Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Trường tiểu học Tân Thành - Tuần 5 năm 2009

Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Trường tiểu học Tân Thành - Tuần 5 năm 2009

TIẾNG VIỆT

Bài 17: ÂM U, Ư

A- MĐYC:

- HS đọc và viết được u, ư, nụ, thư.

- Đọc được câu ứng dụng: Thứ tư, bé Hà thi vẽ.

-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Thủ đô

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

B- ĐDDH:

Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.

Chữ u, ư viết thường.

C- HĐDH: Tiết 1

I/KTBC: 2 HS đọc và viết: tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề.

2 HS đọc câu ứng dụng: cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ.

II/BÀI MỚI:

1.GTB: - HS quan sát tranh: nụ, thư. Đọc và phân tích rút ra âm mới: u, ư.

- GV ghi bảng. HS đọc: u, ư.

2. Dạy chữ ghi âm:

 

doc 30 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Trường tiểu học Tân Thành - Tuần 5 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm2009
TIẾNG VIỆT
Bài 17: ÂM U, Ư
A- MĐYC:
- HS đọc và viết được u, ư, nụ, thư.
- Đọc được câu ứng dụng: Thứ tư, bé Hà thi vẽ.
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Thủ đô
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B- ĐDDH:
Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
Chữ u, ư viết thường.
C- HĐDH: 	Tiết 1
I/KTBC: 2 HS đọc và viết: tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề.
2 HS đọc câu ứng dụng: cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ.
II/BÀI MỚI:
1.GTB: - HS quan sát tranh: nụ, thư. Đọc và phân tích rút ra âm mới: u, ư.
- GV ghi bảng. HS đọc: u, ư.
2. Dạy chữ ghi âm:
a) Dạy âm u:
- Phát âm và đánh vần tiếng:
+ GV phát âm mẫu u (miệng mở hẹp như i nhưng tròn môi). HS nhìn bảng phát âm. GV sửa lỗi.
+ GV viết bảng: nụ, và đọc: nụ. HS đọc: nụ.
+ HS trả lời về vị trí: Trong tiếng nụ, có âm n ghép với âm u. Âm n đứng trước, âm uđứng sau và dấu thanh nặng nằm dưới âm u.
- GV đánh vần: nờ - u - nu - nặng - nụ. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh. GV sửa lỗi.
b) Dạy âm ư: Tiến hành tương tự âm u.
- Phát âm: Miệng mở hẹp như phát âm i, u nhưng thân lưỡi nâng lên.
c) Hướng dẫn viết chữ: - GV viết mẫu ở bảng.
- Nhận diện chữ: * GV đưa chữ mẫu u viết thường cho HS quan sát. GV tô lại chữ u đó và nói: Chữ u gồm 3 nét: 1 nét xiên phải và 2 nét móc ngược.
+ So sánh u với i: Giống: nét xiên phải và nét móc ngược.
	 Khác: u có 2 nét móc ngược, i có dấu chấm trên đầu.
* Chữ ư viết như chữ u nhưng thêm 1 nét râu trên nét sổ thứ 2 (so sánh với ơ).
+ So sánh u với ư: Giống: chữ u.
	 Khác: ư có thêm dấu râu.
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?.
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai.
d) Đọc tiếng ứng dụng:
- GV chép bảng các tiếng ứng dụng.
- HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, đồng thanh.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV đọc mẫu - HS đọc, GV nhận xét.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: u ư nụ thư. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: thủ đô.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh cô giáo đưa HS đi thăm cảnh gì?
? Chùa Một Cột ở đâu? Hà Nội còn được gọi là gì?
? Mỗi nước có mấy Thủ đô?
? Em biết gì về Thủ đô Hà Nội? (qua phim, tranh ảnh, ...)
Trò chơi: Thi chỉ nhanh các tiếng ứng dụng.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 18.
TOÁN
Bài 17: SỐ 7
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Biết 6 thêm 1 được 7 ,viết được số 7; đọc đếm được từ 1đến 7
-So sánh các số trong phạm vi 7; nhận biết số lượng trong phạm vi 7; vị trí của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
B- ĐDDH: Các nhóm có 7 đồ vật cùng loại. 7 tấm bìa có ghi các số.
C- HĐDH: 
I/ KTBC: HS làm bảng: So sánh: 6 ... 5	6 ... 4	6 ... 3	...
	 5 ... 6	4 ... 6	3 ... 6	...
HS viết và đọc các số từ 1 đến 6 và ngược lại.
II/ BÀI MỚI: GV gtb.
1. Giới thiệu số 7.
B1: Lập số 7: HS qsát tranh và TLCH: "Có 6 em đang chơi cầu trượt, 1 em khác đang đi tới. Tất cả có mấy em?" 
"6 em thêm 1 em là 7 em. Tất cả có 7 em."HS nhắc lại: "Tất cả có 7 em."
- HS lấy 6 hình vuông, lấy thêm 1 hình vuông và nói: "6 HV thêm 1 HV là 7 HV". HS nhắc lại: "Có 7 HV".
- HS qsát các tranh còn lại và nêu: "6 chấm tròn thêm 1 CT là 7 CT; 6 con tính thêm 1 con tính là 7 con tính". HS nhắc lại.
GV chỉ vào tranh, HS nhắc lại: "Có 6 em, 6 chấm tròn, 6 con tính".
GV: "7 HS, 7 HV, 7 chấm tròn, 7 con tính; đều có số lượng là 7".
B2: Giới thiệu chữ số 7 in và chữ số 7 viết. GV nêu: "Số 7 được viết bằng chữ số 7". GV giới thiệu chữ số 7 in và chữ số 7 viết. GV giơ bìa có viết số 7, HS đọc "bảy".
B3: Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
- HS đếm từ 1 đến 7 và ngược lại. Số 7 liền sau số 6 trong dãy các số 1, .., 7.
2. Thực hành:
Bài 1: Viết số 7. GV hd HS viết vào vở, GV theo dõi, uốn nắn HS viết đúng.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống. 
? Có mấy con bướm trắng và mấy con bướm xanh? Tất cả có mấy con bướm? 
- HS trả lời các câu hỏi tương tự rồi điền kq vào ô trống các tranh còn lại.
- HS nhắc lại: "7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6"; "7 gồm 5 và 2, gồm 2 và 5"; "7 gồm 4 và 3, gồm 3 và 4".
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
GV hướng dẫn HS đếm các ô vuông trong từng cột rồi viết số thích hợp vào ô trống. HS đọc theo thứ tự từ 1 đến 7, từ 7 đến 1.
- GV hdẫn HS so sánh từng cặp số: 1 < 2, 2 < 3, 3 < 4, 4 < 5, 5 < 6, 6 < 7.
3. Trò chơi: Nhận biết số lượng.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. VN học bài và xem bài 17.
ĐẠO ĐỨC
Bài 3: GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐDHT (T1)
A- MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu:
	- Trẻ em có quyền được học hành.
- Giữ gìn sách vở, đdht giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.
	- HS biết yêu quý và giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp.
B- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Vở bài tập đạo đức. Bài hát "Sách bút thân yêu ơi". Bút chì màu. Tranh các bt. Các đdht. Điều 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em. 
C- HĐDH:
	HĐ1: HS làm bài tập 1.
	- GV giải thích yêu cầu của bài tập.
- HS tìm và tô màu vào các đồ dùng ht trong bức tranh bt 1.
- HS trao đổi từng đôi một.
	HĐ2: HS làm bài tập 2.
	- GV nêu yêu cầu bài tập.
	- HS từng đôi một giới thiệu với nhau về đdht của mình:
+ Tên đồ dùng học tập?
+ Cách giữ gìn đồ dùng học tập?
+ Đồ dùng đó dùng đẻ làm gì? 
 - 1 số HS trình bày trước lớp. ;Cả lớp nhận xét
KL: Được đi học là 1 quyền lợi của trẻ em. Giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
	HĐ3: HS làm bài tập 3.
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập.
- HS chữa bài tập và giải thích:
+ Bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm gì?
+ Vì sao em cho rằng hành động của bạn đó là đúng?
