TOÁN
ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I.Mục tiêu
- Giúp HS có biểu tượng dài hơn, ngắn hơn, qua đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng.
- Biết so sánh độ dài đoạn thẳng tuỳ ý bằng cách so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.
- Giáo dục học sinh có tính cẩn thận trong làm bài và học tập.
II. Hoạt động cơ bản
Tạo Hứng thú
Trải nghiệm
III. Hoạt động thực hành
Dạy biểu tượng dài hơn, ngắn hơn và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng.
- GV giơ 2 cái thước dài ngắn khác nhau.
H: Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn:
- GV vẽ lên bảng đoạn thẳng AB, CD.
- GV hướng dẫn học sinh thực hành đo độ dài từng đoạn thẳng và so sánh để HS nhận ra rằng mỗi đoạn thẳng có độ dài nhất định.
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ TƠ GIÁO ÁN BUỔI 1 Năm học 2016 – 2017 TUẦN 18 Soạn ngày 01 tháng 01 năm 2017 Thứ hai ngày 02 tháng 01 năm 2017 TIẾNG VIỆT Vần / oay/ / uây/ Sách thiết kế (trang 124), SGK (trang 66 - 67) Tiết 1 - 2 Thứ ba ngày 03 tháng 01 năm 2017 TOÁN ĐIỂM - ĐOẠN THẲNG I.Mục tiêu - Giúp HS nhận biết được điểm, đoạn thẳng. Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm, biết đọc tên các đoạn thẳng. - Rèn học sinh kỹ năng đọc điểm và các đoạn thẳng. - Giáo dục học sinh có tính cẩn thận trong làm bài và học tập. II. Hoạt động cơ bản Tạo hứng thú Trải nghiệm III. Hoạt động thực hành - Dạy biểu tượng điểm, đoạn thẳng. - GV Chấm điểm trên bảng và đặt tên là điểm A. + HS đọc cá nhân – lớp. A B A B ¶ ¶ ¶ ¶ Điểm A B đoạn thẳng AB + HS lấy bảng con chấm 1 điểm và đặt tên, đọc tên điểm đó ( điểm A). - GV chấm thêm 1 điểm bất kỳ trên bảng và đặt tên điểm đó là B. sau đó lấy thước thẳng nối 2 điểm đó lại với nhau ta được 1 đoạn thẳng AB. - HS đọc cá nhân – cả lớp. + HS thao tác trên bảng con của mình. - HS mở sách đọc hình trong sách ( đọc tên các điểm A, điểm B). Dạy cách vẽ đoạn thẳng. + Bước 1: HS lấy bảng ra chấm 2 điểm bất kỳ và đặt tên 2 điểm đó là A, B. + Bước 2: Nối 2 điểm đó lại bằng cách lấy thước thẳng đặt mép thước đi qua 2 điểm đó, tay trái giữ thước cố định, tay phải cầm bút chì kẻ dọc theo thanh thước bắt đầu từ điểm A nối đến điểm B ta được đoạn thẳng AB. Bước 3: Nhấc thước ra. - GV làm lại lần nữa cho học sinh quan sát. - GV cho HS thi đua vẽ đoạn thẳng: Cho các tổ thi đua với nhau. ứng dụng thực hành: Cho HS tìm những đoạn thẳng xung quanh như: cạnh tường, cạnh bàn, cạnh ghế Bài tập Thực hành: Bài 1: Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng: - GV cho học sinh nhìn tranh bài 1 trang 94 SGK hướng dẫn học sinh đọc tên điểm và đoạn thẳng: MN, CD, KH, PQ, XY. + HS đọc tên đoạn thẳng: MN, CD, KH, PQ, XY. Bài 2: HS dùng thước thẳng nối các điểm thành: A; ¶ A B; C; D; ¶ B C ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ 3 đoạn thẳng. 4 đoạn thẳng 6 đoạn thẳng 7 đoạn thẳng. Bài 3: Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng: A B M Q H K C D N P G L 4 3 6 HS đếm, đọc số đoạn thẳng – lớp nhận xét. III. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng chia sẻ với người thân tự đặt tên và vẽ các đoạn thẳng. TIẾNG VIỆT LUYỆN TẬP BỐN MẪU VẦN Sách thiết kế (trang 128), SGK (trang 68) Tiết 3 - 4 Thứ tư ngày 04 tháng 01 năm 2017 TOÁN ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG I.Mục tiêu - Giúp HS có biểu tượng dài hơn, ngắn hơn, qua đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng.. - Biết so sánh độ dài đoạn thẳng tuỳ ý bằng cách so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian. - Giáo dục học sinh có tính cẩn thận trong làm bài và học tập. II. Hoạt động cơ bản Tạo Hứng thú Trải nghiệm III. Hoạt động thực hành Dạy biểu tượng dài hơn, ngắn hơn và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng. - GV giơ 2 cái thước dài ngắn khác nhau. H: Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn: - GV vẽ lên bảng đoạn thẳng AB, CD. - GV hướng dẫn học sinh thực hành đo độ dài từng đoạn thẳng và so sánh để HS nhận ra rằng mỗi đoạn thẳng có độ dài nhất định. Dài hơn, ngắn hơn Đo độ dài đoạn thẳng A B C D Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng CD Đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thẳng AB. b. thực hành Bài1. Nhận biết đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn: GV cho HS nhìn các đoạn thẳng (tr 96) để đọc lên đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn: a; A B b; M N R C D P Q c; Y d; H K L M V S Bài 2. Ghi thích hợp vào mỗi đoạn thẳng ( theo mẫu): GV hướng dẫn học sinh đếm số ô tương ứng để điền số vào cho thích hợp với mỗi đoạn tương ứng. 1 2 Bài 3. Tô màu vào băng giấy ngắn nhất. GV hướng dẫn học sinh quan sát hình bài 3 trang 97: Cho HS đếm số ô tương ứng với mối đoạn rồi tìm ra đoạn ở giữa là đoạn ngắn nhất để tô màu: III. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng chia sẻ với người thân nhận biết các đoạn thẳng và so sánh các đoạn thẳng đó. TIẾNG VIỆT LUYỆN TẬP Sách thiết kế (trang 130) Tiết 5 - 6 Thứ năm ngày 05 tháng 01 năm 2017 TIẾNG VIỆT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Sách thiết kế (trang 114), SGK (trang 58- 59) Tiết 7 - 8 TOÁN THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI I.Mục tiêu - Biết so sánh độ dài 1 số đồ vật quen thuộc như bàn, ghế, bảng đenbằng cách chọn và sử dụng đơn vị đo “ chưa chuẩn” như găng tay, bước chân, thước kẻ - Nhận biết được gang tay, bước chân của 2 người khác nhau thì không nhất thiết phải giống nhau. Từ đó có biểu tượng về sự sai lệch “ tính xấp xỉ” hay sự “ ước lượng” trong quá trình đo các độ dài bằng những dụng cụ đo “ chưa chuẩn” - Giáo dục học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tập trung. II. Hoạt động cơ bản Tạo Hứng thú Trải nghiệm: Cho HS vẽ 2 đoạn thẳng, đọc tên và so sánh độ dài các đoạn thẳng đó. III. Hoạt động thực hành Giới thiệu Độ dài bàn tay, độ dài bước chân, độ dài sải tay, độ dài bằng thước thẳng. a; Độ dài bàn tay: Là khoảng cách tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa khi ta gang tay ra. b. Độ dài bước chân: Là khoảng cách tính từ gót chân sau đến đầu mũi chân trước khi ta bước. c; Độ dài sải tay: là khoảng cách tính từ đầu ngón tay giữa của tay này đến đầu ngón tay giữa của ngón tay kia khi tay dang ngang cánh tay. D; Độ dài của thước thẳng: Là độ dài của thước tính từ đầu này đến đầu kia. 3.2 Thực hành đo: - GV làm mẫu đo độ dài cái bảng bằng gang tay, đo độ dài bước tường bằng sải tay, đo cái bàn bằng thước kẻ, đo chiều dài lớp học bằng bước chân. HS: Thực hành đo: Đo bảng bằng găng tay. Đo bước tường bằng sải tay. Đo cái bàn bằng thước kẻ. Đo độ dài lớp bằng bước chân. III. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng chia sẻ với người thân nhận biết đoạn thẳng và đo các đoạn thẳng đó. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CUỘC SỐNG XUNG QUANH I.Mục tiêu - HS nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở. - HS khá, giỏi nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị. II. Hoạt động cơ bản Tạo Hứng thú Trải nghiệm III. Hoạt động thực hành 1. Khám phá: - Trong tiết học này các em sẽ cùng tìm hiểu về cuộc sống ở xung quanh chúng ta - GV cho HS đi tham quan quang cảnh hoạt động sinh sống của nông dân sống ở quanh trường. 2. Kết nối: * Hoạt động 1: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân sống quanh trường. - Mục tiêu: HS tập quan sát thực tế đường xá, nhà ở, cửa hàng ở khu vực xung quanh trường. Cách tiến hành: + Bước 1: - GV giao nhiệm vụ quan sát: - GV cho HS nhận xét về quang cảnh trên đường “người qua lại đông hay vắng, họ đi bằng phương tiện gì?” - HS nhận xét về quang cảnh 2 bên đường: Nhà ở, các cửa hàng, cây cối, ruộng vườn?, người dân ở địa phương thường làm công việc gì là chủ yếu. Lưu ý: HS khi đi tham quan phải trật tự, nghe theo hướng dẫn của GV. + Bước 2: Đưa HS đi tham quan. Cho HS đi xếp thành hàng quanh khi vực trường. - HS quan sát kĩ và khuyến khích các em nói với nhau về những gì mà các em thấy + Bước 3: - Đưa HS về lớp. Hoạt động 2: HS thảo luận về hoạt động sinh sống của nông dân. - Mục tiêu: HS nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất buôn bán của nông dân ở địa phương. - Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận nhóm đôi: Về những gì các em được quan sát. Bước 2: Thảo luận cả lớp. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên nói với cả lớp xem các em đã phát hiện được những công việc mà đa số người dân ở đây thường làm các em liên hệ đến công việc mà bố mẹ làm hàng ngày để nuôi sống gia đình. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm với SGK. - Mục tiêu: HS biết phân tích bức tranh trong SGK bức tranh nào vẽ cuộc sống nông thôn, bức tranh nào vẽ cuộc sống ở thành phố. - Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong bài - Gọi HS trả lời: + Bức tranh ở trang 38, 39 nói về cuộc sống ở đâu? tại sao em biết? GV kết luận: Bức tranh ở bài 18 vẽ về cuộc sống ở nông thôn. 3.Thực hành: HS quan sát tranh và thảo luận – hỏi đáp trước lớp. 4. Vận dụng: Các em quan sát cuộc sống xung quanh nơi mình sinh sống . III. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng chia sẻ với người thân quan sát các hoạt động tại địa phương Thứ sáu ngày 06 tháng 01 năm 2017 TOÁN MỘT CHỤC – TIA SỐ I.Mục tiêu - Học sinh nhận biết ban đầu về 1 chục, biết quan hệ giữa chục và đơn vị: 1 chục = 10 đơn vị. - Biết đọc và ghi số trên chục tia số. - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận. II. Hoạt động cơ bản Tạo Hứng thú Trải nghiệm: Cho HS đo độ dài cạnh bàn bằng thước học sinh III. Hoạt động thực hành - GV cho HS nhìn tranh “ trang 99” đếm số quả trên cây ( mười quả còn gọi là 1 chục). Cá nhân đếm – cả lớp đếm. - HS đếm số que tính: 10 que tính, ta còn gọi 10 que tính là 1 chục que tính. - GV ghi 10 đơn vị = 1 chục - H: 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? ( 10 đơn vị) 3.2 Giới thiệu tia số: GV vẽ tia số trên bảng: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đây là tia số. Trên tia số có 1 điểm gốc là 0 “ được ghi số 0”. Các điểm cách đều nhau được ghi số, mỗi điểm ( vạch) ghi 1 số theo thứ tự tăng dần. - Có thể dùng tia số để so sánh các số, số ở số bên trái thì bé hơn các số ở bên phải nó, số ở bên phải thì lớn hơn số ở bên trái nó. 3.3 Thực hành: Bài 1; Đếm số chấm tròn và ghi thêm vào cho đủ 1 chục chấm tròn. HS thực hiện làm bài. Bài 2; Khoanh vào 1 chục con vật. HS đếm đủ 1 chục con vật rồi khoanh vào. Bài 3. Viết các số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần. HS viết số: 0, 1, 2, 39, 10. HS trao đổi - sửa bài. III. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng chia sẻ với người thân hiểu thêm về chục tia số TIẾNG VIỆT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ Sách thiết kế (trang 130) Tiết 9 - 10 SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu - Học sinh biết được ưu kuyết điểm của mình để phát huy và sửa chữa khuyết điểm. - Giáo dục HS ý thức tự giác học tập và rèn luyện đạo đức của các em. II. Hoạt động thực hành 1. Nhận xét tuần + Ưu điểm: - Các em đã thực hiện tốt các nề nếp của trường, của lớp đã đề ra. - Các em đi học đúng giờ, ra vào lớp có xếp hàng ngay ngắn có trật tự. 2. Phương hướng tuần tới: - Phát huy ưu điểm như việc tích cực phát biểu trên lớp, khắc phục những điểm nói chuyện riêng không chăm chú nghe giảng, nhất là các em đã được nhắc tên trước lớp. - Các tổ, nhóm thi đua học tập tốt, giữ gìn vệ sinh tốt - Các em cần tích cực tham gia phát biểu hơn nữa. - Giữ gìn vệ sinh môi trường, xanh, sạch, đẹp. 3. Hoạt động vui chơi giải trí: a. Ca múa hát. - HS tham gia hát cá nhân: ( Bài hát em yêu thích) - HS múa hát bài: ( Ra chơi vườn hoa) b. Hái hoa dân chủ: ( bốc thăm trả lời câu hỏi) - Trả lời đúng sẽ được thưởng ( Tràng pháo tay) - Trả lời sai – bạn khác có quyền trả lời. Câu hỏi: 1. Nêu kết quả của phép tính? 10 – 7 = ? 2- Tìm 2 tiếng có vần oay? Ví dụ: 3. Tìm 2 tiếng có vần uây? ví dụ 4. Tìm 2 tiếng có vần oanh? 5. Tìm 2 tiếng có vần au? 6. Tìm 2 tiếng có vần oang? + Kết thúc: Giáo viên tuyên dương các em học sinh có câu trả lời đúng SINH HOẠT TẬP THỂ CHỦ ĐỀ: CHÚ BỘ ĐỘI NỘI DUNG: THI NGÂM THƠ NHỮNG BÀI THƠ CÓ NỘI DUNG CA NGỢI CHÚ BỘ ĐỘI I. YÊU CẦU: -HS biết sưu tầm, chọn những bài thơ có nội dung ca ngợi chú bộ đội. - HS tham gia một cách sôi nổi, tích cực, chủ động và hào hứng. - Giáo dục học sinh biết kính trọng và yêu quý, lòng biết ơn chú bộ đội vì họ là những người ngày đêm canh giữ và bảo vệ tổ quốc. II. CHUẨN BỊ: GV - HS sưu tầm những bài thơ ca ngợi hình ảnh về chú bộ đội. III. NỘI DUNG SINH HOẠT: 1. Giáo viên: Nêu nội dung, yêu cầu chủ đề của buổi sinh hoạt. - GV tổ chức cho các em sinh hoạt theo nhóm. - Mỗi thành viên được tham gia ngâm thơ ( hoặc đọc thơ) của mình. - Đại diện các nhóm lên trình bày bài thơ của mình. - GV nhận xét - Tuyên dương cá nhân, tổ nhóm có bài thơ hay. - Qua đó giáo dục học sinh phải biết kính trọng và yêu quý chú bộ đội. IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Giáo viên căn dặn các em về nhà tiếp tục tìm bài thơ và tập ngâm thơ ca ngợi về chú bộ đội. -----------ó ó ó------------- Thứ tư -----------ó ó ó------------- THỂ DỤC SƠ KẾT HỌC KÌ I - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I. Mục tiêu Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học ưu khuyết điểm và hướng khắc phục. Làm quen với trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức” yêu cầu biết tham gia chơi ở mức ban đầu. Giáo dục HS có ý nghe và thực hiện bài học 2. Địa điểm phương tiện Sân trường hoặc lớp học 3. Nội dung và phương pháp A,phần mở đầu - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học: 1-2 phút - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu Ôn một số động tác thể dục RLTTCB hoặc trò chơi B. phần cơ bản - Giáo viên cùng HS nhắc lại những kiến thức, kĩ năng đã học đội hình đội đội ngũ ,TDRLTTCB học trò chơi vận động - Xen kẽ giáo viên một vài em làm mẫu các động tác - Giáo viên đánh giá kết quả học tập của HS tuyên dương một vài cá nhân nhắc nhở chung một số tồn tại -Trò chơi “chạy tiếp sức:” 8-10 phút: + GV nêu tên trò chơi, sau đó chỉ trên hình và giải thích cách chơi, làm mẫu. + Cho 1 HS ra chơi thử: Lượt đi nhảy, lượt về chạy, sau đó cho 1 nhóm 2 – 3 em HS chơi thử. HS cả lớp chơi thử. GV nhận xét, giải thích thêm để HS nắm vững cách chơi, rồi cho cả lớp chơi thử lần 2, sau đó chơi chính thức có phân thẳng thua và thưởng phạt. 1 – 2 lần. c. Phần kết thúc - Đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc và hát - Giáo viên nhận xét giờ học giao bài về nhà: 1-2 phút THỦ CÔNG GẤP CÁI VÍ ( Tiếp theo) I.Mục tiêu Giúp HS : - Biết gấp cái ví bằng giấy - Gấp được cái ví đúng kĩ thuật III. Hoạt động thực hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *HĐ1: HD quan sát - GV treo qui trình gấp ví lên bảng - Cho HS nhắc lại qui trình gấp ví: Bước1: Lấy đướng dấu giữa Bước2: Gấp mép 2 ví Bước 3: Gấp túi ví * HĐ2: Thực hành gấp ví bằng giấy màu - Cho HS thực hành - GV theo dõi giúp đỡ *HĐ3: Trưng bày sản phẩm - Cho HS trưng bày sản phẩm trên bảng lớp - Nhận xét, tuyên dương chọn số sản phẩm đúng và đẹp để trưng bày sản phẩm - HS đặt dụng cụ trên bàn - Nêu qui trình gấp ví - Theo dõi từng bước của cô và thực hành - Từng tổ trưng bày sản phẩm trên bảng - Nhận xét - Xem sản phẩm đúng, đẹp, nêu nhận xét THỦ CÔNG GẤP CÁI VÍ ( Tiếp theo) I.Mục tiêu Giúp HS : - Biết gấp cái ví bằng giấy - Gấp được cái ví đúng kĩ thuật III. Hoạt động thực hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *HĐ1: HD quan sát - GV treo qui trình gấp ví lên bảng - Cho HS nhắc lại qui trình gấp ví: Bước1: Lấy đướng dấu giữa Bước2: Gấp mép 2 ví Bước 3: Gấp túi ví * HĐ2: Thực hành gấp ví bằng giấy màu - Cho HS thực hành - GV theo dõi giúp đỡ *HĐ3: Trưng bày sản phẩm - Cho HS trưng bày sản phẩm trên bảng lớp - Nhận xét, tuyên dương chọn số sản phẩm đúng và đẹp để trưng bày sản phẩm - HS đặt dụng cụ trên bàn - Nêu qui trình gấp ví - Theo dõi từng bước của cô và thực hành - Từng tổ trưng bày sản phẩm trên bảng - Nhận xét - Xem sản phẩm đúng, đẹp, nêu nhận xét ĐẠO ĐỨC THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I I.Mục tiêu - Học sinh có kĩ năng thực hành các bài đã học trong học kì I, biết vận dụng bài học vào thực tế bản thân. - Rèn kĩ năng đọc thuộc nội dung ghi nhớ. - Giáo dục học sinh luôn có ý thức thực hành làm theo bài học. II. Hoạt động cơ bản Tạo Hứng thú Trải nghiệm III. Hoạt động thực hành GV cho học sinh ôn lại các bài đạo đức đã học. * Giáo viên hỏi: - Học sinh trả lời? H: Thế nào là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ? (( ăn mặc gọn gàng sạch sẽ là có trang phục, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ)) H: Em cần phải làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập? (( Để giữ gìn sách vở đồ dùng học tập em không nên làm bẩn, làm hỏng, làm mất sácg vở, đồ dùng học tập)). H: Đổi với ông bà, cha mẹ, anh chịem phải biết ứng sử như thế nào? (( Đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em phải biết nói năng, chào hỏi lễ phép)). H: em hãy nêu một số nội quy của lớp, của trường? (( Một số nội quy của lớp, của trường là nghiêm túc khi chào cờ, đi học đúng giờ, giữ trật tự trong lớp học)). - Rèn học sinh thực hành làm theo bài học. Biết vận dụng những bài đã học vào cuộc sống bản thân. III. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng chia sẻ với người thân củng cố một số nội dung của bài học. ĐẠO ĐỨC THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I I.Mục tiêu - Học sinh có kĩ năng thực hành các bài đã học trong học kì I, biết vận dụng bài học vào thực tế bản thân. - Rèn kĩ năng đọc thuộc nội dung ghi nhớ. - Giáo dục học sinh luôn có ý thức thực hành làm theo bài học. II. Hoạt động cơ bản Tạo Hứng thú Trải nghiệm III. Hoạt động thực hành GV cho học sinh ôn lại các bài đạo đức đã học. * Giáo viên hỏi: - Học sinh trả lời? H: Thế nào là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ? (( ăn mặc gọn gàng sạch sẽ là có trang phục, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ)) H: Em cần phải làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập? (( Để giữ gìn sách vở đồ dùng học tập em không nên làm bẩn, làm hỏng, làm mất sácg vở, đồ dùng học tập)). H: Đổi với ông bà, cha mẹ, anh chịem phải biết ứng sử như thế nào? (( Đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em phải biết nói năng, chào hỏi lễ phép)). H: em hãy nêu một số nội quy của lớp, của trường? (( Một số nội quy của lớp, của trường là nghiêm túc khi chào cờ, đi học đúng giờ, giữ trật tự trong lớp học)). - Rèn học sinh thực hành làm theo bài học. Biết vận dụng những bài đã học vào cuộc sống bản thân. III. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng chia sẻ với người thân củng cố một số nội dung của bài học.
Tài liệu đính kèm: