Giáo án dạy khối 1 - Tuần 30 năm 2010

Giáo án dạy khối 1 - Tuần 30 năm 2010

I . Mục tiêu :

-Kể đươc một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.

-Nêu một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

II Chuẩn bị :

- Vở BTĐĐ1 .

- Bài hát “ Ra chơi vườn hoa ” ( Văn Tấn )

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy khối 1 - Tuần 30 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30: Thứ 2: Ngày soạn:9/4/2010
 Ngày dạy: 12/4/2010
ĐẠO ĐỨC: BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG (T1)
I . Mục tiêu :
-Kể đươc một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.
-Nêu một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. 
II Chuẩn bị :
Vở BTĐĐ1 .
Bài hát “ Ra chơi vườn hoa ” ( Văn Tấn )
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ :
-Em cần nói lời chào hỏi và tạm biệt khi nào ?
-Biết chào hỏi , tạm biệt đúng lúc , đúng cách thể hiện điều gì ?
 Nhận xét bài cũ
2. Bài mới:
Hoạt động 1 : Quan sát cây và hoa
-Cho Học sinh ra sân quan sát cây và hoa ở sân trường , Giáo viên đặt câu hỏi .
+ Cây và hoa ở sân trường như thế nào ? Được ra chơi ở sân trường có bóng cây và vườn hoa như thế em có thích không ?
+ Để sân trường và vườn trường luôn xinh đẹp, mát mẻ, em cần làm gì ?
* GV kết luận : Cây và hoa làm cuộc sống thêm đẹp , không khí trong lành ,mát mẻ . Các em cần chăm sóc bảo vệ cây và hoa . Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành , an toàn . Các em cần chăm sóc bảo vệ cây và hoa nơi công cộng .Hoạt động 2 : Học sinh làm BT1 .
- Cho Học sinh quan sát tranh Bt1 
+ Các bạn nhỏ đang làm gì ?
+ Những việc đó có tác dụng gì ?
+ Em có thể làm như các bạn đó không ?
* Giáo viên kết luận :
- Các em biết tưới cây , rào cây . nhổ cỏ , bắt sâu . Đó là những việc làm nhằm bảo vệ chăm sóc cây và hoa nơi công cộng , làm cho trường em , nơi em sống thêm đẹp , thêm trong lành .
Hoạt đôïng 3 : Quan sát thảo luận BT2 
Cho HS quan sát tranh , Giáo viên đọc yêu cầu của BT , GV đặt câu hỏi :
+ Các bạn đang làm gì ?
+ Em tán thành việc làm nào ? Vì sao ?
-Cho Học sinh tô màu vào quần áo của bạn có hành vi đúng .
* Giáo viên kết luận : Biết nhắc nhở , khuyên ngăn bạn không phá cây là hànhøh động đúng . Bẻ cành , đu cây là hành động sai .
4.Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tốt .
Dặn Học sinh ôn lại bài , thực hiện tốt những điều đã học .
Quan sát tìm hiểu bài tập 3,4,5 .
2 hs trả lời
-Học sinh quan sát , thảo luận trả lời câu hỏi của Giáo viên .
-Có nhiều bóng mát và nhiều hoa đẹp 
-Em rất thích .
-Em luôn giữ gìn , bảo vệ , chăm sóc cây và hoa.
- quan sát tranh , trả lời câu hỏi.
+Các bạn đang trồng cây , tưới cây , chăm sóc cho bồn hoa.
+Những việc đó giúp cho cây mọc tươi tốt , mau lớn .
-Cả lớp nêu ý kiến bổ sung cho nhau .
Học sinh quan sát tranh , đọc lời thoại , thảo luận câu hỏi của GV .
Học sinh lên Trình bày trước lớp 
Lớp bổ sung ý kiến .
-Thực hành tô
TẬP ĐỌC:	CHUYỆN Ở LỚP	
A. Mục đích:
- Đọc trơn cả bài .Đọc đúng các từ ngữ:trêu,ở lớp,bôi bẩn,vuốt tóc.
-Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ và khổ thơ.
-Ôn các tiếng có vần uôt, uôc . Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc.
- Hiểu được nội dung bài: Mẹ chỉ nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?
-Trả lời câu hỏi 1,2 sgk
-Rèn kĩ năng đọc cho hs yếu.
