Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 9, 10

Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 9, 10

BUỔI SÁNG

Tiết 1:

Toán: LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:

- Làm được phép tính cộng trong phạm vi các số đã học.

- Phép cộng một số với 0.

II. Chuẩn bị:

- Bảng con, SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con

 3 + .= 5 .+ 3 = 3 1 + 2 = .

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Dạy bài mới:

GV hướng dẫn HS làm các bài tập

Bài 1: Tính

- HS nêu yêu cầu, GV nhắc lại.

- HS làm bài vào bảng con, GV giúp HS viết số thẳng cột với nhau.

- HS đọc phép tính trên bảng. GV chốt đáp án.

Bài 2: Tính

- HS nêu yêu cầu BT.

- GV làm mẫu : 2 + 1 + 2 = 5 (hướng dẫn HS cộng theo chiều trái sang phải, tính 2 bước).

- HS làm nhóm đôi vào SGK các phép tính còn lại.

- HS nêu kết quả, GV chốt: 3 + 1 + 1 = 5; 2 + 0 + 2 = 4

- GV giúp HS nắm được quy trình tính với 2 phép cộng liên tiếp.

 

doc 30 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 9, 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 
THỨ HAI 	Ngày soạn: 
 	Ngày giảng: Thứ hai, ngày 29 tháng 10 năm 2012
(Đ/c Diệu dạy thay)
_____________________________
THỨ BA 	Ngày soạn: 25/10/2012
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 30 tháng 10 năm 2012 
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Toán:	 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Làm được phép tính cộng trong phạm vi các số đã học.
- Phép cộng một số với 0.
II. Chuẩn bị:
- Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con
 	 3 + ...= 5 .....+ 3 = 3 1 + 2 = .... 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Dạy bài mới:
GV hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: Tính
- HS nêu yêu cầu, GV nhắc lại.
- HS làm bài vào bảng con, GV giúp HS viết số thẳng cột với nhau.
- HS đọc phép tính trên bảng. GV chốt đáp án.
Bài 2: Tính
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV làm mẫu : 2 + 1 + 2 = 5 (hướng dẫn HS cộng theo chiều trái sang phải, tính 2 bước).
- HS làm nhóm đôi vào SGK các phép tính còn lại. 
- HS nêu kết quả, GV chốt: 3 + 1 + 1 = 5; 2 + 0 + 2 = 4
- GV giúp HS nắm được quy trình tính với 2 phép cộng liên tiếp.
Bài 3: Điền dấu >, <, =
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV làm mẫu: 2 + 3 = 5, hướng dẫn HS vận dụng bảng cộng đã học để làm bài tập 3, điền dấu thích hợp.
- GV hướng dẫn HS làm vào SGK. HS làm nhóm đôi, trình bày kết quả.
- GV chốt đáp án đúng.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS quan sát tranh và nêu thành bài toán. 
- GV hướng dẫn viết phép tính thích hợp theo bài toán vừa nêu.
- HS viết phép tính vào SGK. 2 HS lên bảng. HS khác nhận xét.
- GV chốt: 2 + 1 = 3;	1 + 4 = 5
C. Củng cố - dặn dò: 
- GVnhận xét giờ học 
- Nhắc HS ghi nhớ bảng cộng.
Tiết 2:
Mỹ thuật:	(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Tiết 3+4:
Tiếng Việt: 	BÀI 36: ay - â - ây
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: ay, â, ây, máy bay, nhảy dây; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: ay, â, ây, máy bay, nhảy dây.
- Luyện nói được vài câu theo chủ đề: chạy, bay, đi bộ, đi xe.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ từ khoá: máy bay
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phần luyện nói 
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc câu ứng dụng bài 35.
- Viết vào bảng con: tuổi thơ, tươi cười.
B. Bài mới: Tiết 1:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu.
2. Dạy vần : * ay
a. Nhận diện vần: 
- GV viết vần ay lên bảng, cho HS quan sát và nhận xét: 
+ Vần mới trên bảng gồm những âm nào ghép lại? âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? 
- HS trả lời: âm a và y, âm a đứng trước âm y đứng sau (HS nhắc lại). 
- HS ghép vần ay trên bảng gài và đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp). 
- GV đánh vần, đọc trơn mẫu và hướng dẫn cả lớp đánh vần, đọc trơn vần ay.
- HS đánh vần, đọc trơn vần ay (cá nhân, cả lớp).
b. Phát âm và đánh vần tiếng
- GV hướng dẫn HS giữ nguyên vần ay vừa ghép được trên bảng gài, tiếp tục ghép âm b vào vần ay để tạo tiếng “bay”. HS phân tích tiếng, đánh vần, đọc trơn tiếng bay.
- GV hướng dẫn đánh vần, đọc trơn tiếng “bay”. HS thực hiện cá nhân, tổ, lớp.
* Từ khoá “máy bay”: GV giới tranh minh hoạ, HS nói những gì các em biết về máy bay, viết từ lên bảng - HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- HS đánh vần, đọc trơn: ay, máy bay (cá nhân, tổ, lớp).
* â, ây (tiến hành tương tự vần ay)
- HS đọc toàn bài, so sánh 2 vần mới học ay - ây.
 c. Hướng dẫn viết: 
- GV viết lên bảng lần lượt: ay, ây, máy bay, nhảy dây. (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết, đánh dấu thanh đúng vị trí).
- HS tập viết trên bảng con. GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
d. Đọc từ ứng dụng: 
- GV viết các từ ứng dụng lên bảng, HS tìm tiếng chứa vần mới học.
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. 
- GV đọc mẫu, giải thích từ.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1. HS đọc bài ở SGK.
- Đọc câu ứng dụng: 
- GV hướng dẫn thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. 
- HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, tổ, lớp).
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân (3 - 5 em).
b. Luyện viết: 
- GV hướng dẫn tập viết. 
- HS tập viết ay, ây, máy bay, nhảy dây trong vở tập viết. 
- GV chấm, nhận xét một số bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS luyện nói - HS thảo luận theo nhóm đôi
- Câu hỏi: Tranh vẽ gì? Gọi tên từng hoạt động trong tranh? Hằng ngày, em đi xe đạp hay đi bộ đến trường?
- HS trình bày trước lớp.
- GV quan sát , nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc toàn bài.
- Dặn HS luyện đọc và viết ỏ nhà.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1:
Tiếng Việt:	 ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 36 vần ay - ây.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Bài mới:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK; đọc lại bài theo nhóm.
- 5 HS đọc bài
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 36:
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS quan sát hình vẽ; đánh vần để phát hiện từ, nối vào hình vẽ thích hợp.
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đánh vần, đọc trơn các từ; nối các từ với nhau để tạo thành câu. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả 
- GV ghi bảng: Suối chảy qua khe đá; Chú Tư đi cày; Bầy cá bơi lội.
- HS đọc lại câu.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: cối xay; vây cá.- HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV thu vở chấm - nhận xét 
- Trò chơi: Thi tìm tiếng có chứa vần ay - ây
Tiết 2+3:
Toán: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Làm được phép tính cộng trong phạm vi các số đã học.
- Phép cộng một số với 0.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu.
2. Nội dung:	
- HS làm BT Toán (Bài 33: Luyện tập chung) và một số bài tập khác.
Tiết 1:
Bài 1: Tính: 
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS điền số thích hợp vào chỗ chấm theo cột dọc 
- HS làm vào VBT. HS nêu kết quả. GV chữa bài
Bài 2: Tính:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào chỗ chấm. HS nhắc lại cách tính với 2 phép tính cộng đã được học. 