+ Vì sao em cho rằng hành động đó là sai?
- GV giải thích: Hành động của những bạn trong các bức tranh 1, 2, 6 là đúng.
	 Hành động của những bạn trong các bức tranh 3, 4, 5 là sai.
KL: Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập:
	- Không làm dây bẩn, viết bậy, vẽ bậy ra sách vở.
	- Không gập gáy sách vở. - Không xé sách, xé vở.
- Không dùng thước, bút, cặp, ... để nghịch.
- Học xong phải cất gọn đồ dùng học tập vào nơi quy định.
- Giữ gìn đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền học tập của mình.
HĐTN: HS sửa sang lại sách vở, đdht của mình để tiết sau thi.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- VN học bài, thực hiện theo những gì đã học và chuẩn bị bài sau (t2).
 Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009
TIẾNG VIỆT
Bài 18: ÂM x ,ch
A- MĐYC:
- HS đọc và viết được x, ch, xe, chó.
- Đọc được câu ứng dụng: xe ô tô chở cá về thị xã.
- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề : xe bò ,xe lu ,xe ôtô
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B- ĐDDH:
Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
Chữ x, ch viết thường.
C- HĐDH: 	Tiết 1
I/KTBC: 2 HS đọc và viết: cá thu, đu đủ, thứ tư, cử tạ.
2 HS đọc câu ứng dụng: thé tư, bé hà thi vẽ.
II/BÀI MỚI:
1.GTB: - HS quan sát tranh: xe, chó. Đọc và phân tích rút ra âm mới: x, ch.
- GV ghi bảng. HS đọc: x, ch.
2. Dạy chữ ghi âm:
a) Dạy âm x:
- Phát âm và đánh vần tiếng:
+ GV phát âm mẫu x (khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng - lợi, hơi thoát ra xát nhẹ, không có tiếng thanh). HS nhìn bảng phát âm. GV sửa lỗi.
+ GV viết bảng: xe, và đọc: xe. HS đọc: xe.
+ HS trả lời về vị trí: Trong tiếng xe, có âm x ghép với âm e. Âm x đứng trước, âm e đứng sau.
- GV đánh vần: xờ - e - xe. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh. GV sửa lỗi.
b) Dạy âm ch: Tiến hành tương tự âm u.
- Phát âm: lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh.
c) Hướng dẫn viết chữ: - GV viết mẫu ở bảng.
- Nhận diện chữ: * GV đưa chữ mẫu x viết thường cho HS quan sát. GV tô lại chữ x đó và nói: Chữ x gồm 2 nét: 1 nét cong hở trái và 1 nét cong hở phải.
+ So sánh x với c: Giống: nét cong hở phải.
	 Khác: x còn 1 nét cong hở trái nữa.
* Chữ ch là chữ ghép từ hai con chữ c và h.
+ So sánh ch với th: Giống: chữ h.
	 Khác: ch bắt đầu bằng c còn th bắt đầu bằng t.
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?.
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai
d) Đọc tiếng ứng dụng:
- GV chép bảng các tiếng ứng dụng.
- HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, đồng thanh.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV đọc mẫu - HS đọc, GV nhận xét.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: x, ch, xe, chó. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: xe bò, xe lu, xe ô tô.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Có những loại xe nào trong tranh? Em hãy chỉ từng loại xe?
+ Xe bò thường dùng làm gì? Ở quê em còn gọi là xe gì?
+ Xe lu dùng làm gì? Xe lu còn gọi là xe gì?
+ Xe ô tô như trong tranh còn gọi là xe ô tô gì? Nó dùng để làm gì?
+ Có những loại xe ô tô nào nữa? Chúng được dùng làm gì?
+ Còn có những loại xe nào nữa? Ở quê em thường dùng loại xe nào?
Trò chơi: Thi chỉ nhanh các tiếng ứng dụng.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 19.
TOÁN
Bài 18: SỐ 8
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Bi ết 7 thêm 1 đ ược 8
- Biết đọc, viết số 8; đếm và so sánh các số trong phạm vi 8;
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 8; vị trí của số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
B-  ... HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài. Lớp nhận xét.
 Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS nêu yêu cầu.
- GVHDHS làm bài.
- HS làm vào vbt.
- Chữa bài: HS đọc bài làm theo từng hàng. Lớp và GV nhận xét.
1
2
3
4
5
6
7
7
6
5
4
3
2
1
 Bài 4: Điền ><=.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài. Chú ý làm đúng.
- GV chữa bài. Lớp tự chữa bài của mình ở vở.
7 > 6	2 3	6 = 6	
7 > 4	5 1	6 < 7
7 > 2	2 1	7 = 7.
 CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
GV chấm bài.
GV nhận xét tiết học. VN làm lại các bt, đếm và viết các số đến 7.
 Chiều thứ tư ngày 07 .tháng10 .năm 2009
TIẾNG VIỆT
BÀI TẬP (s, r)
A- MĐYC:
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập (Nối, điền, viết)
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Sử dụng tranh ở vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC:
- Đọc, viết: s, r, rễ si, xổ số.
- Đọc bài ở SGK: 2 em.
II/ BÀI MỚI: 
GV giới thiệu bài và gb đề bài.
1.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS qsát tranh, đọc thầm các từ ngữ có trong bài, suy nghĩ để nối đúng với tranh.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Vỏ sò, rễ đa.
Bài 2: Điền.
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền s hay r?
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, gọi tên, đánh vần, tìm âm điền vào chỗ chấm cho thích hợp.
- Mẫu: lá sả. HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình: lá sả, rổ cá.
Bài 3: Viết.
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở: cá rô, chữ số. GV theo dõi, nhắc nhở.
2.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài và xem bài sau. 
TIẾNG VIỆT
LUYỆN VIẾT 
A- MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS nắm chắc các âm: u, ư, s, r, x, ch. Viết đúng lỗi chính tả của bài.
- Luyện cho HS viết đều, viết thành thạo.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bút, vở chính tả.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI:
1.Hướng dẫn HS viết bảng:
- GV nhắc lại cho HS viết bảng con các âm: u, ư, s, r, x, ch. 
- HS tìm tiếng mới ghi vào bảng con. GV chữa và ghi ở bảng lớp cho HS quan sát. VD: cá rô, chữ số, rù rì, sư tử, rổ cá, lá sứ, cư xử...
- HS đọc lại các từ trên bảng.
2.Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV nhắc cho HS viết các vần và từ GV ghi ở bảng.
- GV đọc cho HS viết câu ứng dụng của bài: bé tô cho rõ chữ và số.
- GV đọc cho HS dò lại bài. HS tự dò lại bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương HS.
- VN viết lại bài vào vở ở nhà. Xem bài sau.
LUYỆN TOÁN
BÀI TẬP (Số 9)
A- MĐYC: 
- Củng cố cho HS nắm chắc các bt về số 9, viết thành thạo số 9.
- Làm tốt các bài tập ở vở bt.
- HS có ý thức và chịu khó làm bài tốt.
B- ĐDDH: Vở bt. Tranh ở vở bt.
C- HĐDH:
I/ KTBC: HS viết và đếm các số từ 1 đến 9 và ngược lại.
II/ BÀI TẬP: GVHDHS làm bài tập.
Bài 1: Viết số.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GVHDHS viết số 9 vào vbt. GV theo dõi, nhắc nhở, nhận xét.
Số 9 viết cao 2 ly, cách 1 ô viết 1 ô thẳng hàng nhau. 
Bài 2: Điền số.
- HS nêu yêu cầu.
- GVHD mẫu: Ở ô bên trái có 8 chấm tròn viết 8, ô bên phải 1 chấm tròn viết 1. Tất cả có 9 chấm tròn viết 9 vào giữa.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài. Lớp nhận xét.
Bài 3: Điền ><=.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài. Chú ý làm đúng.
- GV chữa bài. Lớp tự chữa bài của mình ở vở.
8 7	9 > 8	9 > 8	8 < 9
7 > 6	9 > 7	9 = 9	7 6	9 > 6.	
Bài 4: Điền số.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GVHD mẫu: 8 < ... Ta phải tìm số mấy để số đó lớn hơn 8. 8 < 9.
- HS làm bài vào vbt.
- HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
8 < 9	7 < 8	7 < 8 < 9
9 > 8	8 > 7	6 < 7 < 8.
Bài 5: Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS nêu yêu cầu cảu bài.
- GVHDHS: Viết số theo chiều tăng dần của mũi tên từ 1 đến 9 và ngược lại.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình. Lớp nhận xét.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học. VN làm lại các bt, đếm và viết các số đến 9.
HĐNGLL
Bài 1: AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM
A- MĐYC:
- HS nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn: ở nhà, ở trường và khi đi trên đường.
- Nhớ, kể lại các tình huống làm em bị đau, phân biệt được các hành vi và tình huống an toàn và ko an toàn.
- Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà, trường và trên đường đi. Chơi những trò chơi an toàn (ở những nơi an toàn).
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Sử dụng tranh ở SGK. 2 túi xách tay.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HĐ1: Giới thiệu tình huống an toàn và ko an toàn.
* Mục tiêu: HS có khả năng nhận biết các tình huống an toàn và ko an toàn.
* Tiến hành: - GV gt bài học An toàn và nguy hiểm.
- GV cho HS quan sát các tranh vẽ.
+ HS thảo luận từng cặp chỉ ra trong t/huống nào, đồ vật nào là nguy hiểm.
+ 1 số HS lên trình bày ý kiến. Nhìn các tranh vẽ và TLCH:
Em chơi với búp bê là đúng hay sai? Chơi với búp bê ở nhà có làm em đau hay chảy máu ko? ...
GV: Em và các bạn chơi với búp bê là đúng, sẽ ko bị làm sao cả. Như vậy là an toàn. Em cầm kéo cắt thủ công là đúng, nhưng cầm kéo doạ bạn là sai và có thể gây nguy hiểm cho bạn. 
- GV hỏi tương tự và gb theo 2 cột: An toàn -	Ko an toàn (nguy hiểm).
* KL: - Ô tô, xe máy chạy trên đường, dùng kéo doạ nhau, trẻ em đi bộ qua đường ko có người lớn dắt, đứng gần cây có cành bị gẫy có thể làn cho ta bị đau, bị thương. Như thế là nguy hiểm.
- Tránh những TH ng/hiểm nói trên là đ/bảo AT cho mình và những ng xq.
HĐ2: Kể chuyện.
*Mục tiêu:Nhớ và kể lại các t/huống mà em bị đau ở nhà, trường, trên đường.
*T/hành:- GV chia nhóm & y/c HS kể cho nhau nghe mình đã từng bị đau ntn
- 1 số HS lên kể trước lớp. GV hỏi thêm: Vật nào đã làm em bị đau? Lỗi đó do ai? Như thế là AT hay n/hiểm? Em có thể tránh ko bị đau = cách nào? 
* Kl: Khi đi chơi, ở nhà, ở trường hay lúc đi đường, các em có thể gặp 1 số nguy hiểm. Ta cần tránh t/ huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
HĐ3: Trò chơi sắm vai.
* Mục tiêu: HS nhận thấy tầm q/trọng của việc nắm tay người lớn để đảm bảo AT khi đi trên hè phố và khi qua đường.
* Tiến hành: - Từng cặp lên sắm vai: 1 em vai người lớn, 1 em đóng trẻ em.
- GV nêu nhiệm vụ cho từng cặp.
* KL: Khi đi bộ trên đường, các em phải nắm tay người lớn, nếu tay người lớn bận xách đồ em phải nắm vào vạt áo người lớn.
D- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- GV nhận xét tiết học. Thực hiện và nhắc nhở em nhỏ để đảm bảo AT.
 Chiều thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2009
TIẾNG VIỆT
BÀI TẬP (Ôn tập)
A- MĐYC:
