Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 17, 18

Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 17, 18

BUỔI SÁNG

Tiết 1+2:

Tiếng Việt: BÀI 69: ăt - ât

I. Mục tiêu:

- Đọc được ăt, ât , rửa mặt, đấu vật; từ và câu ứng dụng.

- Viết được: ăt, ât , rửa mặt, đấu vật.

- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: ngày chủ nhật.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ từ khoá: rửa mặt, đấu vật.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng; phần luyện nói của bài học.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- 2 – 3 HS đọc câu ứng dụng bài 68.

- Viết vào bảng con: tiếng hót, ca hát.

- GV nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới: Tiết 1:

1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.

2. Dạy vần : * ăt

a. Nhận diện vần:

- GV viết vần ăt lên bảng, cho HS quan sát và nhận xét:

+ Vần mới trên bảng gồm những âm nào ghép lại? âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?

- HS trả lời: âm ă và t, âm ă đứng trước âm t đứng sau (HS nhắc lại).

- HS ghép vần ăt trên bảng gài và đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp).

- GV đánh vần, đọc trơn mẫu và hướng dẫn cả lớp đánh vần, đọc trơn vần ăt.

- HS đánh vần, đọc trơn vần ăt (cá nhân, cả lớp).

- GV quan sát, hướng dẫn những HS lúng túng, khó khăn khi đánh vần.

 

doc 41 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 17, 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 
THỨ HAI 	Ngày soạn: 20/12/2012
 	Ngày giảng: Thứ hai, ngày 24 tháng 12 năm 2012
BUỔI SÁNG
Tiết 1+2:
Tiếng Việt: 	BÀI 69: ăt - ât 
I. Mục tiêu:
- Đọc được ăt, ât , rửa mặt, đấu vật; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ăt, ât , rửa mặt, đấu vật.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: ngày chủ nhật.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ từ khoá: rửa mặt, đấu vật.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng; phần luyện nói của bài học.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 – 3 HS đọc câu ứng dụng bài 68.
- Viết vào bảng con: tiếng hót, ca hát.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: Tiết 1:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
2. Dạy vần : * ăt
a. Nhận diện vần: 
- GV viết vần ăt lên bảng, cho HS quan sát và nhận xét: 
+ Vần mới trên bảng gồm những âm nào ghép lại? âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? 
- HS trả lời: âm ă và t, âm ă đứng trước âm t đứng sau (HS nhắc lại). 
- HS ghép vần ăt trên bảng gài và đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp). 
- GV đánh vần, đọc trơn mẫu và hướng dẫn cả lớp đánh vần, đọc trơn vần ăt.
- HS đánh vần, đọc trơn vần ăt (cá nhân, cả lớp).
- GV quan sát, hướng dẫn những HS lúng túng, khó khăn khi đánh vần.
b. Phát âm và đánh vần tiếng
- GV hướng dẫn HS giữ nguyên vần ăt vừa ghép được trên bảng gài, tiếp tục ghép âm m và dấu (.) vào vần ăt để tạo tiếng “mặt”. HS phân tích tiếng, đánh vần, đọc trơn tiếng mặt.
- GV hướng dẫn đánh vần, đọc trơn tiếng “mặt”. HS thực hiện cá nhân, tổ, lớp.
* Từ khoá “rửa mặt”: GV giới tranh minh hoạ, HS nói những tác dụng của việc rửa mặt, viết từ lên bảng - HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- HS đánh vần, đọc trơn: ăt, mặt, rửa mặt (cá nhân, tổ, lớp).
* ât (tiến hành tương tự vần ăt
- 1 HS so sánh 2 vần mới học ăt - ât.
- Lớp đọc lại toàn bài.
 c. Hướng dẫn viết: 
- GV viết lên bảng lần lượt: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết, đánh dấu thanh đúng vị trí).
- HS tập viết trên bảng con. GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
d. Đọc từ ứng dụng: đôi mắt, bắt tay, mật ong, thật thà.
- GV viết các từ ứng dụng , HS tìm và gạch chân tiếng chứa vần mới học.
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. 
- GV đọc mẫu, giải thích từ.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1. HS đọc bài ở SGK.
* Đọc câu ứng dụng: “Cái mỏ tí hon. Cái chân Ơi chú gà ơi. Ta yêu chú lắm.”
- GV hướng dẫn thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. 
- GV chốt câu ứng dụng, viết bảng. HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, tổ, lớp).
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân (3 - 5 em).
b. Luyện viết: 
- GV hướng dẫn tập viết. 
- HS tập viết ăt, ât, rửa mặt, đấu vật trong vở tập viết. 
- GV chấm, nhận xét một số bài viết của HS.
c. Luyện nói: Ngày chủ nhật
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS luyện nói - HS thảo luận theo nhóm đôi
- Câu hỏi: Tranh vẽ gì? Ngày chủ nhật, bạn nhỏ được đi đâu? Bạn nhìn thấy gì? Nếu là em, em thích đi chơi đâu vào chủ nhật?
- HS trình bày trước lớp.
- GV quan sát , nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- GV chỉ bảng - HS theo dõi và đọc.
- Dặn HS học bài, luyện viết ở nhà.
Tiết 3:
Toán:	 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết cấu tạo mỗi số trong phạm vi 10; viết được các số theo thứ tự quy định; viết phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
II. Chuẩn bị:
- Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con:
 10 – 3 = 10 – 6 = 10 – 3 – 5 =
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Luyện tập:
GV hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: Số?
- HS nêu yêu cầu BT. 
- GV làm mẫu: 2 = 1 +..... GV: 2 bằng 1 cộng mấy? HS: Viết 1 vào chỗ chấm.
- HS làm các phép tính còn lại vào VBT, nêu bài làm. GV chốt đáp án đúng.
Bài 2: Viết các số 7, 5, 2, 9, 8:
Theo thứ tự từ bé đến lớn:......................
Theo thứ tự từ lớn đến bé:......................
- HS nêu yêu cầu BT. GV giúp HS nhận diện các số cần sắp xếp nằm ở vị trí nào trong dãy số từ 0 đến 10 để xếp tứ tự cho đúng.
- HS làm nhóm đôi. Lần lượt nêu kết quả.
- GV chốt: 	a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 2, 5, 7, 8, 9.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 9, 8, 7, 5, 2.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS xem tranh và nêu được bài toán phù hợp với bức tranh (hay tóm tắt). - Chú ý: ứng với mỗi tóm tắt, HS ghi 1 phép tính phù hợp.
- Nhóm 4 làm BT, nêu phép tính. Nhóm khác nhận xét.
- GV chốt phép tính phù hợp: 4 + 3 = 7; 7 – 2 = 5.
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS học thuộc bảng cộng – trừ đã học.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1:
Tiếng Việt:	 ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:
- HS luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 69: ăt – ât.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Bài mới:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK 69: ăt – ât; đọc lại bài theo nhóm.
- 5 HS đọc bài
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 69: ăt – ât:
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đánh vần, đọc trơn các từ; nối các từ với nhau để tạo thành câu. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả.
- GV ghi bảng: Bầu trời xanh ngắt. Chị cắt cỏ cho bò. Bố nuôi ong lấy mật.
- HS đọc lại câu.
Bài 2: Điền
- HS quan sát hình ông mặt trời. Chỉ ra 4 tên các bộ phận trên mặt ông mặt trời bắt đầu bằng âm m? Chú ý tiếng đó phải có dấu thanh là: (/); (~); (.)
- Thi kể cá nhân. HS đánh vần và viết tên các bộ phận đó.
- GV chốt theo yêu cầu BT: mặt, mắt, mũi, miệng.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: bắt tay, thật thà. - HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện đọc, luyện viết.
Tiết 3:
Toán: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Biết đếm, so sánh, thứ tự các số từ 0 đến 10; biết làm tính cộng, trừ các số trong pham vi 10; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
II. Chuẩn bị:
- VBT Toán 1, bảng con. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu.
2. Bài mới:	
* HS làm VBT Toán (Bài 63: Luyện tập chung – 69/VBT)
Bài 1: Số?
- HS nêu yêu cầu BT. 
- GV làm mẫu: 2 = ...+ 1 GV: 2 bằng mấy cộng 1? HS: Viết 1 vào chỗ chấm.
- HS làm các phép tính còn lại vào VBT, nêu bài làm. GV chốt đáp án đúng.
Bài 2: Viết các số 8, 6, 10, 5, 3:
Theo thứ tự từ bé đến lớn:......................
Theo thứ tự từ lớn đến bé:......................
- HS nêu yêu cầu BT. GV giúp HS nhận diện các số cần sắp xếp nằm ở vị trí nào trong dãy số từ 0 đến 10 để xếp tứ tự cho đúng.
- HS làm nhóm đôi. Lần lượt nêu kết quả.
- GV chốt: 	a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 3, 5, 6, 8, 10.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 10, 8, 6, 5, 3.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp:
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS xem tranh và nêu được bài toán phù hợp với bức tranh. 
- Nhóm 2 làm BT, nêu phép tính. Nhóm khác nhận xét.
- GV chốt phép tính phù hợp: 4 + 2 = 6; 8 – 3 = 5.
Bài 4: Vẽ hình thích hợp vào ô trống:
- HS nêu yêu cầu BT. 
- GV giúp HS nhận biết được quy luật sắp xếp các hình (2 vuông, 2 tròn...).
- HS vẽ vào VBT, 2 HS vẽ bảng. GV chốt hình vẽ đúng.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS học thuộc bảng cộng - trừ đã học; làm lại các bài tập đã học.
Tiết 3:
Đạo đức:	 TRẬT TỰ TRONG TIẾT HỌC (T2)
I. Mục tiêu:
- Hiểu được cần phải trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp.
- Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Nêu được ích lợi của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Nhận biết được hành vi nào là đúng, hành vi nào là ‎sai. Từ đó có thức giữ trật tự khi ra vào lớp học và khi ngồi học.
II. Chuẩn bị:
- Tranh bài tập 3, 4.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS trả lời: Khi xếp hàng ra vào lớp, em không được làm gì, vì sao?
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận
- Thảo luận nhóm đôi. HS mở vở bài tập và: quan sát các bạn trong tranh ngồi học như thế nào?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp trao đổi, thảo luận.
