Giáo án dạy khối 1 - Tuần 24 - Hồ Trần Thị Loan

Giáo án dạy khối 1 - Tuần 24 - Hồ Trần Thị Loan

I.Mục tiêu:

 -Đọc được:uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền, từ và đoạn thơ ứng dụng ; Viết được uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền

 -Luyện nói 2- 4 câu theo chủ đề: Em thích đọc truyện

 - Rèn cho HS đọc , viết thành thạo tiếng , từ có chứa vần uân, uyên

- Giáo dục HS tính cẩn thận.

II.Chuẩn bị :

- Tranh vẽ từ , câu ứng dụng .

- Bộ đồ dùng TV

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 33 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy khối 1 - Tuần 24 - Hồ Trần Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn: 18/2 /2011
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
Tiết 1 : Chào cờ
 *********************************
Tiết 2+ 3: Học vần 
	 Bài 100 : Vần uân – uyên
I.Mục tiêu:
 -Đọc được:uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền, từ và đoạn thơ ứng dụng ; Viết được uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền
 -Luyện nói 2- 4 câu theo chủ đề: Em thích đọc truyện
 - Rèn cho HS đọc , viết thành thạo tiếng , từ có chứa vần uân, uyên
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II.Chuẩn bị :
- Tranh vẽ từ , câu ứng dụng .
- Bộ đồ dùng TV
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần uân, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần uân.
Lớp cài vần uân.
GV nhận xét.
HD đánh vần vần uân.
Có uân, muốn có tiếng xuân ta làm thế nào?
Cài tiếng xuân.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng xuân.
Gọi phân tích tiếng xuân.
GV hướng dẫn đánh vần tiếng xuân.. 
Dùng tranh giới thiệu từ “mùa xuân”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
Gọi đánh vần tiếng xuân., 
đọc trơn từ mùa xuân.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần uyên (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
Hướng dẫn viết bảng con: uân, mùa xuân, uyên, bóng chuyền.
c)Viết: Viết mẫu , hướng dẫn cách viết
 uân mùa xuân 
 uyên bóng chuyền 
Nhận xét , sửa sai
Viết: Viết mẫu , hướng dẫn cách viết
GV nhận xét và sửa sai.
Đọc và hiểu nghĩa từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng.
Huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện.
Gọi đánh vần các tiếng có chứa vần mới học và đọc trơn các từ trên.
Đọc sơ đồ 2.
Gọi đọc toàn bảng.
3.Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
Nhận xét tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện đọc câu và đoạn ứng dụng: 
Giới thiệu tranh rút câu, đoạn ghi bảng:
Chim én bận đi đâu
Hôm nay về mở hội
Lượn bay như dẫn lối
Rủ mùa xuân cùng về.
Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh chỉ vào chữ theo lời đọc của giáo viên.
GV nhận xét và sửa sai.
*Luyện viết vở TV.
 uân mùa xuân 
 uyên bóng chuyền 
GV thu vở một số em để chấm điểm.
Nhận xét cách viết.
Luyện nói: Chủ đề: Em thích đọc truyện.
GV treo tranh và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề “Em thích đọc truyện”.
Em đã xem những cuốn truyện gì?
Trong số các truyện đã xem, em thích nhất truyện nào? Vì sao?
GV giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
4.Củng cố : Gọi đọc bài.
5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
N1 : huơ tay; N2 :đêm khuya.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
u – â – n – uân . 
Cá nhân nhiều em đọc trơn nhóm.
Thêm âm x đứng trước vần uân.
Toàn lớp.
Cá nhân nhiều em.( chú ý rèn đọc cho các em đọc chậm : Thư , Vui , Tiến .)
Xờ – uân – xuân.
Cá nhân nhiều em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT.
Rèn đọc cho các em Tân Hiệp đọc đúng âm x , từ mùa xuân 
Tiếng xuân.
Cá nhân nhiều em đọc trơn nhóm.
Giống nhau : kết thúc bằng n.
Khác nhau : uyên bắt đầu bằng uyê.
3 em
1 em.
