Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần 3 - Kiều Thị Vân Anh

Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần 3 - Kiều Thị Vân Anh

Học vần

Bài 8: l, h

I - Mục tiêu: Giúp HS:

 - Đọc đ¬ược: l, h, lê, hè. Đọc đ¬ược các tiếng và từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng.

 - Viết đ¬ược: l, h, lê, hè ( viết được ½ số dòng qui định trong vở tập viết 1, tập một).

 - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : le le

II- Đồ dùng dạy học:

 - Sử dụng tranh minh hoạ phần luyện nói ( SGK ). Bộ chữ, bảng con.

III- Hoạt động chủ yếu:

 

doc 20 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần 3 - Kiều Thị Vân Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Học vần
Bài 8: l, h 
I - Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Đọc được: l, h, lê, hè. Đọc được các tiếng và từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng. 
 - Viết được: l, h, lê, hè ( viết được ½ số dòng qui định trong vở tập viết 1, tập một). 
 - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : le le
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Sử dụng tranh minh hoạ phần luyện nói ( SGK ). Bộ chữ, bảng con.
III- Hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Tiết 1
1-Bài cũ: 
- Cho HS viết, đọc, phân tích: ê, v, bê, ve
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS viết, đọc, phân tích: ê, v, bê, ve
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
2.2- Dạy âm mới :
* âm l
a. Nhận diện âm:
- Viết bảng âm l, hỏi : Âm l gồm mấy nét ?
- Hãy ghép âm l ?
b.Phát âm, ghép tiếng, đánh vần tiếng :
- GV phát âm mẫu: lờ
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- Có âm l, hãy ghép thêm ê ở sau l xem được tiếng nào ?
- Phân tích tiếng lê ?
- Đánh vần tiếng lê ?
- Cho HS xem tranh SGK, hỏi : Tranh vẽ gì ? Ghi bảng lê. 
* âm h ( dạy tương tự )
- So sánh l - h ?
 c. Luyện đọc tiếng ứng dụng: 
- GV viết bảng các tiếng ứng dụng, đọc mẫu, giải nghĩa. 
- Tìm các tiếng có âm mới học trong tiếng ứng dụng?
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài trên bảng lớp.
d. Hướng dẫn viết chữ:
- GV viết mẫu chữ l, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết.
- GV viết mẫu tiếng lê, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết.
- GV nhận xét, sửa sai. 
- Làm tương tự với h, hè.
3. Củng cố: 
- Con vừa học âm gì ?
Tiết 2
4. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- Ôn bài tiết 1
- GV chỉ bảng không theo thứ tự.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
*Đọc câu ứng dụng: ve ve ve, hè về
- GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- Tiếng ve kêu thế nào ? 
- Tiếng ve kêu báo hiệu điều gì ?
- GV giảng và ghi câu ứng dụng trên bảng. 
- GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ cho HS. 
- GV nhận xét và cho điểm. 
b. Luyện nói: le le
- Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì? 
- Cho HS quan sát tranh, hỏi : Tranh vẽ gì ?
- Những con vật trong tranh đang làm gì? ở đâu ? 
- Trông chúng giống con gì ?
- Vịt, ngan được con người nuôi ở ao, hồ. 
Nhưng có loài vịt sống tự nhiên, không có người nuôi gọi là vịt gì ? 
- GV nói: Trong tranh là con le le. Con le le giống con vịt nhưng nhỏ hơn con vịt, mỏ nhọn hơn. Nó còn có tên là con Sâm cầm.
c. Luyện viết vào Vở Tập viết: l, h, lê, hè
- GV quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS.
- GV chấm 4 – 5 bài, nhận xét bài của HS.
5. Củng cố- Dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS đọc toàn bài. 
- Dặn dò về nhà. Nhận xét giờ.
- 3 HS nhắc lại đầu bài.
- Gồm một nét thẳng.
- HS ghép l.
- HS nhìn bảng phát âm: Cá nhân , lớp đọc l
- HS ghép chữ lê 
- 4 HS.
- l-ê-lê: Cá nhân, nhóm, lớp.
- Quả lê.
- Cá nhân, lớp đọc trơn lê.
- 2 HS.
- HS tìm phân tích đánh vần các tiếng chứa âm mới: lề, lễ, hè, hẹ.
- HS đọc lại toàn bài trên bảng lớp: Cá nhân, lớp.
- HS quan sát, viết bảng con l. 
- HS quan sát, viết bảng con
lê.
- 2 HS.
- HS đọc lại toàn bài trên bảng.
- Các bạn nhỏ đang bắt ve.
- 2 HS.
- Mùa hè về.
- 4- 6 HS đọc toàn bài, kết hợp phân tích: ve, hè, về.
- Cả lớp đọc. 
- 2 HS: le le
- HS quan sát nêu nội dung tranh
- Đang bơi ở hồ.
- Con vịt.
 Cá nhân , nhóm , cả lớp đọc - Vịt trời.
- HS mở vở, nhắc lại tư thế ngồi viết. 
- HS viết bài. 
- HS đọc toàn bài một lần.
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Học vần
Bài 9: o, c
I - Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Đọc và viết được: o, c, bò, cỏ. Đọc được các tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng
 - Viết được: o, c, bò, cỏ 
 - Luyện nói từ theo chủ đề: vó bè
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Sử dụng tranh vẽ trong SGK, bộ chữ, bảng con.
III- Hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1- Bài cũ: 
- Cho HS viết, đọc, phân tích: l, h, lễ, hẹ.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
- HS viết, đọc, phân tích: l, h, lễ, hẹ.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2.2- Dạy âm mới
* Âm o
a. Nhận diện chữ:
- Viết bảng âm o, hỏi: Âm o gồm nét nào?
- Hãy tìm cho cô chữ o trong bộ chữ ?
b.Phát âm, ghép tiếng và đánh vần tiếng. 
- GV phát âm mẫu âm o (miệng mở rộng, tròn môi.)
- Có chữ o, hãy ghép thêm chữ b và dấu huyền để được tiếng bò?
- Hãy phân tích tiếng bò ? 
- Đánh vần tiếng bò ?
- Cho HS xem tranh SGK,hỏi: Tranh vẽ gì? 
- Viết bảng bò.
*âm c ( dạy tương tự )
- So sánh o, c?
c. Luyện đọc tiếng ứng dụng
- GV ghi bảng các tiếng ứng dụng, đọc mẫu, giải nghĩa.
- Đọc toàn bài .
d. Hướng dẫn viết chữ :
 - GV viết mẫu chữ o, vừa viết vừa nêu qui trình, cách viết.
- GV viết mẫu chữ bò, vừa viết vừa nêu qui trình, cách viết. Lưu ý HS lia bút từ b sang o. Vị trí dấu huyền nằm trên con chữ o. 
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Làm tương tự với: c. cỏ.
3- Củng cố :
- Các con vừa học âm gì ?
Tiết 2
4- Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- Ôn bài tiết 1: GV chỉ theo và không theo thứ tự.
- Đọc câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ
- GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- GV ghi câu ứng dụng trên bảng. 
- Trong câu ứng dụng tiếng nào có âm vừa học ? 
- Đọc câu ứng dụng?
- GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ cho HS và nhận xét, cho điểm. 
b. Luyện nói: 
- GV hỏi: Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì ?
- GV treo tranh và hỏi: Trong tranh con thấy những gì ? 
- GV nói: Vó được làm bằng lưới dùng để bắt cá. Bè là những cây gỗ ghép lại dùng để vận chuyển hàng hoá.
- Vó, bè thường được đặt ở đâu ? 
- Người trong tranh đang làm gì ? 
- Ngoài bè ra con còn biết những loại nào khác dùng đi trên sông nước ? 
- Ngoài dùng vó, người ta còn dùng cách nào khác để bắt cá ?
c. Luyện viết vào Vở Tập viết: o, c, bò, cỏ
- GV quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS. 
- GV chấm 4 – 5 bài, nhận xét. 
5. Củng cố- Dặn dò:
- Cho HS đọc bài một lần.
- Dặn HS về nhà đọc bài. Tìm chữ đã học trong sách, báo. Xem trước bài sau.
- GV nhận xét tiết học. 
- 2 HS nhắc lại đầu bài. 
- Gồm một nét cong kín.
- HS ghép o.
- HS nhìn bảng phát âm nhiều lần: Cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép bò 
- 4 HS.
- b- o- bo huyền bò: Cá nhân, nhóm, lớp.
- 2 HS: Con bò.
- HS đọc trơn bò 
- 2 HS.
- HS đánh vần,đọc trơn : Cá nhân, nhóm, lớp.
- 2 HS.
- HS quan sát, viết bảng con o.
- HS viết vào bảng con : bò, 
- 3- 4 HS trả lời.
- HS đọc lại toàn bài trên bảng.
- HS quan sát, nêu nội dung tranh. 
- HS tìm, phân tích: bò, cỏ, bó, có.
- Cá nhân, nhóm, cả lớp đọc. 
- 3 HS: vó bè
- 2 HS: vó, bè, người
- 2 HS 
- Kéo vó.
- Thuyền, ca nô.....
- Vài HS
- HS mở vở viết bài.
- Lớp đọc bài một lần.
Toán
Tiết 9: Luyện tập
I - Mục tiêu : Giúp h/s:
 - Nhận biết các số trong phạm vi 5; biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5
II. Đố dùng dạy học: 
 - Bộ đồ dùng học Toán
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Bài cũ: 
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con các số 4, 5. 
- GV nhận xét. GV cho điểm
2- Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2.1- Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK: 
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài ?
- GV gắn các nhóm đồ vật có số lượng khác nhau lên bảng. 
- GV nhận xét bài của HS. 
Bài 2: Số ? 
- Cho HS xếp que tính như hình vẽ SGK lên mặt bàn. Yêu cầu HS nêu số lượng que tính của mỗi hình.
- GV nhận xét. 
Bài 3: 
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
5
4
3
2
1
1
2
3
4
5
5
4
3
2
1
- GV chỉ vào số HS điền và hỏi: Tại sao con điền số đó ? 
- GV nhận xét
4- Củng cố- Dặn dò.
- Chúng ta vừa học bài gì?
- Cho HS đếm từ 1 đến 5 và từ 5 về 1.
- Dặn dò về nhà. Nhận xét tiết học.
- HS viết bảng con các số 4, 5. 
- HS đếm đồng thanh từ 1 đến 5 và ngược lại.
- 3 HS nhắc lại đầu bài. 
- Số ?
- HS lên bảng điền số vào các nhóm tương ứng
- HS xếp hình và nêu kết quả
- 2 HS nêu yêu cầu của bài: Số ? 
- HS lên bảng điền số, dưới làm chì vào SGK.
- HS đọc dãy số vừa điền và giải thích lí do: VD: dãy 1: số 3 đứng sau số 2, số 4 đứng sau số 3
- 3 HS 
- HS đếm xuôi và đếm ngược đồng thanh.
Toán
Tiết 10: Bé hơn. Dấu <
I - Mục tiêu : Giúp h/s:
 - Bước đầu biết so sánh số lượng, biết sử dụng từ bé hơn, dấu “<” để so sánh các số. 
 - Thực hành so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn. 
