Giáo án dạy Lớp 1 - Tuần 30

Giáo án dạy Lớp 1 - Tuần 30

Tập đọc

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I. Yêu cầu cần đạt:

- Đọc đúng rõ ràng toàn bài, ngắt nghie hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, Xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ( Trả lời được câu hỏi 1, 3, 4, 5)

* Đối với h/s khá giỏi: trả lời được câu hỏi 2

- Thái độ h/s có thái độ yêu thích môn học này

II. Đồ dùng:

 - Tranh SGK, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 35 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 1 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày 06 tháng 04 năm 2009
Tập đọc
ai ngoan sẽ được thưởng
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài, ngắt nghie hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, Xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ( Trả lời được câu hỏi 1, 3, 4, 5)
* Đối với h/s khá giỏi: trả lời được câu hỏi 2
- Thái độ h/s có thái độ yêu thích môn học này 
II. Đồ dùng:
 - Tranh SGK, bảng phụ
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU
TIếT 1
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
2-
4’
1-2’
20-25’
15-20’
8-10’
2-4’
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài: .
- Nhận xét cho điểm vào bài.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài- ghi bảng:
2.Luyện đọc:
a)GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài , nêu cách đọc cho HS theo dõi .
b) Luyện phát âm:
- GV cho HS đọc nối tiếp nhau ,đọc câu cho đến hết bài.
- GV theo dõi từ nào HS còn đọc sai, đọc nhầm thì ghi bảng để cho HS luyện đọc .
- GV cho HS nêu từ còn đọc sai : 
 VD : quây quanh, reo lên, trìu mến,..
- GV cho HS luyện đọc ĐT, CN, uốn sửa cho HS.
c) Luyện ngắt giọng : 
- GV treo bảng phụ viết câu văn dài.
- GV đọc mẫu, cho HS khá phát hiện cách đọc, cho nhiều HS luyện đọc ĐT, CN, theo dõi uốn sửa cho HS.
d) Đọc từng câu: 
*GV treo bảng phụ.
GV hướng dẫn đọc nhấn giọng ở các câu hỏi
+ Ví dụ: Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không?
- GV cho HS luyện đọc từng câu, theo dõi uốn sửa cho HS .
e) GV cho HS đọc đoạn :
- GV cho HS luyện đọc đoạn, tìm từ, câu văn dài luyện đọc và luyện cách ngắt nghỉ. 
- GV kết hợp giải nghĩa từ :hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ
g) Thi đọc : 
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV cho HS thi đọc.
- GV cho HS nhận xét bình bầu nhóm đọc tốt , CN đọc tốt , tuyên dương động viên khuýên khích HS đọc tốt.
*Đọc đồng thanh:
- Lớp đọc đồng thanh
 Tiết 2
 3. Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
* Đối với h/s khá giỏi trả lời câu hỏi 2
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi và tìm ra câu trả lời:
- Khi thấy Bác Hồ đến thăm , tình cảm của các em nhỏ như thế nào ?
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào?
- Bác Hồ hỏi các cháu những gì?
- Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì?
- Bác chia kẹo cho những ai?
- Tai sao Tộ không dám nhận phần kẹo Bác chia?
- Tại sao Bác khen Tộ ngoan?
( nêu yêu cầu không cần y nguyên sách giáo khoa)
- Bức tranh SGK thể hiện đoạn nào trong câu truyện ?
4.Luyện đọc lại bài: 
+Yêu cầu HS đọc theo vai
- GV giúp đỡ HS yếu luyện đọc từ , HS khá đọc diễn cảm.
C.Củng cố, dặn dò: 
- Em hiểu điều gì qua câu chuyện này? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét giờ học , dặn dò xem lại bài ở nhà.
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài : 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS theo dõi GV đọc .
- 2 HS khá đọc lại.
- HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS nêu từ luyện đọc: 
+ Từ: quây quanh, reo lên, trìu mến,..
- HS uốn sửa theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc CN, ĐT
- HS theo dõi GV đọc, HS phát hiện cách đọc.
+VD câu văn: 
+ Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không?
- HS nghe - theo dõi.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
+ Thảo luận và giải nghĩa các từ : 
 - HS nghe giải nghĩa từ. hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ
- HS thi đọc , HS bình bầu cá nhân đọc tốt, nhóm đọc tốt.
- HS đọc đồng thanh .
- HS tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi.
*Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả
- Chạy ùa tới quây quanh Bác
- Phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp,...
- Các cháu chơi có vui không? Ăn có no không? ...
- Bác rất quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng.
- Chia kẹo cho những bạn ngoan, ai ngoan mới được ăn kẹo.
- Bạn tự thấy mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
- Vì Tộ thật thà, biết nhận lỗi.
- Thể hiện đoạn 3..
- Học sinh tự nhận vai và thi đọc phân vai. - Nhiều HS đọc.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS nêu , HS nhận xét bổ sung.
- Hiểu điều câu truyện muốn nói:
+ Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Giáo dục HS có ý thức nhận lỗi và sửa lỗi.
đọc được đúng các từ tiếng khó trong bài
Hiểu và trả lời được câu hỏi
________________________________
Tiết 3:
	Môn :	Đạo đức
bảo vệ loài vật có ích 
Tiết 1
I. Yêu cầu cần đạt:
 - kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
- Yêu quí và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ laoif vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.
* Đối với h/s khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích
- Thái độ có thái độ yêu thích môn học này 
II. Tài liệu và phương tiện:
+Tranh ảnh về các loài vật có ích.
III./ CáC HOạT ĐộNG DạY HọC :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2-4’
1-2’
7-10’
7-10’
7-10’
2-3’ 
A, KTBC: cho h/s nêu lại nội dung bài học trước
B, bài mới
1- Giới thiệu bài:
- GV dùng tranh SGK để vào bài.
2- Hoạt động 1: Đoán xem con gì?
- GV phổ biến luật chơi .
- GV treo tranh, ảnh một số loài vật có ích.
- GV ghi tóm tắt ích lợi của từng con vật.( sau khi các tố đã nêu )
- KL: Hầu hết các loài vật có ích cho cuộc sống. 
3- Hoạt động 2: Thảo luận
- GV chia nhóm và đưa câu hỏi thảo luận:
+ Em biết những loài vật có ích nào?
+ Hãy kể những ích lợi của chúng?
+ Cần làm gì để bảo vệ loài vật có ích?
- KL: Cần bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trườngGiúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành 
4- Hoạt động 3: Nhận xét đúng sai?
- GV cho học sinh quan sát tranh và nhận xét
- GV cho HS trình bày.
- GV cho HS nhận xét . GV nhận xét chốt lại .
* Tranh 1, 3, 4 là đúng biết bảo vệ và chăm sóc loài vật .
* h/s khá giỏi: sau bài học h/s biết nhắ nhở các bạn cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích
5- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn dò HS về nhà liên hệ thực tế qua bài học.
- HS quan sát tranh SGK.
- HS nghe.
+ Tổ nào có nhiều câu trả lời đúng nhanh tổ đó thắng cuộc.
- Học sinh nêu tên và ích lợi của từng con vật.
VD: Đó là con gì ?
 Lợi ích của từng con vật.
- Học sinh thảo luận.
a)Em biết những con vật có ích nào ?
b) Hãy kể những ích lợi của chúng?
c) Cần làm gì để bảo vệ chúng ?
- Đại diện nhóm lên trình bày.
+ Ví dụ: Con gà cho thịt, trứng làm thức ăn.
+ Con ngựa giúp vận chuyển hàng hoá.
- Học sinh quan sát tranh phân biệt việc làm đúng, sai?
- Học sinh nêu .
- Nhận xét, bổ sung.
VD: Tranh 1 : Tịnh đang chăn trâu .
Tranh 3 : Hương đang cho mèo ăn ..
- HS nghe dặn dò.
_______________________________
Tiết 4: toán 
ki - lô - Mét
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết ki - lô - mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết ký hiệu đơn vị ki- lô -mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị ki- lô- mét với đơn vị mét.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo đơn vị km.
- nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
* Đối với h/s khá giỏi: làm bài tập 3
II.Đồ dùngdạy học: 
- Bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vẽ các tuyến đường như SGK.
III	 CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU :
TG
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
HTĐB
2-4’
1-2’
10-15’
15-20’
3-4’
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm BT sau:Số?
1m = .cm dm = 100 cm
1m =.dm.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
B. Dạy học bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Giới thiệu đơn vị đo độ dài là ki lô mét.
- GV giới thiệu ki lô mét là đơn vị đo độ dài dùng để đo quãng đường dài.
- Ki lô mét viết tắt là: km
 Viết bảng: 1 km = 1000 m
+Gọi HS đọc phần bài học trong SGK.
3- Thực hành
.Bài 1: 
GV cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV kiểm tra vở của 1 số HS.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- GV lưu ý quan hệ 2 chiều
+ Ví dụ: 1 km = 1000 m
 1000 m = 1 km
.Bài 2: GV hướng dẫn HS nhìn hình vẽ đọc chiều dài các quãng đường rồi lần lượt trả lời câu hỏi.
- Gv đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
- Nhận xét, yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
.Bài 3:
*h/s khá giỏi làm bài 
*Gv treo lược đồ như trong SGK.
- GV giúp HS nhận biết các thông tin trên bản đồ:Quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km.
- Yêu cầu HS tự quan sát, làm bài.
.Bài 4:( giảm tải)
3- Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về tìm độ dài quãng đường từ Thanh Miện đi Hải Dương, Nam Định, Thái Bình. Giờ học sau báo cáo kết quả.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở nháp.
- Nhận xét bài của bạn, kiểm tra bài của mình.
- Học sinh nhắc lại
- HS đọc:1 ki lô mét bằng 1000 mét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài đổi chéo vở để KT bài.
- Chữa bài .
- Nhận xét - bổ sung.
- Đọc : Đường gấp khúc ABCD.
- Quãng đường AB dài 23 km.
- Quãng đường từ B đến D ( đI qua C) dài 90 km vì BC dài 42km.
- HS quan sát lược đồ.
 - HS trả lời bài toán theo hướng dẫn của GV.
- HS quan sát trả lời.
- Trả lời các câu hỏi.
- Chữa bài - nhận xét,
- HS nghe dặn dò.
- Bài tập thực hành.
H/s hiểu và làm được bài toán về đo độ dài
 Thứ 3 ngày 07 tháng 04 năm 2009
Tiết 1: Toán
mi- li- mét
I.Yêu cầu cần đạt
-Biết mi- li- mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu mi- li- mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mi- li- mét với các đơn vị đo độ dài: Xăng - ti - mét, mét.
- Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm, trong một số trường hợp đơn giản.
* Đối với h/s khá giỏi:
- TĐ: h/s có thái độ yêu thích môn học này
 II.Đồ dùng dạy học:
 -Thước có vạch chia mi li mét.
III,CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU :
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
2-3’
10-15’
15-20’
2-4’
1.Kiểm trabài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm BT sau:
Điền dấu >, <. = thích hợp vào chỗ trống.
 267 km .276 km
 324 km.322 km
 378 km 278 km
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm HS.
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài
 b.Hướng dẫn:
. 1- Giới thiệu độ dài mi li mét
- GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo độ dài đã học, giới thiệu đơn vị mới.
*Gv dùng thước giới thiệu đơn vị mm
- Cho HS quan sát độ dài 1 cm trên thước để trả lời: 1 cm được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ KL: Một phần nhỏ chính là độ dài của 1 mi li mét, 10mm có độ dài bằng 1 cm + Viết lên bảng: 10mm = 1cm
 1m = 1000 mm
 Mi li mét ký hiệu là mm.
-Kể và sắp xếp các đơn vị đo độ d ... trong giờ tự học.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Số 357 gồm 3 trăm 5 chục và 7 đơn vị.
300 là giá trị của hàng trăm.
70 hay 7 chục là giá trị của hàng chục.
- HS phân tích :357 = 300 + 50 + 7
-HS làm bảng con:
+529 = 500 + 20 + 9
+736 = 700 + 30 + 6
-HS nêu cách phân tích:
+820 = 800 + 20
+802 = 800 + 2
- HS nghe.
-HS lên bảng điền và nêu cách làm.
271 = 200 + 70 + 1
-HS làm bảng con
 600 + 30 + 2 = 632
 500 + 5 = 505
-HS làm vở, chữa bài.
- HS nghe hướng dẫn cách làm.
- Tự làm bài- đọc bài làm của mình trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét.
VD: 975 = 900 + 70 + 5
632 = 600 + 30 + 2
731 = 700 + 30 + 1
- HS nêu.
- HS nghe dặn dò.
h/s phân tích được các số thành trăm, chục, đơn vị
___________________________________
Tiết 3
TậP VIếT
chữ hoa m( kiểu 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết đúng chữ hoa M- kiểu 2(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Mắt(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Mắt sáng như sao(3 lần)
*Đối với h/s khá giỏi: h/s viết đúng đẹp
- Thái độ: giáo dục h/s yêu thích môn học này
II.Đồ dùng dạy học:
 -Mẫu chữ hoa .
 -Bảng phụ viết mẫu cụm từ ứng dụng.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU.
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
3-5’
1-2’
25-30’
3-5’
A.Kiểm tra bài cũ:
 -HS viết chữ hoa : A kiểu 2
 -GV nhận xét, cho điểm.
B.Dạy bài mới.
1.Hướng dẫn viết chữ hoa.
a.Quan sát, nhận xét.
 -Treo bảng mẫu chữ cho HS quan sát.
 +Chữ M hoa cao mấy li, gồm mấy nét, là những nét nào ?
*GV nhắc lại quy trình viết chữ hoa .
b.Viết bảng.
 -Yêu cầu HS viết trong không trung.
 -Yêu cầu HS viết bảng con.
2.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
 -Yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng.
 - Em hiểu cụm từ : nghĩa là gì ?
-Cụm từ có mấy chữ, là những chữ nào ?
 -Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ và cao mấy li ?
 -Các chữ còn lại cao mấy li ?
* Viết bảng con: Chữ hoa : Mắt
3.Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
4.Chấm bài, nhận xét.
- GV chấm bài , nhận xét tuyên dương HS viết đẹp , viết tiến bộ.
C.Củng cố dặn dò.
 -Nhắc lại quy trình viết chữ hoa M ?
 -GV nhận xét giờ học, dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
 -2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con chữ hoa : A kiểu 2
 -HS quan sát chữ mẫu.
- Chữ M cao 5 li, gồm 3 nét:
+ Nét móc 2 đầu, nét móc xuôi trái, nét lượn ngang kết hợp nét cong trái.
-Học sinh nêu.
-HS nghe, HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa 
 -HS luyện viết tay không chữ hoa .
 -HS viết bảng con chữ hoa : M
 -HS đọc cụm từ ứng dụng.
* ý khen ngợi những người mắt sáng như sao trên trời
+ Là 4 chữ : Mắt, sáng ,như, sao
- Các chữ cái M, g, h cao 2,5 li.
- Chữ t cao 1,5 li.
- Chữ s cao 1,25 li.
- Các chữ còn lại cao 1 li.
- HS viết vào bảng con.
- HS viết vở từng dòng.
 -HS viết bài vào vở.
-2 HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa .
 -HS nghe nhận xét, dặn dò.
Hs viết được chữ đúng qui trình,đúng cỡ chữ
______________________________________
Tiết 4:
Môn :	Tự nhiên – xã hội
nhận biết cây cối và các co vật.
I.Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.
- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật
* Đối với h/s khá giỏi: nêu được một số đặt điểm khác nhau giữa cây cối( thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân hoa, lá)( và con vật( di chuyển được có đầu mình, chân một số loài có cánh).
- Thái độ: giáo dục h/s có thái độ yêu thích môn học này
II. Đồ dùng dạy – học:
 Tranh ảnh trong SGK và tranh ảnh HS sưu tầm được.
 Giấy khổ to, băng dính, hồ dán.
III./ CáC HOạT ĐộNG DạY HọC :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2-4’
7-8’
7-10’
7-8’
5-7’
3-5’
A,KTBC
- Gọi h/s nêu lợi ích một số động vật sống dưới nước đối với lợi ích con người
B, Bài mới
1- Khởi động: Giới thiệu bài
2- Hoạt động 1: Nhận biết cây cối trong tranh vẽ
- HS biết tên gọi, nơi sống và lợi ích của một số loài cây.
- GV cho HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm để nhận biết tên gọi, nơi sống và lợi ích của các loài cây trong tranh.
- KL: Cây cối sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không.
- ở những môi trường khác rễ cây nằm ở đâu?
3- Hoạt động 2: Nhận biết các con vật trong tranh vẽ.
+) Bước 1:Hoạt động nhóm.
- GV cho HS quan sát và thảo luận để nhận biết các con vật theo trình tự sau:
 1. Tên gọi 2. Nơi sống 3.ích lợi.
+) Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu nhóm làm nhanh nhất lên trình bày.
- KL: Loài vật sống ở trên cạn, dưới nước,bay lượn trên không.
4- Hoạt động 3: Thi triển lãm tranh
*Gv phát giấy,băng dính,hồ dán cho học sinh để từng tổ sẽ triển lãm các con vật,cây cối mà mình sưu tầm được theo môi trường sống của chúng.
5. Họat động 4: Bảo vệ các loài cây, con vật.
?/ Hãy kể những việc làm để bảo vệ cây cối và các con vật có ích?
5- Củng cố –dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại những nơi mà cây cối và loài vật có thể sống.
- Yêu cầu HS về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo chủ đề và tìm hiểu thêm về chúng.
- Học sinh thảo luận, nêu tên.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Dưới đất, ngâm trong nước, nằm ngoài không khí.
- Học sinh quan sát, thảo luận, trình bày.
- Nhóm làm nhanh nhất lên trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm việc theo tổ
- Từng tổ giới thiệu về phần triển lãm của mình
- Nhận xét-Bình chọn nhóm có phần triển lãm phong phú và phân loại đúng.
-HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung thêm.
- HS nêu , HS nhận xét bổ sung.
- HS nghe dặn dò.
____________________________
Tiết 5:
Chính tả(nghe viết)
cháu nhớ bác hồ
I Yêu cầu cần đạt: 
- nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
- Làm được bài tập 2a/b hoặc bài tập 3a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn
* Đối với h/s khá giỏi: các em trình bày sạch đẹp và viết đúng đoạn văn.
* Giáo dục HS yêu thích viết chữ đẹp .
II Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, Tranh SGK.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
3-5’
1-2’
13-17’
10-12’
3-5’
A.Kiểm tra bài cũ.
 -Yêu cầu 2 HS lên bảng lớp viết, lớp viết bảng con: chào mào, chiền chiện, chích choè, trâu bò, ngọc trai.
B.Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chính tả.
 a. Ghi nhớ nội dung: 
 - GV treo bảng phụ - đọc đoạn văn.
 - Yêu cầu HS đọc bài. 
 - Đoạn thơ nói về nội dung gì?. 
 b. Hướng dẫn trình bày: 
 - Đoạn thơ có mấy dòng?. 
 - Trong bài có các dấu câu nào?. 
 - Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?. 
 - Tên riêng viết thế nào?. 
- Cách trình bày khổ thơ 6- 8 chữ như thế nào ?
c. Hướng dẫn viết từ khó: 
 -Yêu cầu HS tìm các từ khó. 
 - Yêu cầu HS viết vào bảng con. 
d. Viết chính tả: 
* Đối với h/s khá giỏi: trình bày sạch đẹp và viết đúng đoạn văn.
- đọc lại bài cho HS viết. 
 e. Soát lỗi- chấm bài: 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
 Bài 2: (lựa chọn 2a)
- GV treo bảng phụ - gọi HS đọc yêu cầu.
- GV chốt lời giải đúng.
VD: chăm sóc , một trăm, va chạm , trạm y tế
Bài 3: (lựa chọn 3a)
- Tổ chức trò chơi thi đặt câu nhanh với từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch
VD: HS1 : nói – trăng
HS 2 nói – Trăng sáng quá
HS 3 nói – Ai cũng thích ngắm trăng.
HS 4 nói :Trăng trung thu đẹp lắm!
.
- Nhận xét - cho điểm HS. 
 C. Củng cố dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học. 
 - 2 HS lên bảng lớp viết, lớp viết bảng con.
 - HS lớp nhận xét.
- 2 HS đọc lại- lớp theo dõi bài.
- Thể hiện tình cảm mong nhớ Bác của bạn nhỏ sống ở vùng địch tạm chiến
 - Đoạn thơ có 6 dòng. 
 - Dấu chấm, dấu phẩy. 
 - Viết hoa lùi vào 1 ô so với lề vở 
 - Viết hoa . 
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ viết lùi vào 3 ô.
 - Tìm và nêu các tiếng: bâng khuâng, chòm râu, vầng trán rộng...
 - HS nghe - viết bài. 
- 2 HS làm bài trên bảng phụ.
- Cả lớp viết bảng con.
VD: Ngày tết , dấu vết, chênh lệch, dệt vải.
- 4, 5 HS một nhóm, mỗi HS nói 1 câu chứa từ đó rồi viết lên bảng.
 - HS làm bài. 
- VN viết lại những chữ viết sai.
 -HS nghe nhận xét, dặn dò.
h/s đọc và viết được các từ khó
 Thứ sáu ngày 10 tháng 04 năm 2009
phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000
I yêu cầu cần đạt:
- Biết cách làm tính cộng trong phạm vi( không nhớ) trong phạm vi 1000.
- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm
* Đối với h/s khá giỏi: Thực hiện các phép tính bài tập 1
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Các hình vuông biểu thị trăm, chục, đơn vị.
III CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU :
TG
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
HTĐB
2-4’
1-2’
10-15’’
10-15’
3-5’
1.Kiểm tra: 
Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vở nháp.
- Viết các số sau thành tổng các trăm các chục, các đơn vị:
a) 234, 230,405 .
b) 657, 702, 910.
c) 398, 890, 908.
- Nhận xét, cho điểm HS.
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn HS cộng các số có 3 chữ số:
*GV đưa phép cộng: 326 + 253 =?
 - GV hướng dẫn cách đặt tính trong phép cộng và tính, nêu rõ các bước thực hiện.
- GV kết luận.(ghi bảng).
- Yêu cầu HS đọc.
*Bài tập:
a.Bài 1: (giảm tải cột 2)
* Đối với h/s khá giỏi: làm tất cả các ý bài tập 
GV ghi các phép tính lên bảng.
- Yêu cầu HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm bảng con.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Củng cố thứ tự thực hiện phép cộng
*Bài 2:(giảm tải cột b)
GV nêu yêu cầu, ghi phép tính. - - GV chốt cách đặt tính.
-Chấm, chữa bài.
*Bài 3: GV đưa ra mẫu, hướng dẫn nhẩm
- Cho HS làm miệng .
Nhận xét và hỏi: Các số trong bài là những số như thế nào?
C. Củng cố dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào bảng con.
- Nhận xét bài của bạn.
HS thao tác trên đồ dùng, đọc kết quả
326 + 253 = 579
-VD: 326 B1: đặt tính
 253 B2:thực hiện tính.
 579
- HS đọc thuộc quy tắc tính.
-HS làm bảng con, 5 HS lên bảng
 235 637 503 625 326
 451 162 354 43 251 
 686 799 857 668 577
- HS làm như trên.
- Nhận xét bài của bạn, KT bài của mình.
- HS nghe hướng dẫn cách nhẩm.
HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp.
200+100=300(2trăm + 1trăm= 3trăm)
800+200=1000(8trăm +2trăm=10trăm)
- HS nghe dặn dò.
Hs thực hiện được phép tính 
______________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc 1.doc