Toàn lớp theo dõi giáo viên viết mẫu
viết định hình
Viết bảng con
Rèn viết đúng cho các em : Thư , Khanh , Nguyên , Tiến , Vui , 
Luyện viết đẹp cho các em : Nhi , Gia , Hoàn , Thảo , Đạt , Khang , Oanh , Thi , Phương , Kiệt , Phương Nguyên , Nhã .,Thuyên .....
Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em.
Cá nhân nhiều em.đọc trơn 
Cá nhân nhiều em, đồng thanh.
Vần uân, uyên.
Cá nhân nhiều em
Đại diện 2 nhóm.
Cá nhân 6 -> 7 em, lớp đồng thanh.
Học sinh chỉ vào chữ theo lời đọc của giáo viên. Học sinh đọc từng câu có ngắt hơi ở dấy phẩy, đọc liền 2 câu có nghỉ hơi ở dấu chấm (đọc đồng thanh, đọc cá nhân). Thi đọc cả đoạn giữa các nhóm (chú ý ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu)
Lớp viết vào vở tập viết
Rèn viết đúng cho các em : Thư , Khanh , Nguyên , Tiến , Vui , 
Luyện viết đẹp cho các em : Nhi , Gia , Hoàn , Thảo , Đạt , Khang , Oanh , Thi , Phương , Kiệt , Phương Nguyên , Nhã .,Thuyên .....
Học sinh nói theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh kể tên những cuốn truyện đã xem và nêu cảm nghỉ vì sao thích.
Học sinh khác nhận xét.
Cá nhân tiếp nối đọc trơn bài 
Thực hiện tốt bài ở nhà
 ************************************
 Tiết : 4 Đạo đức
 Đi bộ đúng quy định (T2)
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương .
- Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định .
- Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện .
II.Chuẩn bị :
- Tranh vẽ đi bộ .
- Biển đèn xanh – đèn đỏ .	
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: 
Học sinh tự liên hệ về việc mình đã đi bộ từ nhà đến trường như thế nào?
Gọi 3 học sinh nêu.
GV nhận xét bài cũ
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tên bài 
Hoạt động 1 : Làm bài tập 4.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích từng bức tranh bài tập 4 để nối đúng các tranh và đánh dấu + đúng vào các ô trống.
Gọi học sinh trình bày trước lớp.
Giáo viên tổng kết:
Khuôn mặt tươi cười nối với các tranh 1, 2, 3, 4 ,6 vì những người trong tranh này đã đi bộ đúng quy định.
Các bạn ở những tranh 5, 7, 8 thực hiện sai quy định về ATGT, có thể gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến tính mạng của bản thân 
Khen các em thực hiện đi lại đúng các tranh 1, 2, 3, 4, 6 , nhắc nhở các em thực hiện sai.
Hoạt động 2: 
Thảo luận cặp đôi bài tập 3:
Nội dung thảo luận:
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ở bài tập 3 và cho biết:
Các bạn nào đi đúng quy định? Những bại nào đi sai quy định? Vì sao?
Những bạn đi dưới lòng đường có thể gặp điều nguy hiểm gì?
Nếu thấ bạn mình đi như thế, các em sẽ nói gì với các bạn?
Gọi học sinh trình bày ý kiến trước lớp.
GV kết luận: 
Hai bạn đi trên vĩa hè là đúng quy định,ba bạn đi dưới lòng đường là sai quy định. 
Đi giữa lòng đường như vậy là gây cản trở giao thông, có thể gây tai nạn nguy hiểm. Nếu thấy bạn mình đi như thế, các em khuyên bảo bạn đi trên vĩa hè vì đi dưới lòng đường là sai quy định, nguy hiểm.
Hoạt động 3: Tham gia trò chơi theo BT 5:
Giáo viên yêu cầu học sinh xếp thành 2 hàng vuông góc với nhau, một em đứng giữa phần giao nhau của “ 2 đường phố ” cầm hai đèn hiệu xanh và đỏ. Sau đó giáo viên hướng dẫn cách chơi:
Khi bạn giơ tín hiệu gì em phải thực hiện việc đi lại cho đúng quy định theo tín hiệu đó. Nhóm nào sang đường trước là thắng cuộc. Bạn nào đi sai đường thì bị trừ điểm.
