Tập đọc
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH
Bài 4: BÀN TAY MẸ
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúngcác từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.
- Trả lời được câu hỏi 1,2 ( SGK )
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 1
1. Ổn định:
2.Kiểm tra :
_ Đọc bài trả lời câu hỏi.
_ b : quyển vở, nắn nót
Nhận xét – Tuyên dương
3. Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Bàn tay mẹ” .
b). Hướng dẫn HS luyện đọc:
1) GV đọc mẫu bài văn:
Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm
2) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
_Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương. Khi luyện đọc kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 1B- TUẦN 24 NĂM HỌC: 2010 – 2011. Thứ ngày Buổi Môn Tiết Bài dạy HAI 14/02 2011 Sáng Chiều SHĐT TĐ TĐ ĐĐ 1 1 1 1 Bàn tay mẹ Bàn tay mẹ Đi bộ đúng quy định ( Tiết 2). BA 15/02 2011 Sáng CT TV TOÁN TC 1 1 1 1 Bàn tay mẹ ( Tập chép ) Tô chữ hoa: C Luyện tập Cắt, dán hình chữ nhật TƯ 16/02 2011 Sáng TĐ TĐ TOÁN TNXH 1 1 1 1 Cái Bống Cái Bống Cộng các số tròn chục Cây gỗ NĂM 17/02 2011 Sáng Chiều CT TOÁN TV 1 1 1 Cái Bống Luyện tập Tô chữ hoa: D Đ SÁU 18/02 2011 Sáng Chiều TOÁN TĐ TĐ KC SHL 1 1 1 Trừ các số tròn chục Vẽ ngựa Vẽ ngựa Cô bé trùm khăn đỏ Sinh hoạt lớp. Tập đọc CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH Bài 4: BÀN TAY MẸ A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúngcác từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương - Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ. - Trả lời được câu hỏi 1,2 ( SGK ) B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2.Kiểm tra : _ Đọc bài trả lời câu hỏi. _ b : quyển vở, nắn nót Nhận xét – Tuyên dương 3. Bài mới: a).Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Bàn tay mẹ” . b). Hướng dẫn HS luyện đọc: 1) GV đọc mẫu bài văn: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm 2) HS luyện đọc: * Luyện đọc tiếng, từ ngữ: _Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương. Khi luyện đọc kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học _GV ghi: yêu nhất _Cho HS đọc +Phân tích tiếng nhất? GV dùng phấn gạch chân âm nh, vần ât +Cho HS đánh vần và đọc _Tương tự đối với các từ còn lại: + bàn tay + rám nắng: da bị nắng làm đen lại +xương xương: bàn tay gầy + nấu cơm *Luyện đọc câu: _Đọc nhẩm từng câu _GV chỉ bảng từng chữ ở câu thứ nhất +Cho HS đọc trơn _Tiếp tục với các câu còn lại _Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng dòng thơ theo cách: 1 HS đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc các câu tiếp theo Lưu ý câu: Đi làm về, / mẹ lại đi chợ, / nấu cơm. // Mẹ còm tắm cho em bé/ giặt một chậu tã lót đầy// *Luyện đọc đoạn, bài: _Tiếp nối nhau đọc theo nhó _Đọc cả bài _Có thể cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng _Cho HS đọc đồng thanh cả bài J Thư giản: c). Ôn các vần an, at: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK: 1) Tìm tiếng trong bài có vần an, at: Vậy vần cần ôn là vần an, at _Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần an _Cho HS phân tích tiếng “bàn” 2) Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at: _Đọc mẫu trong SGK _GV cho HS chơi trò chơi: thi tìm (đúng nhanh, nhiều) +Cách thể hiện: HS ghi vào bảng cài. GV ghi lên bảng lớp +Tổ nào tìm được nhiều nhất tổ đó thắng Tiết 2 d). Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 1) Tìm hiểu bài đọc: _Cho HS đọc 2 đoạn văn đầu _GV hỏi: +Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình? _Cho 1 HS đọc câu hỏi: +Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ? _GV đọc diễn cảm lại cả bài Hướng dẫn HS cách nghỉ hơi đúng khi đọc hết mỗi dòng, mỗi câu thơ _HS đọc cả bài J Thư giản: 2) Luyện nói: (trả lời câu hỏi theo tranh) _GV nêu yêu cầu của bài tập _Cho 2 HS thực hành tranh 1 _Tranh 2: _Tranh 3: _Tranh 4: 4.Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt +Yêu cầu một số HS đọc chưa thật tốt về nhà đọc lại bài _Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: Cái bống - Hát _2, 3 HS đọc bài “Cái nhãn vở” _ b : quyển vở, nắn nót - Lặp lại vài em. _Quan sát _yêu nhất +âm nh + ât + dấu sắc _Nhẩm theo - HS lần lượt đọc. _Mỗi nhóm 3 em, mỗi em đọc một đoạn _Cá nhân, bàn, tổ _Lớp đọc đồng thanh. -Hát _bàn _b + an + dấu huyền _mỏ than, bát cơm an: bàn ghế, chan hoà, đan len, đàn hát, giàn khoan, lan can, lan man, tan học, phán xét, nhan nhản, nhàn rỗi, at: vải bạt, bãi cát, trôi dạt, dát vàng, đạt được, mát mẻ, ca hát, nát, phát rẫy, nhút nhát, nạt nộ, khát nước, +Mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy +Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, / các ngón tay gầy gầy / xương xương _3, 4 HS đọc _Đồng thanh - Hát _Ai nấu cơm cho bạn ăn? +Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn _Ai mua quần áo mới cho bạn? +Bố mẹ mua quần áo mới cho tôi _Ai chăm sóc khi bạn ốm? +Bố mẹ chăm sóc khi tôi ốm _Ai vui khi bạn được điểm 10? +Bố mẹ, ông bà, cả nhà vui khi tôi được điểm 10 - Thực hiện. Đạo đúc Bài 11: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. - Phân biệt được những hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định.( HSG) II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: _Vở bài tập Đạo đức 1 _Ba chiếc đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu đỏ, vàng, xanh, hình tròn đường kính 15 hoặc 20 cm _Các điều 3, 6, 18, 26 công ước quốc tế về quyền trẻ em III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định : 2. Kiểm tra : - Ở thành phố người đi bộ phải đi như thế nào? - Ở nông thôn người đi bộ phải đi như thế nào? 3. Bài mới : a) Giới thiệu: Đi bộ đúng quy định ( Tiết 2 ) b) Hoạt động 1: Làm bài tập 3. _ Học sinh xem tranh và trả lời câu hỏi: +Các bạn nhỏ trong tranh có đi đúng quy định không? +Điều gì có thể xảy ra? Vì sao? +Em làm gì khi thấy bạn như thế? _GV mời một số đôi lên trình bày kết quả thảo luận.(HSG) GV kết luận: Đi dưới lòng đường là sai quy định, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác c) Hoạt động 2: Làm bài tập 4. _GV giải thiùch yêu cầu bài tập. J Thư giản : GV kết luận: +Tranh 1, 2, 3, 4, 6: Đúng quy định. +Tranh 5, 7, 8: Sai quy định. +Đi bộ đúng quy định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. d) Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”. _Cách chơi 1: HS đứng thành hàng ngang, đội nọ đối diện với đội kia, cách nhau khoảng 2-5 bước. Người điều khiển trò chơi cầm đèn hiệu đứng ở giữa, cách đều hai hàng ngang và đọc: “ Đèn hiệu lên màu đỏ Dừng lại chớ có đi. Màu vàng ta chuẩn bị Đợi màu xanh ta đi (Đi nhanh! Đi nhanh! Nhanh, nhanh, nhanh!)” _Sau đó người điều khiển đưa đèn hiệu +Màu xanh: Mọi người bắt đầu đi đều bước tại chỗ. +Nếu người điều khiển đưa đèn vàng, tất cả đứng vỗ tay. +Còn nếu thấy đèn đỏ, tất cả phải đứng yên. _Những người chơi phải thực hiện các động tác theo hiệu lệnh. Ai bị nhầm, không thực hiện đúng động tác phải tiến lên phía trước một bước và tiếp tục chơi ở ngoài hàng. _Người điều khiển thay đổi hiệu lệnh với nhịp độ nhanh dần. _Chơi khoảng 5-6 phút các em còn đứng ở vị trí đến cuối cuộc chơi là người thắng cuộc; tổ nào có người đứng tại chỗ nhiều hơn là tổ thắng cuộc. _Cách chơi 2: HS đứng tại chỗ. Khi có đèn xanh, 2 tay quay nhanh. Khi có đèn vàng, quay từ từ. Khi có đèn đỏ tay không chuyển động. e) Kết thúc tiết học: Cả lớp đồng thanh các câu thơ cuối bài. 4. Nhận xét- dặn dò: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị bài 12: “Cảm ơn và xin lỗi” Hát 2 HS trả lời. -Lặp lại tựa bài. _Học sinh thảo luận theo từng đôi _Cả lớp nhận xét, bổ sung. _Học sinh xem tranh và tô màu vào những tranh đảm bảo đi bộ an toàn. _Học sinh nối các tranh đã tô màu với bộ mặt tươi cười - Hát _Học sinh đồng thanh. “ Đi bộ trên vỉa hè. Lòng đường để cho xe. Nếu hè đường không có, Sát lề phải ta đi. Đến ngã tư đèn hiệu, Nhớ đi vào vạch sơn. Em chớ quên luật lệ, An toàn còn gì hơn”. Thứ ba CHÍNH TẢ: BÀN TAY MẸ A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn “ Hằng ngày, chậu tã lót đầy.” trong khoảng 15 – 17 phút. _Điền đúng vần an, at ; chữ g, gh vào chỗ trống . - Làm được bài tập 2 ,3( SGK ) B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Bảng phụ viết sẵn: +Nội dung đoạn văn cần chép +Nội dung các bài tập 2, 3 C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định : 2.Kiểm tra : _Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài. _Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. Nhận xét – Tuyên dương 3. Bài mới: a) Giới thiệu: Bàn tay mẹ b) Hướng dẫn HS tập chép: _GV viết bảng đoạn văn cần chép trong bài Bàn tay mẹ _Cho HS đọc thầm. _GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: hằng ngày, bao nhiêu, là, việc, nấu cơm, giặt, tã lót. _Tập chép. GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang. +Tên bài: Đếm vào 5 ô. +Chữ đầu đoạn: Đếm vào 2 ô. +Sau dấu chấm phải viết hoa. _Chữa bài. +GV chỉ từng chữ trên bảng. +Đánh vần những tiếng khó. +Chữa những lỗi sai phổ biến. _GV chấm một số vở. J Thư giản: c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 1) Điền vần: an hoặc at _GV đọc yêu cầu đề bài. _GV nói: Mỗi từ có một chỗ trống phải điền an hoặc at vào từ mới hoàn chỉnh. _Cho HS lên bảng làm. _Từng HS đọc lại các tiếng đã điền. _GV chốt lại trên bảng. _Bài giải: kéo đàn, tát nước, 2) Điền chữ: g hoặc gh _Tiến h ... tiến hành làm _Chữa bài: Đọc kết quả theo từng cột Bài 3: _Cho HS đọc đề toán và tự tóm tắt rồi giải toán và chữa bài Bài 4: Cho Hs tự làm và chữa bài(HSG) 4.Nhận xét –dặn dò: _Củng cố: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị bài 94: Luyện tập - 2HS thực hiện. _Mỗi HS lấy 50 que tính +50 có 5 chục và 0 đơn vị _Mỗi HS lấy 2 0 que tính +20 gồm 2 chục và 2 đơn vị _Gọi vài HS nêu lại cách cộng - Hát _Làm vào vở _Làm và chữa bài _Tóm tắt Có: 30 cái kẹo Cho thêm: 10 cái kẹo Có tất cả: cái kẹo? Bài giải Số kẹo An có tất cả là: 30 + 10 = 40 (cái kẹo) Đáp số: 40 cái kẹo TẬP ĐỌC Bài 6: VẼ NGỰA A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bao giờ, sao em biết, bức tranh, - Hiểu nội dung bài: Tính hài hước của câu chuyện: bé vẽ ngựa không ra hình ngựa. Khi bà hỏi con gì, bé lại nghĩ bà chưa nhìn thấy con ngựa bao giờ đâu. - Trả lời được câu hỏi 1,2 ( SGK ) B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV) _Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2.Kiểm tra : _Học thuộc lòng bài “Cái Bống” và trả lời câu hỏi: +Bống đã làm gì để giúp mẹ nấu cơm? +Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về? Nhận xét – Tuyên dương. 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được học một truyện vui có tên gọi Vẽ ngựa. Câu chuyện này kể về một em bé rất thích vẽ. Bé muốn vẽ con ngựa. Nhưng xem tranh của bé, người ta có nhận ra đây là tranh vẽ ngựa không? Truyện vui này đáng cười ở điểm nào? Các em cùng đọc truyện để hiểu điều đó. b) Hướng dẫn HS luyện đọc: 1) GV đọc diễn cảm bài văn: Giọng vui. Lời bé đọc với giọng hồn nhiên ngộ nghĩnh. 2) HS luyện đọc: * Luyện đọc tiếng, từ ngữ: _Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: bao giờ, sao, bức tranh, vẽ ngựa, chẳng, hỏi, kể. Khi luyện đọc kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học _GV ghi: bao giờ _Cho HS đọc +Phân tích tiếng bao giờ? GV dùng phấn gạch chân âm b vần ao +Cho HS đánh vần và đọc. _Tương tự đối với các từ còn lại: + sao +bức tranh +vẽ ngựa +chẳng, hỏi, kể * Luyện đọc câu: _Đọc nhẩm từng câu _GV chỉ bảng từng chữ ở câu thứ nhất +Cho HS đọc trơn _Tiếp tục với các câu còn lại _Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu theo cách: 1 HS đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc các câu tiếp theo * Luyện đọc đoạn, bài: _Có thể chia bài làm 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn) _Có thể cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng _Cho HS đọc đồng thanh cả bài. J Thư giản 3) Ôn các vần ưa, ua: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK: * Tìm tiếng trong bài có vần ưa, ua: Vậy vần cần ôn là vần ưa, ua _Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần ưa * Tìm tiếng ngoài bài có vần ưa, ua: _GV cho HS chơi trò chơi: thi tìm (đúng nhanh, nhiều) câu chứa tiếng có vần ua, vần ưa * Nhìn tranh, nói theo mẫu trong SGK Gợi ý: _Đọc mẫu trong SGK _Vần ưa: _Vần ua: Tiết 2 d) Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 1) Tìm hiểu bài đọc: _Cho HS đọc _GV hỏi: +Bạn nhỏ muốn vẽ con gì? +Vì sao nhìn tranh, bà không nhận ra con vật ấy? GV giảng: Em bé trong truyện còn rất nhỏ. Bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa nên bà đã không nhận ra. Khi bà hỏi bé vẽ con gì, bé lại ngây thơ tưởng rằng bà chưa bao giờ trông thấy con ngựa nên không nhận ra con ngựa trong bức tranh của bé +Điền trông hay trông thấy: Bài giải: -Tranh 1: Bà trông cháu -Tranh 2: Bà trông thấy một con ngựa 2) Luyện đọc phân vai: _Cho HS tự nhẩm, thi theo nhóm _Lưu ý HS: +Giọng người dẫn chuyện: vui, chậm rãi +Giọng bé: hồn nhiên ngộ nghĩnh +Giọng chị: ngạc nhiên. J Thư giản: 3) Luyện nói: _Cho HS hỏi nhau: +Bạn có thích vẽ không? +Bạn vẽ những gì? _Cho HS hỏi- đáp 4.Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt +Yêu cầu HS về nhà đọc cảbài _Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: Hoa ngọc lan - Hát _2, 3 HS đọc _Quan sát _2 HS phân tích. _Nhẩm theo _Từng nhóm 4 HS (mỗi em 1 đoạn) _Cá nhân, bàn, tổ _Lớp nhận xét - Hát _ngựa, chưa, đưa ua: búa rìu, con cua, của cải, cà chua, đua xe, con rùa, mua bán, mùa màng, múa ca, thua cuộc, ông vua, xua đuổi, tuá ra, áo lụa ưa: cày bừa, bữa cơm, cưa củi, cửa sổ, dưa hấu, dừa xiêm,đưa em, mưa ngâu, xưa kia, vừa vặn, vựa lúa, rửa tay, giữa trưa, _Trận mưa rất to _Mẹ mua bó hoa rất đẹp - HS chọn từ đặt câu: + Bố em hưng đông đi cày bừa. + Mẹ đưa em ngủ + Chúng em ca múa. + Thỏ chạy thua rùa. _1 HS đọc truyện, lớp đọc thầm + Bạn nhỏ muốn vẽ con ngựa. +Vì bạn nhỏ vẽ ngựa chẳng ra hình con ngựa. _Lớp đọc thầm +HS làm miệng +Quan sát 4 tranh minh hoạ để trả lời. _Một nhóm 3 em, luyện đọc theo cách phân vai. - Hát _2 HS khá, giỏi làm mẫu _Nhiều cặp thực hành hỏi- đáp - Thực hiện. KỂ CHUYỆN: CÔ BÉ TRÙM KHĂN ĐỎ A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: _Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. _Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Phải nhớ lời cha mẹ dặn, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà dọc đường, dễ biï kẻ xấu làm hại -HS khá, giỏi kể được 2 -3 đoạn của câu chuyện. B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Tranh minh họa truyện kể phóng to – bộ tranh thiết bị dạy học (nếu có) _Một chiếc khăn quàng màu đỏ, một mặt nạ Sói để HS tập kể một số đoạn theo cách phân vai C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: _Cho HS kể lại câu chuyện “Rùa và Tho”.û 3.Giới thiệu bài: a) Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được biết thêm một câu chuyện mới có tên là “Cô bé trùm khăn đỏ” b) Giáo viên kể: *Cho HS tự nhìn tranh và kể GV kể với giọng thật diễn cảm _Kể lần 1: để HS biết câu chuyện _Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện Nội dung: 1.Ngày xưa có một cô bé đi đâu cũng trùm chiếc khăn màu đỏ nên được mọi người gọi là “khăn đỏ” 2. Một hôm, bà của Khăn Đỏ bị ốm, mẹ làm bánh và bảo em đem đến biếu bà, nhớ đừng la cà dọc đường. Khăn Đỏ vâng lời mẹ, cắm cúi đi. Dọc đường em gặp một con Sói. Không biết Sói độc ác nên em thật thà nói em mang bánh đến biếu bà và chỉ nhà bà cho Sói. Sói định bụng ăn thịt cả hai bà cháu, nên dỗ Khăn Đỏ: _Trong rừng có hoa muôn màu rực rỡ, có chim hót véo von, Khăn Đỏ dừng lại ngắm cảnh đã Nghe lời Sói, Khăn Đỏ đi sâu vào rừng mải mê hái hoa, bắt bướm. Trong lúc đó, Sói đến thẳng nhà bà. Nó đẩy cửa, xộc vào, đến bên giường, nuốt chửng bà, rồi đội mũ của bà, nằm vào giường, đắp chăn lại 3. Khăn Đỏ mải chơi mãi mới nhớ đến bà, vội ra khỏi rừng. Vào nhà bà, Khăn Đỏ đến bên giường thì thấy bà đang nằm, mũ trùm đầu, chăn đắp kín người. Nhìn thấy bà lạ quá, Khăn Đỏ hỏi: -Bà ơi! Sao hôm nay tai bà to thế? -Tai bà to để bà nghe cháu nói được rõ hơn. -Bà ơi! Sao hôm nay tay bà to thế? -Tay bà to để ôm cháu được chặt hơn! -Bà ơi! Sao hôm nay mồm bà to thế? -Mồm bà to để ăn cháu được dễ hơn Nói xong, Sói nhảy phóc ra, nuốt chửng Khăn Đỏ. Ăn xong, no quá, không lê bước nổi, nó nằm xuống giường, ngáy ầm ĩ. 4.Một bác thợ săn đi qua nhà bà lão nghe tiếng ngáy lạ tai liền bước vào nhà. Thấy Sói, bác giương súng định bắn, nhưng chợt nghĩ chắc nó vừa ăn thịt bà cụ, bèn lấy dao rạch bụng Sói. Rạch vài mũi thì thấy chiếc khăn đỏ chóe. Rạch mũi nữa thì Khăn Đỏ nhảy ra, tiếp đến là bà cụ. Sói chết. Bà cháu Khăn Đỏ cám ơn bác thợ săn đã cứu mạng. Khăn Đỏ ân hận lắm, cô bé nghĩ: “Từ nay mình phải nhớ lời mẹ dặn, đi đâu không được la cà dọc đường” * Chú ý kĩ thuật kể: _Câu mở đầu: kể khoan thai _Tiếp theo đến Khăn Đỏ và bà bị Sói ăn thịt: giọng kể tăng dần căng thẳng _Đoạn kết: đọc với giọng hồ hở c) Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: _Tranh 1: GV hỏi +Tranh vẽ cảnh gì? +Câu hỏi dưới tranh là gì? +Cho các tổ thi kể _Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1 d) Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện _Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên gợi ý để các em nhớ lại đ) Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện: _GV hỏi: +Câu chuyện này khuyên các em điều gì? _Cuối cùng, cả lớp bình chọn HS kể hay nhất trong tiết học 4. Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: Hát _4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện _Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi: +Mẹ giao làn bánh cho Khăn Đỏ, dặn Khăn Đỏ mang bánh cho bà, nhớ đừng la cà dọc đường +Khăn Đỏ được mẹ giao việc gì? +Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1 Cả lớp lắng nghe, nhận xét _Mỗi nhóm 3 em đóng vai: Khăn Đỏ, Sói, người dẫn chuyện +Câu chuyện khuyên ta phải biết nghe lời cha mẹ. Đi đâu không được la cà dọc đường +Phải đi đến nơi về đến chốn +La cà dọc đường dễ gặp nguy hiểm, bị kẻ xấu lợi dụng _Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân _Chuẩn bị: Trí khôn
Tài liệu đính kèm: