Giáo án Dạy học Tuần 8 - Khối 1

Giáo án Dạy học Tuần 8 - Khối 1

Đạo đức

GIA ĐÌNH EM (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Như tiết 1

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Như tiết 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

I.Kiểm tra bài cũ

+ Em cảm thấy thế nào khi luôn có một mái nhà? (Hỏi những em không bị mất nhà lần nào)

+ Em sẽ ra sao khi không có một mái nhà? (GV hỏi những em đã có lần bị mất nhà).

Kết luận:

Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.

II.Bài mới

1.Giới thiệu bài : Gia đình em (tiêt 2)

2.Hoạt động 1:Tiểu phẩm“Chuyện của bạn Long”

* Đóng vai theo tiểu phẩm

* Nội dung:

Mẹ Long đang chuẩn bị đi làm và dặn Long:

- Long ơi, mẹ đi làm đây. Hôm nay trời nắng, con ở nhà học bài và trông nhà cho mẹ!

- Vâng ạ! Con chào mẹ!

Long đang ngồi học bài, thì các bạn đến rủ đi đá bóng.

 

doc 28 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Dạy học Tuần 8 - Khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 8
+++
Thứ/ngày
Môn học
Tiết
Tên bài học
Thứ hai
03/10/2011
Sáng
SH đầu tuần
8
Chào cờ đầu tuần
Đạo đức
8
Gia đình em (tiết 2)
Học vần
71
Bài 34 : ui – ưi (tiết 1)
Học vần
72
Bài 34 : ui – ưi (tiết 2)
Chiều
 Luyện đọc
29
Ôn : ui – ưi 
 Luyện viết
15
Ui – ưi 
 Luyện toán
15
Ôn : phép cộng trong phạm vi 4
Thứ ba
04/10/2011
Sáng
Học vần
73
Bài 35 : uôi – ươi (tiết 1)
Học vần
74
Bài 35 : uôi – ươi (tiết 2)
Toán
29
Luyện tập
Mĩ thuật
8
Vẽ hình vuông và hình chữ nhật
Chiều
 Nghỉ
Thứ tư
05/10/2011
Sáng
Học vần 
75
Bài 36 : ay , â – ây (tiết 1)
Học vần
76
Bài 36 : ay , â – ây (tiết 2)
Toán
30
Phép cộng trong phạm vi 5
Âm nhạc
8
Học hát : Bài “Lí cây xanh”
Chiều
 Luyện viết
16
Ôn : uôi – ươi – ay – ây 
 Luyện toán
16
Luyện tập
 Thể dục
8
ĐHĐN – TD rèn luyện tư thế cơ bản
Thứ năm
06/10/2011
Sáng
Học vần
77
Bài 37 : Ôn tập (tiết 1)
Học vần
78
Bài 37 : Ôn tập (tiết 2)
Toán
31
Luyện tập
Thủ công
8
Xé, dán hình quả cam (tiết 2)
Chiều
 Nghỉ
Thứ sáu
07/10/2011
Sáng
Học vần
79
Bài 38 : eo – ao (tiết 1)
Học vần
80
Bài 38 : eo – ao (tiết 2)
Toán
32
Số 0 trong phép cộng
TN-XH
8
Ăn, uống hằng ngày
Chiều
 Tập viết
8
đồ chơi, tươi cười, ngày hội,
 HD luyện tập
8
Ôn : eo – ao 
 Sinh hoạt lớp
8
Kiểm điểm cuối tuần
Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2011
Đạo đức
GIA ĐÌNH EM (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Như tiết 1
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Như tiết 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ
+ Em cảm thấy thế nào khi luôn có một mái nhà? (Hỏi những em không bị mất nhà lần nào)
+ Em sẽ ra sao khi không có một mái nhà? (GV hỏi những em đã có lần bị mất nhà).
Kết luận:
Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
II.Bài mới
1.Giới thiệu bài : Gia đình em (tiêt 2)
2.Hoạt động 1:Tiểu phẩm“Chuyện của bạn Long” 
* Đóng vai theo tiểu phẩm
* Nội dung:
Mẹ Long đang chuẩn bị đi làm và dặn Long:
- Long ơi, mẹ đi làm đây. Hôm nay trời nắng, con ở nhà học bài và trông nhà cho mẹ!
- Vâng ạ! Con chào mẹ!
Long đang ngồi học bài, thì các bạn đến rủ đi đá bóng.
- Long ơi, đi đá bóng với bọn tớ đi! Bạn Đạt vừa được bố mua cho quả bóng đá đẹp lắm.
- Tớ chưa học bài xong, với lại mẹ tớ dặn phải ở nhà trông nhà.
- Mẹ cậu có biết đâu mà lo, đá bóng rồi học bài sau cũng được.
Long lưỡng lự một lát rồi đồng ý chơi cùng các bạn
* Thảo luận sau khi xem tiểu phẩm:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long? (Bạn Long đã vâng lời mẹ chưa?)
+ Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long không vâng lời mẹ?
( KNS )
3.Hoạt động 2: Tự liên hệ
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ:
+ Sống trong gia đình, em được cha mẹ quan tâm như thế nào?
+ Em đã làm những gì để cha mẹ vui lòng?
- GV khen những HS biết lễ phép, vâng lời cha mẹ và nhắc nhở cả lớp học tập các bạn.
* Kết luận chung:
+Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
 +Cần cảm thông, chia sẻ với nhưng bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình.
+Trẻ em có bổn phận phải yêu quý gia đình, kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
4.Nhận xét – dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn dò: Chuẩn bị bài 5: “Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ”
- HS trả lời
Do một số HS trong lớp đóng.
- Phân vai: Long, Mẹ Long, các bạn Long
+ Bạn Long không vâng lời mẹ.
+ Không dành thời gian học bài nên chưa làm đủ bài tập cô giáo cho.
+Đá bóng xong có thể bị ốm, có thể phải nghỉ học
-HS từng đôi một tự liên hệ.
-Một số HS trình bày trước lớp.
 Học vần
Bài 34: ui – ưi 
I.MỤC TIÊU, YÊU CẦU
- Đọc được : ui, ưi, đồi núi, gửi thư; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : ui, ưi, đồi núi, gửi thư
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : Đồi núi
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 -T : Đ D DH, tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói
 - H : Đ D học TV : bảng cài, bộ chữ ,vở tập viết, bút, b/c
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
TIẾT 1
I.Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS vần, từ và câu ứng dụng. Kết hợp phân tích và tìm tiếng có vần ôi, ơi
- Viết bảng con : ôi – ơi, đồ chơi, cái chổi
II.Bài mới
Hôm nay các em học vần ui – ưi 
1. Dạy vần 
a/ Vần : ui
+ Đọc trơn mẫu vần ui
+ Phân tích vần ui
+ T đánh vần mẫu : u – i – ui 
+ Cài vần ui
+ Đọc trơn vần ui
+ Muốn có tiếng núi, thêm vào dấu gì?
+ Đánh vần mẫu : n – ui – nui – sắc – núi 
+ Hãy nêu vị trí, cấu tạo tiếng núi
+ Cài tiếng núi
+ Đọc trơn tiếng núi
+ Tháo chữ.
- T treo tranh, hỏi:+ Tranh vẽ gì ?
+ Em rút ra từ gì? (gắn từ đồi núi)
+ GV đọc trơn : đồi núi
* Luyện viết : ui – đồi núi
+ ui : 
- HD viết (lưu ý nối nét )
Nhận xét
+ đồi núi
- HD viết (lưu ý nối nét )
Nhận xét
b/Vần : ưi
+ Đọc trơn mẫu vần ưi
+ Phân tích vần ưi
+ T đánh vần mẫu : ư – i – ưi 
+ Cài vần ưi
+ Đọc trơn vần ưi
+ Muốn có tiếng gửi, thêm vào âm gì và dấu gì?
+ Đánh vần mẫu : g – ưi – gưi – hỏi – gửi 
+ Hãy nêu vị trí, cấu tạo tiếng gửi
+ Cài tiếng gửi
+ Đọc trơn tiếng gửi
+ Tháo chữ.
- T treo tranh, hỏi:+ Tranh vẽ gì ?
+ Em rút ra từ gì? (gắn từ gửi thư)
+ GV đọc trơn : gửi thư
*Luyện viết : ưi – gửi thư
+ ưi :
- HD viết (lưu ý nối nét )
Nhận xét
+ gửi thư
- HD viết (lưu ý nối nét )
Nhận xét
2.Dạy từ ứng dụng
- Giới thiệu 4 từ ứng dụng : 
 cái túi – gửi quà
 vui vẻ – ngửi mùi
- HD đọc 4 từ trên
+ cái túi ( vật dùng để đựng đồ)
+ ngửi mùi (hít vào bằng mũi để nhận biết, phân biệt mùi)
3.Củng cố : YC HS đọc lại bài
TIẾT 2
1.KTBC : YC HS đọc lại bài tiết trước
2.Luyện đọc
- YC đọc các vần ở tiết 1 
- YC đọc các từ ứng dụng
- Gắn câu ứng dụng
+ Tranh vẽ gì ?
GV: Thư của ai mà cả nhà lại rất vui ngồi nghe mẹ đọc?Để hiểu rõ nội dung tranh, chúng ta sẽ cùng đọc câu ứng dụng bên dưới bức tranh.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng.
- Tìm tiếng chứa vần vừa học.
- Gọi H đọc câu ứng dụng.
- Chỉnh sửa phát âm cho H
3.Luyện viết
Bài viết có 4 dòng: ui, ưi, đồi núi, gửi thư
-Viết mẫu, nói lại cách viết 
-Chấm 1 số vở
4. Luyện nói
- Treo tranh hỏi :tranh vẽ gì?
- Đồi núi thường có ở đâu?
- Nước ta ở đâu có nhiều đồi núi ?
- Trên đồi núi thường có những gì?
- Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
- GV chốt: khí hậu ở đồi núi rất mát mẻ, ở đó có nhiều loại gỗ quý và thú vật quý hiếm
5.Củng cố, dặn dò
- Đọc SGK
-Thi đua viết vần, tiếng
HS đọc
3 dãy viết b/c
- 3H đọc trơn ui
+ Vần ui ..
+ u – i – ui (c/n, tổ, đt)
+ Cài vần ui
+ Đọc trơn ui
+ Thêm vào âm n và dấu sắc trên âm u
+ Đánh vần : : n – ui – nui – sắc – núi 
 (c/n, đ/t )
+ Tiếng núi có âm n đứng trước, ..
+ Cài tiếng núi
+ Đọc trơn núi (c/n, đ/t )
+ Tranh vẽ đồi núi
+ Đọc trơn: đồi núi (c/n, đ/t )
- Đọc cá nhân, dãy bàn, tổ, đồng thanh
- Viết vần ui – đồi núi ( b/c)
- 3H đọc trơn ưi
+ Vần ưi ..
+ ư – i – ưi (c/n, tổ, đt)
+ Cài vần ưi
+ Đọc trơn ưi
+ Thêm vào phía trước âm g
+ Đánh vần : : g – ưi – gưi – hỏi – gửi 
 (c/n, đ/t )
+ Tiếng gửi có âm g ..
+ Cài tiếng gửi
+ Đọc trơn gửi (c/n, đ/t )
+ Tranh vẽ gửi thư
+ Đọc trơn: gửi thư (c/n, đ/t )
- Viết bc : ưi – gửi thư
- Đọc CN, ĐT
- HS đọc lại bài
- Lần lượt đọc : ui, ưi, đồi núi, gửi thư
- Đọc từ ứng dụng (CN, ĐT)
- HS trả lời
+ Đọc (CN, ĐT)
- Cả nhà nghe mẹ đọc thư
- HS viết VTV
- Đồi núi và sông nước
- Suy nghĩ trả lời
- HS: tự kể
- gỗ quý và thú vật
+ Đồi núi
- H S đọc
- HS tham gia
Thứ ba, ngày 04 tháng 10 năm 2011
Học vần
Bài 35: uôi – ươi 
I.MỤC TIÊU, YÊU CẦU
- Đọc được : uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : Chuối, bưởi, vú sữa
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 -T : Đ D DH, tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói
 - H : Đ D học TV : bảng cài, bộ chữ ,vở tập viết, bút, b/c
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
TIẾT 1
I.Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS vần, từ và câu ứng dụng. Kết hợp phân tích và tìm tiếng có vần ui, ưi
- Viết bảng con : ui – ưi, nải chuối, múi bưởi
II.Bài mới
Hôm nay các em học vần uôi – ươi 
1. Dạy vần 
a/ Vần : oi
+ Đọc trơn mẫu vần uôi
+ Phân tích vần uôi
+ T đánh vần mẫu : u – ô – i – uôi 
+ Cài vần uôi
+ Đọc trơn vần uôi
+ Muốn có tiếng chuối, thêm vào âm gì và dấu gì?
+ Đánh vần mẫu : ch – uôi – chuôi – sắc – chuối 
+ Hãy nêu vị trí, cấu tạo tiếng chuối
+ Cài tiếng chuối
+ Đọc trơn tiếng chuối
+ Tháo chữ.
- T treo tranh, hỏi:+ Tranh vẽ gì ?
+ Em rút ra từ gì? (gắn từ nải chuối)
+ GV đọc trơn : nải chuối
* Luyện viết : uôi – nải chuối
+ uôi : 
- HD viết (lưu ý nối nét )
Nhận xét
+ nải chuối :
- HD viết (lưu ý nối nét )
Nhận xét
b/Vần : ươi
+ Đọc trơn mẫu vần ươi
+ Phân tích vần ươi
+ T đánh vần mẫu : ư – ơ – i – ươi 
+ Cài vần ươi
+ Đọc trơn vần ươi
+ Muốn có tiếng bưởi, thêm vào âm gì và dấu gì?
+ ...  mặc áo mưa
-HS thảo luận Cá nhân trình bày
- Gió, mây, mưa, bão, lũ
- H S đọc
- HS tham gia
Toán
SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
Biết kết quả phép cộng một số với số 0; biết số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-GV : Tranh theo SGK , ĐD dạy toán.
-HS: ĐD học toán ,Vở BT toán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ
-YC HS đọc bảng cộng trong phạm vi 5
- Tính : 4 + 1 = 2 + 3 = 3 + 2 =
II.Bài mới
1.Giới thiệu bài: ghi tựa
-GV giới thiệu tên bài.
2.Giới thiệu 1 số phép cộng với 0 
+GV giới thiệu phép cộng : 3 + 0 = 3 và 0 + 3 = 3
-Cho HS quan sát tranh, nêu: Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai không có con chim nào. Hỏi cả hai lồng có bao nhiêu con chim?
+ 3 con chim thêm 0 con chim là mấy con chim?
+ Bài này ta làm phép tính gì?
+ Ta lấy bao nhiêu cộng bao nhiêu?
- 3 + 0 bằng mấy? (Ghi bảng)
+ Giới thiệu phép cộng 0 + 3 = 3
-GV cầm 1 dĩa không có quả táo nào, hỏi: trong dĩa có mấy quả táo?
-Cầm dĩa thứ 2, hỏi: trong dĩa có mấy quả táo?
-GV nêu: Dĩa thứ nhất có 0 quả táo, dĩa thứ 2 có 3 quả táo. Hỏi cả 2 dĩa có mấy quả táo?
-GV: muốn biết 2 dĩa có mấy quả táo, ta làm phép tính gì?
-Lấy bao nhiêu cộng bao nhiêu?
-Ghi: 0+3 = 3+0
+Làm tương tự với 4+0 =0+4
Nghỉ giữa tiết
2.Luyện tập
a/Bài 1: Nêu yêu cầu
-Gọi HS đọc kết quả.
-Nhận xét, cho điểm
b/Bài 2: Nêu yêu cầu bài toán
-Gọi HS lên bảng làm
-Lưu ý HS viết số phải thẳng cột
c/Bài 3: Nêu yêu cầu bài toán.
-Gọi HS nhận xét phép tính 0+0 
3.Củng cố: Cho HS nhắc lại kết luận “ một
số cộng với 0 bằng chính số đó”, “ 0 cộng với một số bằng chính số đó”
Nhận xét
3HS đọc
Làm B/c
-HS quan sát và nhắc lại
- 3 con
-Phép cộng
-Lấy 3 + 0
- 3 + 0 = 3
-HS đọc cá nhân, ĐT
-Có 0 quả táo.
-Có 3 quả táo
-Phép cộng
- 0 + 3= 3
-HS đọc cá nhân, ĐT
HS làm bài
-Chữa bài.
HS làm vào SGK 
-Chữa bài
HS làm bài
- Chữa bài
TN&XH
ĂN , UỐNG HẰNG NGÀY
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
-Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hằng ngày để mau lớn, khỏe mạnh.
-Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước.
* Kĩ năng sống : - Kĩ năng làm chủ bản thân : Khơng ăn quá no, khơng ăn bán kẹo khơng đúng lúc .
	 - Phát triển kĩ năng tư duy phê phán .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Các hình trong SGK: Một số thực phẩm như trong hình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ
Gọi HS nhắc lại các bước đánh răng và rửa mặt.
II.Bài mới
1 Hoạt động 1: Động não
-Yêu cầu HS kể tên những thức ăn, đồ uống thường dùng hằng ngày
-Viết bảng những điều HS nêu.
-Cho HS quan sát các hình ở trang 18 SGK và nói tên từng loại thức ăn trong mỗi hình.
-Hỏi:
+Em thích loại thức ăn nào trong số đó?
+Loại thức ăn nào em chưa ăn hay không biết ăn?
-Chốt: nên ăn nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho sức khoẻ. ( KNS )
5 HS
-HS suy nghĩ và lần lượt kể