- Giáo dục học sinh biết vâng lời thầy cô giáo .
B. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc. 
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc nối tiếp 3 đoạn của bài tập đọc chú công.
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
TIẾT 1
a. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
* Giáo viên đọc mẫu lần 1 
- Chú ý dọng đọc chậm rãi, khoan thai.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
+ Luyện các tiếng, từ ngữ: bẩn,vuốt,ở lớp, đứng dậy, trêu chọc, ..
- Giáo viên giải nghĩa các từ ngữ khó: 
+ Luyện đọc câu: 
- Gọi nối tiếp từng học sinh đọc từng câu của bài thơ. 
- Theo dõi và giúp đở các học sinh yếu.
+ Luyện đọc đoạn, bài:
- Mỗi khổ thơ 3 học sinh đọc
- Chú ý giúp đỡ học sinh.
- Cho 2 học sinh đọc toàn bài, cả lớp đọc đồng thanh.
* Ôn các vần uôt, uôc 
a) Tìm tiếng trong bài có vần uôt:
b) Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc:
- Giáo viên ghi nhanh các từ học sinh tìm được lên bảng 
*Củng cố tiết 1:
TIẾT 2
3. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?
- Mẹ nói gì với bạn nhỏ?
-Vì sao mẹ muốn bé kể chuyện ngoan ngoãn?
- Nhận xét và cho điểm.
b) Luyện nói:
- Trong bài hôm nay chúng ta sẽ luyện nói về chủ đề: ở lớp em đã ngoan ngoãn như thế nào?.
- Cho học sinh dựa vào câu mẫu và tập luyện nói theo mẫu.
 4. Củng cố dặn dò:
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nhắc nhở HS về nhà học thuộc bài và xem trước bài Mèo con đi học.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét cách đọc bài của bạn.
- Học sinh chú ý theo dõi giáo viên đọc mẫu.
- Phân tích đọc tiếng, từ ngữ khó theo cá nhân.đt.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu bài thơ.
- Chú ý theo dõi bạn đọc bài.
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- 2 học sinh đọc toàn bài tập đọc. 
- Lớp đọc đồng thanh bài.
- đọc thầm bài và tìm tiếng có vần uôt.( vuốt .)
- HS phân tích các tiếng có vần trên.
 Học sinh thảo luận, tìm tiếng có vần uôt và uôc sau đó nêu 
+chuốt,....
+Luộc rau, thuộc......
-Nhận xét bổ sung.
- 2 học sinh đọc khổ 1 và 2 trả lời câu hỏi.
- Chuyện bạn Hoa không thuộc bài, bạn Hùng trêu con, bạn Mai tay đầy mực.
-2HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
- Mẹ không nhớ chuyện bạn kể, mẹ muốn nghe bạn kể chuyện bạn đã ngoan như thế nào ở lớp.. 
- HS đọc cả bài trả lời câu hỏi.
-Thảo luận theo nhóm và đưa ra câu trả lời.
 - Mẹ mong ai củng ngoan ngoãn.
 - 3 HS đọc toàn bài.
- Học sinh quan sát tranh và luyện nói theo yêu cầu của đề tài.
 Thứ 3: Ngày soạn:10/4/2010
 Ngày dạy:13/4/2010
 TOÁN PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100( KHÔNG NHỚ ) 
A. Mục đích: 
- Giúp HS biết đặt tính rồi làm tính trừ số có hai chữ số( không nhớ) 
dạng:65-30,36-4
- Củng cố về giải toán và đo độ dài. 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị:
- Que tính.
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập 2 SGK. 
 56 - 23 = 45 - 12 = 78 - 56 = 
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: ghi bảng
b.Giới thiệu cách làm tính trừ:
- Trường hợp phép cộng dạng 35 +24
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh thao tác trên các que tính.
- Hướng dẫn học sinh lấy 6 bó que tính rời , xếp các bó về bên trái và các que rời về bên phải.GV nói đồng thời ghi các số vào bảng, có 5 bó viết 5 ở cột chục, 7 que rời thì viết 7 ở cột đơn vị.
- Hàng que tính tiếp theo tiến hành tương tự.
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm tính.