Nhận xét công bố kết quả của nhóm thắng cuộc và tuyên dương.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc các câu thơ cuối bài.
4.Củng cố: Hỏi tên bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
Học bài, chuẩn bị bài sau.
Thực hiện đi bộ đúng quy định theo luật giao thông đường bộ.
3 HS nêu tên bài học và nêu cách đi bộ từ nhà đến trường bảo đảm ATGT.
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Vài HS nhắc lại.
Học sinh hoạt động cá nhân quan sát tranh và phân tích để nối và điền dấu thích hợp vào ô trống theo quy định.
Trình bày trước lớp ý kiến của mình.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Từng cặp học sinh quan sát và thảo luận. Theo từng tranh học sinh trình bày kết quả, bổ sung ý kiến, tranh luận với nhau.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh thực hành trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh nói trước lớp.
Học sinh khác bổ sung.
Học sinh đọc các câu thơ cuối bài.
Học sinh nêu tên bài học và trình bày quy định về đi bộ trên đường đến trường hoặc đi chơi theo luật giao thông đường bộ.
 ************************************
 Ngày soạn: 19 /2/2011
 Ngày giảng : Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
Tiết 2+ 3: Học vần 
	 Bài 101 : Vần uât – uyêt 
I.Mục tiêu:
 -Đọc được:uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh, từ và đoạn thơ ứng dụng ; Viết được uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh
 -Luyện nói 2- 4 câu theo chủ đề: Đất nước ta tuyệt đẹp
- Rèn cho HS đọc , viết thành thạo tiếng , từ có chứa vần uât, uyêt
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước thông qua kĩ năng sống .
II.Chuẩn bị :
-Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu và đoạn ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Đất nước ta tuyệt đẹp.
-Bộ ghép vần của GV và học sinh
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần uât, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần uât.
Lớp cài vần uât.
GV nhận xét.
Hướng dẫn đánh vần vần uât.
Có uân, muốn có tiếng xuất ta làm thế nào?
Cài tiếng xuất.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng xuất.
Gọi phân tích tiếng xuất.
GV hướng dẫn đánh vần tiếng xuất.. 
Dùng tranh giới thiệu từ “sản xuất”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
Gọi đánh vần tiếng xuất., 
đọc trơn từ sản xuất.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần uyêt (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
Hướng dẫn viết bảng con: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh.
c)Viết: Viết mẫu , hướng dẫn cách viết
 uât sản xuất 
 uyêt duyệt binh 
GV nhận xét và sửa sai.
Đọc và hiểu nghĩa từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng.
luật giao thông băng tuyết
nghệ thuật duyệt binh
Gọi đánh vần các tiếng có chứa vần mới học và đọc trơn các từ trên.
Đọc sơ đồ 2.
Gọi đọc toàn bảng.
3.Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
Nhận xét tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện đọc câu và đoạn ứng dụng: 
GT tranh rút câu, đoạn ghi bảng:
Những đêm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi
Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh chỉ vào chữ theo lời đọc của giáo viên.
GV nhận xét và sửa sai.
*Luyện viết vở TV.
 uât sản xuất 
 uyêt duyệt binh 
GV thu vở một số em để chấm điểm.
Nhận  ... rò chơi với phiếu kiểm tra.
MĐ: Học sinh được củng cố những hiểu biết về cây gỗ mà các em đã học.
Các bước tiến hành:
Giáo viên cho học sinh tự làm cây gỗ , một số học sinh hỏi các câu hỏi
Bạn tên là gì?
Bạn sống ở đâu?
Bạn có ích lợi gì?
3.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
Cây gỗ có ích lợi gì?
Giáo dục các em có ý thức bảo vệ cây trồng
Nhận xét. Tuyên dương.
Học bài, xem bài mới.
Thực hiện: Thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
Học sinh nêu tên bài học.
3 học sinh trả lời câu hỏi trên.
Học sinh nghe giáo viên nói và bổ sung thêm một số cây lấy gỗ khác mà các em biết.