- GV kết luận: Học sinh cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
* Hoạt động 2: Tô màu tranh bài tập 4
- HS tô màu vào quần áo các bạn giữ trật tự trong giờ học.
- Thảo luận: 
+ Vì sao em lại tô màu vào các bạn đó?
+ Chúng ta có nên học tập các bạn đó không?Vì sao?
- Các tổ thi xếp hàng ra vào lớp.
- GV - HS quan sát các tổ thực hiện.
- GV kết luận: Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học.
* Hoạt động 3: Bài tập 5
- Làm bài tập 
- Thảo luận từng đôi một:
+ Việc làm của hai bạn đó đúng hay sai? Vì sao?
+ Mất trật tự trong lớp có hại gì? 
- GV kết luận: 
+ Hai bạn đã giằng nhau quyển truyện, gây mất trật tự trong giờ học.
+ Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu bài.
+ Làm mất thời gian của cô giáo.
+ Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
* Kết luận chung: 
- Trật tự khi ra vào lớp.
- Chú ý nghe cô giảng bài, giơ tay khi muốn phát biểu.
- Thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS cùng GV đọc 2 câu thơ cuối bài.
- Thực hành tốt những điều đã học.
_____________________________
THỨ BA 	Ngày soạn: 20/12/2012
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 25 tháng 12 năm 2012 
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Toán:	 	 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được so sánh các số; biết thứ tự các số trong dãy số từ 0 đến 10; biết cộng, trừ các số trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS lên bảng, lớp làm bảng con: Viết các số 10, 2, 9, 5, 4 theo thứ tự từ bé đến lớn?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Dạy bài mới:
GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập:
Bài 1: Nối các dấu chấm theo thứ tự:
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện: nối các chấm theo số từ bé đến lớn.
- HS chơi trò “bắn tên” lần lượt lên bảng nối. Khi chữa bài GV cho HS phát hiện ra hình vừa tạo thành khi nối xong.
Bài 2: Tính: 
- HS nêu yêu cầu BT.
+ BT2a) HS làm bảng con. Chú ý viết thẳng cột.
+ BT2b) HS làm nhóm đôi vào SGK. Chú ý bài toán với 3 số.
- ...  Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
2. Dạy vần : * oc
a. Nhận diện vần: 
- GV viết vần oc lên bảng, cho HS quan sát và nhận xét: 
+ Vần mới trên bảng gồm những âm nào ghép lại? âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? 
- HS trả lời: âm o và c, âm o đứng trước âm c đứng sau (HS nhắc lại). 
- HS ghép vần oc trên bảng gài và đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp). 
- GV đánh vần, đọc trơn mẫu và hướng dẫn cả lớp đánh vần, đọc trơn vần oc.
- HS đánh vần, đọc trơn vần oc (cá nhân, cả lớp).
- GV quan sát, hướng dẫn những HS lúng túng, khó khăn khi đánh vần.
b. Phát âm và đánh vần tiếng
- GV hướng dẫn HS giữ nguyên vần oc vừa ghép được trên bảng gài, tiếp tục ghép âm s và dấu (/) vào vần oc để tạo tiếng “sóc”. HS phân tích tiếng, đánh vần, đọc trơn tiếng sóc.
- GV hướng dẫn đánh vần, đọc trơn tiếng “sóc”. HS thực hiện cá nhân, tổ, lớp.
* Từ khoá “con sóc”: GV giới tranh minh hoạ, HS nói những điều em biết về con sóc, viết từ lên bảng - HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- HS đánh vần, đọc trơn: oc, sóc, con sóc (cá nhân, tổ, lớp).
* ac (tiến hành tương tự vần oc)
- 1 HS so sánh 2 vần mới học oc – ac.
- Lớp đọc lại toàn bài.
 c. Hướng dẫn viết: 
- GV viết lên bảng lần lượt: oc, ac, con sóc, bác sĩ. (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết, đánh dấu thanh đúng vị trí).
- HS tập viết trên bảng con. GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
d. Đọc từ ứng dụng: hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc.
- GV viết các từ ứng dụng , HS tìm và gạch chân tiếng chứa vần mới học.
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. 
- GV đọc mẫu, giải thích từ.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1. HS đọc bài ở SGK.
* Đọc câu ứng dụng: “Da cóc mà bọc bột lọc. Bột lọc mà bọc hòn than.”
- GV hướng dẫn thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. 
- GV chốt câu ứng dụng, viết bảng. HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, tổ, lớp).
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân (3 - 5 em).
b. Luyện viết: 
- GV hướng dẫn tập viết. 