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Bộ đồ dùng học Toán
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Bài cũ: 
- Gọi HS đếm từ 1 đến 5 và ngược lại.
- GV nhận xét.
- Vài HS đếm xuôi và đếm 
ngược từ 1 đến 5 và ngược lại từ 5 đến 1. 
- Cả lớp đếm đồng thanh.
2- Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2.2- Giảng bài:
a. Nhận biết quan hệ bé hơn. 
*Giới thiệu 1 < 2.
 - GV cho HS xem tranh SGK trang 17. 
- GV hỏi: Bên trái có mấy ô tô ?
- Bên phải có mấy ô tô ? 
- Một ô tô so với hai ô tô thì thế nào? 
- Làm tương tự với số hình vuông.
- GV nêu: 1 ô tô ít hơn 2 ô tô, 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông. Trong toán học khi so sánh hai nhóm đồ vật ta dùng từ ít hơn, còn khi so sánh hai số khác nhau ta dùng dấu < ta nói 1 bé hơn 2 và viết 1< 2. Nói: Dấu < gọi là dấu “bé hơn”, đọc là “bé hơn” dùng để viết kết quả so sánh.
*Giới thiệu 2< 3
- GV treo tranh 2 con chim và 3 con chim nêu: tương tự như so sánh ô tô các em hãy thảo luận để so sánh số con chim ở mỗi bên? 
- GV kiểm tra kết quả thảo luận
- Tiếp tục cho HS so sánh tiếp số hình tam giác ở hai ô dưới hình vẽ con chim ? 
-Từ việc so sánh trên bạn nào so sánh được số 2 và số 3 ? 
- Viết như thế nào ? 
- Đọc kết quả so sánh?
*Giới thiệu 3 < 4, 4 < 5
- Cách làm tương tự như trên.
- Hỏi: Dấu bé có đầu nhọn quay sang bên nào ? 
3- Thực hành:
Bài 1: Viết dấu
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS cách viết dấu < vào bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa. 
Bài 2: Viết (theo mẫu)
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, hỏi:. 
- Bên trái có mấy lá cờ?
- Bên phải có mấy lá cờ?
- Tương tự cho HS làm nốt 2 phần còn lại.
 Bài 3: Viết (theo mẫu): Cách làm tương tự bài 2
Bài 4 :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài?
- Cho HS tự làm và chữa bài.
1 < 2 2 < 3 3 < 4 
4 < 5 2 < 4 3 < 5 
 - GV nhận xét, cho điểm.
4- Củng cố- Dặn ... gì? 
- GV ghi câu ứng dụng trên bảng. 
- Trong câu ứng dụng tiếng nào có âm vừa học? 
- Đọc câu ứng dụng?
- GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ cho HS.
- GV yêu cầu HS đọc toàn bài trên bảng. 
- GV nhận xét, và cho điểm
b. Luyện nói:
 - Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
- GV treo tranh cho HS quan sát, hỏi: 
- Tranh vẽ gì ? 
- Đó là những lá cờ gì ? 
- Cờ Tổ quốc có màu gì? ở giữa có hình gì? Màu gì? 
- Cờ Tổ quốc thường được treo ở đâu ?
- Cờ Đội có màu gì ? ở giữa có hình gì ? 
- Lá cờ Hội có màu gì? Cờ Hội thường xuất hiện trong những dịp nào ?
- Ngoài các lá cờ trên con còn biết lá cờ nào khác ? 
c. Luyện viết vào Vở Tập viết: i, a, bi, cá
- GV viết mẫu trên bảng và hướng dẫn HS viết. 
-GV quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS. 
- GV chấm 4 - 5 bài, nhận xét bài của HS.
5. Củng cố- Dặn dò:
- Chúng ta vừa học bài gì?
- Cho HS tìm thêm một số tiếng có chứa âm i, a.
- GV nhận xét và chỉnh sửa các tiếng, từ cho HS.
- Dặn HS về nhà đọc bài, xem trước bài sau. Nhận xét tiết học.
- 3 HS nhắc lại đầu bài.
- 2 HS.
- HS ghép i.
- HS phát âm i: Cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép bi 
- 4 HS: bi có b trước, i sau.
- b- i- bi: Cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc trơn bi. Cá nhân, nhóm, lớp
- 2 HS: 
- HS đọc: Cá nhân, nhóm, lớp kết hợp phân tích tiếng có âm mới.
- Vài HS.
- HS viết bảng con chữ i, bi; a, cá. 
- 2 HS.
- 5- 7 HS đọc kết hợp phân tích
- 3- 5 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc. 
- 2 HS. 
- HS tìm , phân tích, đánh vần, đọc trơn: hà, li.
- Cá nhân, nhóm, lớp. 
- 3 HS.
- 2 HS: lá cờ
- 3 HS: Những lá cờ.
- 2 HS: cờ Tổ quốc, cờ Đội, cờ Hội.
- 3 HS: màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng. 
- 2 HS 
- 2 HS 
- 2 HS 
- 2 HS 
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết. 
- HS viết bài 
- 2 HS.
- HS thi tìm.
Toán
 Tiết 11: Lớn hơn. Dấu >
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết so sánh số lượng ; biết sử dụng từ lớn hơn và dấu > để so sánh các số
 - Thực hành so sánh các số trong phạm vi 5 theo quan hệ lớn hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ con bướm, con thỏ như trong SGK phóng to.
III. Hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của GV
1.KTBC: Cho HS làm bảng con: Điền dấu < số vào chỗ ...
1...5 3...4 
4 <... ....< 2
- GV nhận xét
2.Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
2.2- Nhận biết quan hệ “lớn hơn”, giới thiệu dấu “>”
a.Giới thiệu 2>1.
- Treo tranh 2 con bướm và 1 con bướm. Hỏi:
- Bên trái có mấy con bướm?
- Bên phải có mấy con bướm?
- Hãy so sánh số bướm ở hai bên?
- Làm tương tự với 2 hình vuông và 1 hình vuông
- GV nói: 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm; 2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông. Ta nói: “hai lớn hơn một”, viết là: 2>1 (viết bảng). Dấu “ >’’gọi là lớn hơn dùng để viết kết quả so sánh.
b. Giới thiệu 3>2:
 - Treo tranh 3 con thỏ và 2 con thỏ, nói: Tương tự cách so sánh trên, hãy so sánh số thỏ ở hai bên?
- Hỏi: Bạn nào có thể so sánh được?
- Làm tương tự với 3 chấm tròn và 2 chấm tròn.
- Từ việc so sánh trên: (số thỏ và số chấm tròn) ta có thể rút ra điều gì?
- Ai có thể viết cho cô điều này?
- Hỏi: 2>1; 3>2 vậy 3 so với 1 thì như thế nào? Vì sao?
- Tương tự như trên hãy so sánh 4 với 3 và 5 với 4?
- Viết bảng: 5>4; 4>3; 3>2; 2>1
- Dấu “>” và dấu “<” có gì khác nhau?
- GV nhắc lại và nói thêm: Khi viết hai dấu này mũi nhọn luôn quay về phía số bé.
3.Thực hành:
Bài 1: Hướng dẫn HS viết dấu “>”
- GV hướng dẫn HS viết dấu > vào bảng con.
- GV quan sát chỉnh sửa.
Bài 2: Hỏi: Bài tập này phải làm thế nào?
- Hướng dẫn HS quan sát mẫu rồi cho HS tự làm và chữa bài
- Chữa bài: Gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả. 
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài?
- Cách làm tương tự bài 2.
- Cho HS suy nghĩ và làm miệng
- Chữa bài: Gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình.
- GV nhận xét
Bài4: Viết dấu > vào ô trống
- Cho HS làm vở.
- Chữa bài: Gọi HS đọc kết quả. 
- GV nhận xét, cho điểm
4. Củng cố, dặn dò, nhận xét:
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Dặn dò về nhà, nhận xét giờ.
Hoạt động của HS
