Tiết 2 + 3: Tiếng Việt
Ổn định tổ chức
I. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được các đồ dùng học tập môn Tiếng Việt và
cách sử dụng nó.
- Rèn một số kỹ năng ngồi học, kỹ năng sử dụng dụng cụ học
tập, sử dụng SGK, sử dụng các loại vở,.
- HS có ý thức giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập học môn
Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Một số đồ dùng môn Tiếng việt
HS : Hộp đồ dùng học môn Tiếng việt, SGK,.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Đồ dùng
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài
b, Hướng dẫn học sinh một số nền nếp học tập
- GV sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lý với từng học sinh.
- Nêu một số quy định về tư thế, tác phong học tập trong lớp.
- Hướng dẫn HS cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập trong từng tiết học.
- Hướng dẫn sử dụng đồ dùng học tập, SGK, bảng con,.
- HS thực hành cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập, cách lấy sách vở, đồ dùng học tập, cách cầm bảng, giơ bảng.
Tuần 1 Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010 Tiết 1 : Chào cờ Tiết 2 + 3: Tiếng Việt Ổn định tổ chức I. Mục tiêu - Giúp HS nắm được các đồ dùng học tập môn Tiếng Việt và cách sử dụng nó. - Rèn một số kỹ năng ngồi học, kỹ năng sử dụng dụng cụ học tập, sử dụng SGK, sử dụng các loại vở,... - HS có ý thức giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập học môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học GV: Một số đồ dùng môn Tiếng việt HS : Hộp đồ dùng học môn Tiếng việt, SGK,... III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: Đồ dùng 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài b, Hướng dẫn học sinh một số nền nếp học tập - GV sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lý với từng học sinh. - Nêu một số quy định về tư thế, tác phong học tập trong lớp. - Hướng dẫn HS cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập trong từng tiết học. - Hướng dẫn sử dụng đồ dùng học tập, SGK, bảng con,... - HS thực hành cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập, cách lấy sách vở, đồ dùng học tập, cách cầm bảng, giơ bảng... 3 . Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng học tập. Tiết 4 : Toán Tiết học đầu tiên I. Mục tiêu Giúp HS : - Nhận biết những việc thường phải làm trong tiết học Toán . . - Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán 1. II. Đồ dùng dạy học GV: Bộ đồ dùng toán 1 HS : Bộ đồ dùng học toán 1 III. C ác hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: Đồ dùng của HS 2 . Bài mới: a, Giới thiệu bài b, Hướng dẫn HS cách sử dụng sách Toán 1 GV HS * HĐ.1:Quan sát, tìm hiểu SGK Toán1 - GV cho HS xem sách Toán 1. - Hướng dẫn HS mở sách đến trang bài "Tiết học đầu tiên" - GVgiới thiệu ngắn gọn về sách Toán1 - GVhướng dẫn HS làm quen một số hoạt động học tập toán ở lớp 1. - GVgiới thiệu các yêu cầu cần đạt khi học toán1. *HĐ.2:Giới thiệu bộ đồ dùng học Toán 1 - Hướng dẫn HS cách sử dụng bộ đồ dùng học toán. *HĐ.3 Thực hành - GV yêu cầu HS lấy từng loại đồ dùng trong bộ đồ dùng học Toán. - HS mở sách Toán 1 quan sát - HS theo dõi - HS quan sát tranh sách giáo khoa, thảo luận và nói tên các hoạt động trong mỗi tranh. - HS nghe - HS theo dõi - HS thực hành lấy đồ dùng và cất đồ dùng trong bộ đồ dùng học toán. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét chung tiết học - Chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau . Tiết 5 - Đạo đức Em là học sinh lớp 1 I/ Mục tiêu: HS biết được: - Trẻ em có quyền có họ và tên, có quyền được đi học. - Vào lớp 1, em sẽ có thêm nhiều bạn bè, thầy cô và được học nhiều điều mới lạ. - Các em vui vẻ, tự hào khi trở thành học sinh lớp 1. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Điều 7 và điều 8 trong công ước quyền trẻ em. HS : Vở bài tập III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra : GV kiểm tra sách vở của học sinh. 2.Bài mới : a,Giới thiệu bài: b,Tìm hiểu bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Hoạt động 1: Chơi "Vòng tròn giới thiệu tên" (bài tập 1) -Thảo luận: - Trò chơi này đã giúp em hiểu điều gì? - Em có vui thích khi được giới thiệu tên mình với các bạn không? - GV kết luận *Hoạt động 2:Bài tập 2 (Giới thiệu với bạn bè về sở thích của em). - GV nêu yêu cầu - Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống nhau không? - GV kết luận *Hoạt động 3: Bài tập 3 - Kể về ngày đầu tiên đi học của em. - Học sinh xếp thành vòng tròn , mỗi vòng tròn 6 em. - HS tập giới thiệu tên mình , tên bạn trong nhóm. - HS tự giới thiệu trong nhóm đôi. - Một số em giới thiệu trước lớp. - HS bày tỏ ý kiến cá nhân 3. Củng cố - dặn dò: - HS lớp 1 có gì khác với mẫu giáo? - Nhận xét tiết học Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010 Tiết 1 : Thể dục ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I- Mục tiêu: - Phổ biến nội dung luyện tập, chọn cán sự bộ môn - yêu cầu học sinh biết những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục. - Chơi trò chơi "diệt côn vật có hại" Yêu cầu bước đầu biết tham gia vào trò chơi. II- Địa điểm, phương tiện. - Thầy: Sân bãi, còi. III- nội dung và phương pháp lên lớp: Thời gian Nội dung Phương pháp 5 Phút * Phần mở đầu: tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học - Đứng vỗ tay và hát. - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1- 2; 1- 2 theo hàng ngang. Sau đó chuyển sang hàng dọc. * * * * * * * * * * * * 15 phút 10 phút * Phần cơ bản: Biên chế tổ chức luyện tập chọn cán sư bộ môn. - Phổ biến nội quy luyện tập. - Tập theo sự điều khiển của cán sự lớp. - Trang phục phải gọn gàng, ra vào lớp phải xin phép. + Trò chơi: "Diệt các con vật có hại" - Giáo viên nêu tên trò chơi hướng dẫn học sinh cách chơi. Học sinh nêu tên các con vật có hại, con vật có ích. - Khi giáo viên gọi tên các con vật có hại thì hô"diệt! Diệt". Còn các con vật có lợi thì không hô. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 5 phút * Kết thúc: Đứng vỗ tay và hát. - Hệ thống bài học. - Giáo viên hô "giải tán" Học sinh hô"Khỏe" * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Tiết 2 + 3: Tiếng việt: Các nét cơ bản I/ Mục tiêu - HS biết tô đúng quy trình các nét cơ bản đã học. - Rèn kỹ nằng ghi nhớ tên các nét và cách viết các nét cơ bản đã học. II/ Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ ghi sẵn các nét cơ bản đã học. HS : Bảng con, vở bài tập III/Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2.Bài mới: a,Giới thiệu bài: b, Hướng dẫn HS tập tô: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GVtreo bảng phụ - Gọi HS đọc tên các nét cơ bản đã học - Hướng dẫn HS tô + GVtô mẫu, nêu quy trình tô + Yêu cầu HS tập viết các nét cơ bản vào bảng con. + GVsửa chữa, uốn nắn cho HS - Yêu cầu HS tập tô vào vở tập viết - GVtheo dõi uốn nắn HS tập tô - GVchấm điểm - Nhận xét, sửa chữa cho HS - HS đọc tên các nét cơ bản đã học - HS tập viết trên bảng con - HS tô vào vở tập viết 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét chung giờ học - Dặn HS tập viết vào vở ô ly các nét cơ bản đã học. Tiết 4: Toán Nhiều hơn, ít hơn I. Mục tiêu - HS biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. - Biết sử dụng các từ : "Nhiều hơn, ít hơn". II. Đồ dùng dạy học GV:Tranh SGK/6 HS :SGK III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS 2 . Bài mới: a,Giới thiệu bài b,Tìm hiểu bài GV HS *HĐ/1: Giới thiệu nhiều hơn, ít hơn - GVhướng dẫn HS quan sát tranh 1 SGK và thảo luận theo câu hỏi gợi ý - Tranh vẽ đồ vật gì? Nếu ta đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì em thấy thế nào? - GVkết luận: Ta nói rằng số cốc nhiều hơn số thìa hay số thìa ít hơn số cốc. - GV hướng dẫn HS quan sát rồi so sánh các đồ vật vẽ trong các hình còn lại trong SGK và nêu nhận xét. *HĐ/2: Thực hành - Cho HS thực hành trên các nhóm đối tượng khác - Chỉ cho HS so sánh các nhóm không quá 5 đối tượng - HS quan sát tranh SGK và thảo luận theo nhóm 4 - Tranh vẽ một số cái cốc và một số cái thìa. - Có một cái cốc không có thìa. - HS nhắc lại - HS thảo luận nhóm đôi. - Một số HS nêu trước lớp. - HS so sánh 3.Củng cố- dặn dò: - Cho HS chơi trò chơi " Nhiều hơn, ít hơn" - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài học sau. Thứ tư ngày 25 tháng 8 năm 2010 Tiết 1 : Mĩ thuật XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I. Mục tiêu Làm quen ,tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi . Tập quan sát ,mô tả hình ảnh , màu sắc trên tranh II. Đồ dùng dạy học Thày : tranh ảnh về vui chơi của thiếu nhi Trò : vở vẽ III . Các hoạt đông dạy học 1. Kiểm tra: 3’ Đồ dùng học tập của học sinh. 2 .Bài mới: 29’ a . Giới thiệu bài b . Tìm hiểu bài GV HS HĐ1 . Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi . Tranh về đề tài vui chơi rất phong phú và đa dạng HĐ 2 . Hướng dẫn HS xem tranh Bức tranh vẽ những cảnh gì ? Em thích bức tranh nào nhất ? Vì sao em thích bức tranh đó ? Trong tranh có bhững hình ảnh nào ? Hình ảnh nào là chính ? Hoạt động đó đang diễn ra ở đâu ? Tranh có những mầu sắc nào ? Em thích màu nào trên bức tranh ? HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi Các bạn đua thuyền , các bạn đang bơi . Em thích tranh các bạn đang bơi . 3 . Củng cố dặn dò: 3’ Tuyên dương các bài vẽ đẹp Dặn tập vẽ bức tranh mà em thích ,chuẩn bị màu vẽ. Tiết 2 +3 : Tiếng Việt Bài 1 : e I . Mục tiêu Giúp HS làm quen và nhận biết được chữ v à âm e Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật Phát triển lời nói tự nhiên thêo nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình . II . Đồ dùng dạy học Thày : Trò : dồ dùng học tập III. Các hoạt động dạy học 1 . Kiểm tra : đồ dùng học tập 2 . Bài mới a. Giới thiệu bài b. Tìm hiểu bài GV HS HĐ 1 .Dạy chữ ghi âm GV ghi bảng chữ e GVđọc mẫu Chữ e giống hình gì ? Cho HS quan sát tranh Bức tranh vẽ gì ? GVghi bảng những tiếng có chứa âm e vừa học : bé , me , ve , xe . Cho HS tìm và chỉ âm e Cho HS tìm các tiếng khác có chứa âm e Hướng dẫn HS viết bảng con GV viết mẫu GVquan sát ,sửa chữa chữ viết cho HS. viết đúng ,viết đẹp HS đọc CN - ĐT HS đọc CN -ĐT HS viết bảng con Tiết 2 : Luyện tập Luyện đọc Đọc bài trên bảng lớp Luyện viết HS tập tô chữ e rong vở tập viết Hướng dẫn HS tư thế ngồi viết bài Quan sát giúp đỡ các em biết còn yếu Nhận xét chữa bài * Luyện nói Cho HS mở sách giáo khoa quan sát HS thảo luận theo nhóm Bức tranh vẽ những gì ? Mỗi bức tranh nói vè loài vật nào? Các bạn nhỏ đang làm gì? Các bức tranh có gì chung ? Ai ai cũng phải học chăm chỉ để chở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan của Bác Hồ . HS đọc CN - ĐT Tập tô chữ e Luyện