BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Toán: SỐ 8
I. Mục tiêu:
- Biết 7 thêm 1 được 8 viết được số 8 đọc, đếm được từ 1 đến 8; so sánh các số trong phạm vi 8 viết vị trí của số 8 trong dãy số từ 1- 8.
II. Chuẩn bị:
- Nhóm các đồ vật có số lượng là 8 (que tính, bông hoa, viên sỏi, )
- Mẫu chữ số 8 in và viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bài tập 4, cột 1 (T29) trên bảng con, 2 HS làm bài ở bảng lớp.
- HS tự kiểm tra kết quả của bạn và tự đối chiếu với kết quả của mình.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Dạy bài mới:
a. Lập số 8: GV đính các bông hoa và hỏi:
- Có mấy bông hoa? (HS: 7 bông hoa)
- Thêm mấy bông hoa nữa? (1 bông hoa)
- Có 7 bông hoa thêm 1 bông hoa nữa, tất cả có mấy bông hoa? (HS: 8 bông hoa). HS nhắc lại: 8 bông hoa (cá nhân, đồng thanh).
+ GV lệnh cho HS thao tác lấy 7 viên sỏi, thêm 1 viên sỏi. HS trả lời có tất cả mấy viên sỏi? GV quan sát, giúp đỡ HS.
+ HS thao tác một lần nữa đối với các que tính.
GV: Các bông hoa, viên sỏi, que tính các nhóm này đều có số lượng là 8. Để ghi lại số lượng các nhóm đồ vật đó ta sử dụng chữ số 8, GV đính số 8 lên bảng.
* GV giới thiệu chữ số 8 in, viết. HS đọc số 8 (cá nhân, đồng thanh).
* Nhận biết thứ tự số 8 trong dãy số 1,2,3,4,5,6,7,8.
Vận dụng bài tập 3 để giới thiệu dãy số từ 1- 8, vị trí của số 8 trong dãy số. HS đọc xuôi , ngược các số từ 1- 8 (cá nhân, đồng thanh).
TUẦN 5 THỨ HAI Ngày soạn: Ngày giảng: Thứ hai, ngày 1 tháng 10 năm 2012 (Đ/c Diệu dạy thay) _____________________________ THỨ BA Ngày soạn: 25/9/2012 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 2 tháng 10 năm 2012 BUỔI SÁNG Tiết 1: Toán: SỐ 8 I. Mục tiêu: - Biết 7 thêm 1 được 8 viết được số 8 đọc, đếm được từ 1 đến 8; so sánh các số trong phạm vi 8 viết vị trí của số 8 trong dãy số từ 1- 8. II. Chuẩn bị: - Nhóm các đồ vật có số lượng là 8 (que tính, bông hoa, viên sỏi,) - Mẫu chữ số 8 in và viết. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS làm bài tập 4, cột 1 (T29) trên bảng con, 2 HS làm bài ở bảng lớp. - HS tự kiểm tra kết quả của bạn và tự đối chiếu với kết quả của mình. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: mục tiêu. 2. Dạy bài mới: a. Lập số 8: GV đính các bông hoa và hỏi: - Có mấy bông hoa? (HS: 7 bông hoa) - Thêm mấy bông hoa nữa? (1 bông hoa) - Có 7 bông hoa thêm 1 bông hoa nữa, tất cả có mấy bông hoa? (HS: 8 bông hoa). HS nhắc lại: 8 bông hoa (cá nhân, đồng thanh). + GV lệnh cho HS thao tác lấy 7 viên sỏi, thêm 1 viên sỏi. HS trả lời có tất cả mấy viên sỏi? GV quan sát, giúp đỡ HS. + HS thao tác một lần nữa đối với các que tính. GV: Các bông hoa, viên sỏi, que tính các nhóm này đều có số lượng là 8. Để ghi lại số lượng các nhóm đồ vật đó ta sử dụng chữ số 8, GV đính số 8 lên bảng. * GV giới thiệu chữ số 8 in, viết. HS đọc số 8 (cá nhân, đồng thanh). * Nhận biết thứ tự số 8 trong dãy số 1,2,3,4,5,6,7,8. Vận dụng bài tập 3 để giới thiệu dãy số từ 1- 8, vị trí của số 8 trong dãy số. HS đọc xuôi , ngược các số từ 1- 8 (cá nhân, đồng thanh). b. Thực hành: Bài 1: Viết số 8. GV hướng dẫn HS viết số 8 vào bảng con sau đó viết vào SGK. Bài 2: Hãy điền số: - GV hỏi: Bên trái có mấy chấm tròn? Bên phải có mấy chấm tròn? Tất cả có mấy chấm tròn? - HS trả lời và viết số vào ô vuông. Bài 4: Điền dấu thích hợp: - GV làm mẫu: 8 > 7; 7 < 8. - HS làm các bài còn lại vào SGK. C. Củng cố - dặn dò: - GV gọi một vài HS đọc lại các số 1-8. - Hỏi: số 8 lớn hơn những số nào? những số nào bé hơn số 8? - Làm bài tập ở vở bài tập Toán 1. Tiết 2: Mỹ thuật: (Giáo viên bộ môn soạn giảng) Tiết 3+4: Tiếng Việt: BÀI 18: x - ch I. Mục tiêu: - Đọc được: x, ch, xe, chó ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: x, ch, xe, chó. - Nói được 2 – 3 câu theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ (hoặc các mẫu vật) các từ khoá xe, chó. - Tranh minh hoạ các câu ứng dụng: xe ô tô chở cá về thị xã; phần luyện nói: xe bò, xe lu, xe ô tô. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2- 3 HS đọc câu ứng dụng bài 17. - Viết: cá thu, đu đủ, củ từ (mỗi tổ viết 1 từ). B. Bài mới: Tiết 3: 1. Giới thiệu bài: - GV: Tranh này vẽ gì? (hoặc GV giới thiệu xe ô tô nhựa). HS: xe ô tô - Trong tiếng “xe” chữ nào đã học. HS phát hiện. - Các em cùng cô tìm hiểu các âm mới còn lại. GV ghi bảng 2. Dạy chữ ghi âm : * x a. Nhận diện chữ: - GV viết chữ x lên bảng, cho HS quan sát và nhận xét: chữ x gồm một nét cong hở phải, một nét cong hở trái. b. Phát âm và đánh vần tiếng. - Phát âm: GV phát âm mẫu. HS nhìn bảng phát âm (nối tiếp theo dãy). - HS ghép bảng chữ và phân tích tiếng xe (âm x đứng trước, âm e đứng sau). - GV hướng dẫn đánh vần, đọc trơn tiếng xe. HS thực hiện cá nhân, tổ, lớp *Từ khoá xe: GV giới thiệu tranh (hoặc vật mẫu) và viết từ lên bảng. HS đọc cá nhân, tổ, lớp. - HS đánh vần, đọc trơn: x, xờ - e- xe, xe (cá nhân, tổ, lớp). * ch (quy trình tượng tự ) - GV giới thiệu: chữ ch là chữ được ghép từ hai con chữ c và h. c. Hướng dẫn viết: - GV viết lên bảng lần lượt: x, xe, ch, chó (vừa viết vừa hướng dẫn qui trình viết lưu ý nét nối liền giữa x và e, ch và o, đánh dấu thanh đúng vị trí). - HS tập viết trên bảng con. - GV quan sát, giúp đỡ HS viết. d. Đọc từ ứng dụng: - GV viết các từ ứng dụng lên bảng. HS đọc cá nhân, tổ, lớp (HS yếu thì cho các em đánh vần). - GV đọc mẫu, giải thích từ. - HS tìm âm được học trong từ ứng dụng. Tiết 4: 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: - GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1. HS đọc bài ở SGK. - Đọc câu ứng dụng: GV hướng dẫn thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, tổ, lớp). - GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân (3 - 5 em). b. Luyện viết: - GV hướng dẫn tập viết. HS tập viết x, xe, ch, chó trong vở tập viết. - GV chấm một số bài viết của HS. c. Luyện nói: - GV nêu câu hỏi hướng dẫn SH luyện nói. Câu hỏi: Trong tranh vẽ những xe gì? Xe bò thường dùng làm gì? Xe lu dùng để làm gì? Xe ô tô dùng để làm gì? - HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS trình bày trước lớp. GV quan sát, nhận xét. C. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng, HS theo dõi và đọc. - Trò chơi tìm tiếng nhanh nhất. - Dặn HS học bài ở nhà. BUỔI CHIỀU Tiết 1: Tiếng Việt: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Luyện đọc, viết: x, ch, xe, chó ; từ và câu ứng dụng. - Luyện nói lại 2 – 3 câu theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô. II. Chuẩn bị: - HS: Vở BT TV1, Vở luyện viết. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: 2. Bài mới: a. Hướng dẫn học sinh viết vào vở Luyện viết: x, ch, xe, chó. - Giáo viên viết mẫu, học sinh quan sát. - Học sinh viết vào vở lần lượt từng chữ, tiếng, từ. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên chấm, nhận xét. b. Đọc sách giáo khoa: - Luyện đọc: x, ch, xe, chó; từ và câu ứng dụng. - Luyện nói lại 2 – 3 câu theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô. c. Hướng dẫn HS làm vở Bài tập: Bài 1: Nối: Bài 2: Điền x hay ch vào chỗ trống. Bài 3: Viết: - Giáo viên gợi ý học sinh làm bài. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên chấm, nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: - HS tập đánh vần, đọc trơn và viết các âm, tiếng, từ đã học. Tiết 2+3: Toán: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố về 7 thêm 1 được 8 viết được số 8 đọc, đếm được từ 1 đến 8; so sánh các số trong phạm vi 8 viết vị trí của số 8 trong dãy số từ 1- 8. II. Chuẩn bị: - Vở BT Toán 1, vở toán ô li. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: Mục tiêu. 2. Bài mới: Tiết 1: a. Hướng dẫn HS làm vở Bài tập: - GV nêu yêu cầu các bài toán, phân tích cách thực hiện, làm mẫu. - HS làm vào VBT. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên chấm, nhận xét. Bài 1: Viết số 8 Bài 2: Điền số thích hợp vào ô (HS đếm số chấm tròn và ghi số chỉ vào ô trống tương ứng). Bài 3: Viết số còn thiếu vào bảng tên các em bé, sau đó đọc to (cá nhân, lớp). Bài 4: Điền dấu > < = - HS so sánh 2 số, sau đó điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. - HS làm bài và trình bày kết quả. - GV quan sát, nhận xét. Tiết 2: b. Hướng dẫn HS làm một số bài tập: - Cho HS làm vào vở ô li nhằm tập cho HS cách trình bày vở. Bài 1: Viết số: - Cho HS viết các số từ 1 – 8 Bài 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống: 8 ... 7 5 ... 7 8 ... 7 4 ... 4 8 ... 6 7 ... 7 5 ... 8 8 ... 8 2 ... 6 3. Củng cố - dặn dò: - HS học bài và làm lại các bài tập đã học. - Chuẩn bị trước bài sau. _____________________________ THỨ TƯ Ngày soạn: 25/9/2012 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 3 tháng 10 năm 2012 BUỔI SÁNG Tiết 1+2: Tiếng Việt: BÀI 19: s - r I. Mục tiêu: - Đọc được: r, s, sẻ, rễ ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: r, s, sẻ, rễ. - Nói được 2 – 3 câu theo chủ đề: rổ, rá. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ (hoặc các mẫu vật) các từ khoá sẻ, rễ. - Tranh minh hoạ các câu ứng dụng: bé tô cho rõ chữ và số; phần luyện nói: rổ, rá (rổ, rá thật). III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS đọc câu ứng dụng bài 18. - Viết: chì đỏ, chả cá, thợ xẻ (mỗi tổ viết 1 từ). B. Bài mới: Tiết 1: 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài trực tiếp. 2. Dạy chữ ghi âm: * s a. Nhận diện chữ: - GV viết chữ s lên bảng, cho HS quan sát và nhận xét: chữ s gồm một nét xiên phải, nét thắt, nét cong hở trái. b. Phát âm và đánh vần tiếng: - Phát âm: GV phát âm mẫu. HS nhìn bảng phát âm (cá nhân, nhóm, lớp). - Đánh vần: HS ghép bảng chữ và trả lời vị trí của hai con chữ trong tiếng sẻ. - HS: s đứng trước e đứng sau, dấu hỏi trên e. - GV hướng dẫn đánh vần, đọc trơn tiếng sẻ. HS thực hiện cá nhân, tổ, lớp. * Từ khoá “sẻ”: GV giới thiệu tranh (hoặc vật mẫu) và viết từ lên bảng. HS đọc cá nhân, tổ, lớp. - HS đánh vần, đọc trơn: sờ, sờ- e- se- hỏi- sẻ, sẻ (cá nhân, tổ, lớp). * r (quy trình tượng tự) c. Hướng dẫn viết: - GV viết lên bảng lần lượt: s, sẻ, r, rễ (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết, lưu ý nét nối liền giữa s và e, r và ê, đánh dấu thanh đúng vị trí). - HS tập viết trên bảng con. - GV quan sát, giúp đỡ HS viết. d. Đọc từ ứng dụng: - GV viết các từ ứng dụng lên bảng. - HS đọc cá nhân, tổ, lớp (HS yếu thì cho các em đánh vần). - GV đọc mẫu, giải thích từ. Tiết 2: 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: - GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1. HS đọc bài ở SGK. - Đọc câu ứng dụng: GV hướng dẫn thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, tổ, lớp). - GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân (3 -5 em). b. Luyện viết: - GV hướng dẫn tập viết. HS tập viết s, sẻ, r, rễ trong vở tập viết. - GV chấm một số bài viết của HS. c. Luyện nói: - GV nêu câu hỏi hướng dẫn SH luyện nói. Câu hỏi: Rổ dùng để làm gì? Rá dùng để làm gì? Rổ, rá khác nhau như thế nào? - HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS trình bày trước lớp. - GV quan sát, nhận xét. C. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng - HS theo dõi và đọc. - Dặn HS học bài, luyện viết ở nhà. Tiết 3: Âm nhạc: (GV bộ môn soạn giảng) Tiết 4: Toán: SỐ 9 I. Mục tiêu: - Biết 8 thêm 1 được 9 viết được số 9 đọc, đếm được từ 1 đến 9; so sánh các số trong phạm vi 9 viết vị trí của số 9 trong dãy số từ 1- 9. II. Chuẩn bị: - Nhóm các đồ vật có số lượng là 9 (que tính, bông hoa, viên sỏi,) - Mẫu chữ số 9 in và viết. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS làm bài tập 4, cột 1 (T31) trên bảng con, 2 HS làm bài ở bảng lớp. - HS nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: mục tiêu 2. Dạy bài mới: a. Lập số 9: GV đính các bông ho ... HS đánh vần, đọc trơn: ng, ngờ - ư - ngư - huyền - ngừ, cá ngừ (cá nhân, tổ, lớp). * ngh (quy trình tượng tự ) c. Hướng dẫn viết: - GV viết lên bảng lần lượt: ng, cá ngừ, ngh, củ nghệ (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết, lưu ý nét nối liền giữa ng và ư, ngh và ê, đánh dấu thanh đúng vị trí). - HS tập viết trên bảng con. - GV quan sát, giúp đỡ HS viết. d. Đọc từ ứng dụng: - GV viết các từ ứng dụng lên bảng. HS đọc cá nhân, tổ, lớp (HS yếu thì cho các em đánh vần). - GV đọc mẫu, giải thích từ. Tiết 2: 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: - GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1. HS đọc bài ở SGK. Đọc câu ứng dụng: “nghỉ hè, chị kha ra nhà bé nga” - GV hướng dẫn thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. GV viết bảng. - GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân (3 - 5 em). b. Luyện viết: - GV hướng dẫn tập viết. HS tập viết ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ trong vở tập viết. - GV chấm, nhận xét một số bài viết của HS. c. Luyện nói: - GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS luyện nói - HS thảo luận theo nhóm đôi - Câu hỏi: Tranh vẽ gì? Bê là con của con nào? Nghé là con của con nào? - HS trình bày trước lớp. GV quan sát, nhận xét. C. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng, HS theo dõi và đọc. - Dặn HS học bài ở nhà. Tiết 3: Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - So sánh được các số trong phạm vi 10 ; cấu tạo của số 10. Sắp xếp các số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi 10. II. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc, viết các số còn thiếu trong dãy số từ 0 - 10 trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con. - GV, HS nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: mục tiêu. 2. Dạy bài mới: GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập trong SGK. Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống - HS tự làm bài, chữa bài. Khi chữa bài HS nêu các số phải viết vào ô trống rồi đọc cả dãy số. Bài 2,3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. - HS nêu cách làm, GV nhắc lại. - HS tự làm bài, chữa bài. GV theo dõi, giúp đỡ. Bài 4: Sắp xếp các số cho trước theo thứ tự. - GV hướng dẫn mẫu, HS so sánh các số đã cho sau đó sắp xếp theo yêu cầu bài. Bài 5: Nhận dạng hình và tìm số hình tam giác. - GV hướng dẫn HS đếm hình. C. Củng cố - dặn dò: - Làm bài tập ở vở bài tập Toán. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS xem trước bài sau. Tiết 4: TN&XH: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG I. Mục tiêu: - Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng. - Biết chăm sóc răng đúng cách. - Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày. II. Chuẩn bị: - Sưu tầm một số tranh ảnh về răng miệng, mô hình răng, muối ăn. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS trả lời câu hỏi: Nên rửa tay, chân khi nào? Em rửa chân, tay như thế nào? - GV, HS nhận xét. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: mục tiêu. 