Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

I. Mục tiêu

- Giúp học sinh nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính số đó.

- Biết sử dụng từ: "bằng nhau", dấu = khi so sánh số.

- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt

II. Hoạt động cơ bản

1. Trải nghiệm:

2. Tạo hướng thú:

 Giáo viên cho học sinh viết bảng con: dấu <, dấu>.

+ Học sinh làm bảng con giơ lên đọc.

- So sánh 3 .4

- So sánh 4 .2

III. Hoạt động thực hành:

a. Nhận biết quan hệ bằng nhau:

- 3 = 3

 

doc 12 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 4 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ TƠ 
 GIÁO ÁN BUỔI 1 Năm học 2016- 2017
TUẦN 4
Ngày soạn ngày 16 tháng 09 năm 2016
Thứ hai ngày 19 tháng 09 năm 2016
TIẾNG VIỆT
ÂM /ch/ 
(Tiết 1-2)
Sách thiết kế (trang 148), SGK (trang23)
Thứ ba ngày 20 tháng 09 năm 2016
 TIẾNG VIỆT
ÂM /d/ 
(Tiết 3-4)
Sách thiết kế (trang 152), SGK (trang24)
 TOÁN
 BẰNG NHAU. DẤU = 
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính số đó.
- Biết sử dụng từ: "bằng nhau", dấu = khi so sánh số.
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt
II. Hoạt động cơ bản
1. Trải nghiệm: 
2. Tạo hướng thú: 
 Giáo viên cho học sinh viết bảng con: dấu .
+ Học sinh làm bảng con giơ lên đọc.
- So sánh 3 ....4
- So sánh 4 ....2
III. Hoạt động thực hành:
a. Nhận biết quan hệ bằng nhau:
- 3 = 3
- Có mấy con hươu?
+ 3 Con hươu.
- Có mấy bụi cây?
+ 3 Bụi cây.
- Ta thấy mỗi con hươu có 1 khóm cây. Nên 3 con hươu như thế nào với 3 khóm cây?
+ 3 con hươu bằng 3 bụi cây: HS nhắc lại
* Chấm tròn:
- Bên trái có mấy chấm tròn xanh? 
+ 3 chấm tròn xanh.
- Bên phải có mấy chấm tròn trắng?
+ 3 chấm tròn trắng.
- 3 chấm tròn xanh như thế nào với 3 chấm tròn trắng.
Kết luận: 3 chấm tròn xanh bằng 3 chấm tròn trắng.
- Giáo viên giới thiệu: 
* Ta có: 3 con hươu bằng với 3 bụi cây, 3 chấm tròn xanh bằng với 3 chấm tròn trắng.
- Ta nói: 3 bằng với 3.
- Ta viết: 3 = 3, dấu = đọc là "Bằng nhau".
* Tương tự giới thiệu 4 = 4
- Giới thiệu và cho học sinh đọc:
1 = 1	2 =2
5 = 5	
HS đọc cá nhân - nhóm - lớp.
- Lưu ý: Mỗi số bằng chính số đó và ngược lại.
+ HS đọc: Cá nhân - nhóm – lớp
b. Thực hành:
bài 1: Viết dấu =
- Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết: Hai gạch ngang.
+ Học sinh viết chân không, bảng con, vào sách.
Bài 2: Viết theo mẫu:
Bên trái có mấy chấm tròn: Bên phải có mấy chấm tròn? 4 chấm tròn như thế nào với 3 chấm tròn?
+ 4 > 3 học sinh viết vào vở.
+ Học sinh sửa bài - lớp nhận xét.
Bài 3: Viết dấu >,<, = vào ô trống
+ Học sinh làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài 4: Làm cho bằng nhau theo mẫu.
+ Học sinh làm theo hướng dẫn của GV.
IV. Hoạt động ứng dụng
Về cùng chia sẻ với người thân nhận biết dấu >, dấu >.
Thứ tư ngày 21 tháng 09 năm 2016
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Khắc sâu, củng cố cho học sinh khái niệm bằng nhau, cách sử dấu các dấu , dấu =, khi so sánh 2 số.
- Rèn học sinh có kỹ năng sử dụng từ bé hơn, lớn hơn, bằng nhau để so sánh các số.
- Thực hành so sánh các số từ 1 - 5 theo quan hệ bé hơn, lớn hơn, bằng nhau.
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt.
II. Hoạt động cơ bản
1. Trải nghiệm: 
2. Tạo hướng thú: 