-HS quan sát và kể
-Nhiều HS nêu lên ý thích của mình
2.Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-GV cho HS quan sát thành từng nhóm ở trang 19 SGK và trả lời câu hỏi:
+Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?
+Các hình nào cho biết các bạn học tập tốt?
+Tại sao chúng ta phải ăn uống hằng ngày?
-GV gọi HS phát biểu trước lớp
-GV chốt:cần phải ăn ,uống hằng ngày để cơ thể mau lớn, có sức khoẻ và học tập tốt
-HS chia nhóm làm việc
-HS suy nghĩ và trả lời
-Đại diện nhóm trả lời
Nghỉ giữa tiết
3.Hoạt động 3: Thảo luận lớp
-YCHS thảo luận:
+Khi nào chúng ta phải cần ăn và uống?
+Hằng ngày em ăn mấy bữa,vào những lúc nào?
+Tại sao ta không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính?
-GV chốt: cần ăn khi đói, uống khi khát. ( KNS )
4.Củng cố, dặn dò
-Muốn cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh chúng ta phải ăn uống như thế nào?
-Nhắc HS vận dụng vào bữa ăn hằng ngày của gia đình.
+Khi đói và khát
+3 bữa: sáng , trưa, tối
+Để ăn được nhiều và ngon miệng
BUỔI CHIỀU
Tập viết
 Tiết 8 : đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ
I.MỤC TIÊU
Viết đúng các chữ : đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 1.
 #. HS khá – gỏi viết được đủ số dòng quy định trong VTV1, tập 1
II.CHUẨN BỊ
 Bảng con được viết sẵn các chữ
Chữ viết mẫu các chữ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái 
Bảng lớp được kẻ sẵn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-Nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng
-Nhận xét
2.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hôm nay ta học bài: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ. GV viết lên bảng
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn viết
-GV gắn chữ mẫu lên bảng giới thiệu và hướng dẫn cách viết
+ đồ chơi:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ đồ chơi?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “đồ chơi” ta viết tiếng đồ trước, đặt bút ở đường kẻ 3 viết chữ đ lia bút viết con chữ ô điểm kết thúc ở đường kẻ 3, lia bút viết dấu huyền trên đầu con chữ ô. Muốn viết tiếp tiếng chơi, nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết con chữ ch, lia bút viết vần ơi, điểm kết thúc trên đường kẻ 2 
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ tươi cười:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “tươi cười”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong một từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “tươi cười” ta viết tiếng tươi trước, đặt bút ở đường kẻ 2 viết con chữ t, lia bút lên viết vần ươi, điểm kết thúc ở đường kẻ2. Muốn viết tiếp tiếng cười, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết con chữ c, lia bút viết vần ươi điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu huyền trên đầu con chữ ơ.
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ ngày hội:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “ngày hội” ?