- HS làm bảng con
1.<..5 3.<..4 
4<...5 .1...< 2
- 2 HS nhắc lại đầu bài.
- 2 con bướm.
- 1 con bướm.
- 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm.
- Nhiều HS nhắc lại
- Nhiều HS nhắc lại: 2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông.
- Nhiều HS nhìn “2>1” và đọc là “hai lớn hơn một”
- HS thảo luận theo cặp
- Nhiều HS nêu kết quả thảo luận
- Ba lớn hơn hai.
- HS viết bảng: 3>2. Nhiều HS nhắc lại
- Ba lớn hơn một (3>1) vì 3>2 mà 2>1
- 4>3; 5>4
- Nhiều HS đọc
- Khác tên gọi, cách viết và cách sử dụng
- HS viết dấu “>” vào bảng con
- Đếm số đồ vật ở hai bên, ghi xuống phía dưới rồi so sánh kết quả 
- HS tự làm bài.
- HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình: 4 cái ô nhiều hơn 2 cái ô, viết 4>2; 3 cái nơ nhiều hơn 1 cái nơ, viết 3>1
- Viết theo mẫu
- HS suy nghĩ và làm bài.
- HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình: 4 hình vuông nhiều hơn 2 hình vuông, viết 
4 >2; 5 hình vuông nhiều hơn 4 hình vuông, viết 5 > 4; 3 hình vuông nhiều hơn 2 hình vuông viết 3 >2.
- HS khác nhận xét
- HS làm vở.
- HS đứng tại chỗ và đọc theo cột:
3>1 5>3 4>1 2>1
4>2 3>2 4>3 5>2 . 
- HS khác nhận xét 
- 2 HS.
Toán
Tiết 12: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng dấu và các từ bé hơn, lớn hơn khi so sánh hai số; bước đầu biết diễn đạt sự so sánh theo hai quan hệ bé hơn và lớn hơn (có 22)
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
1. KTBC: Cho HS làm bảng con: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
4...5 3...1 5....2 4....3
- GV nhận xét 
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK:
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập?
- Cho HS làm bảng con
- Hỏi thêm khi chữa bài: 4 so với 3 thì luôn như thế nào?
- 3 so với 4 thì luôn như thế nào?
- Nói như vậy: 3 luôn bé hơn 4; 4 luôn lớn hơn 3. Với hai số bất kỳ khác nhau thì luôn tìm được một số bé hơn, một số lớn hơn
Bài 2: Xem mẫu và nêu cho cô cách làm?
- Hướng dẫn HS xem lại bài mẫu rồi cho HS tự làm bài
- Chữa bài: Gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình
- Hỏi thêm: Cần chú ý gì khi viết dấu “”? 
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập? 
- Hướng dẫn HS: Vì mỗi ô vuông có thể nối với nhiều số, nên cho HS dùng bút màu khác nhau để nối. 
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét. 
- Chúng ta vừa học bài gì? 
- Dặn dò về nhà. Nhận xét giờ. 
Hoạt động của HS
- HS làm bảng con:
- Điền dấu >,< vào chỗ .....
- HS làm bảng con
- Luôn lớn hơn
- Luôn bé hơn
- So sánh số lượng ở hàng trên và hàng dưới rồi viết kết quả vào ô trống phía dưới
- HS tự làm bài vào SGK.
- HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình; HS khác nghe nhận xét, bổ sung.
5 chấm tròn nhiều hơn 3 hình vuông, điền 5>3; 3 hình vuông ít hơn 5 chấm tròn, điền 3 < 5. 
- Bao giờ mũi nhọn cũng quay về phía số bé
- Nối ô vuông với số thích hợp
- HS dùng bút màu khác nhau để nối, sau mỗi lần đọc kết quả nối.
Ví dụ: 1 bé hơn 2, bé hơn 3, bé hơn 4, bé hơn 5.....
Đạo đức
Bài 2: Gọn gàng, sạch sẽ ( tiết 1)
I - Mục tiêu: 
 - HS hiểu: Thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
 - Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. 
 - Lồng ghép GDMT: Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hóa, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh.
 - Điều chỉnh: Bỏ câu hỏi 3 bài tập 1 
II- Đồ dùng dạy học:
 - Các tranh trong bài phóng to; lược, bấm móng tay
 - Bài hát: Rửa mặt như mèo
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Bài cũ: “Em là học sinh lớp Một”
- GV hỏi: Trẻ em có quyền lợi gì? 
- Đến lớp em được học những gì? 
- GV nhận xét, đánh giá.
2- Bài mới:
a - Giới thiệu bài: “Gọn gàng, sạch sẽ”
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b- Giảng bài: 
* Hoạt động 1: HS thảo luận: “Thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ”
- GV hỏi: Tìm và nêu tên các bạn trong lớp hôm nay có đầu tóc quần áo, gọn gàng, sạch sẽ ?
- Vì sao em cho là bạn ăn mặc gọn gàng ? 
- Ăn mặc gọn gàng có lợi gì ? 
GV kết luận: Các em cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ để được mọi người mến và có lợi cho sức khoẻ. 
*Hoạt động 2: 
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong BT1 và thảo luận dựa trên câu hỏi: 
- Trong tranh có tất cả mấy bạn ?
- Bạn nào mặc gọn gàng, sạch sẽ ? Bạn nào mặc chưa gọn gàng, sạch sẽ ?
- Em nên học tập cách ăn mặc của bạn nào ? Vì sao ?
- GV theo dõi các nhóm làm việc và hướng dẫn nếu HS lúng túng.
- GV hỏi: Theo em làm thế nào để ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng 
 GV kết luận: Bạn thứ 8 (trong tranh BT1) có đầu chải đẹp, áo quần sạch sẽ, cài đúng cúc, ngay ngắn, giày dép cũng gọn gàng. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ như thế có lợi cho sức khoẻ, được mọi người yêu mến. Các con cần ăn mặc như vậy. 
- Cho HS tự chỉnh đốn trang phục của mình.
*Hoạt động 3: Làm bài tập 2: Yêu cầu HS chọn một bộ quần áo đi học cho bạn nữ và một bộ cho bạn nam. 
- GVcho HS quan sát tranh ở BT2 và yêu cầu HS dùng bút chì nối bộ quần áo phù hợp với bạn nam (hoặc bạn nữ) trong tranh. 
- GV hỏi: Vì sao con chọn như vậy ?
GV kết luận: Bạn nam có thể mặc áo số 6, quần số 8. Bạn nữ có thể mặc váy số 1 và áo số 2. 
Quần áo đi học cần phẳng phiu, sạch sẽ, gọn gàng. Không mặc quần áo nhàu, rách, tuột khuy, bẩn, xộc xệch đến lớp. 
- Cho HS xem bộ quần áo sạch sẽ, gọn gàng.
4- Củng cố- Dặn dò.
- Chúng ta vừa học bài gì?
- Cho HS hát bài : “Rửa mặt như mèo”
- Dặn HS thực hiện ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ khi đến lớp.
- GV nhận xét tiết học. 
- 3 HS trả lời. 
- 3 HS trả lời
- HS nhận xét
- 3 HS nhắc lại đầu bài. 
- HS tìm các bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. HS đó lên đứng trước lớp.
- 3 – 4HS trả lời.
- 3 HS trả lời
-HS thảo luận nhóm đôi 
- 3- 4 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 2 – 3 HS trả lời
- HS nhận xét.
-3 – 4 HS trả lời
- HS tự chỉnh đốn trang phục của mình.
- HS làm bài. 1 HS lên bảng. 
- HS và GV nhận xét, bổ sung .
- 2- 4 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- 2 HS.
- HS hát bài : “Rửa mặt như mèo”

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 3(2).doc