65 - 30 - Lấy 5 trừ 0 bằng 5, viết 5 
 - Lấy 6 trừ 3 bằng 3, viết 3
 65 - 30 = 35
c. Thực hành:
Bài 1: Tính
- Hướng dẫn học sinh cách đặt tính và cách trừ theo cột dọc.
- Theo dõi và giúp đở học sinh yếu.
Bài 2: Đúng ghi đúng , sai ghi sai.
-Nhận xét chữa bài.
Bài 3: Tính nhẩm:
 Nhận xét sửa sai
3. Củng cố:
- Nhận xét giờ học nhắc nhở học sinh về nhà học bài và kàm bài tập ở vở bài tập toán.
- 3học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Học sinh chú ý các thao tác của giáo viên.
2 hs nhắc lại.
- Nhắc lại cách đặt tính và thực hiện cách trừ 
- Nêu yêu cầu bài tập và làm bài vào vào phiếu.
- Nêu yêu cầu bài tập và làm bài .
-Nhẩm và nêu kết quả nối tiếp
a.)66-60=6 72-70=2
 78-50=28 43-20=23
b.)58-4=54 99-1=98
 58-8=50 99-9=90
TẬP VIẾT:	TÔ CHỮ HOA: O, Ô, Ơ, P	
A. Mục đích:
- Học sinh tô đúng và đẹp các chữ hoa O, Ô, Ơ, P 
-Viết đúng các vần :uôt,uoc,ưu,ươu;các từ ngữ:chải chuốt,thuộc bài,con cừu ,ốc bươu kiểu chữ viết thường,cỡ chữ theo vở tập viết 1/2
- Viết theo chữ thường, cỡ vữa, đúng mẫu chữ và đều nét.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi viết bài.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ. 
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết các chữ viết xấu.
- Chấm vở về nhà của một số học sinh.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
b.Hướng dẫn tô chữ hoa: 
- Giáo viên lần lượt hướng dẫn cách tô các chữ hoa O, Ô, Ơ .
 - Giáo viên dùng que chỉ cách đưa bút theo các nét chữ. Giáo viên viết mẫu lên bảng. 
c.Hướng dẫn học sinh viết vần và từ ngữ: .
- treo bảng phụ viết sẵn các từ ứng dụng
- Nhắc lại cách nối giữa các con chữ
- Nhận xét học sinh viết.
d. Hướng dẫn học sinh tập viết vào vở: 
- Gọi HS nhắc tư thế ngồi viết. 
- Nhắc nhở các em ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai.
-Quan sát học sinh viết, kịp thời uốn nắn các lỗi.
- Thu vỡ chấm và chữa một số bài.
- Khen học sinh viết đẹp và tiến bộ.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét chung
- Dặn dò học sinh tìm thêm những tiếng có vần uyêt, iêu.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Học sinh quan sát trên bảng phụ.
- Quan sát sự hướng dẫn của giáo viên.
- Nhắc lại cách viết các nét của mỗi chữ.
- HS viết trong không trung.
- HS viết vào bảng con.
- Học sinh đọc các vần và từ ngữ viết trên bảng phụ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Viết vào bảng con.
- Học sinh viết vào vở tập viết.
CHÍNH TẢ :	 CHUYỆN Ở LỚP	
A. Mục đích:
- Học sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài chuyện ở lớp:20 chữ trong khoảng 10 phút.
- Điền đúng vần uôt hay uôc, chữ c hay k.
- Rèn kĩ năng viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi viết bài.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn và hai bài tập. 
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Chấm vở của một số học sinh.
- Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
b.Hướng dẫn HS tập chép: 
- Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc đoạn thơ cần chép. 
- Tìm tiếng khó viết trong bài. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích tiếng khó và viết vào bảng con.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của một số em còn sai .Nhắc học sinhviết tên bài vào giữa trang. Chữ đầu đoạn văn lùi vào một ô. Sau dấu chấm phải viết hoa. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đổi vở cho nhau để chữa bài. GV đọc đoạn văn cho học sinh soát lỗi, đánh vần những từ khó viết.
- Thu vở chấm. 
c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài tập 2 : Điền vần uôt hay uôc. 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu , trên bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài tập cho họ ...  Giới thiệu bài: ghi đầu bài
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
* Giáo viên đọc mẫu lần 1 
- Chú ý dọng đọc chậm rãi, chú ý đổi giọng khi đọc đoạn đối thoại.
 * Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
+ Luyện các tiếng, từ ngữ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu. 
.- Giáo viên giải nghĩa các từ ngữ khó: 
+ Luyện đọc câu: 
- Gọi nối tiếp từng học sinh đọc từng câu của bài tập đọc. 
- Theo dõi và giúp đở các học sinh yếu.
+ Luyện đọc đoạn, bài:
- Giáo viên chia đoạn:Đoạn 1:trong giờ ......cho Hà. Đoạn 2: Phần còn lại
- Chú ý giúp đỡ học sinh.
- Cho 2 học sinh đọc toàn bài, cả lớp đọc đồng thanh.
* Ôn các vần uc, ut 
a) Tìm tiếng trong bài có vần uc: 
- Theo dõi và giúp đỡ .
b) Nói câu có chứa tiếng có vần uc , ut. 
- Cho HS chơi: Các em thi nói câu chứa tiếng có vần uc, ut .
- Nhận xét và tuyên dương các nhóm có nhiều câu hay.
TIẾT 2
3. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 a)Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- Hà hỏi mượn bút ai đã giúp Hà?
- Bạn nào giúp Cúc sữa dây đeo cặp?
- Em hiểu thế nào là người bạn tốt? 
- Giáo viên đọc lại bài.
- GV nhận xét.
b) Luyện nói: Kể về người bạn tốt của em.
- GV cho từng HS từng bàn trao đổi, kể với nhau về người bạn tốt.
- Gợi ý lời kể dựa theo tranh trong SGK.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
- Nhắc nhở HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ .
- 2HS lên bảng thực hiện các yêu cầu.
- Nhận xét cách đọc bài của bạn.
- Học sinh chú ý theo dõi giáo viên đọc mẫu.
- Phân tích - Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó theo nhóm, cá nhân.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu của bài tập đọc, đọc bắt đầu từ em ngồi đầu bàn.
- Chú ý theo dõi bạn đọc bài.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn
- Luyện đọc đoạn 1 : Trong giờ vẽ  đưa bút của mình cho Hà.
- Luyện đọc đoạn 2: Phần còn lại.
- 2 học sinh đọc toàn bài tập đọc. 
- Lớp đọc đồng thanh bài.
-đọc thầm bài và tìm tiếng có vần uc
- Cúc
- HS đọc 2 câu mẫu trong sách giáo khoa. - Hoa cúc nở vào mùa thu.
 - Ngòi bút rất đẹp.
- Hai nhóm thi với nhau xem nhóm nào nói được nhiều câu chứa tiếng có vần uc hoặc vần ut.
- Học sinh đọc bài.
- 2HS đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi
- Hà hỏi mượn bút, Cúc từ chối, Nụ cho Hà mượn.
- 2HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi.
- Hà tự đến giúp Cúc sữa dây đeo cặp.
- 2, 3HS đọc lại bài.
- Người bạn tốt là người sẵn sàng giúp đở bạn.
- 3, 4 HS đọc lại bài.
- Học sinh trao đổi thảo luận và kể với nhau về người bạn tốt.
MĨ THUẬT: XEM TRANH THIẾU NHI VỀ ĐỀ TÀI SINH HOẠT
A.Mục tiêu:
-HS làm quen ,tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
-Biết cách quan sát,mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh.
-Chỉ ra bức tranh mình thích.
B. Chuẩn bị:
GV: tranh vẽ về cảnh sinh hoạt gia đình, các hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh hoạt động trong các ngày lễ hội v.v
- Tranh trong Vở Tập vẽ 1
HS : Sưu tầm tranh vẽ của các thiếu nhi về đề tài sinh hoạt
Vở Tập vẽ 1
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu tranh:
GV giới thiệu một số tranh để HS nhận ra:
+Cảnh sinh hoạt trong gia đình 
+Cảnh sinh hoạt ở phố phường, làng xóm 
+Cảnh sinh hoạt trong ngày lễ hội 
+Cảnh sinh hoạt ở sân trường trong giờ ra chơi 
2.Hướng dẫn HS xem tranh:
GV giới thiệu tranh và gợi ý để HS nhận ra:
+Đề tài của tranh 
+Các hình ảnh trong tranh.
+Sắp xếp các hình vẽ (bố cục).