- HS tập viết oc, ac, con sóc, bác sĩ trong vở tập viết. 
- GV chấm, nhận xét một số bài viết của HS.
c. Luyện nói: Vừa vui vừa học.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS luyện nói - HS thảo luận theo nhóm đôi
- Câu hỏi: Tranh vẽ gì? Các bạn đang làm gì? Học như các bạn có vui không? Khi học em phải có thái độ như thế nào?
- HS trình bày trước lớp.
- GV quan sát , nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- GV chỉ bảng - HS theo dõi và đọc.
- Dặn HS học bài, luyện viết ở nhà.
Tiết 3:
Toán: MỘT CHỤC. TIA SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết ban đầu về một chục; biết quan hệ giữa chục và đơn vị: 1 chục = 10 đơn vị; biết đọc và viết số trên tia số.
II.Chuẩn bị: 
- Tranh vẽ như SGK; bó chục que tính, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng đo độ dài bảng bằng bước chân.
- GV, HS nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Một chục, tia số.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu “Một chục”:
- HS xem tranh đếm số lượng quả trên cây và nối số lượng
- GV nêu: “10 quả còn gọi là 1 chục quả”
- HS đếm số que tính trong 1 bó và nói số lượng
- GV hỏi: “10 que tính còn gọi là mấy que tính?”
* GV hỏi: + 10 đơn vị còn gọi là mấy chục? GV: “10 đơn vị = 1 chục”
 + 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? 
- HS nhắc lại kết luận đúng (cá nhân, nhóm, lớp).
b. Giới thiệu “Tia số”:
- GV vẽ tia số rồi giới thiệu: Đây là tia số. 
+ Trên tia số có 1 điểm gốc 0; các vạch cách đều nhau được ghi số; mỗi vạch ghi 1 số theo thứ tự tăng dần:
- HS đọc các số trên tia số.
3. Thực hành:
Bài 1: Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn:
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu bài. 
- HS nhắc lại 1 chục =  đơn vị (hay mấy chấm tròn)?
- HS làm bài vào SGK. GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
Bài 2: Khoanh vào 1 chục con vật (theo mẫu):
- HS hiểu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS đếm đủ 1 chục (tức số lượng 10) rồi khoanh tròn 10 con vật lại.
- HS tự làm bài vào SGK, nêu kết quả. GV chốt đáp án.
Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số:
- GV hướng dẫn mẫu. 
- HS nhắc lại các số trong tia số như thế nào? (tăng dần từ 0 đến 10)
- HS làm vào SGK. 2 HS lên bảng. GV chốt đáp án đúng.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại: một chục = mấy đơn vị? Các số trong tia số như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 4:
TN&XH:	CUỘC SỐNG XUNG QUANH (T1)
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
- Có ý thức gắn bó, mến yêu quê hương.
* GDMT: 
- Giúp các em hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh.
* KNS: 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương. Phân tích, so sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn.
- Phát triển kĩ năng hợp tác trong công việc.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài học (phóng to).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS trả lời: Em nên làm gì để lớp học sạch đẹp? 
Giữ gìn lớp học sạch đẹp có lợi gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cuộc sống xung quanh chúng ta.
2. Dạy bài mới:
a) Hoạt động 1: Tham quan hoạt động sinh sống của người dân ở xung quanh trường.
Mục tiêu: HS tập quan sát thực tế, đường sá, nhà ở, cửa hàng, các cơ quan sản xuất.
Cách tiến hành:
* Bước 1: - GV giao nhiệm vụ quan sát:
+ Nhận xét về quang cảnh trên đường; hai bên đường
+ Người dân ở địa phương thường làm công việc gì chủ yếu?
- GV phổ biến nội quy khi đi tham quan. 
* Bước 2: GV đưa HS đi tham quan (hoặc cho HS xem tranh cơ quan, đoàn thể).
- HS xếp hàng và đi theo 3 tổ (Đi theo hàng, không đi lại tự do. Phải trật tự nghe theo hướng dẫn của GV.
* Bước 3: Đưa HS về lớp
- Tổng kết tham quan
- Nhắc lại những điều mình quan sát được
b) Hoạt động 2: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân. 
* Bước 1: Thảo luận nhóm:
- HS làm việc theo nhóm 2 với SGK: Phân biệt 2 bức tranh nông thôn và thành phố.
* Bước 2: Thảo luận cả lớp:
- Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp những công việc mà người dân ở đây thường làm. 
- Yêu cầu các em liên hệ đến công việc mà bố mẹ và những người khác trong gia đình em thường làm hằng ngày để nuôi sống gia đình
C. Củng cố - dặn dò:
- GV chốt nội dung bài; liên hệ giáo dục HS tình yêu quê hương.
- Thực hành tốt những điều đã học.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+ 2: 
Tiếng Việt: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 75: Ôn tập.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Luyện tập:	Tiết 1:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK bài 75: Ôn tập; đọc lại bài theo nhóm.
- 5 HS đọc bài
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. Luyện viết:
- HS tập viết trên bảng con: Việt Nam, chuột nhà, chuột đồng.
- HS viết vào vở ô li có sẵn mẫu chữ.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
- GV chấm một số bài viết của HS.
Tiết 2:
c. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 75: Ôn tập:
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đánh vần, đọc trơn các từ; nối các từ với nhau để tạo thành câu. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả.
- GV ghi bảng: Cô bé mải miết làm bài. Ngày chủ nhật mà mẹ vẫn bận rộn. Bài hát rất hay.
- HS đọc lại câu.
Bài 2: Điền at, ăt hay ât?
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS quan sát tranh, đánh vần tiếng cho sẵn, chọn vần thích hợp để điền vào chỗ trống, tạo thành tiếng phù hợp với hình. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả.
- GV ghi bảng, HS đọc lại: phất cờ, gặt lúa, máy xay xát.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: cháu chắt, thật thà. - HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện đọc, luyện viết.
Tiết 3:
Thủ công:	 (GV bộ môn soạn giảng)
_____________________________
THỨ SÁU 	Ngày soạn: 30/12/2012
 	Ngày giảng: Chủ nhật, ngày 6 tháng 1 năm 2013
BUỔI SÁNG
(Đồng chí Hậu dạy thay)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+ 2: 
Tiếng Việt: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 76: oc – ac.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu
2. Luyện tập: 	 Tiết 1:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK bài 76: oc - ac; đọc lại bài theo nhóm.
- 5 HS đọc bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. Luyện viết:
- HS tập viết trên bảng con: Việt Nam, chuột nhà, chuột đồng.
- HS viết vào vở ô li có sẵn mẫu chữ.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
- GV chấm một số bài viết của HS.
Tiết 2:
c. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 76: oc - ac:
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đánh vần, đọc trơn các từ; nối các từ với nhau để tạo thành câu. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả.
- GV ghi bảng: Chúng em học hai buổi mỗi ngày. Bé đọc báo cho bà nghe. Mặt trời mọc ở đằng đông.
- HS đọc lại câu.
Bài 2: Điền oc hay ac?
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS quan sát tranh, đánh vần tiếng cho sẵn, chọn vần thích hợp để điền vào chỗ trống, tạo thành tiếng phù hợp với hình. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả.
- GV ghi bảng, HS đọc lại: viên ngọc, bản nhạc, nóc nhà.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: hạt thóc, bản nhạc. - HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện đọc, luyện viết.
Tiết 3:
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- HS cảm thấy thoải mái sau những tiết học căng thẳng.
- Tập cho HS biết cách tổ chức tiết HĐTT.
- Nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần học qua.
II. Tiến hành:
1. Sinh hoạt văn nghệ:
- HS hát bài: “Sắp đến tết rồi”.
- HS chơi một số trò chơi (trời ta, đất ta...)
2. Đánh giá tuần qua: 
- GV tập cho cán sự lớp đánh giá tình hình học tập trong tuần qua (ưu – khuyết điểm).
* GV bổ sung:
- Tuyên dương các bạn tiến bộ trong học tập: Phương, Ý.
- Nhắc nhở các bạn còn vi phạm nhiều lần trong giờ học: Kam, Cường, Kỳ...
- Một số bạn còn nhút nhát: Cường, Thua...
3. Kế hoạch tuần tới: 
- Phát huy những mặt mạnh đã đạt được trong tuần qua, khắc phục những tồn tại mắc phải trong tuần.
- Tiếp tục thu các khoản đóng góp. Tăng cường học và làm bài ở nhà.
- Đi học chuyên cần, học tập chăm chỉ. Giữ trật tự trong các giờ học.
- Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ theo phân công. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17 - 18.doc