Học sinh nhắc tên bài
Chia lớp thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Quan sát cây điệp trước sân trường và trả lời các câu hỏi.
Nhóm 2: Quan sát cây tràm trước cổng trường và trả lời các câu hỏi.
Học sinh chỉ vào từng cây và nêu.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Học sinh kể thêm một vài cây gỗ khác mà các em biết.
Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi theo sách.
Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe.
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Tổ chức theo cặp hai học sinh hỏi và đáp.
Tôi tên là phượng vĩ.
Được các bạn trồng ở sân trường.
Cho gỗ, cho bóng mát  
Nhiều cặp học sinh tự hỏi và đáp theo mẫu trên.
Học sinh nêu tên bài và trả lời câu hỏi củng cố.
Vỗ tay tuyên dương các bạn.
Thực hiện tốt chăm sóc và bảo vệ cây trồng
**************************************
 Ngày soạn : 23 / 2 /2010
 Ngày giảng : Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
 Dạy chiều Tiết 1: Luyện tập chép
 Bài 103 : Ôn tập
I.Mục tiêu: 
- Rèn cho học sinh yếu , trung bình viết được các tiếng có vần uê, uy, uân , uyên, ươ, uya , uyên , uyêt, uynh, uych...
- Các em khá giỏi viết từ , câu có vần uê, uy, uân , uyên, ươ, uya , uyên , uyêt, uynh, uych...
- Rèn kĩ năng viết đúng khoảng cách , độ cao , tiếng từ cần luyện .
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ giữ vở cho học sinh.
II.Chuẩn bị :
-Bảng chữ mẫu viết các tiếng , từ cần luyện
- Bảng con
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức :
- Bắt bài hát .
2. Bài cũ :
- Yêu cầu học sinh viết bảng con các tiếng và từ có vần uê , uy , uân , uyêt , uynh , uych .......
- Nhận xét ghi điểm 
3.Bài mới:
- Giới thiệu bài nêu yêu cầu tiết học .
- Đưa mẫu chữ cần luyện lên bảng 
- Yêu cầu học sinh quan sát nhận xét : Độ cao , khoảng cách của các con chữ ,điểm bắt đầu và điểm kết thúc của các con chữ
+ Cần lưu ý học sinh :
Nét nối giữa vần bắt đầu bằng âm u và âm đầu 
+ Khoảng cách giữa các tiếng , khoảng cách giữa các từ
+Cách viết dấu thanh ở các tiếng .
+Chú ý tư thế ngồi viết cho học sinh+
+Theo dõi luyện viết nhiều cho các em viết chậm , viết chưa đúng.
- Yêu cầu học sinh viết bài .Giao nhiệm vụ cụ thể cho các đối tượng học sinh 
+ Các em trung bình , yếu viết 2 dòng hòa thuận , luyện tập 
+ Các em khá giỏi viết viết 4 dòng hòa thuận , luyện tập 
- Luyện viết vở ô ly :
 Sóng nâng thuyền 
 Lao hối hả 
 Lưới tung tròn 
 Khoang đầy cá 
 Gió lên rồi 
 Cánh buồm ơi 
- Theo dõi uốn nắn thêm .
- Thu bài chấm 
4.Củng cố :
- Nhận xét tiết học tuyên dương các bạn viết đẹp
- Hướng dẫn luyện viết về nhà với các em viết chậm.
-Học sinh hát tập thể
- Học sinh viết bảng con 
-Quan sát mẫu chữ
- Nhận xét 
- Học sinh luyện viết , chú ý tư thế ngồi viết đúng khoa học .( Chú ý : Rèn viết đúng cho các em Thư , Tiến , Vui , Thảo Nguyên ......- Rèn viết đẹp cho các em :, Nhi , Oanh , Khang , Gia , Ánh , Thảo ...)
Chú ý rèn cách viết vở ô ly cho các em viết chưa đúng .
Quan sát và nhận xét bài viết của bạn 
Tiết 2: Luyện toán
 Trừ các số tròn chục
I.Mục tiêu:
-Củng cố cho HS cách thực hiện phép trừ các số tròn chục , tính nhẩm các số tròn chục , giải toán có lời văn.
-Rèn cho HS thực hành phép trừ các số tròn chục thành thạo.
-Giáo dục HS tính cẩn thận 
II.Chuẩn bị :
- VBTT
- Bộ đồ dùng Toán
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Đặt tính và tính
20 + 30 50 + 40 60 + 30
Nhận xét sửa sai
2. Bài mới:
Bài 1: Tính.
 80 60 90 70 40 50
 70 30 50 10 40 20
Hướng dẫn HS thực hiện từ phải sang trái	
Bài 2: Tính nhẩm:
40 - 20 =... 50 - 40 =..... 60 - 40 = ....
70 - 30 =... 60 - 60 =..... 80 - 20 = ....
80 - 10 =... 90 - 70 =..... 90 - 30 = ....
Nhận xét sửa sai
Bài 3: Tổ 1 gấp được 20 cái thuyền , tổ 2 gấp được 30 cái thuyền .Hỏi cả hai tổ gấp được bao nhiêu cái thuyền ?
Hướng dẫn HS đọc đề toán rồi tóm tắt bài toán
Hướng dẫn HS phân tích và giải bài toán
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết Bình có tất cả bao nhiêu viên bi ta làm thế nào?
Theo dõi giúp đỡ em còn chậm.
Chấm 1/3 lớp nhận xét sửa sai.
Bài 4 : Nối với số thích hợp
60 - 30 < 30
 50
90 - 40 > 70
3.Củng cố dặn dò: 
- Ôn lại các phép tính trừ các số tròn chục , - - Nhận xét giờ học
2 em lên bảng lớp bảng con
Nêu yêu cầu
3 em lên bảng làm , lớp làm VBT
 80 60 90 70 40 50
 70 30 50 10 40 20
 10 30 40 60 0 30
Nêu yêu cầu
Nhẩm 2 phút nối tiếp đọc kết quả
Lớp đọc lại 2 lần
2 em đọc bài toán
Tóm tắt bài toán 1 em , lớp tóm tắt vở nháp.
Tổ 1 gấp được 20 cái thuyền , tổ 2 gấp được 30 cái thuyền 
cả hai tổ gấp được bao nhiêu cái thuyền ?
Làm phép tính cộng
1 em lên bảng giải , lớp giải VBT
Bài giải :
 Cả hai tổ gấp được số thuyền là:
 20 + 30 = 50 ( cái thuyền)
 Đáp số: 50 cái thuyền
Nêu yêu cầu
1 em lên bảng làm , lớp làm VBT
Thực hiện ở nhà
**************************************
Tiết 3: Sinh hoạt Sao
I.Mục tiêu:
- Đánh giá lại các hoạt động đã thực hiện được trong tuần qua .
- Đề ra kế hoạch cho tuần đến .
- Rèn kĩ năng giao tiếp trước tập thể cho học sinh. 
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật ,tinh thần làm chủ tập thể.
II.Chuẩn bị :
-Nội dung sinh hoạt sao
- Địa điểm sinh hoạt thoáng mát.
III. Các hoạt động dạy học :
Ổn định tổ chức nêu yêu cầu của buổi sinh hoạt Sao
Nhắc lại các bước sinh hoạt Sao
+ Tập hợp điểm danh (Sao trưởng tập hợp điểm danh).
+Kiểm tra vệ sinh cá nhân (Sao trưởng yêu cầu các bạn đưa tay ra phía trước để kiểm tra vệ sinh cá nhân : áo quần , đầu tóc ,mặt mũi tay chân .
+Sao trưởng nhận xét .
+ Kể các việc tốt trong tuần .
Hoan hô Sao .......
Chăm ngoan học giỏi 
Làm được nhiều việc tốt .
+Đọc lời hứa của Sao nhi đồng
Vâng lời Bác Hồ dạy 
Em xin hứa sẵn sàng 
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu
+Phát động kế hoạch tuần tới thi đua chào mừng ngày 8 /3 
 Trang trí lớp học thân thiện chủ đề ,để trường kiểm tra 
Nhận xét bổ sung,giúp đỡ thêm cho các sao còn chậm 
Tuyên dương các sao tốt
-Dặn dò về nhà đọc lời hứa của sao
 Kí duyệt của nhà trường 
**************************************
Tiết 4: Tự nhiên xã hội :
 Ôn tập : Xã hội 
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức: Kể được về gia đình, lớp học , cuộc sống nơi các em sinh sống.
