Giáo án dạy Lớp 1B - Tuần 30

Giáo án dạy Lớp 1B - Tuần 30

Tập đọc

CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH

Bài 21: NGƯỠNG CỬA

A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết ngắt hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.

- Trả lời được câu hỏi 1 ( SGK ) .

- Học thuộc lòng 1 khổ thơ ( HSK-G)

B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

_Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần tập nói.

_Bộ đồ dùng học TV.

C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 36 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 292Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 1B - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 1B- TUẦN 30
NĂM HỌC: 2010 – 2011.
Thứ
ngày
Buổi
Môn
Tiết
Bài dạy
HAI
04/4
2011
Sáng
Chiều
SHĐT
TĐ
TĐ
ĐĐ
1
1
1
1
Ngưỡng cửa
Ngưỡng cửa
Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (T1) 
BA
05/4
2011
Sáng
CT
TV
TOÁN
TC
1
1
1
1
Ngưỡng cửa ( Tập chép )
Tô chữ hoa: Q
Phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ )
Cắt, dán hàng rào đơn giản ( T1 )
TƯ
06/4
2011
Sáng
TĐ
TĐ
TOÁN
TNXH
1
1
1
1
Kể cho bé nghe
Kể cho bé nghe
Luyện tập
Trời nắng, trời mưa
NĂM
07/4
2011
Sáng
Chiều
CT
TOÁN
TV
1
1
1
Kể cho bé nghe
Tô chữ hoa: R
Các ngày trong tuần lễ
SÁU
08/4
2011
Sáng
Chiều
TOÁN
TĐ
TĐ
KC
SHL
1
1
1
Phép cộng,trừ (không nhớ ) trong phạm vi 100
Hai chị em
Hai chị em
Dê con nghe lời mẹ
Sinh hoạt lớp.
Tập đọc
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH
Bài 21: NGƯỠNG CỬA
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men..Bước đầu biết ngắt hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.
- Trả lời được câu hỏi 1 ( SGK ) .
- Học thuộc lòng 1 khổ thơ ( HSK-G)
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần tập nói.
_Bộ đồ dùng học TV.
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2.Kiểm tra :
_Cho bài “Người bạn tốt” và trả lời câu hỏi:
+Ai đã giúp Hà khi bạn bị gãy bút chì?
Nhận xét – Tuyên dương.
3.Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Treo tranh.
 Nhà kiểu cổ có ngưỡng cửa. Ngưỡng cửa là phần dưới của khung cửa ra vào. Có một bài thơ nói về cái ngưỡng cửa rất thân thiết và gần gũi với con người. Các em hãy đọc bài thơ.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc:
1) GV đọc toàn bài:
 GV đọc với giọng đọc thiết tha, trìu mến.
2) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
_Luyện đọc các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào
+Cho HS ghép từ: ngưỡng, quen, vòng
* Luyện đọc câu:
_Luyện đọc từng dòng thơ theo cách đọc nối tiếp.
* Luyện đọc đoạn, bài: 
_Luyện đọc từng khổ thơ .
_Thi đọc trơn các khổ thơ.
_Lớp đọc đồng thanh cả bài.
J Thư giản:
c) Ôn các vần ăt, ăc: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
1) Tìm tiếng trong bài có vần ăt:
Vậy vần cần ôn là vần ăt, ăc
2) Cho cả lớp thi nói câu có vần ăt hoặc ăc
_Cho HS nhìn tranh trong SGK nói câu chứa tiếng có vần ăt, ăc
+Mẹ dắt bé đi chơi.
+Chị biểu diễn lắc vòng.
+Bà cắt vải may áo.
Tiết 2
d) Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
1) Tìm hiểu bài, kết hợp luyện đọc:
_ Cho HS đọc khổ1, trả lời câu hỏi:
+Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa.
_Cho HS đọc khổ 2, trả lời câu hỏi:
+Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu?
_Cho HS đọc cả bài thơ.
- Học thuôc lòng khổ thơ em thích.
J Thư giản:
2) Luyện nói theo nội dung bài: 
_Nhìn tranh trong SGK phần tập nói, hỏi và trả lời 
_Gợi ý lời kể dựa theo tranh:
+Bước qua ngưỡng cửa, bạn Ngà đi đến trường.
+Từ ngưỡng cửa, bạn Hà ra gặp bạn.
+Từ ngưỡng cửa bạn Nam đi đá bóng. 
4.Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học.
+Khen những học sinh học tốt.
+Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng khổ thơ mà em thích.
_Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Kể cho bé nghe”.
- Hát
_2, 3 HS đọc 
_Quan sát
+Dùng bộ chữ để ghép.
_Từng HS đọc.
_2 HS.
_Thi đua giữa các tổ, bàn.
_dắt- phân tích
_3 HS
_Vài HS.
+Mẹ, bà
+Đi tới trường và đi xa hơn nữa. (HSG)
- HSG học thuộc lòng.
- Hát
_Thực hiện theo nhóm.
_Từng nhóm hỏi nhau: Hằng ngày, từ ngưỡng cửa nhà mình, bạn đi những đâu?
Đạo đức
Bài 14: BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI 
 CÔNG CỘNG (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
_Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.
_ Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
_Yêu thiên nhiên thích gần gũi với thiên nhiên.
GDMT: Yêu quý và gần gũi với thiên nhiên, yêu thích các loài cây và hoa.
Không đồng tình với hành vi, việc làm phá hoại cây nơi công cộng.
Thát độ ứng xử thân thiện với môi trường qua bảo vệ các loài cây và hoa. 
KNS: Ra quyết định.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Vở bài tập Đạo đức 1
_Bài hát “Ra chơi vườn hoa” (Nhạc và lời: Văn Tấn)
_Các điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế về quyền trẻ em
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
_ Khi nào phải cần chào hỏi? Hãy kể vài trường hợp em đã chào hỏi?
_ Khi nào ta cần nói lời tạm biệt? Hãy kể vài trường hợp em đã nói lời tạm biệt?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu:
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI 
 CÔNG CỘNG (tiết 1)
* Hoạt động 1: Quan sát cây và hoa ở sân trường, vườn hoa, vườn hoa, công viên (hoặc qua tranh ảnh).
_Đàm thoại theo các câu hỏi:
+Ra chơi ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên các em có thích không?
Sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên có đẹp, có mát không?
+Để sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp, luôn mát em phải làm gì?(KNS)
GV kết luận:
_Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành, mát mẻ.
_Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa. Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành, an toàn
_Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
* Hoạt động 2: HS làm bài tập 1
_Cho HS trả lời câu hỏi:
+Các bạn nhỏ đang làm gì?
+Những việc làm đó có tác dụng gì?
+Em có thể làm được như các bạn đó không?
GV kết luận:
 Các em biết tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi em sống thêm đẹp, thêm trong lành.
J Thư giản :
* Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận theo bài tập 2.
_Cho HS quan sát và thảo luận:
+ Các bạn đang làm gì?
+Em tán thành những việc làm nào? Tại sao?
_GV mời một số HS lên trình bày.
GV kết luận:
_Biết nhắc nhở, khuyên ngăn bạn không phá hại cây là hành động đúng.
_Bẻ cành, đu cây là hành động sai.
4.Cũng cố:
_Hôm nay chúng ta học bài gì?
_Chúng ta có nên ngắt lá, hái hoa, bẻ cành Không?
_ Nếu gặp các bạn hái hoa, ngắt lá em làm gì?
_HS đọc phần ghi nhớ.
5 Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 bài 14: “Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng”
- Hát
2 HS trả lời.
- Lặp lại tựa bài.
_Học sinh quan sát
_HS làm bài tập 1 và trả lời 
+Rào cây, tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu.
+Bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi em sống thêm đẹp, thêm trong lành.
+ Dạ được.
- Hát
_HS quan sát tranh và thảo luận theo từng đôi một:
+ Trèo cây, phá hại cây.
_Một số HS lên trình bày ý kiến.
_Cả lớp nhận xét, bổ sung.
_HS đánh dấu X vào quần áo bạn có hành động đúng trong tranh.
_Cả lớp nhận xét và bổ sung.
Thứ ba
CHÍNH TẢ: NGƯỠNG CỬA
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài“ Ngưỡng cửa”20 chữ trong khoảng 8 -10 phút.
_Điền đúng vần ăt hoặc ăc, điền chữ g hoặc gh.
- Làm được bài tập 2, 3( SGK ).
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cuối bài “Ngưỡng cửa” và các bài tập.
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2.Kiểm tra :
_Cho HS viết trên bảng con: be toáng, chữa lành, cắt đuôi.
Nhận xét – Tuyên dương.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Ngưỡng cửa
b) Hướng dẫn HS tập chép:
- GV cho HS xem khổ thơ cuối bài “Ngưỡng cửa”.
- Cho HS đọc thầm.
- GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: buổi, tiên, đường, xa tắp, vẫn
- Tập chép.
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang.
+Tên bài: Đếm vào 5 ô .
+Chép khổ thơ cách lề 1 ô .
+Viết hoa chữ đầu câu .
- Chữa bài.
+GV chỉ từng chữ trên bảng.
+Đánh vần những tiếng khó.
+Chữa những lỗi sai phổ biến.
_GV chấm một số vở.
J Thư giản:
c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
1) Điền vần ăt hoặc ăc?
- GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập.
- Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh .
- Từng HS đọc lại bài. GV sửa lỗi phát âm cho các em.
- GV chốt lại trên bảng.
- Bài giải: 
+Họ bắt tay chào nhau.
+Bé treo áo lên mắc
2) Điền chữ: g hay gh?
- Tiến hành tương tự như trên.
- Bài giải: Đã hết giờ đọc, Ngân gấp truyện, ghi lại tên truyện. Em đứng lên, kê lại bàn ghế ngay ngắn, trả sách cho thư viện rồi vui vẻ ra về.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp.
- Dặn dò: 
- Hát.
- Mỗi tổ 1 từ.
- 2, 3 HS nhìn bảng đọc 
- HS tự nhẩm và viết vào bảng các tiếng dễ sai.
- HS chép vào vơ.û
- Dùng bút chì chữa bài.
+Rà soát lại.
+Ghi số lỗi ra đầu vở.
+HS ghi lỗi ra lề.
- Đổi vở kiểm tra.
- Hát
- Lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
- 4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở).
- 2, 3 HS đọc lại kết quả.
- Lớp nhận xét.
- Về nhà chép lại sạch, đẹp bài thơ (đối ... GV để tự làm bài
_GV chữa bài
 Bài 3: 
_Cho HS nêu yêu cầu của bài.
_Cho HS làm bài.
4. Nhận xét –dặn dò:
_Củng cố:
_Nhận xét tiết học.
_Chuẩn bị bài 116: Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Hát
- 2 HS làm bài bảng lớp.
*HS quan sát và trả lời
+Hôm nay là thứ 
_Một tuần lễ có bảy ngày là chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy
+HS tự tìm ra số chỉ ngày và trả lời
+Hôm nay là ngày 
- Hát
_Trong mỗi tuần lễ:
Em đi học vào các ngày: thứ hai, 
Em được nghỉ các ngày: 
_Cho HS tự làm bài
a) Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu
b) Thứ bảy, chủ nhật
_Đọc tờ lịch của ngày hôn nay rồi viết lần lượt tên ngày trong tuần, ngày trong tháng, tên tháng
_Cho HS làm bài. 
_Đọc thời khoá biểu của lớp em
_Chép thời khoá biểu của lớp em vào vở.
Thứ sáu
Tốn
BÀI 116: CỘNG, TRỪ (không nhớ) TRONG PHẠM VI 100
I.MỤC TIÊU:
 _Biết cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100 (cộng, trừ không nhớ).
 _Biết cộng và tính trừ nhẩm. 
 _Nhận biết bước đầu (thông qua các ví dụ cụ thể) về quan hệ giữa hai phép tính cộng và trừ..
 _Giải được bài tốn cĩ lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 _Bảng con, Vở bài tập toán, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra:
- Tuần lễ có mấy ngày? Các ngày thứ nào? 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
 b) Thực hành:
 Bài 1: Tính nhẩm
_2 cột đầu tiên, yêu cầu HS:
_Cho HS làm tiếp các cột còn lại
Bài 2: Đặt tính rồi tính
_Cho HS nêu yêu cầu bài toán
_Lưu ý:
+Kiểm tra cách đặt tính của HS
+Củng cố kĩ thuật cộng, trừ (không nhớ) các số có hai chữ số
+Qua làm tính bước đầu cho HS nhận biết “mối quan hệ giữa hai phép tính cộng và trừ”
J Thư giản
 Bài 3: Toán giải
_Cho HS đọc đề toán
_Cho HS tự tóm tắt bằng lời
_Cho HS giải
Bài 4: Toán giải
_Hướng dẫn tương tự bài 3
4. Nhận xét –dặn dò:
_Củng cố:
_Nhận xét tiết học
_Chuẩn bị bài 117: Luyện tập
- Hát
1 HS trả lời.
_Tự làm rồi chữa bài
+HS nhắc lại kĩ thuật cộng, trừ nhẩm các số tròn chục
_Cho vài HS giỏi giải thích cách cộng nhẩm
_Tự làm và chữa bài
- Hát
_Tóm tắt 
_Giải 
Cả hai bạn có tất cả là:
35 + 43 = 78 (que tính)
Đáp số: 78 que tính
_Giải
Số bông hoa Lan hái được là:
68 – 34 = 34 (bông hoa)
Đáp số 34 bông hoa
- Thực hiện.
Bài 23: HAI CHỊ EM
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồnBước đầu biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình. Chị giận, bỏ đi học bài. Cậu em thấy buồn chán vì không có người cùng chơi.
- Trả lời được câu hỏi 1,2 ( SGK ) .
KNS: Ra quyết định.
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần tập nói.
- Bộ chữ HVTH (HS). 
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2.Kiểm tra :
- Cho HS đọc bài “Kể cho bé nghe” và trả lời câu hỏi:
+ Con chó, cái cối có đặc điểm gì ngộ nghĩnh?
Nhận xét – Tuyên dương.
3.Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV đưa tranh trong SGK và nói:
 Vì sao chị ngồi học bài, còn em thì buồn thiu giữa đống đồ chơi? Muốn trả lời câu hỏi đó, chúng ta hãy đọc bài Hai chị em.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc:
1) GV đọc toàn bài:
 Giọng cậu em khó chịu.
2) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
- Luyện đọc các tiếng, từ: vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn.
 + Cho HS ghép từ: vui, dây, buồn.
* Luyện đọc câu:
- Luyện đọc câu nói của cậu em nhằm thể hiện thái độ đành hanh của cậu em.
* Luyện đọc đoạn, bài: 
- Cho HS đọc theo đoạn:
+Đoạn 1: từ “Hai chị em  gấu bông của em”.
+Đoạn 2: từ “Một lát sau  của chị ấy”.
+Đoạn 3: Phần còn lại.
- Đọc cả bài.
J Thư giản:
c) Ôn các vần et, oet: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
1) Tìm tiếng trong bài có vần et:
Vậy vần cần ôn là vần et, oet
2) Thi tìm tiếng ngoài bài có vần et hoặc oet
- Chia nhóm thi viết tiếng có vần.
3) Điền miệng vần et, oet vào các câu trong SGK
 - Ngày Tết, ở miền Nam, nhà nào cũng có bánh tét.
 - Chim gõ kiến khoét thân cây tìm tổ kiến.
Tiết 2
d) Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
1) Tìm hiểu bài, kết hợp luyện đọc:
- Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Cậu em làm gì khi chị đụng vào con gấu bông?
- Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Cậu em làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ?
- Đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi:
+ Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi một mình?(KNS)
- Đọc lại cả bài.
 GV nhắc: Bài văn nhắc nhở chúng ta không nên ích kỉ. Cần có bạn cùng chơi, cùng làm.
J Thư giản:
2) Luyện nói: 
- Đề tài: Em thường chơi với anh (chị) những trò chơi gì?
- Cách tiến hành:
+ Chia nhóm
+ Các nhóm trò chuyện theo đề tài:
 Hôm qua bạn chơi gì với anh, chị hoặc em của mình?
4.Củng cố- dặn dò:
- Cho HS phân vai (người dẫn chuyện và cậu em) để đọc toàn bộ bài văn.
- Nhận xét tiết học.
+ Khen những học sinh học tốt.
+ Yêu cầu HS về nhà đọc bài. 
- Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Hồ Gươm”.
- Hát.
- 2, 3 HS đọc .
_Quan sát
+Dùng bộ chữ để ghép
- Vài HS đọc.
- Thi đua giữa các tổ, bàn.
- Cá nhân, lớp.
- Hát
- hét- phân tích.
+Vần et: sấm sét, xét duyệt, nát bét, bánh tét, mũi tẹt, 
+Vần oet: xoèn xoẹt, láo toét, đục khoét, nhão nhoẹt, 
- Mỗi nhóm 3 HS, viết tiếng có vần et, oet trong vòng nửa phút. Nhóm nào viết được nhiều tiếng thì nhóm đó thắng.
- Vài HS
+ Cậu nói chị đừng động vào con gấu bông của em.
- Vài HS.
+Cậu hét: chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy. Cậu không muốn chị chơi đồ chơi của mình.
- Vài HS.
+Vì không có người cùng chơi. Đó là hậu quả của thói ích kỉ.
- Vài HS.
- Hát
- Từng nhóm hỏi nhau.
+ Nhóm có từ 2, 3 em.
+ Các nhóm trò chuyện.
- Thực hành.
KỂ CHUYỆN: DÊ CON NGHE LỜI MẸ
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
_Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi. Câu chuyện khuyên ta phải biết nghe lời người lớn.
-HS khá, giỏi kể được toàn bộ của câu chuyện.
KNS: Ra quyết định.
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_ Phóng to tranh minh hoạ câu chuyện Dê con nghe lời mẹ trong SGK . 
_Chuẩn bị mặt nạ Dê mẹ, Dê con, Sói ( nếu được ).
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2.Kiểm tra :
- Cho HS kể lại câu chuyện “Sói và Sóc” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh).
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
 Một con Sói muốn ăn thịt đàn Dê con. Liệu Dê con có thoát nạn không? Các em hãy theo dõi câu chuyện sau để trả lời câu hỏi đó.
b) Giáo viên kể:
*Cho HS tự nhìn tranh và kể.
 GV kể với giọng thật diễn cảm.
_Kể lần 1: để HS biết câu chuyện.
_Kể lần 2: kết hợp với dùng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ được các chi tiết. 
Nội dung:
 1.Sắp đi kiếm cỏ, Dê mẹ dặn các con:
_Mẹ đi vắng, các con phải đóng chặt cửa. Ai lạ gọi cửa, các con không được mở.
 Khi trở về, Dê mẹ cất tiếng hát và gõ cửa:
Các con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú.
 Dê con mở cửa toan mẹ vào. Chúng bú mẹ no nê. Thế rồi Dê mẹ lại đi.
2. Một con Sói đứng rình đã lâu. Đợi Dê mẹ đi rồi, nó rón rén đến trước cửa, vừa gõ cửa vừa giả giọng Dê mẹ hát bài hát mà nó vừa nghe lỏm:
Các con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú.
 Bầy dê lắng nghe tiếng hát. Chúng nhận ra giọng hát khàn khàn, không trong trẻo như giọng mẹ. Chúng đoán đó là giọng Sói nên nhất quyết không mở cửa.
 Đợi mãi chẳng làm được, Sói đành cúp đuôi lủi mất.
3. Dê mẹ về gõ cửa và hát. Đàn dê nhận ra giọng mẹ ngay. Chúng mở cửa, tranh nhau kể cho mẹ nghe chuyện Sói đến nhưng chúng không bị mắc lừa. Dê mẹ âu yếm khen các con thật khôn ngoan và biết nghe lời mẹ.
* Chú ý kĩ thuật kể:
+Đoạn mở đầu, giọng Dê mẹ âu yếm dặn con.
+Tiếng hát của Dê mẹ vừa trong trẻo, vừa chân thật.
+Tiếng hát của Sói khô khan, không có tình cảm. Giọng ồm ồm.
+Đoạn cuối kể giọng vui vẻ, đầm ấm.
J Thư giản:
c) Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
_Cho HS kể.
 GV uốn nắn nếu các em kể còn thiếu hoặc sai.
_Tổ chức cho mỗi tổ thi kể .
d) Hướng dẫn HS kể toàn truyện:
_Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
_Hoặc có thể cho HS thi kể lại toàn câu chuyện tạo thêm hứng thú.
đ) Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
_Các em có biết vì sao Sói tiu nghỉu, cúp đuôi bỏ đi không?(KNS)
_Truyện khuyên ta điều gì?
4. Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học.
_Dặn dò: 
- Hát.
- 1 HS kể, 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Hát.
_HS dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý để kể.
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
_1, 2 HSG.
_Vì Dê con biết nghe lời mẹ nên không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại đành tiu nghỉu bỏ đi. 
_Truyện khuyên ta phải biết vâng lời người lớn.
_Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
_Chuẩn bị: Con Rồng cháu Tiên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30.doc