nói Nói theo cặp , Cá nhân trình bày trước lớp Lớp nhận xét 3 . Củng cố dặn dò HS đọc bài SGK /T. 5 Đọc lại bài và xem trước bài 2 . Tiết 4 : Toán HÌNH VUÔNG , HÌNH TRÒN I . Mục tiêu Giúp HS Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông , hình tròn Bước đầu nhận ra hình vuông ,hình tròn từ các vật cố thật II . Đồ dùng học tập Thày : hình vuông , hình tròn Trò : đồ dùng học toán III. Các hoạt động dạy học 1 . Kiểm tra : đồ dùng học toán 2 .Bài mới a. Giới thiệu bài b. T ìm hiểu bài GV HS HĐ 1.Giới thiệu hình vuông "Đây là hình vuông " ... n sát nhận xét . Bé Hà nhổ cỏ , chi Kha tỉa lá . - Đọc ĐT- CN - HS theo dõi. - Viết bài trong vở tập viết. Chia quà - Quan sát tranh, nói trong nhóm đôi - Một số em nói trước lớp . 3 . Củng cố dặn dò 3 / - Yêu cầu HS đọc lại toàn bài. - Dặn HS về nhà tìm tiếng, từ có vần vừa học trong sách, báo. - Đọc bài và làm BT trong vở bài tập. Điều chỉnh bổ sung : Tiết 3 : Toán Luyện tập I . Mục tiêu Giúp HS : - Củng cố về bẩng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3 . - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép cộng . II . Đồ dùng dạy học Thày Trò III . Các hoạt đọng dạy học 1. K iểm tra: 4' - Đọc bảng cộng trong phạm vi 3 . 2 . Bài mới: 33' a . Giới thiệu bài b . Tìm hiểu bài GV HS * Hướng dẫn luyện tập Nêu yêu cầu bài tập 1 . Nhìn tranh viết phếp tính tương ứng . Nêu yêu cầu bài tập 2 . Nêu cách đặt tính và thực hiện tính . Nhận xét chữa bài . Nêu yêu cầu bài tập 3 . Điền số thích hợp vào ô trống . Nêu yêu cầu bài tập 4 . Quan sát tranh viết phép tính vào bảng con . Nhận xét chữa bài Nêu yêu cầu bài tập 5 Quan sát tranh viết phép tính thích hợp Bài 1 Số ? 2 + 1 = 3 3 = 1 + 2 Bài 2 Tính 1 2 1 + + + 1 1 2 2 3 3 Bài 3 Số ? 1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 3 = 2 + 1 1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 3 = 1 + 2 Bài 4 Tính 1 + 1 = 2 1 + 2 = 3 2 + 1 = 3 Bài tập 5 Viết phép tính thích hợp 1 + 2 = 3 1 + 1 = 2 3 . Củng cố dặn dò: 3' - Đọc bảng cộng trong phạm vi 3 . - Làm bài tập trong vở bài tập . Điều chỉnh bổ sung : Thứ sỏu ngày 9 tháng 10 năm 2009 Tiết 1 - Âm nhạc Học hát : Bài Tìm bạn thân Nhạc và lời: Việt Anh I. Mục tiêu - HS hát đúng giai điệu và thuộc cả lời 1 và lời 2 của bài. - HS thực hiện được vài động tác phụ hoạ. II. Đồ dùng giảng dạy GV : Hát chuẩn xác bài hát, chuẩn bị vài động tác phụ hoạ. HS : Hát thuộc lời 1 bài hát III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: 4' - HS hát lời 1 bài hát. 2. Bài mới: 28' a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn hát GV HS HĐ1: Dạy hát - GV hát mẫu - Đọc đồng thanh lời 2. - GV bắt nhịp HS hát lời 1 - Dạy hát từng câu lời 2 - GV hát mẫu từng câu rồi bắt giọng cho HS hát theo - Nối các câu hát trong quá trình dạy theo lối móc xích HĐ2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ - Hướng dẫn HS nhún chân theo phách động tác nhún chân thực hiện suốt bài, phối hợp với động tác tay và động tác thân mình. - GV làm mẫu - GV chỉnh sửa cho HS - HS lắng nghe - Đọc lời ca - HS hát lời 1 bài hát - HS hát theo - HS hát đến khi thuộc bài. - HS làm theo 3. Củng cố dặn dò: 3' - Cả lớp hát toàn bài hát Tìm bạn thân. - GV nhận xét tiết học - Dặn HS ôn lại bài hát cho thuộc ------------------------------------------------------------ Tiết 2 - Tự nhiên và xã hội Bài 7 : Thực hành đánh răng và rửa mặt I. Mục tiêu: - Giúp HS biết đánh răng và rửa mặt. - Thực hành đánh răng và rửa mặt đúng cách. - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ răng miệng thường xuyên. II. Đồ dùng dạy học: GV: Mô hình răng, thuốc đánh răng, bàn chải răng HS : Bàn chải đánh răng, thuốc đánh răng, khăn mặt, chậu, nước III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra 3 / - Muốn cho hàm răng luôn khoẻ và đẹp chúng ta phải làm gì? 2 . Bài mới a. Giới thiệu bài 1 / b. Hướng dẫn thực hành 28 / GV HS *HĐ/1: Thực hành đánh răng - GV giới thiệu mô hình hàm răng - Tổ chức hoạt động nhóm 4 - Hãy chỉ và nói + Đâu là mặt trong của răng? + Đâu là mặt ngoài của răng? + Đâu là mặt nhai của răng? - Hằng ngày, em quen chải răng như thế nào? - Hãy quan sát và nêu nhận xét bạn nào làm đúng,bạn nào làm sai? - GV làm mẫu lại động tác kết hợp nói cách làm. - Cho HS thực hành đánh răng * HĐ/ 2: Thực hành rửa mặt - Hãy cho biết rửa mặt như thế nào là đúng cách? - GV hướng dẫn từng bước - Yêu cầu HS thực hành trước lớp - GV nhận xét- kết luận - HS quan sát - 4 HS tạo 1 nhóm quan sát và thảo luận - Đại diện nhóm lên chỉ và nói trước lớp - HS lên bảng vừa nói vừa thực hành trên mô hình hàm răng - HS quan sát - HS theo dõi - 2 HS thực hành rửa mặt trước lớp 3 . Củng cố dặn dò 3 / - Nêu lại cách đánh răng, rửa mặt đúng cách? - Dặn về nhà thực hiện đánh răng, rửa mặt đúng cách. Tiết 3:Toán Phép cộng trong phạm vi 4 I .Mục tiêu - Tiếp tục hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng. - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 4. - Biết làm tính cộng trong phạm vi 4. II. Đồ dùng dạy học GV : Một số mẫu vật có số lượng là 4, phiếu bài tập 3 HS : Bộ đồ dùng học toán III.Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra 4/ HS làm bảng con - Tính: 2 + 1 = 1 + 1 = 1 + 2 = 2 . Bài mới a . Giới thiệu bài 1 / b .Tìm hiểu bài 28 / GV HS Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 4 Bước 1: Giới thiệu phép cộng 3 + 1 = 4 - GV đưa ra 3 bông hoa, thêm 1 bông hoa nữa và hỏi: + Có 3 bông hoa, thêm 1 bông hoa nữa. Hỏi có tất cả mấy bông hoa? + Để thể hiện 3 bông hoa, thêm 1 bông hoa chúng ta dùng phép tính gì ? Hãy đọc phép tính đó. - GV viết phép tính 3 + 1 = 4 lên bảng và yêu cầu HS đọc Bước 2, 3: Giới thiệu phép cộng 2 + 2 = 4 và 1 + 3 = 4( tương tự phép cộng 3+1= 4) Bước 4: Học thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 4. - Gọi HS đọc bảng cộng Bước 5: Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng. - GV nêu yêu cầu: Hãy nêu phép tính tương ứng với 2 bài toán sau: + Có 3 chấm tròn, thêm 1 chấm tròn. Hỏi tất cả có mấy chấm tròn? + Có 1 chấm tròn, thêm 3 chấm tròn. Hỏi tất cả có mấy chấm tròn? - Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính? - Vị trí của các số trong phép tính 3 + 1 và 1 + 3 có giống hay khác nhau? - GV nói: Vị trí của các số trong hai phép tính khác nhau nhưng kết quả của cả 2 phép tính đều bằng 4. Vậy 3 + 1 cũng bằng 1 + 3. Luyện tập - GV gọi nêu yêu cầu của bài 1 . - Yêu cầu HS làm bài trên bảng con - Nhận xét chữa bài - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2. - GV hướng dẫn HS cách đặt tính theo cột dọc, cách làm tính theo cột dọc - Nhận xét chỉnh sửa cho HS - Nêu yêu cầu bài tập 3 . - Hướng dẫn HS cách làm - Nhận xét, chữa bài - Nêu yêu cầu bài tập 4 . - GV cho HS quan sát tranh gợi ý câu hỏi để HS nêu bài toán. - Yêu cầu HS viết phép tính - Nhận xét chữa bài - 3 bông hoa thêm 1 bông hoa tất cả có 4 bông hoa.( HS nhắc lại) - Dùng phép tính 3 + 1 = 4 ( Ba cộng một bằng bốn ) - HS đọc 2 + 2 = 4 đọc là " Hai cộng hai bằng bốn" 1 + 3 = 4 đọc là " Một cộng ba bằng bốn" 3 + 1 = 4 2 + 2 = 4 1 + 3 = 4 - HS nêu ra 2 phép tính tương ứng với 2 bài toán: 3 + 1 = 4 và 1 + 3 = 4 - Kết quả 2 phép tính bằng nhau và bằng 4. - Vị trí các số trong 2 phép tính khác nhau. *Bài 1 Tính 1 + 3 = 4 3 + 1 = 4 1 + 1 = 2 2 + 2 = 4 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3 *Bài 2 Tính - HS làm bài trên bảng con 2 3 + + 2 1 4 4 *Bài 3 ( > < =) ? - HS làm bài SGK / 47 2 + 1 = 3 4 > 1 + 2 1 + 3 > 3 4 = 1 + 3 1 + 1 < 3 4 = 2 + 2 *Bài 4 Viết phép tính thích hợp Bài toán: Trên cành cây có 3 con chim đậu, thêm 1 con chim nữa bay đến. Hỏi tất cả có mấy con chim? - HS viết bảng con 3 + 1 = 4 3 .Củng cố dặn dò - Đọc lại bảng cộng trong phạm vi 4. - Dặn HS chuẩn bị bài học sau. Tiết 4 - Tập viết nho khô, nghé ọ, chú ý I.Mục tiêu - HS nắm được quy trình viết chữ, viết từ ứng dụng khoảng cách các chữ trong một từ, khoảng cách giữa hai từ viết trong một dòng. - Rèn kỹ năng viết chữ đúng mẫu và trình bày bài viết đẹp. - Giáo dục HS có ý thức viết chữ cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học GV: Bài viết mẫu, bảng phụ viết sẵn các từ cần viết. HS : Vở tập viết, bảng con III.Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra 5 / - HS viết bảng con: cử tạ, thợ xẻ, chữ số. 2 . Bài mới a . Giới thiệu bài 1/ b. Hướng dẫn tập viết 27 / GV HS Hướng dẫn HS tập viết - GV treo bảng phụ - Gọi HS đọc - Bài viết gồm mấy từ? - Các từ này gồm mấy tiếng? Khoảng cách giữa các tiếng? - Những con chữ nào viết với độ cao 2 dòng kẻ ly? - Những con chữ nào có độ cao 5 dòng kẻ ly? - Khi viết từng chữ ghi tiếng các con chữ được viết như thế nào? - GV viết mẫu - Yêu cầu HS viết bảng con - GV uốn nắn HS yếu Luyện viết vở tập viết - GV cho HS quan sát bài viết mẫu - Nhận xét về cách trình bày bài viết - Yêu cầu HS viết bài vào vở - Lưu ý HS tư thế ngồi viết - GV uốn nắn HS viết bài Chấm và chữa lỗi - GV chấm điểm một số bài của HS - GV nhận xét - tuyên dương . - HS đọc - o, ô, e, u cao 2 dòng kẻ ly. - h, k cao 5 dòng kẻ ly. - Các con chữ được nối liền nhau. - HS theo dõi - HS viết bảng con - HS viết bài vào vở. - HS nhận xét, tự chữa lỗi 3. Củng cố dặn dò: 2 / - Dặn HS viết thêm vào vở ô ly. Tiết 5 Sinh hoạt I. Mục tiêu - Nhận xét, rút kinh nghiệm các hoạt động trong tuần. - Nêu phương hướng hoạt động tuần tới. - Giáo dục HS có ý thức học tập và thực hiện các hoạt động trong tuần. II. Nội dung sinh hoạt 1.Nhận xét tuần a . Đạo đức - Nhìn chung các em ngoan, lễ phép biết chào hỏi thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập. - Thực hiện tốt nội quy trường lớp . b. Học tập - Các em đi học đều, đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp học tập. - Đa số các em có ý thức học tập, tích cực tham gia các hoạt động của lớp.Tiêu biểu các em sau: Lò Văn An , Lò Thị Hà , Lò Thành Công ,... - HS có đầy đủ đồ dùng học tập, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng. c. Các hoạt động khác - Các em biết thực hiện tốt nền nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể .Tập tương đối đều các động tác bài hát múa tập thể, có đủ hoa tay, mặc đúng trang phục học sinh. 2 . Phương hướng hoạt động tuần - Hưởng ứng đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11. - Nâng cao kỉ cương trường lớp. HS ngoan, lễ phép chào hỏi người trên, đoàn kết giúp đỡ bạn. - Các em có đủ đồ dùng học tập các môn học. - Đi học đều đúng giờ, thực hiện tốt các nền nếp học tập. - Bồi dưỡng học sinh giỏi , phụ đạo HS yếu - Duy trì nề nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt động tập thể và lớp học thân thiện . 3.Tổ chức văn nghệ - GV tổ chức cho các em thi kể chuyện, đọc thơ, hát
Tài liệu đính kèm: