Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 7, 8

Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 7, 8

BUỔI SÁNG

Tiết 1:

Toán: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3

I. Mục tiêu:

- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 3

- Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 3.

II. Chuẩn bị:

- Các nhóm đồ vật trong phạm vi 3 (bông hoa, hình vuông, tròn.), Bộ thực hành toán 1.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV phát bài kiểm tra và nhận xét, chữa một số bài làm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Mục tiêu

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 3:

a. Hình thành phép cộng:

+ Bước 1: GV nói từng câu lệnh kèm theo hành động mẫu. HS quan sát và làm theo. (Lấy 1 que tính cầm ở tay trái, thêm 1 que tính cầm ở tay phải, gộp que tính ở tay phải vào tray trái, đếm tất cả các số que tính có được, HS đếm số que tính và nói kết quả)

 

doc 31 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 
THỨ HAI 	Ngày soạn: 
 	Ngày giảng: Thứ hai, ngày 15 tháng 10 năm 2012
(Đ/c Diệu dạy thay)
_____________________________
THỨ BA 	Ngày soạn: 10/10/2012
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 16 tháng 10 năm 2012 
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Toán:	PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 3
- Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 3.
II. Chuẩn bị:
- Các nhóm đồ vật trong phạm vi 3 (bông hoa, hình vuông, tròn...), Bộ thực hành toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV phát bài kiểm tra và nhận xét, chữa một số bài làm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 3:
a. Hình thành phép cộng: 
+ Bước 1: GV nói từng câu lệnh kèm theo hành động mẫu. HS quan sát và làm theo. (Lấy 1 que tính cầm ở tay trái, thêm 1 que tính cầm ở tay phải, gộp que tính ở tay phải vào tray trái, đếm tất cả các số que tính có được, HS đếm số que tính và nói kết quả)
- GV: một que tính thêm một que tính được mấy que tính? HS trả lời.
- HS thao tác tương tự với hình vuông.
+ Bước 2: GV chỉ vào mô hình (con gà) và nói: Một thêm một được hai, 
viết: 1 + 1= 2, đọc là “một cộng một bằng hai”.
- GV cho HS biết dấu (+), đọc là dấu cộng; dấu (=), đọc là bằng.
- Hướng dẫn HS cài bảng cài, đọc, viết phép tính và kết quả.
b. Bảng cộng trong phạm vi 3:
+ Bước 1: Lập bảng cộng
- GV chỉ từng hình vẽ trong SGK để hình thành bảng cộng. HS nhắc lại (cá nhân, lớp).
+ Bước 2: Khắc sâu phép cộng trong phạm vi 3.
- GV xoá kết quả ở các phép cộng, hỏi: “một cộng một bằng mấy?”
- HS tính và trả lời.
- GV xoá các số, chỉ để lại dấu +, dấu = và kết quả, Hỏi: ba bằng mấy cộng mấy?
2. Thực hành:
Bài 1: Tính: 
- GV nêu yêu cầu bài tập, HS nhắc lại
- HS làm bài vào bảng con. GV, HS nhận xét bài, HS đọc lại bài trên bảng.
Bài 2: Tính:
- GV giới thiệu cách viết phép cộng theo cột dọc. 
- GV làm mẫu 1 bài. HS theo dõi cách làm và làm vào bảng con. GV, HS nhận xét.
Bài 3: Nối phép tính vào số thích hợp:
- GV chia lớp thành 3 nhóm, thi nối nhanh trên bảng. 
- HS chơi và nhận xét kết quả, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 3. 
- Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 2:
Mỹ thuật:	(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Tiết 3+4:
Tiếng Việt: 	ÔN TẬP ÂM VÀ CHỮ GHI ÂM
I. Mục tiêu:
- HS đọc và viết được các âm và chữ ghi âm đã được học từ bài 22 – 26.
- Đọc được các từ, tiếng, câu có chứa âm đó.
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện tre ngà.
II. Chuẩn bị:
- Bảng ôn SGK, tranh minh họa cho câu ứng dụng, truyện kể.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết, đọc y, tr, y tá, tre ngà. GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: Tiết 1:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu
2. Ôn tập:
a. Đọc âm và chữ ghi âm: 
- HS nhắc lại các âm đã học. GV treo bảng ôn. HS đọc : cá nhân, đồng thanh. 
- GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS khi đọc.
- GV cho HS tìm trong bộ thực hành TV1: GV đọc âm nào các em tìm và cài nhanh âm đó vào bảng cài, đọc lại âm đó.
- Tổ nào nhiều bạn cài nhanh, đúng tổ được tuyên dương.
b. Ghép chữ thành tiếng:
- GV nêu tiếng HS ghép. GV chỉnh sửa cách đọc cho HS.
c. Đọc, viết từ ngữ và câu ứng dụng:
- GV ghi bảng nhà ga, tre già, quả nho, ý nghĩa. HS đọc: cá nhân, tổ, lớp.
- GV chỉnh sửa phát âm và giải nghĩa từ.
- GV hướng dẫn HS viết bảng: tre già, quả nho
- HS viết bảng con, GV giúp đỡ các HS yếu.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1. HS đọc bài ở SGK.
- GV giới thiệu tranh, rút câu ứng dụng: quê bé hà có nghề xẻ gỗ, phố bé hà có nghề giã giò.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân (cá nhân, tổ, lớp). GV chỉnh sửa.
b. Luyện viết: 
- GV hướng dẫn tập viết. HS tập viết tre già, quả nho trong vở tập viết.
- GV chấm một số bài viết của HS.
c. Kể chuyện: tre già 
- GV kể chuyện, HS lắng nghe.
- GV đưa ra một số câu hỏi giúp HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện: truyền thống đánh giặc cứu nước của trẻ nước Nam.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài. Dặn HS về nhà đọc bài và viết bài.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1:
Tiếng Việt:	 ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS luyện đọc, luyện viết và hoàn thành bài tập Tiếng Việt.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Ôn tập
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK bài 27
- HS đọc bài (cá nhân, nhóm, lớp)
b. Luyện viết:
- HS tập viết trên bảng con: gà ri, ghế gỗ
- HS viết vào vở ô li có sẵn mẫu chữ.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
- GV chấm một số bài viết của HS.
c. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài 27 trong vở bài tập TV:
Bài 1: Nối 
- HS đọc các từ ở hai cột và nối lại sao cho tạo thành từ có nghĩa.
- GV giúp đỡ HS.
Bài 2: Điền tiếng thích hợp vào chỗ chấm:
- GV cho HS quan sát hình vẽ; phát hiện từ, tìm tiếng điền vào chỗ chấm.
- HS nêu kết quả - GV ghi bảng - HS đọc lại từ: nhà ga; lá tre, quả mơ.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: nhà ga, ý nghĩ. 
- HS viết. GV theo dõi, giúp đỡ
3. Củng cố - dặn dò:
- GV thu vở chấm - nhận xét 
- Dặn HS luyện đọc và viết ở nhà.
Tiết 2+3:
Toán: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.
II. Chuẩn bị:
- Vở BT Toán 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu
2. Nội dung: HS làm bài 24, 25 trong VBT Toán 1.
	Tiết 1:
Bài 1: Số?
- GV hướng dẫn HS đếm từ 0 đến 10 để điền số thích hợp vào ô trống.
- HS tự làm bài vào VBT.
Bài 2:Điền dấu > < =
- Điền dấu thích hợp vào ô trống. GV hướng dẫn mẫu.
- HS làm bài ở VBT. GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Số?
- Viết số thích hợp vào ô trống. GV hướng dẫn HS làm bài ở VBT
- HS điền số vào ô trống. HS nêu: 0 9; 6 < 7 < 8
Bài 4:Viết các số 6,2,9,4,7 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- HS nhắc lại dãy số từ 0 đến 10 và ngược lại, dựa vào đó để xếp thứ tự theo yêu cầu bài tập.
Bài 5:Điền số thích hợp vào c
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ có bao nhiêu hình tam giác; bao nhiêu hình vuông (cả hình bao quát)
- GV hướng dẫn HS tập đếm các hình. HS tập đếm và nêu kết quả.	Tiết 2:
Bài 1: Số ?
- GV hướng dẫn HS nhớ lại các phép cộng trong phạm vi 3 để điền số thích hợp vào ô trống.