+Màu sắc trong tranh.
GV tiếp tục gợi ý để HS tìm hiểu kĩ hơn về bức tranh:
+Hình dáng động tác của các hình vẽ.
+Hình ảnh chính (thể hiện rõ nội dung của bức tranh) và các hình ảnh phụ (hỗ trợ làm rõ nội dung tranh).
+Em có thể cho biết hoạt động trên tranh đang diễn ra ở đâu? (địa điểm).
+Những màu chính được vẽ trong tranh?
+Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn?
Sau khi HS trả lời, GV bổ sung. 
3.Tóm tắt và kết luận:
 Những bức tranh các em vừa xem là tranh đẹp. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét về bức tranh đó.
4.Nhận xét, đánh giá:
-Nhận xét chung tiết học.
-Động viên, khuyến khích những HS có ý kiến nhận xét tranh.
-Về nhà chuẩn bị quan sát và nhận xét tranh.
-Chuẩn bị cho bài học sau: “Vẽ cảnh thiên nhiên” 
+Bữa cơm, học bài, xem ti vi,  
+Dọn vệ sinh, làm đường, 
+Đấu vật, đua thuyền, chọi gà, chọi trâu, 
+Kéo co, nhảy dây, chơi bi,  
HS trả lời câu hỏi
+HS tự đặt tên cho bức tranh
_HS trả lời các câu hỏi.
 Thứ 6: Ngày soạn:13/4/2010
 Ngày dạy: 16/4/2010
TOÁN: CỘNG, TRỪ KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 100 
A. Mục tiêu: 
- Biết cộng trừ các số có hai chữ số không nhớ;;cộng,trừ nhẩm,nhận biết bước đầu về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ;giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
- Rèn luyện kĩ năng làm toán đúng ,nhanh.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng học toán một. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập 2 SGK. 
 - Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: ghi bảng
b. Bài giảng:
*Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Hướng dẫn học sinh cách đặt tính và cách cộng trừ theo cột dọc.
- Theo dõi và giúp đở học sinh yếu.
Bài 3: Hướng dẫn giải bài toán.
- Nhận xét và chữa bài. 
Bài 4: Tóm tắt: 
 Tất cả có : 68 bông hoa
 Hà có : 34 bông hoa
 Lan có :.bông hoa?
-Theo dõi nhận xét 
3. Củng cố:
- Nhận xét giờ học nhắc nhở học sinh về nhà học bài và kàm bài tập ở vở bài tập toán.
- 1học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Nêu yêu cầu bài tập và nối tiếp nhau đọc kết quả
 80 + 10 = 90 30 + 40 = 70 
 90 - 80 = 10 70 - 30 = 40
 90 - 10 = 80 70 - 40 = 30
 80 + 5 = 85 85 - 5 = 80
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập và làm bài vào bảng con.
-Đọc yêu cầu bài toán và Làm vở
 Bài giải: 
 Số que tính cuả hai bạn là:
 35 + 43 = 78( que tính)
 Đáp số: 78 que tính
-Làm phiếu 
 Bài giải: 
 Số bông hoa của lan là:
 68 - 34 = 34( bông) Đáp số: 34bông hoa
CHÍNH TẢ: MÈO CON ĐI HỌC 
A. Mục đích:
- Nhìn sách hoặc bảng,chép lại đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học:24 chữ trong khoảng 10-15 phút. 
- Điền vần iên hoặc in, điền chữ r,d hoặc gi.
- Nhớ quy tắc chính tả: ngh viết trước các nguyên âm : i, ê, e.
- Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp.
- Giáo dục tính cẩn thận cho học sinh khi viết bài.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ đã chép bài thơ. 
 Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài củ:.
- Chấm vở của một số HS phải viết lại bài .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
b. Bài giảng:
* Hướng dẫn HS nghe viết:
- Treo bảng phụ yêu cầu HS đọc bài , tìm tiếng mà mình khó viết.
- Kiểm tra, chữa nếu HS viết sai.
- Quan sát uốn nắn cách ngồi , cách cầm bút.
- Đọc bài cho HS soát lỗi , đến từ khó giáo viên đánh vần cách viết để HS biết cách viết. Yêu cầu HS đổi vở cho nhau để chữa bài.
- Thu vở chấm một số bài.
* Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2a: Điền vần iên hay in
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Nhận xét và chữa bài:
Bài tập 2b Điền chữ r, d hay gi. 
- Nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
- Chấm bài, nhận xét
- Bình chọn bài viết đẹp
- Nhắc nhở những em viết chưa đẹp
- 2 HS lên bảng làm bài tập điền chữ c hoặc k.
- 4 HS đọc trên bảng phụ.
- Tìm tiếng khó viết trong bài.
- Lên bảng viết tiếng khó vừa tìm.
- Chép bài chính tả vào vở.
- Theo dõi và ghi lỗi ra lề vở. Nhận lại vở, xem các lỗi và ghi tổng số lỗi.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài.
-2 học sinh lên bảng điền, lớp làm vào vở.
- Thầy giáo dạy học.
- Bé nhảy dây.
- Đàn cá rô lội nước.
 KỂ CHUYỆN: SÓI VÀ SÓC
A. Mục tiêu: 
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh..
- Hiểu nội dung câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm. 
- Giáo dục HS trong cuộc sống phải sống vui vẻ, thân thiện để có những niềm vui cho chính mình và mọi người.
B. Chuẩn bị :
- Tranh minh họa câu chuyện.
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
2. Nội dung:
a.Giáo viên kể chuyện sói và sóc.
- Kể toàn bộ câu chuyện một lần. Sau đó kể lần hai kết hợp chỉ lên từng bức tranh để học sinh ghi nhớ chi tiết câu chuyện.
- Chú ý dọng kể:
- Lời người dẫn chuyện: Lời kể thông thả.
- Lời sóc: mềm mỏng, nhẹ nhàng.
- Lời sói: Thể hiện sự băn khoăn.
b. Hướng dẫn học sinh tập kể từng đoạn theo tranh.
- Bức tranh 1:
- Treo tranh cho HS quan sát và đọc các câu hỏi dưới tranh.
- Gọi 2 học sinh kể lại nội dung bức tranh một.
- Bạn có nhớ nội dung câu chuyện không?
c. Học sinh phân vai kể toàn truyện.
- Mỗi nhóm gồm 3 em đóng các vai: Người dẫn truyện, sói, sóc. Các em có thể đeo mặt nạ sói, sóc để tạo thêm hứng thú.
d. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Sói và sóc, ai là người thông minh? Hãy nêu một việc chứng tỏ sự thông minh đó.
 3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho mọi ngời trong gia đình mình nghe.
- Chú ý theo dõi nội dung câu chuyện qua lời kể của giáo viên.
- Quan sát , đọc câu hỏi và kể lại đoạn truyện dựa theo tranh.
- Học sinh kể chuyện.
- Nhận xét bạn kể.
- Tiến hành kể lại cau chuyện.
- Sóc là nhân vật thông minh. Khi sói hỏi, sóc hứa trả lời nhưng đòi được thả trước, trả lời sau. Nhờ vậy sóc đã thoát khỏi nanh vuốt của sói sau khi trả lời.
 SINH HOẠT SAO
 A.Mục tiêu
-Biết sinh hoạt sao theo quy trình.
-Khen thương những HS chăm chỉ học tập
-Kết hoạch tuần tới
-GD hs biết đoàn kết xây dựng sao vững mạnh.
B.Tiến hành sinh hoạt:
HĐ Giáo viên
HĐ Học sinh
1 Mở đầu
 Nhận xét kết luận
2.Hoạt động 1:
 HD sinh hoạt
*Nhận xét 
–Tuyên dương bạn:Vân ,Vương có thành tích cao trong tuần qua
- Phê bình: Hoan
3.Hoạt động 2:Kế hoạch tới
-Nề nếp ra vào ổn định,trật tự trong giờ học
-Nghiêm túc thực hiện nội quy của trường , đội.
-Trang phục gọn gàng,sạch sẽ
-Tích cực học bài phấn đấu nhiều điểm 9;10
-Vệ sinh lớp học sạch sẽ
-Giúp bạn trong học tập
4 Tổng kết chung
-hs hát bài :Sắp đến tết kết hợp múa phụ hoạ
-Sinh hoạt theo quy trình
-Lớp trưởng điều khiển
-Nghe,nhớ và thực hiện 
 ——————&—————— 
l

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30(1).doc