 2.Kĩ năng: Rèn cho HS biết giữ gìn lớp học sạch sẽ, biết được cuộc sống xung quanh mình , an toàn trên đường đi học .
 3.Thái độ:Giáo dục HS có ý thức bảo vệ lớp học , môi trường ,....
*Ghi chú: Kể về một trong ba chủ đề: gia đình, lớp học, quê hương
II.Chuẩn bị :
Tranh ảnh về chủ đề xã hội
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: 
Để không xảy ra tai nạn khi đi trên đường em cần chú ý điều gì?
Cùng HS nhận xét bổ sung
2.Bài mới
Hoạt động 1:Làm việc với SGK:
MĐ: Giúp các em biết gia đình là tổ ấm của các em.
Các bước tiến hành.
Bước 1:
GV cho học sinh quan sát tranh bài 11 và trả lời các câu hỏi sau: Theo nhóm 2 em.
Gia đình Lan có những ai?
Lan và những người trong gia đình đang làm gì?
Gia đình Minh có những ai?
Minh và những người trong gia đình đang làm gì?
Bước 2: 
GV gọi đại diện 1 vài nhóm lên chỉ vào tranh và nêu nội dung thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV kết luận:
Mỗi người đều có bố, mẹ và những người thân khác như: ông bà, anh, chị, em .Mọi người đều chung sống trong một ngội nhà gọi là gia đình. Những người trong gia đình cần yêu thương nhau, chăm sóc nhau, có như thế gia đình mới yên vui hoà thuận
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
MĐ: HS biết yêu quý, gắn bó quê hương mình.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm theo 4 học sinh và thảo luận theo nội dung sau:
Các con đang sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi con sống?
Bước 2: Kiểm tra hoạt động:
Mời học sinh đại diện nói cho các bạn và cô cùng nghe.
Giáo viên nhận xét về hoạt động của học sinh
Hoạt động 3: Trò chơi : “Đi đúng quy định”.
MĐ: Học sinh biết thực hiện các quy định về trật tự ATGT
Các bước tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn chơi:
Đèn đỏ, tất cả mọi người và phương tiện giao thông phải dừng đúng vạch.
Đèn xanh, mọi người và xe cộ được phép đi lại.
Đèn đỏ, thì 1 học sinh cầm biển đỏ đưa lên, đèn xanh thì đưa biển xanh lên.
Ai vi phạm luật giao thông thì phải nhắc lại quy định đi bộ trên đường.
Bước 2: Thực hiện trò chơi:
Giáo viên theo dõi học sinh chơi và sửa sai giúp học sinh chơi tốt hơn.
Giáo viên nhận xét về hoạt động của học sinh.
*Kết luận: Thực hiện đi theo tín hiệu đèn , đi về phía bên phải là thực hiện đúng luật an toàn giao thông . Như vậy là đảm bảo an toàn trên đường đi học .
IV.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
2 em trả lời , lớp nhận xét bổ sung
Học sinh QS và trả lời: theo cặp.
Bố mẹ lan, em Lan và Lan.
Đang dạo công viên, rồi về nhà quây quần ăn cơm tối.
Ông, bà, bố, mẹ Minh và em Minh.
Đang ăn cơm.
Học sinh nêu lại nội thảo luận, chỉ vào tranh để minh hoạ.
Nhóm khác nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
lắng nghe nội dung yêu cầu.
HS thảo luận và nói cho nhau nghe về nơi sống của mình và gia đình. .
Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe.
Học sinh lắng nghe nội dung yêu cầu.
Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi của giáo viên.
Cần đi sát mép đường bên phải của mình còn trên đường có vỉa hè thì đi trên vỉa hè.
chú ý lắng nghe quy cách chơi và chơi thử một vài lần.
Vài học sinh nhắc lại.
Thực hiện tốt nội dung đã học
**************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24CKTKN lop 1 ca ngay.doc