- HS tự làm bài vào VBT. GV chấm, chữa bài.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
- GV hướng dẫn HS làm bảng con, chú ý đặt tính các số ghi thẳng cột.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Nối phép cộng với số thích hợp: 
- Chia HS thành 3 nhóm, mỗi nhóm nối một phép tính.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng: 1+1 = 2, 1+2 = 3, 2+1= 3
Bài 4:Viết phép tính thích hợp:
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu bài tập, nêu được bài toán.
- HS lần lượt nhắc lại bài toán và ghi phép tính vào ô trống.
- GV chấm, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
_____________________________
THỨ TƯ 	Ngày soạn: 10/10/2012
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012 
BUỔI SÁNG
Tiết 1+2:
Tiếng Việt: BÀI 28: CHỮ THƯỜNG ; CHỮ HOA
I. Mục tiêu:
- HS bước đầu làm quen và nhận diện được chữ in hoa.
- Đọc được câu ứng dụng và các chữ in hoa trong câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa.
- Luyện nói được vài câu theo chủ đề: Ba vì.
II. Chuẩn bị:
- Bảng chữ thường, chữ hoa.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết vào bảng con: nhà ga, quả nho (mỗi tổ viết 1 từ)
B. Bài mới: Tiết 1:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Nhận diện chữ hoa:
- GV đính lên bảng bảng chữ thường, chữ hoa và hỏi: chữ in hoa nào giống chữ in thường? chữ in nào không giống chữ in thường?
- HS thảo luận theo nhóm đôi và đưa ra ý kiến của nhóm mình. GV mhận xét và bổ sung thêm.
- HS tiếp tục theo dõi bảng chữ thường để nhận diện và đọc âm của chữ đó. 
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: Luyện đọc lại các phần ở tiết 1
- HS tiếp tục nhận diện và đọc các chữ ở bảng chữ thường, chữ hoa.
- Đọc câu ứng dụng: HS nhận xét tranh minh hoạ của câu ứng dụng. 
- HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, đồng thanh). 
- GV đọc mẫu, HS đọc: 2 - 3 em. 
- GV có thể giải thích thêm về Sa Pa cho HS rõ.
b. Luyện viết: 
- HS viết bài ở vở tập viết.
c. Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói
- GV giới thiệu qua về địa danh Ba Vì. HS quan sát tranh và nói những gì các em đã quan sát được trong tranh.
C. Củng cố - dặn dò: 
- HS đọc bài ở SGK.
- Luyện viết, đọc ở nhà.
C. Củng cố - dặn dò:
- GV chỉ bảng, HS theo dõi và đọc.
- Dặn HS học bài ở nhà.
Tiết 3:
Âm nhạc:	(GV bộ môn soạn giảng)
Tiết 4:
Toán: 	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính cộng.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS làm bài ở bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con:
 1 + 1 = ... 1 + 2 =...	2 + 1 = ... 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
2. Thực hành: GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập
Bài 1: Số?
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ nêu bài toán rồi viết hai phép cộng 
tương ứng với tình huống trong tranh 2 + 1 = 3 ; 1+ 2 = 3
Bài 2: Tính:
- GV hướng dẫn HS nêu cách làm bài. HS làm bài vào bảng con.
- Chú ý viết thẳng cột dọc. GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Số?
- HS nêu cách làm bài. HS tự làm bài vào SGK (cột 1). 
- GV quan sát giúp đỡ, chữa bài.
Bài 4: Tính: 
- HS tự làm bài tập, HS phát biểu thành lời: 1 bông hoa và 1 bong hoa là 2 bông hoa....
Bài 5: Viết phép tình thích hợp:
- HS nhìn từng tranh vẽ rồi nêu từng bài toán, viết kết quả phép cộng tương ứng với tình huống trong tranh. 
- GV giúp đỡ HS khi làm bài. Nhận xét và chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 3.
- Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3.
____________________________
THỨ NĂM 	 Ngày soạn: 10/10/2012
 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 18 tháng 10 năm 2012
BUỔI SÁNG
Tiết 1+2
Tiếng Việt: BÀI 29: ia
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: ia, lá tía tô; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: ia, lá tía tô.
- Luyện nói được vài câu theo chủ đề: Chia quà.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ từ khoá (hoặc vật mẫu): lá tía tô.
- Tranh minh ho ... , nêu các câu hỏi để HS nhận biết: 0 + 3 = 3 + 0
* GV lấy thêm ví dụ: 0 + 2 = 2, 4 + 0 = 4. 
Nhận xét: Một số cộng với 0 bằng chính số đó. 0 cộng với một số bằng chính số đó. HS nhắc lại.
3. Thực hành:
Bài 1: Tính:
- HS nêu yêu cầu bài. GV nhắc lại.
- HS làm bài vào SGK. GV quan sát giúp đỡ HS yếu. HS nêu kết quả.
- GV chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 2: Tính:
- HS nêu yêu cầu bài. GV nhắc lại.
- HS tự làm bài, GV nhắc HS viết số thẳng cột.
- HS nêu kết quả, GV chốt kết quả đúng.
Bài 3: Số?
- GV hướng dẫn mẫu: 1+ = 1 (1 bằng mấy cộng với 1 và điền số 0 vào chỗ chấm)
- HS làm nhóm đôi vào SGK. HS nêu kết quả.
- GV chốt đáp án: 	1 + 0 = 1	1 + 1 = 2	2 + 2 = 4
	0 + 3 = 3	2 + 0 = 2	0 + 0 = 0
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
- HS quan sát tranh trong SGK và nêu thành bài toán. 
- GV hướng dẫn HS viết phép tính thích hợp vào ô trống.
- GV chốt: 3+2 = 5, 3+0 = 0
C. Củng cố - dặn dò:
- Đọc lại công thức một số cộng với 0.
- Làm bài tập ở vở bài tập Toán 1.
Tiết 4:
TN&XH:	 ĂN UỐNG HẰNG NGÀY
I. Mục tiêu:
- Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hàng ngày để mau lớn, khoẻ mạnh.
- Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước, không ăn quá no, không ăn bánh kẹo không đúng lúc.
- Phát triển kĩ năng tư duy phê phán.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài học (phóng to).
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu cách đánh răng đúng.
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Những thức ăn, đồ uống hằng ngày 
- GV hướng dẫn: Kể tên những thức ăn. đồ uống mà các em thường xuyên dùng hằng ngày. HS nêu, GV ghi bảng. 
- HS quan sát hình ở SGK, kể tên từng loại thức ăn đó.
- GV: Các em thích ăn những loại thức ăn nào trong số đó? Loại thức ăn nào em chưa ăn hoặc chưa biết?
- GV chốt lại tên những thức ăn, đồ uống chúng ta thường ăn uống hằng ngày.
* Hoạt động 2: Vì sao phải ăn uống hàng ngày
- Quan sát từng nhóm hình ở SGK (Tr.19) và trả lời câu hỏi:
+ Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể người?
+ Các hình nào cho biết bạn học tập tốt?
+ Các hình nào cho biết bạn có sức khoẻ?
+ Tại sao chúng ta phải ăn uống hàng ngày?
- HS thảo luận theo nhóm 4 và trình bày trước lớp. 
- GV: Ăn uống hàng ngày giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh và lớn nhanh.
* Hoạt động 3: Ăn uống hợp lí
- Cả lớp thảo luận trả lời câu hỏi: 
+ Khi nào chúng ta cần ăn uống? 
+ Hằng ngày em ăn uống mấy bữa? Vào lúc nào? 
+ Tại sao chúng ta không nên ăn kẹo trước bữa ăn chính?
- GV:	Cần ăn khi đói, uống khi khát. 
Hằng ngày ăn ít nhất đủ ba bữa: sáng, trưa, tối.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta phải ăn uống hằng ngày?
- Thực hành tốt những điều đã học.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+ 2: 
Tiếng Việt: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- HS luyện đọc, luyện viết và hoàn thành bài tập Tiếng Việt.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu
2. Nội dung: 	Tiết 1:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK; đọc lại bài 33 theo nhóm
- 3 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. Luyện viết:
- HS tập viết trên bảng con: trái ổi, bơi lội.
- HS viết vào vở ô li có sẵn mẫu chữ.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
- GV chấm một số bài viết của HS.
c. HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 32:
Bài 1: Nối 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ, đánh vần từ và nối với từ thích hợp
- GV chốt kết quả.
Bài 2: Nối
- HS đánh vần, đọc trơn các từ ở 2 cột, nối các từ sao cho tạo thành câu có nghĩa.
- HS lên bảng nối.
- GV chốt: Bé hái lá cho thỏ; Nhà bé có mái ngói đỏ; Chú voi có cái vòi dài. 
Bài 3: Viết
- GV hướng dẫn HS viết - HS viết: ngà voi, bài vở. 
- GV theo dõi, giúp đỡ.
Tiết 2:
d. HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 33:
Bài 1: Nối 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ, nối với từ thích hợp
Bài 2: Nối
- HS đánh vần, đọc trơn các từ ở 2 cột, nối các từ sao cho tạo thành câu có nghĩa.
- HS lên bảng nối.
- GV chốt: Bà nội thổi xôi; Bé chơi bi; Bè gỗ trôi đi.
Bài 3: Viết
- GV hướng dẫn HS viết - HS viết: cái chổi, ngói mới. 
- GV theo dõi, giúp đỡ
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV thu vở chấm - nhận xét
- Trò chơi: Thi tìm tiếng có chứa vần ôi, ơi.
Tiết 3:
Thủ công:	 (GV bộ môn soạn giảng)
_____________________________
THỨ SÁU 	Ngày soạn: 20/10/2012
 	Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 26 tháng 10 năm 2012
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Thể dục: 	ĐHĐN – TD RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, còi,
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Giậm chân đếm theo nhịp.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
* Trò chơi: "Diệt các con vật có hại"
B. Phần cơ bản: 
1. Ôn ĐHĐN:
- Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải (trái). GV nhận xét.
- Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Tổ nào tập hợp nhanh, dãn đúng khoảng cách và thẳng hàng không mất trật tự là thắng cuộc.
2. Dạy hai động tác RLTTCB: (tư thế đứng cơ bản, đưa hai tay về trước) 
- GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa giải thích
- HS thực hiện theo mẫu.
- Chia tổ tập luyện.
3. Ôn trò chơi: "Qua đường lội" 
C. Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- HS xung phong trình diễn lại hai động tác vừa học.
- GV nhận xét bài học và giao bài tập về nhà.
Tiết 2+3:
Tiếng Việt: 	BÀI 34: ui - ưi
I. Mục tiêu:
- Đọc được: ui, ưi, gửi thư, đồi núi. Từ và các câu ứng dụng.
- Viết được: ui, ưi, gửi thư, đồi núi.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Đồi núi. 
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ từ khoá: gửi thư, đồi núi.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: Dì Na gửi thư về. Cả nhà vui quá; phần luyện nói: Đồi núi.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng bài 33.
- Viết vào bảng con: cái chổi, ngói mới.
B. Bài mới: 	
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu bài trực tiếp.
2. Dạy vần: * ui	Tiết 1:
a. Nhận diện vần: 
- GV viết vần ui lên bảng, HS phân tích vần ui (âm u và i, âm u đứng trước âm i đứng sau. Cá nhân, lớp nhắc lại).
- HS ghép vần ôi trên bảng gài và tập đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp).
- GV đánh vần, đọc trơn mẫu. HS cả lớp đánh vần, đọc trơn ui (cá nhân, lớp).
b. Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV hướng dẫn HS giữ nguyên vần ui vừa ghép được trên bảng gài, tiếp tục ghép dấu hỏi vào vần ui để tạo tiếng núi. 
- HS tiến hành nhận diện tiếng, đánh vần, đọc trơn tiếng ổi.
- GV hướng dẫn đánh vần, đọc trơn tiếng ổi. HS thực hiện cá nhân, tổ, lớp.
* Từ khoá đồi núi: GV giới thiệu tranh, HS nói những gì các em biết về đồi núi, viết từ lên bảng - HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- HS đánh vần, đọc trơn: ui, núi, đồi núi (cá nhân, tổ, lớp).
* ưi (tiến hành tương tự vần ui)
- HS đánh vần, đọc trơn toàn bài.
- HS so sánh vần ui và vần ưi.
 c. Hướng dẫn viết: 
- GV viết lên bảng lần lượt: ui, ưi, đồi núi, gửi thư. (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết, lưu ý nét nối giữa các con chữ, điểm đặt và dừng bút, dấu thanh).
- HS tập viết trên bảng con.
- GV quan sát, giúp đỡ. 
d. Đọc từ ứng dụng: 
- GV viết các từ ứng dụng lên bảng. HS tìm tiếng chứa vần vừa học
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, tổ, lớp.
- GV đọc mẫu, giải thích từ.
- HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2:
3 .Luyện tập: 
a. Luyện đọc: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1.
- Đọc câu ứng dụng: 
+ GV hướng dẫn thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. 
+ HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, tổ, lớp).
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân (3 - 5 em).
b. Luyện viết: 
- GV hướng dẫn tập viết. 
- HS tập viết ui, ưi, đồi núi, gửi thư trong vở tập viết. 
- GV chấm và nhận xét một số bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS luyện nói - HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Câu hỏi: Tranh vẽ gì? Nhà em có gần đồi núi không? Kể về chủ đề đồi núi?
- HS trình bày trước lớp. GV quan sát, nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.
- Trò chơi “Tìm bạn thân”.
- Dặn HS học bài ở nhà.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+2: 
Tiếng Việt: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- HS luyện đọc, luyện viết và hoàn thành bài tập Tiếng Việt.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu. 
2. Bài mới:	Tiết 1:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK; đọc lại bài 34 theo nhóm
- 3 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. Luyện viết:
- HS tập viết trên bảng con: gửi thư, đồi núi.
- HS viết vào vở ô li có sẵn mẫu chữ.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
- GV chấm một số bài viết của HS.
Tiết 2:
c. HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 34:
Bài 1: Nối 
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ, đánh vần từ và nối với hình thích hợp.
Bài 2: Nối 
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS đánh vần tiếng ở 2 cột và nối để tạo từ thích hợp.
- GV chốt: bụi tre, cái mũi, gửi quà. HS đọc lại.
Bài 3: Viết
- GV hướng dẫn HS viết - HS viết: cái túi, gửi quà. 
- GV theo dõi, giúp đỡ
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV thu vở chấm - nhận xét.
- Dặn HS luyện đọc, viết ở nhà.
Tiết 3:
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- HS cảm thấy thoải mái sau những tiết học căng thẳng.
- Tập cho HS biết cách tổ chức tiết HĐTT.
- Nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần học qua.
II. Tiến hành:
1. Sinh hoạt trò chơi:
- GV tổ chức cho HS một số trò chơi mới: trò chơi “con thỏ”.
2. Đánh giá tuần qua: 
- GV tập cho cán sự lớp đánh giá tình hình học tập trong tuần qua (ưu – khuyết điểm).
* GV bổ sung:
- Tuyên dương các bạn học tốt, có tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ: Quý, Vi.
- Nhắc nhở các bạn còn vi phạm nhiều lần trong giờ học: Phương, Quân, Toàn, Đình...
- Một số bạn còn nhút nhát: Đào, Cường...
- Một số bạn đi học chưa chuyên cần: Quấn, Cường, Ý.
3. Kế hoạch tuần tới: 
- Phát huy những mặt mạnh đã đạt được trong tuần qua, khắc phục những tồn tại mắc phải trong tuần.
- Có ý thức học bài ở nhà, mạnh dạn xây dựng bài trên lớp.
- Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm
- Tiếp tục thu các khoản đóng góp.
- Đi học chuyên cần, học tập chăm chỉ.
- Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ theo phân công. 
- Giữ trật tự trong các giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7-8.doc