Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019

Thể dục

TRÒ CHƠI “ NHẢY Ô TIẾP SỨC”

I. Mục tiêu

1, Kiến thức:

- Làm quen với trò chơi: "Nhảy ô tiếp sức".

2, Kĩ năng

- Yêu cầu biết tham gia chơi ở mức ban đầu.

* Đối với HS yếu, khuyết tật chỉ cần tham gia được vào trò chơi.

3, Thái độ

- Trật tự, đoàn kết, hăng hái tích cực trong giờ học.

4. Năng lực cho HS: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực thể chất.

II. Địa điểm, phương tiện

1, Địa điểm: Sân trường, vệ sinh sạch sẽ nơi tập.

2, Phương tiện: 1 còi, kẻ sân trò chơi.

 

docx 16 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 321Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét
 TUẦN 18
Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2018
CHÀO CỜ
 TẬP TRUNG CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 ..........................................................................................
Thể dục
TRÒ CHƠI “ NHẢY Ô TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu 
1, Kiến thức:
- Làm quen với trò chơi: "Nhảy ô tiếp sức". 
2, Kĩ năng
- Yêu cầu biết tham gia chơi ở mức ban đầu.
* Đối với HS yếu, khuyết tật chỉ cần tham gia được vào trò chơi.
3, Thái độ
- Trật tự, đoàn kết, hăng hái tích cực trong giờ học.
4. Năng lực cho HS: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực thể chất.
II. Địa điểm, phương tiện
1, Địa điểm: Sân trường, vệ sinh sạch sẽ nơi tập.
2, Phương tiện: 1 còi, kẻ sân trò chơi.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp giảng giải, phương pháp trò chơi, phương pháp luyện tập thực hành.
III. Các hoạt động dạy học.
1, Hoạt động khởi động.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
- Ôn trò chơi "Diệt con vật có hại"
2, Hoạt động thực hành.
- Trò chơi "Nhảy ô tiếp sức".
- Nêu tên trò chơi. Cho HS chơi cách 1
+ Cách : Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc. Khi có lệnh, các em số 1 dập nhảy bằng 2 chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy hai chân vào ô số 2 và 3, nhảy chụm chân vào ô số 4 và cứ lần lượt nhảy như vậy cho đến đích, thì quay lại chạy về vạch xuất phát đưa tay chạm tay bạn số 2. Số 2 làm tương tự vàg cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
 GV giải thích cách chơi, làm mẫu. Tiếp theo 1 HS ra chơi thử. Sau đó cho 1 nhóm 2,3 HS chơi thử. HS cả lớp chơi thử. GV nhận xét, giải thích thêm để HS nắm vững cách chơi, rồi lại cho HS chơi thử lần 2, sau đó chơi chính thức có phân thắng thua và thưởng phạt: 1 - 2 lần.
3, Hoạt động vận dụng, kiến thức kĩ năng
- Hồi tĩnh.
- HS đi thường theo nhịp (2 - 4 hàng dọc) trên địa hình tự nhiên ở sân trường và hát.
4. Hoạt động sáng tạo
- Em và các bạn tự tổ chức chơi trò chơi: “ Nhảy ô tiếp sức”
..
Toán
Tiết 70: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS có biểu tượng về “dài hơn, ngắn hơn”; có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng; biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp gián tiếp.
- Bài tập cần hoàn thành:1,2,3.
2. Kĩ năng: Rèn KN so sánh dài hơn, ngắn hơn độ dài hai đoạn thẳng. 
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, ham thích học Toán.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng Toán, bảng phụ.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1, vở BT.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Bắn tên” . Thi đọc đúng tên các điểm, đoạn thẳng.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
2. Hình thành kiến thức mới: PP trực quan, vấn đáp.
a.Giới thiệu biểu tượng:“dài hơn”,“ngắn hơn” vàso sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng
- Bước 1: GV giơ 2 cái thước hoặc cái bút chì dài hơn/ ngắn hơn khác nhau ; “làm thế nào biết cái bút nào dài hơn , cái bút nào ngắn hơn?”.
- Hs trao đổi nhóm đôi. Chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.
- Bước 2: GV gọi hs lên bảng so sánh 2 que tính màu sắc và độ dài khác nhau.
 + Hs theo dõi, nhận xét.
- Bước 3: GV hướng dẫn hs so sánh từng cặp 2 đoạn thẳng trong bài tập.
 + Cho HS rút ra KL: Mỗi đoạn thẳng có 1 độ dài nhất định.
 b,So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian.
Gv y/c hs xem tranh hình vẽ trong sgk và nói: “Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay nên đoạn thẳng này dài hơn đoạn thẳng 1 gang tay”.
3. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1. Làm việc cá nhân. 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS đọc tên các đoạn thẳng và so sánh các đoạn thẳng với nhau.
- GV nhận xét – chỉnh sửa. 
a, A— —B b, — —N
 C— —D P— —Q
c, R — 
 U— 
 H —-----------------—K 
 V— S— L—----------—M
Bài 2. Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng (theo mẫu). Làm việc cá nhân. 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS đếm số ô vuông và viết số đo tương ứng thích hợp với mỗi đoạn thẳng.
- HS theo yêu cầu. 
- Trực tiếp hướng dẫn Diệp ,Như , Đạt Quân , Lương làm bài.
- GV nhận xét – chỉnh sửa. 
Bài 3. Tô màu vào băng giấy ngắn nhất! Làm việc cá nhân
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS tô màu vào băng giấy ngắn nhất.
- HS tô màu. 
- GV nhận xét – chỉnh sửa.
4. . Hoạt động vận dụng kiến thức kĩ năng:
- GV cho HS thi nói nhanh tên các đoạn thẳng ngắn nhất, dài nhất.
- Nhận xét, dặn về nhà tập đo, so sánh các đoạn thẳng vẽ được.
5. Hoạt động sáng tạo:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập có liên quan đến điểm , đoạn thẳng.
 .....................................................................................
Tiếng Việt 
Bài 4-NGUYÊN ÂM ĐÔI .Mẫu 5-IÊ. VẦN /IÊN/,/IÊT/ ( 2 tiết)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 134-138)
 .....................................................................................
Luyện Tiếng Việt 
Bài 4-NGUYÊN ÂM ĐÔI .Mẫu 5-IÊ. VẦN /IÊN/,/IÊT/ 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS về các vần iên, iêt. 
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết các tiếng, từ chứa vần iên, iêt.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học, phát triển tư duy ngôn ngữ.
4. Năng lực: 
 - Năng lực tự chủ, tự học, tự giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách TV1.CGD. 
2. Học sinh: Sách TV1.CGD, bảng con.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, phương pháp trò chơi, hoạt động cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành luyện tập.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: TC: Bắn tên. 
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc cho HS.
* Cách tiến hành: 
- Cho HS tự đọc bài đọc trong sách TV1.CGD/T2 trang 44.
- Cho HS đọc cá nhân; đọc thi đua theo nhóm, tổ, cả lớp.
- HS luyện đọc theo 4 mức độ.
Lưu ý: GV khuyến khích học sinh đọc trơn, hạn chế đánh vần.
 b. Hoạt động 2: Đưa tiếng vào mô hình.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đưa tiếng vào mô hình cho HS.
* Cách tiến hành: 
- GV đọc từng tiếng, HS đưa tiếng vào mô hình sách TV1.CGD/T2 trang 44.
Lưu ý: - GV trực tiếp hướng dẫn Quân, Tùng cách làm.
 có thể vẽ trên bảng lớp.
c. Hoạt động 3: Luyện viết câu chứa tiếng chứa vần iên, iêt.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
* Cách tiến hành: - GV đọc cho HS viết trên bảng con.
- Cho HS viết vào sách TV1.CGD/T2 trang 44.
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3. Hoạt động vận dụng, kiến thức kĩ năng:
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài chứa vần iên, iêt. Sưu tầm thêm các tiếng, từ chứa vần iên, iêt. 
4. Hoạt động sáng tao: 
- Em tự viết câu chứa tiếng có vần iên, iết
................................................................................................................................
Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2018
Tiếng Việt
Bài 4-NUYÊN ÂM ĐÔI .MẪU 5-IÊ.VẦN /IÊN/ , /IÊT/ (2 tiết)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 138-139)
...........................................................................................
Toán
Tiết 71: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách so sánh độ dài 1 số đồ vật quen thuộc: bàn học sinh, bảng đen, quyển vở, hộp bút, chiều dài, chiều rộng lớp học bằng cách chọn và sử dụng đơn vị đo “chưa chuẩn” như gang tay, bước chân, thước kẻ học sinh, que tính, que diêm
- Nhận biết được gang tay của 2 người khác nhau thì không giống nhau.
- Bước đầu thấy sự cần thiết phải có 1 đơn vị đo “chuẩn” để đo độ dài.	
- Bài tập cần hoàn thành: 1; 2,3.
2. Kĩ năng: Rèn KN đo độ dài , so sánh của một số đồ vật. 
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, ham thích học Toán.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng Toán, bảng phụ.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1, vở BT.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Ai nhanh hơn?” 2 đội thi tiếp sức. 
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
2. Hình thành kiến thức mới: 
a.Giới thiệu độ dài “gang tay”. 
- Bước 1: GV vừa làm mẫu vừa giảng giải: “Gang tay là khoảng cách tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa”.
- Bước 2: Cho HS đo gang tay của mình bằng cách chấm 1 điểm nơi đặt ngón cái, chấm 1 điểm nơi đặt ngón giữa, nối 2 điểm được đoạn thẳng AB và nói: Độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB.
b. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay.
- Gv nêu y/c: “Hãy đo cạnh bảng bằng gang tay”
- GV làm mẫu: Đặt ngón tay cái sát mép trái của cạnh bảng, kéo căng ngón giữa và đặt dấu ngón giữa tại 1 điểm, co ngón cái về trùng với ngón giữa đến 1 điểm khác trên mép bảng và cứ thế đến mép phải của bảng.
- HS đo độ dài cạnh bảng bằng gang tay của mình và đọc to kết quả đo được.
c. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng bước chân.
- Gv nêu y/c: “Hãy đo chiều dài của bục giảng bằng bước chân”.
- GV làm mẫu: Đứng chụm 2 chân sao cho các gót chân bằng nhau tại mép bên trái của bục giảng; giữ nguyên chân trái và bước chân phải lên phía trước, và đếm: 1 bước; tiếp tục cho đến hết. HS theo dõi và đếm từng bước chân của cô. Cuối cùng đọc to kết quả. Bục giảng dài  bước chân.
3. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1. Đo độ dài bằng gang tay. Làm việc cá nhân. 
- HS nêu yêu cầu bài  ... dục HS yêu thích môn học; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực thẩm mỹ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giấy màu, mẫu, hồ dán,...
2. HS: Giấy màu, hồ, giẻ lau, vở thủ công.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, hoạt động cá nhân, phương pháp thực hành luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; động não; các mảnh ghép; ...
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát
2. Thực hành.
a. HS nhắc lại các bước làm:
+ Bước 1: Gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa,lấy xong mở tờ giấy ra như ban đầu.
+ Bước 2: Gấp mép hai đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô.
+ Bước 3: Gấp tiếp 2 phần ngoài vào trong sao cho 2 miệng ví sát vào đường dấu giữa. Lật hình ra mặt sau theo bề ngang, gấp 2 phần ngoài vào trong cho cân đối giữa bề dài và bề ngang của ví.
- GV nhận xét, đánh giá lưu ý miết phẳng các nếp gấp.
b. gấp quạt.
- HS gấp theo các bước đã nêu.
- GV theo dõi, trực tiếp hướng dẫn em Thảo , Phan Anh ,, Limh.
- Lưu ý: - Khi gấp vuốt các nếp phẳng.
 - Tiết kiệm các loại giấy thủ công khi gấp hình bằng giấy.
3. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng:
- HS nhắc lại các bước gấp ví.
4. Hoạt động sáng tạo: 
- HS tái sử dụng các loại giấy báo, lịch cũ để gấp theo kích thước khác nhau. 
.................................................................................................................................
Tự nhiên và xã hội
CUỘC SỐNG XUNG QUANH(tiết1)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học HS: Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở. HS năng khiếu: Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị.
2. Kĩ năng: Rèn KN thảo luận, thuyết trình, giao tiếp.
3. Thái độ: GD HS ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường xung quanh sạch đẹp.
4. Năng lực: 
 - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các hình trong SGK, phiếu bài tập. 
2. HS: SGK, VBT.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, phương pháp trò chơi, hoạt động cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; động não; các mảnh ghép; thảo luận nhóm...
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát bài: Bầu trời xanh.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn hát.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
2. Hình thành kiến thức mới:
a. Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực quanh trường.
- Bước 1: GV nêu yêu cầu cho HS khi đi cần quan sát và nhận xét:
+ Quang cảnh trên đường, hai bên đường.
+ Người dân địa phương làm những công việc gì chủ yếu?
- Bước 2: Phổ biến nội quy tham quan:
+ Đi theo hàng, trật tự, nghe theo sự hướng dẫn của GV.
- Bước 3: Đưa HS đi tham quan
+ HS xếp hàng đôi đi quanh khu vực trường. GV dừng lại ở những nơi cần thiết để HS quan sát và nói với nhau về những gì các em trông thấy.
- Bước 4: Đưa HS về lớp.
b. Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân.
Bước 1: GV y/c Hs trao đổi theo nhóm đôi với nhau về những gì các em đã được quan sát?
Bước 2: HS quan sát và trao đổi theo cặp đôi. 
Bước 3: Chia sẻ trước lớp.
- GVKL trao đổi với cả lớp : 
+ Nhân dân địa phương em sống bằng những nghề gì?
+ Bố mẹ em làm gì để nuôi sống gia đình?
+ Cuộc sống xung quanh em diễn ra như thế nào?
+ Em đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ?
+ Để quê hương ngày càng tươi đẹp chúng ta cần phải làm gì?
3. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng:
- HS nêu những việc làm vừa sức để giúp đỡ bố mẹ và giữ gìn môi trường xung quanh nơi mình sinh sống sạch đẹp.
Nhận xét tiết học - dặn chuẩn bị bài sau.
4. Hoạt động sáng tạo:
- Biết vẽ cảnh thiên nhiên xung quanh và biết giữ gìn môi trường sạch, đẹp.
.....................................................................................................................
Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2018
	 Tiếng Việt 
VẦN /UYA/, /UYÊN/, /UYÊT/
 (tiết 8)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 143-147)
..
LUYỆN TẬP ( tiết 9)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 147)
Toán
 Tiết 73: MƯỜI MỘT , MƯỜI HAI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được cấu tạo các số mười một, mười hai; biết đọc, viết các số đó; bước đầu nhận biết số có hai chữ số; 11, (12) gồm 1 chục và 2 đơn vị.
- Bài tập cần hoàn thành: 1, 2, 3. HS M4 hoàn thành hết các bài tập.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết, phân tích số. 
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, ham thích học toán.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng toán, bảng phụ, phiếu bài tập.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1, vở BT.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Ai nhanh hơn?” 2 đội thi tiếp sức. 
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
a, Giới thiệu số mười một. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp. 
- Bước 1: HS thực hành trên que tính lấy 1 bó chục que tính và 1que tính rời và nói: có mười que tính thêm 1 que tính là 11 que tính. 
- Bước 2. GVKL: Mười que tính thêm 1 que tính là 11 que tính.
 - GV ghi bảng số 11 (HS đọc CN – Cả lớp) 
 - Giúp HS nhận ra: 11 = 1 chục và 1 đơn vị . (HS nhắc lại CN- Cả lớp)
- Bước 3. GV giới thiệu cách viết số 11, cho HS thực hành viết bảng con số 11.
b, Giới thiệu số mười hai. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp. 
- Tiến hành tương tự số 11.
2. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1. Điền số thích hợp vào ô trống. Làm việc cá nhân. 
Bài 2. Vẽ thêm chấm tròn. Làm việc cá nhân. 
- HS nêu yêu cầu bài tập, cách làm.
- HS thực hành vẽ thêm số chấm tròn theo y/c. 
* Hướng dẫn trực tiếp Phan Anh , An Ly
- GV nhận xét – chỉnh sửa. 
Bài 3. Tô màu 11 hình tam giác và 12 hình vuông. Làm việc cá nhân. 
- HS nêu yêu cầu bài tập, cách làm.
- GV nhận xét – chỉnh sửa. Củng cố: Một chục chấm tròn bằng mấy chấm tròn?
Bài 4 Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số. Làm việc cá nhân. 
- Khuyến khích HS mức 3,4 làm bài.
3 . Hoạt động vận dụng kiến thức kĩ năng:
- Cho HS chơi trò chơi “ Thi nói đúng, nói nhanh.”
- GV đưa các tờ bìa có các nhóm 10, 11, 12 đồ vật, con vật. HS nêu nhanh KQ.
4. Hoạt động sáng tạo:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập. Có liên quan đến nội dung bài học
 ..............................................................................
 Toán
Tiết 74: MƯỜI BA , MƯỜI BỐN , MƯỜI LĂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được cấu tạo các số mười ba, mười bốn, mười lăm; biết đọc, viết các số đó; bước đầu nhận biết số có hai chữ số: 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị; 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị; 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị.
- Bài tập cần hoàn thành: 1, 2, 3. HS M4 hoàn thành hết các bài tập.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết, phân tích số. 
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, ham thích học toán.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng toán, bảng phụ, phiếu bài tập.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1, vở BT.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Ai nhanh hơn?” 2 đội thi tiếp sức. 
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
a, Giới thiệu số mười ba. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp. 
- Bước 1: HS thực hành trên que tính lấy 1 bó chục que tính và 3 que tính rời và nói: có mười que tính thêm 3 que tính là 13 que tính. 
- Bước 2. GVKL: Mười que tính thêm 3 que tính là 13 que tính.
 - GV ghi bảng số 13 (HS đọc CN – Cả lớp) 
 - Giúp HS nhận ra: 13 = 1 chục và 3 đơn vị . (HS nhắc lại CN- Cả lớp)
- Bước 3. GV giới thiệu cách viết số 13, cho HS thực hành viết bảng con số 13.
b, Giới thiệu số mười bốn, mười lăm. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp. 
- Tiến hành tương tự số 13.
2. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1. Viết số. Làm việc cá nhân. 
- HS nêu yêu cầu bài tập, cách làm.
- HS thực hành viết số vào bảng con.
- GV nhận xét – chỉnh sửa. Cho HS đọc lại các số đã viết theo thứ tự tăng dần (giảm dần). 
Bài 2. Điền số thích hợp vào ô trống. Làm việc cá nhân. 
- HS nêu yêu cầu bài tập, cách làm.
- HS thực hành đếm số ngôi sao và điền số vào ô trống.
- GV nhận xét – chỉnh sửa. 
Bài 3. Nối mỗi tranh với một số thích hợp. Làm việc cá nhân. 
- HS nêu yêu cầu bài tập, cách làm.
- HS thực hành đếm số con vật ở mỗi bức tranh rồi nối với số thích hợp. 
- GV nhận xét – chỉnh sửa. 
Bài 4 Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số. Làm việc cá nhân. 
- Khuyến khích HS mức 3,4 làm bài.
4. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng: Cho HS chơi trò chơi “ Thi nói đúng, nói nhanh.”
- Nhận xét, dặn về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
5. Hoạt động sáng tạo:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập có liên quan đến nội dung bài học.
.................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2018
	 Tiếng Việt
LUYỆN TẬP (tiết 10)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 147)
.................................................................................................
Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 18
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_18_nam_hoc_2018_2019.docx