Giáo án Địa lý 5 - Bài 13 - Công nghiệp (tiếp theo)

Giáo án Địa lý 5 - Bài 13 - Công nghiệp (tiếp theo)

Bài 13 Địa lý

CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể:

 - Chỉ trên lược đồ và nêu sự phân bố của một số ngành công nghiệp của nước ta.

 - Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.

 - Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.

 - Biết một số điều kiện để hình thành khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Bản đồ kinh tế Việt Nam.

 Lược đồ công nghiệp Việt Nam.

 Sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

 Phiếu học tập của học sinh.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

 

doc 2 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 5 - Bài 13 - Công nghiệp (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13 	 Địa lý	
CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể:
	- Chỉ trên lược đồ và nêu sự phân bố của một số ngành công nghiệp của nước ta.
	- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.
	- Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.
	- Biết một số điều kiện để hình thành khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Bản đồ kinh tế Việt Nam.
	Lược đồ công nghiệp Việt Nam.
	Sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
	Phiếu học tập của học sinh.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Sự phân bố của một số ngành công nghiệp
 2. Sự tác động của tài nguyên, dân số đến sự phân bố của một số ngành công nghiệp.
3. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Kể tên một số ngành công nghiệp của nước ta và sản phẩm của cac 1ngành đó?
+ Nêu đặc điểm của nghề thủ công của nước ta?
+ Địa phương em có những ngành công nghiệp, nghề thủ công nào?
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Trong tiết học trước các em đã cùng tìm hiểu về một số ngành công nghiệp, nghề thủ công, các sản phẩm của chúng. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự phân bố của ngành công nghiệp ở nước ta.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ.
- GV nêu yêu cầu: Xem hình 3 và tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện.
- GV yêu cầu học sinh nêu ý kiến.
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh.
 - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập sau: 
- Kể tên các ngành công nghiệp và cho biết các ngành đó được phân bố ở đâu?
- GV cho học sinh trình bày trước lớp.
- GV sửa chữa phần trình bày của học sinh.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát mỗi nhóm 1 phiếu thảo luận và yêu cầu các em trao đổi trong nhóm để hoàn thành phiếu 
- GV theo dõi HS thảo luận và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
- Gọi 3 học sinh lên bảng, trả lời câu hỏi.
- Theo dõi.
- HS nêu.
- HS làm việc cá nhân.
- HS nối tiếp nhau nêu về từng ngành công nghiệp, các học sinh khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Theo dõi.
1 . Nhiệt điện: Gần nơi có than, dầu khí.
2. Thuỷ điện: Nơi có nhiều thác ghềnh.
3. Khai thác khoáng sản: Nơi có mỏ khoáng sản.
4. Cơ khí, dêït may, thực phẩm: Nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng.
- HS trình bày bài.
- Theo dõi. 
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 em, nhận nhiệm vụ triển khai thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
- Nêu khó khăn và nhờ giáo viên giúp đỡ (nếu cần).
- Các nhóm đại diện lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: Giao thông vận tải. 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 13 cong nghiep tiep theo.doc