Giáo án dạy Lớp 1B - Tuần 31

Giáo án dạy Lớp 1B - Tuần 31

Thứ hai

Tập đọc

CHỦ ĐIỂM: THIÊN NHIÊN- ĐẤT NƯỚC

Bài 24: HỒ GƯƠM

A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê Bước đầu biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.

 - Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.

- Trả lời được câu hỏi 1,2 ( SGK ) .

B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần tập nói.

- Bộ chữ HVTH (HS).

C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 30 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 1B - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 1B- TUẦN 31
NĂM HỌC: 2010 – 2011.
Thứ
ngày
Buổi
Môn
Tiết
Bài dạy
HAI
11/4
2011
Sáng
Chiều
SHĐT
TĐ
TĐ
ĐĐ
1
1
1
1
Hồ Gươm
Hồ Gươm
Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (T2) 
BA
12/4
2011
Sáng
CT
TV
TOÁN
TC
1
1
1
1
Hồ Gươm ( Tập chép )
Tô chữ hoa: S 
Luyện tập
Cắt, dán hàng rào đơn giản ( T2 )
TƯ
13/4
2011
Sáng
TĐ
TĐ
TOÁN
TNXH
1
1
1
1
Lũy tre
Lũy tre
Đồng hồ. Thời gian
Thực hành : quan sát bầu trời
NĂM
14/4
2011
Sáng
Chiều
CT
TOÁN
TV
1
1
1
Lũy tre
Thực hành
Tô chữ hoa: T
SÁU
15/4
2011
Sáng
Chiều
TOÁN
TĐ
TĐ
KC
SHL
1
1
1
Luyện tập
 Sau cơn mưa
Sau cơn mưa
Con rồng cháu tiên
Sinh hoạt lớp.
Thứ hai
Tập đọc
CHỦ ĐIỂM: THIÊN NHIÊN- ĐẤT NƯỚC
Bài 24: HỒ GƯƠM
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê Bước đầu biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
- Trả lời được câu hỏi 1,2 ( SGK ) .
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần tập nói.
- Bộ chữ HVTH (HS). 
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2.Kiểm tra :
- Cho HS đọc bài “Hai chị em” và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi một mình?
Nhận xét – Tuyên dương.
3.Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
 Hà Nội là thủ đô của nước ta. Hà Nội có Hồ Gươm là một cảnh đẹp. Hôm nay cả lớp ta đi tham quan Hồ Gươm qua lời miêu tả của nhà văn Ngô Quân Miện.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc:
1) GV đọc toàn bài:
 Giọng đọc chậm, trìu mến; ngắt nghỉ rõ sau dấu chấm, dấu phẩy.
2) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
- Luyện đọc các tiếng, từ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê, chiếc gương, Hồ Gươm.
 + Cho HS ghép từ: khổng lồ, xum xuê.
* Luyện đọc câu:
- Luyện đọc các câu .
* Luyện đọc đoạn, bài: 
- Cho HS đọc theo đoạn:
+ Đoạn 1: từ “Nhà tôi ở  sáng long lanh”.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- Đọc cả bài.
J Thư giản
c) Ôn các vần ươm, ươp: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
1) Tìm tiếng trong bài có vần ươm:
Vậy vần cần ôn là vần ươm, ươp.
2) Thi với nói câu chứa tiếng:
Tiết 2
d) Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
1) Tìm hiểu bài, kết hợp luyện đọc:
- Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu?
+ Từ trên cao nhìn xuống, mặt Hồ Gươm trông như thế nào?
 Cho HS xem tranh minh hoạ bài Hồ Gươm.
- Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
- Đọc lại cả bài.
J Thư giản
2) Chơi trò thi nhìn ảnh, tìm câu văn tả cảnh: 
- Đề tài: Các em nhìn các bức ảnh, đọc tên cảnh trong ảnh ghi phía dưới và tìm câu văn trong bài tả cảnh đó. Ai tìm được trước, giơ tay?
4.Củng cố- dặn dò:
GDMT: Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội và là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam, càng yêu quý Hồ Gươm, chúng ta càng có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ để Hồ Gươm đẹp mãi.
- Nhận xét tiết học.
+ Khen những học sinh học tốt
+ Yêu cầu HS về nhà đọc bài, tìm một bức ảnh chụp cảnh đẹp của quê hương hoặc của nước ta. 
- Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Luỹ tre”.
- Hát.
- 2, 3 HS đọc. 
- Quan sát
+ Dùng bộ chữ để ghép.
- Mỗi câu cho 2, 3 HS đọc.
- Cá nhân, lớp.
- 2, 3 HS.
- Hát
- Hồ Gươm- phân tích.
- Vần ươm: Đàn bướm bay quanh vườn hoa.
 Chim gáy lượm hạt lúa rơi trên cánh đồng đã gặt.
- Vần ươp: Giàn mướp sai trĩu quả.
 Các bạn nhỏ chơi cướp cờ.
 Mẹ bỏ muối vào ướp ca.
- Vài HS.
+ Ở Hà Nội.
+ Mặt hồ như chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.
- Vài HS.
- Vài HS.
- Hát
- 3 HS giơ tay đầu tiên trả lời.
- Thực hiện.
Đạo đức
Bài 14: BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI 
 CÔNG CỘNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 _ Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
_ Nêu được lợi ích của cây và hoa nơi cơng cộng đối với mơi trường sống.
GDMT: Yêu quý và gần gũi với thiên nhiên, yêu thích các loài cây và hoa.
Không đồng tình với hành vi, việc làm phá hoại cây nơi công cộng.
Thát độ ứng xử thân thiện với môi trường qua bảo vệ các loài cây và hoa. 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Vở bài tập Đạo đức 1.
_Bài hát “Ra chơi vườn hoa” (Nhạc và lời: Văn Tấn).
_Các điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
_ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cây xanh nơi công cộng?
_ Khi gặp các hành vi phá hoại cây xanh các em phải làm gì?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu:
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI 
 CÔNG CỘNG (tiết2)
* Hoạt động 1: Làm bài tập 3.
_GV giải thích và yêu cầu bài tập 3.
_GV mời một số HS trình bày.
GV kết luận:
 Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4.
*Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống bài tập 4.
_GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
GV kết luận:
 Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.
J Thư giản :
* Hoạt động 3: Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa.(GDMT)
_Hướng dẫn HS thảo luận:
+Nhận bảo vệ, chăm sóc cây và hoa ở đâu?
+Vào thời gian nào?
+Bằng những việc làm cụ thể nào?
+Ai phụ trách từng việc?
GV kết luận:
 Môi trường trong lành giúp các em khỏe mạnh và phát triển. Các em cần có các hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa.
4.Cũng cố:
_HS cùng giáo viên đọc đoạn thơ trong vở bài tập:
5 Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Sinh hoạt cá nhân.
- Hát
2 HS trả lời.
- Lặp lại tựa bài.
_HS làm bài tập.
_Cả lớp nhận xét, bổ sung.
_HS thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
_Các nhóm lên đóng vai.
_Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Hát
_Từng tổ học sinh thảo luận:
_Đại diện các tổ lên đăng kí và trình bày kế hoạch hành động của mình.
_Cả lớp trao đổi, bổ sung.
“Cây xanh cho bóng mát
Hoa cho sắc, cho hương
Xanh, sạch, đẹp môi trường
Ta cùng nhau gìn giữ.”	
_HS hát bài “ Ra chơi vườn hoa”
Thứ ba
CHÍNH TẢ: HỒ GƯƠM
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng đoạn từ “Cầu Thê Húc màu son đến cổ kính” trong bài Hồ Gươm 20 chữ trong khoảng 8 -10 phút.
- Điền đúng vần ươm hoặc ươp, điền chữ c hoặc k
- Làm được bài tập 2, 3( SGK ).
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Bảng phụ viết sẵn đoạn văn trong bài “Hồ Gươm” và 2 bài tập
_Bảng nam châm
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2.Kiểm tra :
_Cho HS viết trên bảng con : dây điện, lợn con, quay tròn.
Nhận xét – Tuyên dương.
3. Bài mới :
a) Giới thiệu:
b) Hướng dẫn HS tập chép:
_GV cho HS đọc thầm bài chính tả.
_ Cho vài em đọc.
_Cho HS nêu những tiếng các em dễ viết sai: Thê Húc, xum xuê, Tháp Rùa, tường rêu
_Tập chép
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Kẻ lỗi (cách 3 ô)
_Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến
_GV chấm một số vở
c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
1) Điền vần ươm hoặc ươp?
_GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
_Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
_Từng HS đọc lại bài. GV sửa lỗi phát âm cho các em
_GV chốt lại trên bảng
_Bài giải: 
+Trò chơi cướp cờ
+Những lượm lúa vàng ươm
2) Điền chữ: c hay k?
_Tiến hành tương tự như trên
_Bài giải: qua cầu, gõ kẻng
4. Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
_Dặn dò: 
- Hát
- Mỗi tỗ 1 từ.
_2, 3 HS đọc đoạn sẽ tập chép.
_HS tự nhẩm và viết vào bảng con
_HS chép vào vở
_Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+Ghi số lỗi ra đầu vở
+HS ghi lỗi ra lề
_Đổi vở kiểm tra
_Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
_4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
_2, 3 HS đọc lại kết quả
_Lớp nhận xét
_Về nhà chép lại sạch, đẹp bài (đối với HS chưa đạt yêu cầu)
_Chuẩn bị bài chính tả: “Luỹ tre”
Tập viết
Tiết 38: S, ươm, ươp, Hồ Gươm, nườm nượp
I.MỤC TIÊU:
 _Tô đúng và đẹp các chữ hoa S 
 _Viết đúng và đẹp các vần ươm, ươp các từ ngữ Hồ Gươm, nườm nượp.
 _Viết theo cỡ chữ thường cở chữ theo vở tập viết 1, tập hai ( mỗi từ ngữ viết được ít nhất được 1 lần)
 _HS khá, giỏi viết đều nét, giản đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
II.CHUẨN BỊ:
_Bảng con được viết sẵn các chữ
 _Chữ hoa: S 
 _Các vần ươm, ươp; các từ ngữ: Hồ Gươm, nườm nượp
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
_GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng
_Nhận xét
3.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
_Hôm nay ta học bài: S, ươm, ươp, Hồ Gươm, nườm nượp. GV viết lên bảng
b) Hoạt ...  xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
d) Hoạt động 4: Viết vào vở
_Cho HS nhắc cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết của HS
_Cho HS viết từng dòng vào vở
4.Củng cố:
_Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
_ Nhận xét – Tuyên dương
+Chuẩn bị: U, Ư, oang, oac, khoảng trời, áo khoác
- Hát
_ Hồ Gươm, nườm nượp
+Gồm nét móc và nét cong phải
-Viết vào bảng con
- iêng
-Cao 2 đơn vị rưỡi
-Viết bảng:
- yêng
-Cao 2 đơn vị rưỡi
-Viết bảng:
- tiếng chim
-tiếng tiếng cao 3 đơn vị, tiếng chim cao 2 đơn vị rưỡi
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- con yểng
-tiếng con cao 1 đơn vị, tiếng yểng cao 2 đơn vị rưỡi
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
Toán
BÀI 119: 	 THỰC HÀNH
I.MỤC TIÊU:
 _Biết xem giờ đúng trên đồng hồ, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 _Mô hình mặt đồng hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra:
9 giờ ; 10 giờ ; 11 giờ
Nhận xét – Tuyên dương
3. Bài mới:
a) Giới thiệu:
b) Thực hành: 
 Bài 1: Đây là bài toán về xem giờ đúng. HS tự xem tranh và làm theo mẫu.
- GV yêu cầu HS xem giờ.
- GV hỏi thêm:
+Lúc 10 giờ kim dài chỉ số mấy, kim ngắn chỉ số mấy?
Bài 2: Vẽ kim đồng hồ theo giờ đã cho trước
- GV hướng dẫn: Vẽ kim ngắn phải ngắn hơn kim dài.
J Thư giản 
Bài 3: Nối tranh vẽ chỉ từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng.
- Lưu ý các thời điểm: sáng, trưa, chiều, tối. 
Bài 4: Vẽ kim đồng hồ theo giờ đã cho trước
- Lưu ý: Đây là bài toán mở có nhiều đáp số khác nhau.
4. Nhận xét –dặn dò:
- Củng cố:
- Nhận xét tiết học
_Chuẩn bị bài 120: Luyện tập
- Hát
- Mỗi tổ dùng đồng hồ cài.
- Đọc số giờ ứng với từng mặt đồng hồ- roià ghi vào SGK.
- Kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ số 10.
- HS tự làm bài và chữa bài
- Hát
- Cho HS tự làm 
- HS phải phán đoán được các vị trí hợp lí của kim ngắn.
- Thực hiện.
Thứ sáu
Toán
BÀI 120: 	 LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
 _Xem giờ đúng trên mặt đồng hồ.
 _Xác định vị trí của các kim ứng với giờ đúng trên mặt đồng hồ.
 _Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 _Mô hình mặt đồng hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra:
7 giờ ; 12 giờ ; 8 giờ
Nhận xét – Tuyên dương
3. Bài mới:
a) Giới thiệu:
b) Thực hành: 
Bài 1: Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng.
- GV nêu yêu cầu cần làm.
- Khi chữa bài: có 2 cách.
+ GV chữa trên hình vẽ ở bảng.
+ Cho HS đổi vở .
Bài 2: Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng giờ mà đề bài yêu cầu:
- GV đọc giờ: 11 giờ, 5 giờ, 
 Lưu ý: GV cần kiểm tra từng thao tác HS. 
J Thư giản 
Bài 3: Nối các câu chỉ từng hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày với đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng.
- Khi chữa bài: cho HS đổi vở nhau .
4. Nhận xét –dặn dò:
- Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 121: Luyện tập chung.
- Hát
- Mỗi tổ dùng đồng hồ cài.
- HS tự làm bài và chữa bài.
- Cho HS tự làm trên mô hình.
- Hát
- HS tự làm và tự chữa bài.
Tập đọc
Bài 26: SAU CƠN MƯA
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh, vườn.Bước đầu biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp, tươi vui sau trận mưa rào.
- Trả lời được câu hỏi 1( SGK ) .
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần tập nói;
_Bộ chữ HVTH (HS) 
_Aûnh các cảnh vật trong trận mưa.
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2.Kiểm tra :
_Cho HS đọc khổ 1 bài “Luỹ tre” 
_ Trả lời câu hỏi :
+ Những câu thơ nào tả luỹ tre buổi sớm?
+Đọc những câu thơ tả luỹ tre vào buổi trưa?
Nhận xét – Tuyên dương.
3.Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
 Mùa hè thường có các trận mưa rất to nhưng mau tạnh gọi là mưa rào. Hôm nay các em học một bài văn tả cảnh vật sau cơn mưa rào.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc:
1) GV đọc toàn bài:
 Giọng chậm, đều, tươi vui
2) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
_Luyện đọc các tiếng, từ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sángrực, mặt trời, quây quanh, vườn
 +Cho HS ghép từ: quây quanh, vườn, nhởn nhơ
*Luyện đọc câu:
_Luyện đọc từng câu 
 GV uốn nắn chữ sai
*Luyện đọc đoạn, bài: 
_Cho HS đọc theo đoạn, đọc cả bài
_Thi đọc đoạn 1 của bài, cử 3 em làm giám khảo.
J Thư giản:
c) Ôn vần ây, uây: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
1) Tìm tiếng trong bài có vần ây
Vậy vần cần ôn là vần ây, uây
2) Tìm tiếng ngoài bài có:
_Vần ây: xây nhà, mây bay, cây cối, lẩy bẩy, 
_Vần uây: khuấy bôït, khuây khoả, 
Tiết 2
d) Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
1) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài:
_ Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+Sau trận mưa rào, mọi vật thay đổi thế nào?
_Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa rào?
_Đọc lại cả bài.
J Thư giản
2) Luyện nói: 
_Đề tài: Trò chuyện về cơn mưa
_Cho từng nhóm hỏi chuyện nhau về mưa
H: Bạn thích trời mưa hay trời nắng
T: Tôi thích trời mưa vì không khí mát mẻ
4.Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu HS về nhà đọc bài nhiều lần
_Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Cây bàng” 
- Hát
- 2 HS trả bài.
_Quan sát
+Dùng bộ chữ để ghép
_Mỗi câu cho 2, 3 em đọc
_Cá nhân, lớp
- Hát
_mây- phân tích
_2, 3 HS
+Những đoá râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như vừa được giội rửa. Mấy đám mây bông sáng rực lên
_Vài HS
+Mẹ gà mừng rỡ  nước đọng trong vườn. (HSK – G )
_2 em
- Hát
_Mỗi nhóm từ 2, 3 HS
- Thực hiện.
KỂ CHUYỆN: CON RỒNG CHÁU TIÊN
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
_Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc mình.
-HS khá, giỏi kể được toàn bộ của câu chuyện.
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_ Phóng to 4 bức tranh trong SGK và các câu hỏi gợi ý 
_Chuẩn bị một số đồ hoá trang: vòng đội đầu có lông chim Lạc của Âu Cơ và Lạc Long Quân 
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2.Kiểm tra :
_Cho HS kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh).
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
 Các dân tộc thường có truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc mình. Dân tộc ta có câu chuyện Con Rồng, cháu Tiên nhằm giải thích nguồn gốc của cư dân sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các em hãy nghe câu chuyện hấp dẫn này.
b) Giáo viên kể:
*Cho HS tự nhìn tranh và kể
 GV kể với giọng thật diễn cảm
_Kể lần 1: để HS biết câu chuyện
_Kể lần 2: kết hợp với dùng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ được các chi tiết 
Nội dung:
 1.Ngày xửa này xưa có chàng Lạc Long Quân, vốn là rồng ở dưới biển, sức khoẻ kì lạ. Chàg kết duyên với nàng Âu Cơ, vốn là tiên trên núi.
 Chẳng bao lâu, Âu Cơ mang thai và đẻ ra một bọc trứng. Bảy ngày sau, từ cái bọc ấy nở ra một trăm người con xinh đẹp, khoẻ mạnh.
 Gia đình họ sống rất đầm ấm, hạnh phúc. Nhưng Lạc Long Quân vẫn khôn nguôi nỗi nhớ biển. Một hôm, chàng hoá thành rồng bay ra biển. Âu Cơ và đàn con ở lại. Vợ nhớ chồng, con ngóng bố. Mẹ con nàng Âu Cơ bèn trèo lên đỉnh núi cao gọi Lạc Long Quân trở về.
2. Lạc Long Quân từ biển bay lên núi gặp lại vợ con. Hai vợ chồng bàn với nhau: “Rồng với Tiên quen sống ở hai vùng khác nhau. Ta nên chia đôi đàn con, một nửa theo mẹ lên núi, một nửa theo cha xuống biển. Khi nào gặp nguy biến thì báo cho nhau biết để cứu giúp nhau”.
 Thế là hai người cùng bầy con chia nhau lên rừng, xuống biển. Riêng người con trai cả ở lại đất Phong Châu, được lên làm vua nước Văn Lang. Đó là vua Hùng thứ nhất.
 Vì thế người Việt Nam ta từ miền Bắc đến miền Nam đều cho mình là “Con Rồng, cháu Tiên”, đều gọi nhau là đồng bào
* Chú ý kĩ thuật kể:
+Đoạn mở đầu kể chậm rãi
+Đoạn cả nhà mong nhớ Long Quân, khi kể dừng lại ở một vài chi tiết gây sự chờ đợi của người đọc: vợ con nhớ Long Quân, 
+Đoạn cuối kể giọng vui vẻ, tự hào
c) Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
_Cho HS kể
 GV uốn nắn nếu các em kể còn thiếu hoặc sai
_Tổ chức cho mỗi tổ thi kể 
d) Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
_Câu chuyện Con Rồng, cháu Tiên muốn nói với mọi người điều gì?
4. Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: 
- Hát
_1 HS kể, 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện
_HS dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý để kể
_Các tổ cử đại diện thi kể. Cả lớp lắng nghe, nhận xét
_Theo truyện thì tổ tiên của người Việt Nam ta có dòng dõi cao quý đó. Bởi vì chúng ta cùng là con cháu của Long Quân, Âu Cơ được cùng một bọc sinh ra
_Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân
_Chuẩn bị: Cô chủ không biết quý tình bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31.doc