- GV nhắc lại 2 bước tính: 2 +1 = 3, tính phép cộng tiếp theo 3+ 1 =4, ghi 4.
- HS thực hiện vào vở bài tập.
- HS nêu kết quả, GV chốt đáp án đúng.
Bài 3: Điền dấu >, <, =
- GV làm mẫu, HS quan sát. GV hướng dẫn cách làm: 
+ Ta lấy 2 + 2 = 4 rồi so sánh 5, viết dấu vào chỗ chấm (2 + 2 < 5).
+ Ta lấy 2 + 2 = 4; 2 + 1 = 3 rồi so sánh 4 và 3, viết dấu vào chỗ chấm (2 +2 > 1+ 2.
- HS làm các phép tính còn lại vào VBT, nêu bài làm. GV chốt đáp án đúng.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp 
- GV hướng dẫn HS nêu bài toán và phép tính cộng.
- HS nêu được phép tính: 1 + 2 = 3 hoặc 2 + 1= 3
- Các hình còn lại thực hiện tương tự. 
- HS làm vào VBT. GV chấm một số bài, chốt đáp án.
	Tiết 2:
* Bài tập củng cố:
Bài 1: HS làm bảng con
- GV tổ chức cho HS thi viết các phép tính đã học để có kết quả bằng 2, 3, 4, 5. (tiến hành lần lượt từng yêu cầu).
- Chia lớp thành các nhóm 4, thi đua giữa các nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả và bổ sung lẫn nhau. GV nhận xét.
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
	1 + 1 = ...	1 + 4 = ...	...+ 1 = 5	0 +... = 4 
	...+ 1 = 2	1 +... = 4	...+ 4 = 5	...+ 1 = 1
1 + 2 = ...	3 +... = 4	3 + 2 = ...	0 + 0 = ... 
2 +... = 3	2 +... = 4	...+ 3 = 5	5 + 0 = ...
- Thực hiện nhóm đôi, thi đua điền nhanh trên bảng phụ.
- Các nhóm nhận xét và bổ sung, GV chốt đáp án.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
_____________________________
THỨ TƯ 	Ngày soạn: 25/10/2012
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 31 tháng 10 năm 2012 
BUỔI SÁNG
Tiết 1+2:
Tiếng Việt: BÀI 37: ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS đọc được các vần vừa học có âm kết thúc bằng i, y; từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 32 - 37.
- HS viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 32 - 37.
- Nghe, hiểu và kể lại được một đoạn truyện theo tranh truyện kể Cây khế.
II. Chuẩn bị:
- Bảng ôn (tr.76 SGK)
- Tranh minh hoạ cho đoạn thơ ứng dụng; truyện kể (nếu có)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết vào bảng con: cối xay, vây cá.
- HS đọc lại các từ đã viết, GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới: Tiết 1:
1. Giới thiệu bài: 
- Tuần qua chúng ta đã học được những vần gì mới? 
- HS nêu GV ghi bảng.
2. Ôn tập : 
a. Ôn các vần vừa học:
 - HS viết các vần đã học từ bài 32 – 37 vào bảng con. 
- Đại diện nhóm đọc vần vừa viết. GV nhận xét, viết vào bảng ôn.
b. Ghép chữ và vần thành tiếng
- Lần lượt cá nhận ghép chữ ở cột dọc với chữ ở cột ngang. 
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp).
- GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV viết các từ ứng dụng lên bảng: đôi đũa, tuổi thơ, mây bay.
- HS đánh vần, đọc trơn. (cá nhân, nhóm, lớp).
- GV đọc mẫu và giải thích nghĩa các từ.
d. Tập viết từ ngữ ứng dụng
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: tuổi thơ, mây bay; 
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- HS luyện đọc lại bảng ôn, các từ ứng dụng (cá nhân, nhóm, lớp). 
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Câu ứng dụng: 
- HS thảo luận theo nhóm tranh minh hoạ.
- GV giới thiệu câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, lớp).
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS (khuyến khích các em đọc trơn)
- GV đọc mẫu. HS đọc: 3 - 5 em.
b. Luyện viết 
- HS viết bài ở vở tập viết. GV quan sát, giúp đỡ HS viết đúng, đẹp.
- GV chấm một vài HS nhận xét.
c. Kể chuyện
- GV kể cho HS nghe hai lần (kèm tranh minh hoạ). HS kể chuyện theo nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện thi kể lại.
- GV dựa vào tranh nêu câu hỏi. 
+ Tranh 1: Người anh chia cho em cái gì? 