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập (Nối, điền, viết)
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Sử dụng tranh ở vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC:
- Đọc, viết: u, ư, s, r, x, ch, k, kh.
- Đọc bài ở SGK: 2 em.
II/ BÀI MỚI: 
GV giới thiệu bài và gb đề bài.
1.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS đọc thầm các từ ngữ có trong bài, suy nghĩ để nối đúng từ.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét. Chữ số, su su, rổ khế.
Bài 2: Điền tiếng.
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền tiếng.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, gọi tên, tìm tiếng điền vào chỗ chấm cho thích hợp.
- Mẫu: chó. HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình: chó, rổ.
Bài 3: Viết.
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở: kẻ ô, rổ khế. GV theo dõi, nhắc nhở.
2.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài và xem bài sau. 
TIẾNG VIỆT
LUYỆN VIẾT 
A- MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS nắm chắc các âm: x, ch, k, kh. Viết đúng lỗi ctả của bài.
- Luyện cho HS viết đều, viết thành thạo.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bút, vở chính tả.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI:
1.Hướng dẫn HS viết bảng:
- GV nhắc lại cho HS viết bảng con các âm: u, ư, x, ch, s, r, k, kh. 
- HS tìm tiếng mới ghi vào bảng con. GV chữa và ghi ở bảng lớp cho HS quan sát. VD: xe chỉ, củ sả, rổ khế, kẻ ô, chú khỉ, rổ cá, vỏ sò, ... 
- HS đọc lại các từ trên bảng.
2.Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV nhắc cho HS viết các vần và từ GV ghi ở bảng.
- GV đọc cho HS viết câu ứng dụng của bài: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú. Thỏ và sư tử.
- GV đọc cho HS dò lại bài. HS tự dò lại bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương HS.
- VN viết lại bài vào vở ở nhà. Xem bài sau.
SINH HOẠT
LỚP
A- MỤC TIÊU:
- Đánh giá ưu, khuyết điểm trong tuần.
- Kế hoạch cho tuần tới.
- Giáo dục HS có ý thức xây dựng tập thể.
B- SINH HOẠT.
1. Đánh giá:
- Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, bố mẹ và người lớn. 1 số em còn chưa tự giác, chửi bậy, gây gỗ các bạn.
- Học tập: Các em đã đi vào nề nếp học bài ở nhà trước khi đến lớp, làm bài đầy đủ. Việc ôn bài 15' đầu giờ đã thực hiện tốt. Sách vở, đồ dùng học tập còn đầy đủ. Cần thực hiện nghiêm túc quy chế của trường, Đội đề ra: đi học đúng giờ, học bài làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, ko nói tục, chửi bậy, gây gỗ, đánh đập nhau, ko được ngắt lá, bẻ cành, ko ăn quà vặt trong trường, ngồi học nghiêm túc ko làm việc riêng, có đầy đủ đồ dùng học tập, ... 
- TD, vệ sinh: Đã đi vào khuôn khổ song 1 số em ra còn chậm. Tập họp ra vào lớp đôi lúc còn lộn xộn. Vệ sinh đã tự giác song làm chưa sạch.
- Mặc đồng phục chưa đúng với yêu cầu của Đội.
2. Phương hướng:
Tiếp tục duy trì nề nếp, khắc phục những tồn tại mắc phải. Vệ sinh lớp cũng như cá nhân sạch sẽ, áo quần gọn gàng. Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có đầy đủ đồ dùng, sách vở trước khi đến lớp. Mặc đồng phục đúng quy định. Tiếp tục nộp tiền đủ chỉ tiêu. Triển khai nhanh đội hình ca múa hát tập thể và tập thể dục giữa giờ đều, đẹp. Quyên góp tiền ủng hộ bạn nghèo vào 13/10 mỗi em ít nhất 2000đ. Ko được ăn quà vặt trong trường. Triển khai trang trí lớp học thân thiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 Tuan 5(1).doc