-Khoảng cách giữa các con chữ trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “ngày hội” ta viết chữ ngày trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết chữ ng, lia bút viết vần ay, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu huyền trên đầu con chữ a. Muốn viết tiếp tiếng hội, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút ở đường kẻ 2 viết con chữ h, lia bút viết vần ôi, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu nặng ở dưới con chữ ô
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ vui vẻ:
-Từ gì?
-Độ cao của các con chữ trong từ “vui vẻ”?
-Khoảng cách giữa các con chữ trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “vui vẻ” ta viết chữ vui trước, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết chữ v, lia bút viết vần ui, điểm kết thúc ở đường kẻ 2. Muốn viết tiếp tiếng vẻ, ta nhấc bút khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút dưới đường kẻ 3 viết con chữ v, lia bút viết con chữ e, điểm kết thúc ở đường kẻ 2, lia bút viết dấu hỏi trên đầu con chữ e.
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
c) Hoạt động 3: Viết vào vở
-GV hướng dẫn cho HS cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết của HS
-Cho HS viết từng dòng vào vở
3.Củng cố:
-Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
-Nhận xét tiết học
4.Dặn dò:
-Về nhà luyện viết vào bảng con
-Chuẩn bị bài: cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu
-xưa kia, mùa dưa, ngà voi
- đồ chơi
-Chữ đ cao 2 đơn vị; chữ ch cao 2 đơn vị rưỡi; ô, ơ, i cao 1 đơn vị;
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng
-tươi cười 
-Chữ t cao 1.25 đơn vị; chữ ư, ơ, I, c cao 1 đơn vị 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng
- ngày hội
-Chữ ng cao 2 đơn vị rưỡi; a, ô, i cao 1 đơn vị; h, y cao 2 đơn vị rưỡi
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng
- vui vẻ 
-Chữ v, u, i, e cao 1 đơn vị 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng
- Viết VTV
SINH HOẠT LỚP
KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC TUẦN QUA
+++
I.Ổn định : hát
II. Tiến hành sinh hoạt lớp
	 Giáo viên nhận định lại tình hình của lớp qua 1 tuần lễ học tập như sau :
	1/ Về hạnh kiểm :
* Tổ 1 :
- Chăm ngoan : khá tốt
- Chưa đồng phục : Hiếu Học
- Đùa giởn : Hiếu Học, Công Minh
- Vắng : Minh, Hiếu Học
- Vệ sinh : Khá tốt
	- Đi trễ : /
* Tổ 2 :
- Chăm ngoan : khá tốt
- Chưa đồng phục : Phát. 
- Đùa giởn : Tài, Trí, Hoàng
- Vắng : /
- Vệ sinh : khá tốt
	- Đi trễ : /
* Tổ 3 :
- Chăm ngoan :khá tốt
- Chưa đồng phục : /
- Đùa giởn : A Ly, Tiên, Lộc, Thanh, Đức
- Vắng : /
- Vệ sinh : khá tốt
	- Đi trễ : /
	2/ Về học lực :
	* Tổ 1 :
	- Đọc tốt : lãm, Khánh Linh, Công Thành
- Viết đẹp : Công Thành
	- Đọc yếu: Mỹ Phương, Công Minh
* Tổ 2 :
	- Đọc tốt : Thủy Tiên, Ý, Hoa Đăng, Trúc, Duy, Linh
- Viết đẹp : Thủy Tiên, Ý, Hoa Đăng, Trúc, Duy, Linh
- Đọc yếu: Phát, Trâm
* Tổ 3 :
	- Đọc tốt : Ngân Huệ, Minh Trí
- Viết đẹp : Ngân Huệ
	- Đọc yếu: Lộc, Thanh, A Ly, Đức, Tiên
- Giáo viên tổng kết : 
+ Khen thưởng tổ nào có nhiều thành tích hơn. 
+ Khuyến khích những em học còn yếu, viết chữ xấu hãy cố lên.
	- Giáo viên nêu hướng tới :.......
	+Yêu cầu học sinh thực hiện theo.
	+ Học sinh hứa hẹn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L1 T8 Chuan KTKN Tich hop day du.doc