+ Tranh 2: Đại bàng hứa sẽ làm gì?
+ Tranh 3: Đại bàng đưa người em đi đâu? 
+ Tranh 4: Người anh bắt em đổi lấy cái gì?
+ Tranh 5:Vì sao người anh rơi xuống biển?
- Đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp. GV nhận xét.
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện. GV chốt lại: Không nên tham lam, anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
C. Củng cố - dặn dò: 
- HS đọc lại bài ôn.
- GV tổ chức cho HS trò chơi tìm chữ.
Tiết 3:
Âm nhạc:	(GV bộ môn soạn giảng)
Tiết 4:
Toán: 	 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ - GIỮA HỌC KÌ I
(Đề do chuyên môn Trường ra)
____________________________
THỨ NĂM 	 Ngày soạn: 25/10/2012
 Ngày giảng: Thứ năm,  ... dẫn HS nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 3: Tính:
- HS nêu yêu cầu BT, GV nhắc lại.
- GV viết các số thẳng cột với nhau. HS làm bài vào SGK, 3 HS làm bảng.
- GV chốt đáp án. 
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
- HS quan sát tranh và nêu thành bài toán. GV hướng dẫn “hái ” tức là trừ đi.
- HS viết phép tính vào SGK. GV chốt: 5 – 3 = 2; 5 – 4 = 1.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc bảng trừ trong phạm vi 5 (cá nhân, đồng thanh).
- Hướng dẫn HS làm ở vở bài tập Toán 1.
Tiết 4:
TN&XH:	ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.
- Có thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày.
- Kĩ năng tự nhận xét về các giác quan của mình, biết thể hiện sự cảm thông với những người thiếu giác quan. Phát triển kĩ năng hợp tác thảo luận nhóm.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi HS thu thập được mang đến lớp.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể, các cơ quan.
- GV nêu câu hỏi:
+ Cơ thể người có mấy bộ phận?
+ Kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?
+ Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào của cơ thể? 
- HS xung phong trả lời các câu hỏi 
- HS, GV bổ sung.
* Hoạt động 2: Nhớ và kể lại các việc làm vệ sinh cá nhân trong một ngày. 
- Mục tiêu: Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hằng ngày để có sức khoẻ tốt. Biết những việc nên, không nên làm để bảo vệ cho sức khoẻ.
- GV nêu câu hỏi :
+ Em hãy kể lại những việc mình đã làm trogn một ngày?
+ Buổi sáng em thức dậy vào lúc mấy giờ?
+ Buổi trưa em thường ăn những gì? Ăn thường đủ no không?
+ Em có đánh răng, rửa mặt trước khi đi ngủ không?
+ Buổi sáng, em nên làm gì để bảo vệ sức khỏe?
+ Có nên ăn nhiều kẹo không? Vì sao?
- HS thảo luận theo nhóm đôi và trình bày trước lớp.
- GV: Nhắc HS nên thường xuyên vệ sinh cá nhân hằng ngày để bảo vệ sức khỏe của mình.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS ôn lại nội dung các bài để tiết sau kiểm tra.
- Thực hành tốt những điều đã học.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+ 2: 
Tiếng Việt: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Đọc được các âm, vần, các từ và câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40.
- Viết được các âm, vần, các từ và câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40.
- Nói được từ 2 – 3 câu theo các chủ đề đã học.
II. Chuẩn bị:
- SGK, bảng con,
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu
2. Nội dung: 	 Tiết 1:
* Đọc
- HS đọc các âm, vần, tiếng, từ, câu ứng dụng các bài đã học trong SGK.
- GV theo dõi, giúp đỡ những em đọc còn yếu. 
- HS luyện đọc theo cặp đôi, thi đua đọc giữa các nhóm.
Tiết 2:
* Viết 
- GV viết lên bảng các vần, từ, câu: 
+ oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, eo, ao.
+ cái còi, đồ chơi, cái chổi, tuổi thơ.
+ chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.
- HS tập viết vào bảng con thành thạo sau đó tập viết vào vở ô li. GV quan sát giúp đỡ những em yếu.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
* Trò chơi: 
- GV nêu các âm, vần; HS nêu từ chứa âm, vần đó. GV ghi từ lên bảng.
- HS đánh vần, đọc trơn và ghi từ đó vào bảng con.
- Thi đua viết đúng, đẹp giữa các tổ.
- GV tuyên dương những HS tìm nhanh, đúng.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện đọc và viết các tiếng, từ đã học.
Tiết 3:
Thủ công:	 (GV bộ môn soạn giảng)
_____________________________
THỨ SÁU 	Ngày soạn: 9/11/2012
 	Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 9 tháng 11 năm 2012
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Thể dục: 	 THỂ DỤC RÈN LUYỆN TTCB 
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước, đưa hai tay dang ngang (có thể chưa đưa tay ngang vai) và đứng đưa tay cao chếch chữ V.
- Bước đầu làm quen với tư thế đứng kiểng gót chân, hai tay chống hông (thực hiện bắt chước theo GV). 
II. Địa điểm và phương tiện:
- Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập sạch sẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc thành trên địa hình tự nhiên ở sân trường 30 – 50m.
* Trò chơi: "Diệt các con vật có hại".
B. Phần cơ bản:
* Ôn bài phối hợp đã học:
- Động tác: đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang (2 - 3 lần).
- Động tác: đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V (2 - 3 lần).
* Dạy 2 động tác RLTTCB: (đứng kiểng gót hai tay chống hông)
- GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa giải thích sau đó dùng khẩu lệnh cho HS thực hiện.
- HS tập phối hợp: 3 lần - thực hiện (cá nhân, tổ, lớp).
* Ôn trò chơi:" Qua đường lội".
C. Phần kết thúc:
- HS đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài. 
- HS xung phong trình diễn lại hai động tác vừa học.
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2+3:
Tiếng Việt: BÀI 41: iêu - yêu
I. Mục tiêu:
- Đọc được : iêu, yêu, diều sáo, yêu quý; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Bé tự giới thiệu. 
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ từ khoá: diều sáo.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về..; phần luyện nói: Bé tự giới thiệu.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng bài 40.
- Viết vào bảng con: líu lo, chịu khó.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 	Tiết 1:
1. Giới thiệu bài: giới thiệu bài trực tiếp.
2. Dạy vần: * iêu
a. Nhận diện vần: 
- GV viết vần iêu lên bảng. HS phân tích vần: gồm những âm nào ghép lại? âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? 
- HS trả lời: âm iê và u, âm iê đứng trước, âm u đứng sau (3 HS nhắc lại).
- HS ghép vần iêu trên bảng gài và tập đánh vần, đọc trơn. 
- GV hướng dẫn những HS đánh vần sai. 
- GV đánh vần, đọc trơn mẫu và hướng dẫn cả lớp đánh vần, đọc trơn vần iêu.
- HS đánh vần, đọc trơn vần iêu (cá nhân, tổ, lớp).
b. Phát âm và đánh vần tiếng.
- HS giữ nguyên vần iêu vừa ghép, tiếp tục ghép âm d và dấu \ trên con chữ ê để tạo tiếng “diều”. HS phân tích tiếng, đánh vần, đọc trơn tiếng mới “diều”.
- GV hướng dẫn đánh vần, đọc trơn tiếng “diều”. HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
* Từ khoá “diều sáo”: GV giới thiệu tranh minh hoạ, HS nói những gì các em biết về diều sáo, viết từ lên bảng. HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- HS đánh vần, đọc trơn: iêu, diều, diều sáo (cá nhân, tổ, lớp).
* yêu (tiến hành tương tự vần iêu)
- So sánh vần iêu và yêu: 
+ Giống nhau: có âm u kết thúc
+ Khác nhau: iêu mở đầu bằng iê, yêu mở đầu bằng yê.
- Đọc lại toàn bài.
c. Hướng dẫn viết: 
- GV viết lên bảng lần lượt: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết, đánh dấu thanh đúng vị trí).
- HS tập viết trên bảng con.
- GV quan sát, giúp đỡ HS chậm.
d. Đọc từ ứng dụng: 
- GV viết các từ ứng dụng lên bảng. HS tìm tiếng chứa vần đã học.
- HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, tổ, lớp).
- GV đọc mẫu, giải thích từ.
- HS đọc toàn bài.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1. 
* Đọc câu ứng dụng: 
- GV hướng dẫn thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng, rút câu ứng dụng.
- HS đánh vần, đọc trơn câu ứng dụng (cá nhân, tổ, lớp).
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân (3 - 5 em).
b. Luyện viết: 
- GV hướng dẫn tập viết. 
- HS viết iêu, yêu, diều sáo, yêu quý trong vở tập viết. 
- GV chấm một số bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS luyện nói - HS thảo luận nhóm đôi.
- HS tự giới thiệu về mình với các bạn trong lớp: 
+ Em tên là gì? Nhà ở đâu?
+ Bố mẹ em tên gì?
+ Bố mẹ làm nghề gì?
+ Em thích làm nghề gì?...
- HS trình bày trước lớp. GV quan sát, nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài.
- Dặn HS tập đọc và luyện viết ở nhà.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+ 2: 
Tiếng Việt: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
- HS luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 40 vần : iêu, yêu.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu. 
2. Bài mới:	 Tiết 1:
a. Luyện đọc:
- HS đọc lại toàn bài 41 SGK
- HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp).
b. Luyện viết:
- HS viết vào vở ô li có sẵn mẫu chữ các từ ứng dụng bài 41.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
- GV chấm một số bài viết của HS.
Tiết 2:
c. Hướng dẫn HS làm vở Bài tập TV bài 41:
Bài 1: Nối: 
- HS nêu yêu cầu BT, GV nhắc lại.
- GV cho HS quan sát hình vẽ; đánh vần, đọc trơn để phát hiện từ và nối vào hình vẽ thích hợp.
- GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Nối: 
- HS nêu yêu cầu BT, GV nhắc lại.
- GV cho HS đọc các từ; nối các từ với nhau để tạo thành câu.
- HS nêu kết quả: Chiều hè, gió thổi nhẹ. Bé yêu quý cô giáo. Mẹ nấu riêu cua. 
- GV ghi bảng - HS đọc lại câu.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: buổi chiều, già yếu. 
- HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV thu vở chấm - nhận xét 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS luyện viết và đọc ở nhà.
Tiết 3:
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- HS cảm thấy thoải mái sau những tiết học căng thẳng.
- Tập cho HS một số bài hát hoặc trò chơi tập thể.
- Nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần học qua.
II. Tiến hành:
1. Trò chơi:
- GV cho HS tập chơi trò chơi: “Chiếc hộp thần kỳ”
+ GV cho HS hát và chuyền tay nhau chiếc hộp có chứa tiếng hay vần đã học, HS chuyền nhau cho đến khi bài hát kết thúc. Bạn nào cầm chiếc hộp đó thì mở hộp, lấy một vần (tiếng ra đọc). Sau đó cứ tiếp tục chuyền và chơi như ban đầu.
- HS chơi, GV quan sát, giúp đỡ các em biết cách chơi.
2. Đánh giá tuần qua: 
- Cán sự lớp tập đánh giá tình hình học tập trong tuần qua (ưu – khuyết điểm).
* GV bổ sung:
- Tuyên dương các bạn học tốt, có tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ: Quý, Vi.
- Nhắc nhở các bạn chưa chú ý trong giờ học: Phương, Đào, Quân, Thua.
- Một số bạn chưa làm bài về nhà: Kam, Ý, Cường.
3. Kế hoạch tuần tới: 
- Phát huy những mặt mạnh đã đạt được trong tuần qua, khắc phục những tồn tại mắc phải trong tuần.
- Tiếp tục thu các khoản đóng góp.
- Đi học chuyên cần, học tập chăm chỉ.
- Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ theo phân công. 
- Có ý thức học bài ở nhà, mạnh dạn xây dựng bài trên lớp.
- Thi đua học tốt nhân ngày 20 – 11.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9-10.doc