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Làm việc theo cặp - Mục tiêu: Biết thế nào là răng khoẻ, đẹp; Thế nào là răng sún, bị sâu hoặc thiếu vệ sinh. - Tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn từng cặp 2 HS quay mặt vào nhau lần lượt quan sát hàm răng của nhau. Nhận xét răng của bạn. Bước 2: GV yêu cầu từng nhóm trình bày kết quả quan sát của mình. Kết luận: GV cho cả lớp quan sát mô hình răng (nếu có) hoặc mô tả lại cho HS hiểu. * Hoạt động 2: Làm việc với SGK - Mục tiêu: HS biết nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ răng. - Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình trang 14, 15 (SGK) chỉ và nói việc làm của các bạn trong mỗi hình. Việc nào làm đúng việc nào làm sai? Tại sao? Bước 2: Cá nhân trình bày kết quả quan sát của mình. Kết luận: GV nhắc nhở HS những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng. C. Củng cố - dặn dò: - HS nêu lại cách bảo vệ răng. - Thường xuyên đánh răng, súc miệng. BUỔI CHIỀU Tiết 1+2: Tiếng Việt: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Luyện đọc, viết: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ; từ và câu ứng dụng. - Luyện nói lại 2 – 3 câu theo chủ đề: bê, bé, nghé. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài : Mục tiêu. 2. Luyện tập: Tiết 1: a. Hướng dẫn học sinh viết vào vở Luyện viết: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. - Giáo viên viết mẫu, học sinh quan sát. - Học sinh viết vào vở lần lượt từng chữ, tiếng, từ. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên chấm, nhận xét. b. Đọc sách giáo khoa: - Luyện đọc: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ; từ và câu ứng dụng. - Luyện nói lại 2 – 3 câu theo chủ đề: bê, bé, nghé. Tiết 2: c. Hướng dẫn HS làm vở Bài tập: (bài 24 - 25) Bài 1: Nối: Bài 2: Điền ng hay ngh vào chỗ trống. (bài 24) Điền qu hay gi vào chỗ trống. (bài 25) Bài 3: Viết: - Giáo viên gợi ý học sinh làm bài. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS luyện viết và đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ đã học. Tiết 3: Thủ công: (GV bộ môn soạn giảng) _____________________________ THỨ SÁU Ngày soạn: 6/10/2012 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 12 tháng 10 năm 2012 BUỔI SÁNG Tiết 1: Thể dục: ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI I. Mục tiêu: - Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc. - Biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ. - Nhận biết đúng hướng để xoay người theo hướng đó. - Làm quen cách dàn hàng, dồn hàng. - Biết cách chơi trò chơi. II. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường sạch sẽ, còi III. Các hoạt động dạy - học: A. Phần mở đầu: - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường: 30 - 40 m. - Đi theo vòng tròn và hít thở sâu. B. Phần cơ bản: - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải (trái). - Dàn hàng, dồn hàng: hai lần. - Đi thường theo nhịp 1- 2 hàng dọc. * Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng, quay phải (trái), dàn hàng ngang, dồn hàng. Tổ nào tập hợp nhanh, quay đúng hướng, giãn đúng khoảng cách và thẳng. * Ôn trò chơi: “Qua đường lội” C. Phần kết thúc: - Đứng vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống lại bài. Tiết 2+3: Tiếng Việt: BÀI 26: y - tr I. Mục tiêu: - Đọc được: y, tr, y tá, tre ngà; từ và câu ứng dụng. - Viết được: y, tr, y tá, tre ngà. - Nói được 2 – 3 câu theo chủ đề: nhà trẻ. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ các từ khoá: y tá, tre ngà. - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã; phần luyện nói: nhà trẻ. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2- 3 HS đọc câu ứng dụng bài 25. - Viết vào bảng con: nghé ọ, nho khô, ngã tư (mỗi tổ viết 1 từ). B. Bài mới: Tiết 2: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp. 2. Dạy chữ ghi âm : * y a. Nhận diện chữ: - GV viết chữ y lên bảng, cho HS quan sát và nhận xét: chữ y gồm nét xiên phải, nét móc ngược, nét khuyết dưới. b. Phát âm và đánh vần tiếng. - Phát âm: GV phát âm mẫu, HS nhìn bảng phát âm (nối tiếp, lớp). - HS ghép chữ y trên bảng gài. GV giới thiệu y đứng một mình tạo thành tiếng y - GV hướng dẫn đọc trơn tiếng y. HS đọc cá nhân, tổ, lớp. * Từ khoá “y tá”: GV giới thiệu tranh và viết từ lên bảng. HS đọc cá nhân, tổ, lớp. - HS đánh vần, đọc trơn: y, y tá (cá nhân, tổ, lớp). * tr ( quy trình tượng tự ) c. Hướng dẫn viết: - GV viết lên bảng lần lượt: y, y tá, tr, tre ngà (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết, lưu ý nét nối liền giữa tr và e, ng và a, đánh dấu thanh đúng vị trí). - HS tập viết trên bảng con. - GV quan sát, giúp đỡ HS viết. d. Đọc từ ứng dụng: - GV viết các từ ứng dụng lên bảng. HS đọc cá nhân, tổ, lớp (HS yếu thì cho các em đánh vần). - GV đọc mẫu, giải thích từ. Tiết 3: 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: - GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1. HS đọc bài ở SGK. - Đọc câu ứng dụng: “bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã”. GV hướng dẫn thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, tổ, lớp). - GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân (3 – 5 em). b. Luyện viết: - GV hướng dẫn tập viết. HS tập viết y, y tá, tr, tre ngà trong vở tập viết. - GV chấm một số bài viết của HS. c. Luyện nói: - GV nêu câu hỏi hướng dẫn SH luyện nói. - Câu hỏi: Tranh vẽ gì? Các em bé đang làm gì? Hồi bé các em có đi nhà trẻ không? - HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS trình bày trước lớp. GV quan sát, nhận xét. C. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng – HS theo dõi và đọc. - Dặn HS học bài ở nhà. BUỔI CHIỀU Tiết 1+2: Tiếng Việt: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Luyện đọc, viết: y, tr, y tá, tre ngà; từ và câu ứng dụng. - Luyện nói lại 2 – 3 câu theo chủ đề: nhà trẻ. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: Mục tiêu. 2. Luyện tập: Tiết 1: a. Hướng dẫn học sinh viết vào vở Luyện viết: y, tr, y tá, tre ngà. - Giáo viên viết mẫu, học sinh quan sát. - Học sinh viết vào vở lần lượt từng chữ, tiếng, từ. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên chấm, nhận xét. b. Đọc sách giáo khoa: - Luyện đọc: y, tr, y tá, tre ngà; từ và câu ứng dụng. - Luyện nói lại 2 – 3 câu theo chủ đề: nhà trẻ. Tiết 2: c. Hướng dẫn HS làm vở Bài tập: Bài 1: Nối: Bài 2: Điền tr hay t vào chỗ trống. Bài 3: Viết: - Giáo viên gợi ý học sinh làm bài. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn HS luyện đọc và viết các tiếng, từ đã học. Tiết 3: Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - HS cảm thấy thoải mái sau những tiết học căng thẳng. - Tập cho HS biết cách tổ chức tiết HĐTT. - Nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần học qua. II. Tiến hành: 1. Sinh hoạt văn nghệ: - HS ôn lại một số bài hát các em đã học, tập cho các em một số trò chơi mới. 2. Đánh giá tuần qua: GV tập cho cán sự lớp đánh giá tình hình học tập trong tuần qua. GV bổ sung. - Tuyên dương các bạn thường xuyên phát biểu xây dựng bài: Quý, Hạ Vi, Quân, - Có cố gắng nhiều trong học tập: Cường, Thoáng, Loan, Kam,.. - Nhắc nhở một số bạn như: Khá, Đào, Đình chưa chú ý trong học tập, 3. Kế hoạch tuần tới: - Phát huy những mặt mạnh đã đạt được trong tuần qua, khắc phục những tồn tại mắc phải trong tuần. - Có ý thức học bài ở nhà, mạnh dạn xây dựng bài trên lớp. - Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ. - Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm, chuẩn bị cho thao giảng, dự giờ.
Tài liệu đính kèm: