tuổi thay, răng sữa sẽ bị lung lay và rụng (khoảng 6 tuổi, chính là tuổi của HS lớp 1), khi đó răng mới sẽ được mọc lên, chắc chắn hơn, gọi là răng vĩnh viễn (GV có thể hướng dẫn các em khi thấy răng của mình có hiện tượng lung lay thì nên làm gì và làm thế nào để răng mới mọc đẹp). Nếu răng vĩnh viễn bị sâu, bị rụng thì sẽ không mọc lại nữa. Vì vậy, việc giữ vệ sinh và bảo vệ răng là rất cần thiết và quan trọng. (KNS )
2.Hoạt động 2: HS biết nên làm gì và không làm gì để bảo vệ răng
@.Cách tiến hành:
*Bước 1:
-GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ và yêu cầu:
+ Chỉ và nói về việc làm của các bạn trong mỗi hình. Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao?
*Bước 2:
-GV nêu câu hỏi:
+ Trong từng hình, các bạn đang làm gì?
+ Việc làm nào của các bạn là đúng, việc làm nào là sai? Vì sao là đúng, vì sao là sai?
-GV có thể đặt tiếp các câu hỏi xen kẽ kẽ với các câu trảû lời của HS cho phù hợp
Ví dụ:
+ Nên đánh răng, súc miệng vào lúc nào thì tốt nhất?
+ Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt?
+ Phải làm gì khi răng đau hoặc răng bị lung lay?
Kết luận:
-GV tóm tắt lại ý chính cho từng câu hỏi trên.
-Nhắc nhở HS về những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ hàm răng của mình.
3.Hoạt động 3:Làm thế nào để chăm sóc và bảo vệ răng
-GV đưa cho HS quan sát 1 số tranh về răng( có cả đẹp và xấu),hỏi:
+Nên đánh răng, súc miệng vào lúc nào là tốt nhất?
+Vì sao không nên ăn nhiều đồ ngọt như kẹo, bánh, sữa?
+Khi răng đau,hay lung lay, ta phải làm gì?
-GV gọi HS trả lời câu hỏi ( KNS )
4.Củng cố, dặn dò
-Chúng ta nên làm gì và không làm gì để bảo vệ răng?
-Nhắc nhở HS về nhà phải thường xuyên súc miệng, đánh răng. 
HSTL
-HS thực hiện
HS làm việc ở nhóm (2 em) theo hướng dẫn của GV
+Một số nhóm trình bày về kết quả quan sát của mình
-HS quan sát các hình ở trang 14, 15 SGK
+HS (theo cặp) làm việc theo chỉ dẫn của GV.
Một số HS trả lời câu hỏi. Các HS khác và GV có thể bổ sung.
-HS quan sát trả lời
+Buổi sáng ngủ dậy,buổi tối trước khi đi ngủ.
+Dễ làm ta bị sâu răng
+Nhờ cha, mẹ dẫn đi khám răng
-Thường xuyên đánh răng,súc miệng sau khi ăn
BUỔI CHIỀU
TẬP VIẾT
Tiêt 6: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê
I.MỤC TIÊU
 Viết đúng các chữ : nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê kiểu chữ viết thường, vỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 1.
 #. HS khá – gỏi viết được đủ số dòng quy định trong VTV1, tập 1
II.CHUẨN BỊ
- Bảng con được viết sẵn các chữ
- Chữ viết mẫu các chữ: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê
- Bảng lớp được kẻ sẵn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng
-Nhận xét
2.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hôm nay ta học bài: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê. GV viết lên bảng
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn viết
-GV gắn chữ mẫu lên bảng giới thiệu và hướng dẫn cách viết
+ nho khô:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ nho khô?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “nho khô” ta viết tiếng nho trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết chữ nh lia bút viết chữ o điểm kết thúc ở đường kẻ 3. Muốn viết tiếp tiếng khô, nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút ở đường kẻ 2 viết con chữ kh, lia bút viết con chữ ô điểm kết thúc trên đường kẻ 3 
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ nghé ọ:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “nghé ọ”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong một từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “nghé ọ” ta viết tiếng nghé trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết con chữ ngờ kép, lia bút lên viết con chữ e, điểm kết thúc ở đường kẻ2 lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ e. Muốn viết tiếp tiếng ọ, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút ở đường kẻ 3 viết con chữ o, điểm kết thúc ở đường kẻ 3, lia bút đặt dấu nặng ở dưới con chữ o
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ chú ý:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “chữ số”?
-Khoảng cách giữa các con chữ trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “chữ số” ta viết chữ chữ trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết chữ ch, lia bút viết chữ ư, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu ngã trên đầu con chữ ư. Muốn viết tiếp tiếng số, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút ngay đường kẻ 1 viết con chữ s, lia bút viết con chữ ô, điểm kết thúc ở đường kẻ 3, lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ ô 
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ cá trêâ:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “cá trê”?
-Khoảng cách giữa các con chữ trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “cá trêâ” ta viết chữ cá trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết chữ c, lia bút viết chữ a, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu sắc trên đầu con chữ a. Muốn viết tiếp tiếng trê, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút ngay đường kẻ 2 viết con chữ tr, lia bút viết con chữ ê, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
3. Hoạt động 3: Viết vào vở
-GV hướng dẫn cho HS cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết của HS
-Cho HS viết từng dòng vào vở
4.Củng cố:
-Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
-Nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
-Về nhà luyện viết vào bảng con
-Chuẩn bị bài: xưa kia,mùa dưa, ngà voi,gà mái
- thợ xẻ
-nho khô
-Chữ nh, kh cao 2 đơn vị rưỡi; o, ô cao 1 đơn vị
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng
- nghé ọ
-Chữ ngh cao 4 đơn vị; chữ e, o cao 1 đơn vị
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng
-chú ý
-Chữ ch, y cao 2 đơn vị rưỡi; u cao 1 đơn vị
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng
-cá trê
-Chữ c, a, ê cao 1 đơn vị; r cao 1.25 đơn vị; t cao 1 đơn vị rưỡi
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng
-Viết VTV
SINH HOẠT LỚP
KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC TUẦN QUA
+++
I.Ổn định : hát
II. Tiến hành sinh hoạt lớp
	 Giáo viên nhận định lại tình hình của lớp qua 1 tuần lễ học tập như sau :
	1/ Về hạnh kiểm :
* Tổ 1 :
- Chăm ngoan : khá tốt
- Chưa đồng phục : /
- Đùa giởn : Hiếu Học, Công Minh, Khánh Linh
- Vắng : /
- Vệ sinh : Khá tốt
	- Đi trễ : /
* Tổ 2 :
- Chăm ngoan : khá tốt
- Chưa đồng phục : Phát. 
- Đùa giởn : Tài, Trí, Hoàng
- Vắng : /
- Vệ sinh : /
	- Đi trễ : /
* Tổ 3 :
- Chăm ngoan :khá tốt
- Chưa đồng phục : Lộc, Thanh
- Đùa giởn : Đức, Minh Trí
- Vắng : /
- Vệ sinh : khá tốt
	- Đi trễ : /
	2/ Về học lực :
	* Tổ 1 :
	- Đọc tốt : lãm, Khánh Linh, Công Thành
- Viết đẹp : Công Thành
	- Đọc yếu: Mỹ Phương, Công Minh
* Tổ 2 :
	- Đọc tốt : Thủy Tiên, Ý, Hoa Đăng, Trúc, Duy, Linh
- Viết đẹp : Thủy Tiên, Ý, Hoa Đăng, Trúc, Duy, Linh
- Đọc yếu: Phát, Trâm
* Tổ 3 :
	- Đọc tốt : Ngân Huệ, Minh Trí
- Viết đẹp : Ngân Huệ
	- Đọc yếu: Lộc, Thanh, A Ly, Đức, Tiên
- Giáo viên tổng kết : 
+ Khen thưởng tổ nào có nhiều thành tích hơn. 
+ Khuyến khích những em học còn yếu, viết chữ xấu hãy cố lên.
	- Giáo viên nêu hướng tới :.......
	+Yêu cầu học sinh thực hiện theo.
	+ Học sinh hứa hẹn.
	III. Hướng tới
	- Ổn định nề nếp lớp.
	- Vệ sinh trường, lớp sạch đẹp. Ăn quà vặt phải mang bỏ vào sọt rác.
	- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập như : bảng, phấn, viết chì, gươm, thước kẻ, vở tập viết, vở trắng, sách giáo khoa.
	- Thứ hai chào cờ đầu tuần, các em chú ý đến lớp trước 6 giờ 45 phút.
	- Mặc đồng phục đến trường.
	- Nhắc nhở các em may lô gô vào áo.
	- Nếu có nghỉ học phải nhờ ba mẹ xin phép cô giáo.
	- Nhắc nhở các em học thuộc phần học âm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L1 T6 Chuan KTKN Tich hop day du.doc