 - Giáo viên cho học sinh làm trên phiếu điền dấu , dấu = trong phạm vi 5.
+ Học sinh thực hành trên phiếu
III. Hoạt động thực hành:
a. Bài 1: Điền dấu >, dấu bé, dấu =
- Bài yêu cầu gì?
+ HS: Điền dấu >, dấu <, dấu =.
- HS: thi đua lên điền nhanh dấu >, dấu <, dấu = giữa 3 tổ: ( 4 so với 3, 1 so với 2, 5 so với 5 ) 
+ HS: chơi tiếp sức, điền vào phiếu.
+ Lớp nhận xét.
+ HS làm vào vở.
 - GV chốt lại.
 Bài 2: Viết theo mẫu.
Bài yêu cầu gì?
+ HS: Viết theo mẫu.	
* Lưu ý với dấu bằng chỉ cần viết 1 trường hợp là đủ.
HS viết cho cả dấu > và dấu < theo 2 chiều.
+ HS sửa bài - lớp nhận xét.
- GV chốt lại.
Bài 3: Làm cho bằng nhau ( theo mẫu)
-nBài yêu cầu gì?
+ Học sinh: Làm cho bằng nhau.
+ HS quan sát số ô vuông đen và số ô vuông trắng và làm cho chúng bằng nhau bằng cách tìm thêm số ô vuông cho đủ để nối chúng lại.
+ HS sửa bài trên bảng - lớp nhận xét.
- GV chốt lại
IV. Hoạt động ứng dụng
- GV phát cho các tổ, các con số và các dấu >, dấu <, dấu = sau hiệu lệnh, 3 bạn học sinh đại diện của mỗi tổ sẽ thật nhanh chọn cho mình các con số và dấu thích hợp đứng thành hàng ngang, tổ nào thực hiện nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
- GV nhận xét cuộc chơi.
TIẾNG VIỆT
ÂM /đ/ 
Tiết 5-6
Sách thiết kế (trang 157), SGK (trang25)
Thứ năm ngày 22 tháng 09 năm 2016
TIẾNG VIỆT
ÂM /e/
 Tiết 7 - 8
Sách thiết kế (trang 161), SGK (trang26)
 TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Khắc sâu, củng cố cho học sinh khái niệm ban đầu bằng nhau, lớn hơn, bé 
hơn.
- Rèn học sinh có kỹ năng sử dụng từ bé hơn, lớn hơn, bằng nhau để so sánh các số.
- Thực hành so sánh các số từ 1 - 5 và cách dùng từ bé hơn, lớn hơn, bằng nhau, các dấu , = để đọc, ghi kết quả so sánh.
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt.
II. Hoạt động cơ bản
1. Trải nghiệm: 
2. Tạo hướng thú: 
 Giáo viên cho học sinh làm trên phiếu điền dấu , dấu = trong phạm vi 5.
+ Học sinh thực hành trên phiếu.
III. Hoạt động thực hành:
a. bài 1: làm cho bằng nhau ( bằng 2 cách: vẽ thêm hoặc gạch bớt đi).
- Bài yêu cầu gì?
+ HS: Làm cho bằng nhau.
- Lọ hoa bên trái có mấy bông hoa?
+ HS: 3 bông hoa
- Lọ hoa bên phải có mấy bông hoa?
+ HS: 3 bông hoa.
- GV: 3 bông hoa như thế nào với 2 bông hoa?
+ HS: 3 > 2.
- Muốn chúng bằng nhau thì phải làm như thế nào?
+ HS: Vẽ thêm 1 bông hoa để 3 = 3.
còn cách nào nữa không?
+ Gạch bớt đi 1 để có 2 = 2.
- Tương tự làm câu b,c.
HS làm vào vở, lên sửa bài, lớp nhận xét.
 - GV chốt lại.
 bài 2: Nối ô trống với số thích hợp:
Bài yêu cầu gì?
+ HS: Nối ô trống với số thích hợp.
+ HS lần lượt thế những số sao cho phù hợp với yêu cầu của bài rồi mới nối.
HS làm vào vở, lên sửa bài, lớp nhận xét.
- GV chốt lại.
Bài 3: Nối ô trống với số thích hợp.
- Bài yêu cầu gì?
+ Học sinh: Lần lượt thế những số sao cho phù hợp với yêu cầu của bài rồi mới nối.
HS làm vào vở, lên sửa bài, lớp nhận xét.
- GV chốt lại.
IV. Hoạt động ứng dụng
 * Trò chơi củng cố: chơi tiếp sức: Điền dấu >, <, = vào ô trống trên phiếu.
HS: Mỗi tổ sẽ chạy tiếp sức lên điền thật nhanh, tổ nào thực hiện nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
- GV nhận xét cuộc chơi.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 4: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
I, Mục tiêu
Sau bài học học sinh có thể: 
- Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai
- Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai
II. Kĩ năng sống cơ bản được áp dụng trong bài
- Kĩ năng tự bảo vệ chăm sóc mắt và tai.
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ mắt và tai.
- Phát triển kĩ năng giáo tiếp thông qua các hoạt động học tập.
III, Hoạt động cơ bản
1. Trải nghiệm
2. Tạo hứng thú
Hướng dẫn trò chơi: Đoán vật
IV. Hoạt động thực hành 
1. Khám phá - Học sinh hát bài
2. Kết nối
* Hoạt động 1: Quan sát và xếp tranh theo ý " nên", " KHông nên" 
- Mục đích: Học sinh nhận ra nhưng việc nên và không nên làm để bảo vệ mắt 
- Cách tiến hành: 
Bước 1: Thực hiện hoạt động:
+ Học sinh hoạt động theo cặp: Nhìn tranh tập đặt câu hỏi và tập trả lời các câu hỏi đó.
Bước 2: Giáo viên chỉ định học sinh xung phong lên bảng gắn các bức tranh phóng to ở SGK vào phần: nên và không nên.
+ Học sinh lên bảng thực hiện.
+ Lớp đặt câu hỏi cho 2 cặp đó, bổ xung ý kiến.
Kết luận: Giáo viên chốt lại.
Hoạt động 2: Quan sát tranh và tập đặt câu hỏi.
 - Mục đich:HS nhận ra nhừng điều nên và không nên làm để bảo vệ tai.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
+ Học sinh quan sát, hoạt động theo cặp: Nhìn tranh tập đặt câu hỏi và tập trả lời các câu hỏi đó.
Bước 2: Giáo viên chỉ định học sinh xung phong lên bảng gắn các bức tranh phong to ở sách giáo khoa vào phần: Nên và không nên. 
+ Học sinh lên bảng thực hiện
+ Lớp đặt câu hỏi cho 2 cặp đó, bổ sung ý kiến.
Kết luận: Giáo viên chốt lại.
Hoạt động 3: Tập xử trí tình huống.
* Mục đích: Tập xử trí tình huống đúng để bảo vệ mắt và tai.
* Cách tiến hành: Giáo viên đưa ra tình huống.
- Đi học về, Hưng thấy 2 em của mình đang chơi trò bắn súng với nhau, nếu là Hưng em sẽ làm gì?
+ Học sinh tập nhập vai và đối đáp.
+ Học sinh làm việc theo nhóm.
- Ngọc đang ngồi đang ngồi học thì bạn của Ngọc đem băng nhạc đến, nếu 
là Ngọc em sẽ làm gì khi đó?
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân biết cách bảo vệ mắt và tai
Thứ sáu ngày 23 tháng 09 năm 2016 
 TOÁN
 SỐ 6
I. Mục tiêu
- Học sinh có khái niệm ban đầu về số 6. 
- Biết đọc, viết, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6.
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 6, vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6 
II. Hoạt động cơ bản
1. Trải nghiệm: 
2. Tạo hướng thú: 
 - Điền dấu >, <, =.
+ Học sinh viết bảng con - đọc lên
- Giáo viên nhận xét - cho điểm
III. Hoạt động thực hành:
a. Giới thiệu số 6
- Cho học sinh thực hành bằng hình tròn
* HS: 1 HS lấy cho cô 5 hình tròn.
* HS: 1 HS khác lấy cho cô thêm 1 hình tròn nữa, như vậy 5 hình tròn thêm 1 hình tròn nữa là mấy hình tròn?
+ HS là 6 hình tròn.
- Cho HS: Đếm từ 1 - 6.
+ Học sinh - nhóm - lớp.
- Kết luận: 5 hình tròn thêm 1 hình tròn là 6 hình tròn.
* Cho học sinh xem tranh:
- Có 5 bạn chơi trong sân, có thêm 1 bạn nữa đến chơi, vậy cô có tất cả mấy bạn?
+ HS: Là 6 bạn.
- Cho HS vừa chỉ vừa đếm từ 1 đến 6.
+ Cá nhân - nhóm ( 3 HS)- lớp.
Kết luận: 5 bạn thêm 1 bạn nữa là 6. Cô vừa giới thiệu 6 hình tròn, 6 bạn. Hôm nay ta học bài số 6 - GV ghi tựa
b. Viết số, đọc số:
- Cho học sinh lấy số 6 trong hộp.
- Hướng dẫn viết ( giới thiệu và hướng dẫn viết).
+ HS đưa lên và đọc
c. Phân tích để thấy cấu tạo số 6: ( cho học sinh dùng que).
+ HS viết chân không - bảng con.
- Lấy cho cô 6 que tính - cho học sinh đếm.
- Tách thành 2 phần: Mỗi tay cầm mấy que tính? vậy 6 gồm mấy với mấy? ai có cách tách khác?
+ HS lấy 6 que
+ HS: 6 gồm 1 với 5, 5 với 1, 2 với 4, 4 với 2, 3 với 3.
- Cho 1 học sinh giỏi nói lại tất cả.
d. Đếm số:
- 6 là 5 với 1, vậy thêm 1 vào 5 ta được số mấy? vậy cô viết số 6 ở đâu:
- HS đếm từ 1 - 6, từ 6 - 1.
+ Số 6, viết liền sau số 5.
e. So sánh:
+ Cá nhân - nhóm - lớp.
 - Trong dãy số từ 1 - 5, số nào lớn nhất: 6 như thế nào với 5? như vậy 6 như thế nào với các số còn lại? vậy trong dãy số từ 1 - 6, số nào lớn nhất.
+ Số 6
c. Liên hệ thực tế: Những vật nào chỉ số 6?
+ Học sinh: 6 con gà, 6 bạn gái,...
3. Thực hành: 
Bài 1: Viết số: 
+ Học sinh viết vào vở,
Bài 2: Số:
+ Học sinh đếm số chấm tròn - viết vào vở
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
+ Học sinh đếm số ô vuông - điền vào.
Bài 4: >, <, =
+ Học sinh đếm số ô vuông, chấm tròn điền vào cho thích hợp.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà cùng chia sẻ với người thân tập đếm, tập tìm các vật có số lượng 6
TIẾNG VIỆT
ÂM /ê/
 (Tiết 9 - 10)
Sách thiết kế (trang 165), SGK (trang 27)
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
- Học sinh biết được ưu kuyết điểm của mình để phát huy và sửa chữa khuyết điểm.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập và rèn luyện đạo đức của các em.
II. Hoạt động thực hành
1. Nhận xét tuần
+ Ưu điểm:
- Các em đã thực hiện tốt các nề nếp của trường, của lớp đã đề ra.
- Các em đi học đúng giờ, ra vào lớp có xếp hàng ngay ngắn có trật tự.
- Công tác vệ sinh trường lớp ngày hôm sau có nhiều tiến bộ ngày hôm trước.
- Trong giờ học các em chú ý nghe giảng và tiếp thu bài tốt 
- Những em có thành tích học tập tốt đó là: Quyên, Trang, Quân, Thi 
- Nhiều em có tinh thần phát biểu trong giờ học như: Sáng, Quân, Quyên
+ Khuyết điểm còn tồn tại 
- Một em chưa thực sự gương mẫu trong giờ học như: Hải, Chiều, Tùng 
2. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm như việc tích cực phát biểu trên lớp, khắc phục những điểm nói chuyện riêng không chăm chú nghe giảng, nhất là các em đã được 
nhắc tên trước lớp.
- Các tổ, nhóm thi đua học tập tốt, giữ gìn vệ sinh tốt 
- Các em cần tích cực tham gia phát biểu hơn nữa.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, xanh, sạch, đẹp.
THỦ CÔNG:
Xé, dán
hình vuông-hình tròn
I. Mục tiêu
Giúp HS : Xé, dán được đường thẳng, đường cong
II. ồ dùng học tập
- Bài mẫu, giấy màu, giấy trắng làm nền, hò dán, khăn lau
- Giấy nháp, VTC, bút chì, hồ dán...
III. Hoạt động thực hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Nhận xét chung bài vừa rồi
- KT dụng cụ HS
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Ghi bảng tên bài
*HĐ1: HDHS quan sát
- GV cho HS xem bài mẫu
- Gợi ý HS tìm đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn
* HĐ2: HD mẫu
- HD dán hình cân đối, phẳng mặt
Tiết 2
3. Thực hành :
- GV HD lại từng thao tác, HS làm theo
- Nhắc HS dán hình cân đối, phẳng mặt
 - GV theo dõi, uốn nắn
5. Hoạt động ứng dụng
- HS thực hành – GV Đánh giá sản phẩm
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm
- Nêu tên đồ vật
- Theo dõi, vẽ và xé hình vuông ở giấy nháp
Hình 1
Hình 2
- HS vẽ và xé hình vuông, hình tròn vào giấy màu
- Dán sản phẩm vào vở
- Theo dõi và thực hiện
ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ 
(Tiết 2)
I, Mục tiêu
1/ Giúp học sinh biết 
- Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ làm cho co thể sạch, đẹp, khoẻ mạnh, được mọi nguời yêu mến.
- Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ là thường xuyên tắm gội, chải đầu tóc, quần áo được giặt sạch, đi giày dép sạch,... mà không được lười tắm gội, mặc quần áo rách bẩn... 
2/ Học sinh có thái độ:
- Mong muốn, tích cực tự giác ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
3/ Học sinh thực hiện được nếp sống vệ sinh cá nhân, giữ quần áo, giày dép gọn gàng, sạch sẽ ở nhà cũng như ở trường và ở những nơi khác.
4/ Giáo dục học sinh ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, thể hiện người có nếp sống sinh hoạt văn hóa, góp phần gìn giữ vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp
 II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Kĩ năng làm đẹp cho bản thân
- Kĩ năng xếp đặt vật dụng trong gia đình và của bản thân.
 - Kĩ năng làm xanh, sạch đẹp cho bản thân và gia đình, cho xã hội.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực
- Phương pháp trò chơi - thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật động não. 
IV. Các hoạt động cơ bản
Trải nghiệm
2. Tạo hứng thú:
 V. Hoạt động thực hành:
* Hoạt động 1: Hát bài rửa mặt như mèo
+ Cho cả lớp hát
- Câu hỏi: Bạn mèo trong bài hát có sạch hay không? vì sao bạn biết - Học sinh trả lời
+ Học sinh trả lời câu hỏi:
- Rửa mặt không sạch như mèo thì có hại gì? 
Kết luận: Hàng ngày các em phải ăn mặc sạch sẽ để bảo đảm sức khoẻ, mọi người khỏi chê cười 
Hoạt động 2: Học sinh kể lại việc thực hiện ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Yêu cầu học sinh kể.
+ Vài học sinh kể lại tắm rửa, gội đầu, chải tóc, giữ sạch giày dép...
Kết luận: Khen những học sinh biết ăn mặc gọn gàng sạch sẽ và đề nghị các bạn vỗ tay hoan hô. Nhắc nhở những bạn chưa thực hiện tốt.
Liên hệ:
- Bản thân em đã ăn mặc gọn gàng sạch sẽ chưa? ( HS tự liên hệ)
- Em hãy quan sát các bạn trong lớp và chỉ ra những bạn biết ăn mặc gọn gang sạch sẽ.
Giáo viên: Các em cần ăn mặc gọn gàng sạch sẽ để thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hóa, góp phần gìn giữ vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp.
* Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi theo bài tập 3
+ Từng cặp học sinh thảo luận.
Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm 2 học sinh, ở từng tranh bạn đang làm gì?
+ Học sinh trả lời theo từng tranh
Các em cần làm như thế nào?
Kết luận: Hàng ngày, các em cần làm như các bạn ở tranh 1,3,4,5,7. Chải đầu mặc quần áo ngay ngắn, cắt móng tay, thắt dây giầy, rửa tay cho gọn ngàng sạch sẽ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ cuối bài
+ Học sinh hát 
VI. Hoạt động ứng dụng
- Nhận xét tiết học
Nhắc học sinh luôn tự xem lại cách ăn mặc của mình trước khi đến lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_4_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi_to.doc