Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 32

Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 32

Môn: Tập đọc

 Bài: HỒ GƯƠM

I. Mục tiêu:

Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê.

Biết ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi sau mỗi câu.

Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.

Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 24 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 
Từ ngày 26 / 04 / 2010 đến 30 / 04 / 2010
Thứ
Tiết
Môn
TCT
Tên bài 
Hai
26 / 04
2010
1
SHDC
2
Tập đọc
Hồ Gươm 
3
Tập đọc
Hồ Gươm 
4
Âm nhạc
32 
Ôn tập bài hát: Đường và chân 
5
Đạo đức
32
Tự chọn 
Ba
27 / 04
2010
1
Thể dục
32
Bài TD phát triển chung – TC: 
2
Chính tả
Hồ Gươm (GDMT) 
3
Toán
125
Luyện tập chung 
4
Tập viết
Tô chữ hoa: S, T 
5
TN&XH
32
Gió 
Tư
28 / 04
2010
1
Tập đọc
Luỹ tre 
2
Tập đọc
Luỹ tre 
3
Toán
126
Luyện tập chung 
4
Thủ công
32
Cắt, dán và trang trí ngôi nhà (t.1)
Năm
29 / 04
2010
1
Tập đọc
Sau cơn mưa 
2
Tập đọc
Sau cơn mưa 
3
Toán
127
Kiểm tra 
4
Mĩ thuật
32
Vẽ đường diềm trên áo, váy 
Sáu
30 / 04
2010
1
Chính tả
Luỹ tre 
2
Toán
128
Ôn tập: Các số đến 10 (Trang 170) 
3
Kể chuyện
Con Rồng cháu Tiên 
4
SHTT
Tuần 32 
Thứ hai, ngày 26 tháng 4 năm 2010
Môn: Tập đọc 
 Bài: HỒ GƯƠM 
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê.
Biết ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi sau mỗi câu.
Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ổn định: 
Kiểm tra: 
Gọi 2 học sinh đọc bài: “Hai chị em” và trả lời câu hỏi trong SGK. 
Cậu em làm gì:
	Khi chị đụng vào con Gấu bông?
	Khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ? 
Vì sao cậu em thấy buồn chán khi ngồi chơi một mình?
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Cho xem tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? 
Hồ Gươm là cảnh đẹp nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Hôm nay chúng ta sẽ đi thăm Hồ Gươm qua lời miêu tả của nhà văn Ngô Quân Miện. (Gv ghi bảng).
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng đọc chậm, trìu mến, ngắt nghỉ rõ sau dấu chấm, dấu phẩy). 
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ đã nêu.
Hs luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu:
Gọi học sinh đọc trơn câu thơ theo cách đọc nối tiếp, học sinh ngồi đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại cho đến hết bài thơ. 
Luyện đọc đoạn và bài: (theo 2 đoạn)
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau. 
Đọc cả bài.
Đọc đồng thanh cả bài.
Ôn các vần ươm, ươp.
Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần ươm ? 
Cho hs phân tích và đọc 
Bài tập 2:
Nói câu chứa tiếng có vần ươm, ươp ? 
Cho hs đọc câu mẫu 
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
Nhận xét 
Củng cố tiết 1:
Tiết 2
Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học. 
Gv đọc lần 2 
Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu ?
Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ Gươm trông như thế nào ?
Gọi học sinh đọc đoạn 2.
Gọi học sinh đọc cả bài văn. 
Luyện nói: Tìm câu văn tả cảnh phù hợp 
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và gọi hs đọc tên 3 bức ảnh và hỏi: Bây giờ các em hãy tìm câu văn trong bài tập đọc phù hợp với mỗi bức tranh. 
Nhận xét và uốn nắn, sửa sai.
Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
Nhận xét dặn dò: 
Về nhà đọc lại bài nhiều lần, 
Xem bài mới: Luỹ tre 
Nhận xét
Hát 
Hs đọc bài và trả lời các câu hỏi. 
Cậu nói: đừng đụng vào con gấu bông của mình.
Cậu nói: chị hãy chơi đồ chơi của chị.
Cậu không muốn chị chơi đồ chơi của mình
Cảnh Hồ Gươm 
Nhắc lại.
Lắng nghe.
Hs tìm từ ngữ khó đọc: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê.
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.
Đọc nối tiếp 2 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm..
2 Hs đọc, lớp đồng thanh.
Gươm. 
Học sinh đọc câu mẫu SGK.
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các câu chứa tiếng có vần ươm, vần ươp. 
2 Hs đọc.
Hồ Gươm.
Hs đọc 
Hồ Gươm là cảnh đẹp ở Hà Nội.
Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ Gươm như chiếc gương hình bầu dục, khổng lồ, sáng long lanh.
Học sinh đọc. 
2 hs đọc cả bài..
Hs nêu: 
Tranh 1: Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm. 
Tranh 2: Mái đền lấp ló bên gốc đa già. 
Tranh 3: Tháp Rùa tường rêu cổ kính, được xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um. 
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
________________________________________________ 
Môn: Âm nhạc 
Tiết 32:Ôn tập bài hát: Đường và chân 
Giáo viên bộ môn 
___________________________________________ 
Môn : Đạo đức 
Tiết 32 (Nội dung tự chọn) 
BẢO VỆ CỦA CÔNG
I. MỤC TIÊU:
 Học sinh hiểu:
	- Lợi ích của công ở nhà trường và nơi công cộng.
	- Cách bảo vệ của công ở nhà trường và nơi công cộng.
	- Quyền được vui chơi và học tập ở nhà trường và nơi công cộng.
 Học sinh biết bảo vệ của công.
II. CHUẨN BỊ:
- Trường tiểu học.
	- Tranh phóng to ở hoạt động 2 (tiết 1), hoạt động 3 (tiết 2).
	- Bài hát: “Em yêu trường em” (Nhạc và lời: Hoàng Vân - Mộng Lân).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng em cần làm gì?
Tại sao chúng ta phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. 
GV nhận xét 
Hát - ổn định lớp để vào tiết học 
Để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng chúng em cần phải trồng cây, tưới cây không được trèo cây, bẻ cành, hái hoa lá, dẫm đạp lên chúng  
Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng là góp phần bảo vệ môi trường trong lành. 
Học sinh lắng nghe .
3 . Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về Lợi ích của công ở nhà trường và nơi công cộng. Cách bảo vệ của công ở nhà trường và nơi công cộng. Quyền được vui chơi và học tập ở nhà trường và nơi công cộng; Qua bài: “Bảo vệ của công”.
Giáo viên ghi tựa bài học lên bảng lớp 
Hoạt động: 
Hs lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
02 học sinh nêu lại tên bài học.
Hoạt động 1: Quan sát tranh hoạt động nhóm.
	+ Quan sát Trường tiểu học 
Học sinh cả lớp quan sát.
GV tổ chức cho HS quan sát rồi lần lượt nêu câu hỏi: 
Được học dưới mái trường này, được vui chơi em có thích không?
Ở đó em thấy bàn ghế thế nào? Bảng hiệu, tường rào có đẹp không? 
Để mái trường, các cơ quan ấp, xã, nhà trường được luôn mới và đẹp các em cần làm những việc gì và không được làm những việc gì ?
GV kết luận: Để có nơi cho các em vui chơi an toàn và học tập tốt, các em phải biết bảo vệ của công như: không vẽ bẩn lên tường ở trường, phá hỏng, vẽ lên bàn ghế ở trường, không phá hàng rào ở hội trường ấp , xã và nhà trường ...
HS quan sát và trả lời 
HS nêu ý kiến của mình. 
Em rất thích.
Bàn ghế mới, bảng hiệu, tường rào sạch đẹp 
Để mái trường, các cơ quan ấp , xã được luôn mới và đẹp các em phải bảo vệ và giữ gìn, không được bôi bẩn lên tường, phá hỏng bàn ghế 
HS bổ sung ý kiến.
Để có nơi cho các em vui chơi an toàn và học tập tốt, các em phải biết bảo vệ của công như: không vẽ bẩn lên tường ở trường, phá hỏng, vẽ lên bàn ghế ở trường, không phá hàng rào ở hội trường ấp , xã và nhà trường ...
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp đôi. 
GV yêu cầu các cặp HS quan sát tranh phóng to và thảo luận.
Tranh 1: Vài bạn đang đập cửa phòng học
Tranh 2: Các bạn đang vẽ bậy lên tường ở cơ quan văn hoá ấp, ở trường học .
Tranh 3: 1 bạn HS đang lau chùi các vết bẩn ở trên tường
Tranh 4: Các bạn đang xô đẩy bàn ghế trong lớp học
Tranh 5: Các bạn đang sắp xếp bàn ghế ngay ngắn trong lớp họcvà quét dọn trực nhật vệ sinh lớp học .
HS quan sát tranh phóng to và thảo luận nêu nhận xét Đ, S.
Tranh 1: hành động không đúng.
Tranh 2: hành động không đúng.
Tranh 3: hành động đúng.
Tranh 4: hành động không đúng 
Tranh 5: hành động đúng.
Tranh nào thể hiện việc nên làm? Tại sao?
Tranh nào thể hiện việc không nên làm? Tại sao?
Đ: tranh 3, 5 – S: tranh 1, 2, 4
GV kết luận:
Tranh 3 thể hiện hành động nên làm, bạn biết giữ gìn, bảo vệ hội trường thêm đẹp không để tường bị bẩn.
Tranh 5 thể hiện hành động nên làm, bạn biết giữ gìn, bảo vệ lớp học ngăn nắp, thêm đẹp bàn ghế sử dụng trật tự , lâu dài .
Tranh 1, 2, 4 thể hiện hành động không nên làm, các bạn xô đẩy bàn ghế, đập cửa phòng học, vẽ lên tường làm hư hỏng và bẩn lớp học.
Từng cặp HS độc lập thảo luận.
HS trình bày trước lớp kết quả của cặp mình, bổ sung ý kiến tranh luận với nhau... 
- Tranh 3 thể hiện hành động nên làm, bạn biết giữ gìn, bảo vệ hội trường thêm đẹp không để tường bị bẩn.
- Tranh 5 thể hiện hành động nên làm, bạn biết giữ gìn, bảo vệ lớp học ngăn nắp, thêm đẹp bàn ghế sử dụng trật tự , lâu dài .
- Tranh 1, 2, 4 thể hiện hành động không nên làm, các bạn xô đẩy bàn ghế, đập cửa phòng học, vẽ lên tường làm hư hỏng và bẩn lớp học.
Hoạt động 3: Đóng vai theo tình huống.
GV chia nhóm để đóng vai theo tình huống sau:
Em sẽ làm gì khi thấy bạn xóa và bôi bẩn các bảng hiệu ở cơ quan ấp mình ở .
Em sẽ làm gì khi thấy bạn xóa và bôi bẩn các tường lớp học và bản ghế ở nhà trường mình đang học .
Gv nhận xét, rút kinh nghiệm về cách đóng vai của các nhóm.
 * GV chốt lại cách ứng xử đúng: Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn, mách với thầy, cô khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần tiết kiệm tiền của của nhà nước và của nhân dân, bảo vệ tài sản, của công được sử dụng lâu bền . 
4. Củng cố: 
- Giáo viên hỏi tên bài học hôm nay .
+ Cho hát bài “Em yêu trường em” (Nhạc và lời: Hoàng Vân - Mộng Lân).
5. Dặn dò: 
Học bài, xem lại các bài đã học
Nhận xét tiết học. 
Hs chia nhóm để đóng vai theo tình huống sau:
a. Mặc bạn, không quan tâm.
b. Cùng xóa và bôi bẩn bảng hiệu với bạn.
c. Khuyên ngăn bạn.
d. Mách người lớn , mách với Thầy , Cô .
HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai. Các nhóm lên đóng vai.
HS thảo luận rút kinh nghiệm về cách đóng vai của các nhóm.
+ Gọi đại diện nhóm HS nêu ý chính qua các tình huống trên .
+ Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn, mách với thầy, cô khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần tiết kiệm tiền của của nhà nước và của nhân dân, bảo vệ tài sản, của công được sử dụng lâu bền. 
Bảo vệ của công.
Hs cả lớp hát bài “Em yêu trường em” (Nhạc và lời: Hoàng Vân - Mộng Lân).
___________________ ... t hình tam giác 
_______________________________________________ 
Mĩ thuật 
Bài 32: Vẽ đường diềm trên áo, váy 
Giáo viên bộ môn 
__________________________________________ 
Thứ sáu ngày 30 tháng 04 năm 2010
Môn : Chính tả (Nghe viết) 
BÀI : LUỸ TRE 
I. Mục tiêu:
Tập chép chính xác khổ thơ đầu bài thơ Luỹ tre trong khoảng 8 -10 phút.
Điền đúng chữ l hay n vào chỗ trống; dấu hỏi hay dấu ngã vào những chữ in nghiêng.
Bài tập (2) a hoặc b.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ. Nội dung bài tập ( 2 ) a hoặc b.
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ổn định: 
Kiểm tra: 
Chấm vở cho về nhà chép lại bài lần trước.
Cho Hs viết bảng: tường rêu, cổ kính. 
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
GV giới thiệu bài 
Trong tiết chính tả hôm nay chúng ta sẽ viết khổ thơ đầu bài thơ Luỹ tre và làm các bài tập. Gv ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh tập chép:
Gọi học sinh đọc bài 
Cả lớp đọc thầm và tìm những tiếng các em thường viết sai: sớm mai, luỹ tre, rì rào, gọng vó, mặt trời,...
Giáo viên nhận xét chung, cho hs phân tích và viết bảng con. 
Cho hs đọc tiếng từ vừa viết 
Thực hành bài viết (chép chính tả).
Gv đọc dòng thơ đầu, theo dõi hs đã biết viết hay chưa. Nếu hs chưa biết cách gv hướng dẫn lại. Gv đọc nhắc lại lần thứ hai, thứ ba. Chờ hs cả lớp viết xong. Gv nhắc hs đọc lại những tiếng đã viết. Sau đó mới đọc tiếp cho hs viết.
Đọc cho học sinh viết bài (mỗi dòng thơ giáo viên đọc 3 lần) 
Hướng dẫn hs cầm bút chì sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 
Bài tập 2: 
Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Viết bảng lớp bài tập.
Học sinh làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng điền.
Nhận xét. 
Củng cố: 
Cho hs đọc bài vừa viết. 
Nhận xét, dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại bài cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập. 
Nhận xét 
Hát 
Chấm vở 3 học sinh.
Hs viết: tường rêu, cổ kính. 
Học sinh nhắc lại. 
2 học sinh đọc.
Hs đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: sớm mai, luỹ tre, rì rào, gọng vó, mặt trời,... 
Hs phân tích và viết vào bảng con các tiếng hay viết sai. 
Hs đọc cá nhân, đồng thanh. 
Hs thực hiện theo hướng dẫn của gv.
Học sinh viết bài vào tập vở.
Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
Hs ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của gv.
Bài 2a: Điền chữ n hay l ?
Học sinh làm bảng.
Trâu no cỏ. Chùm quả lê. 
Học sinh đọc lại bài viết 
________________________________________________ 
Môn : Toán
Tiết 128: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10
I. Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố về:
Biết đọc, đếm, so sánh các số trong phạm vi 10; biết đo độ dài đoạn thẳng.
Bài 1, 2 ( cột 1,2,4 ), 3, 4, 5 SGK 
II. Đồ dùng dạy học:
-Thước có vạch kẻ cm.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ổn định: 
Kiểm tra: Trả BKT lần trước.
Đánh giá việc làm bài kiểm tra của học sinh.
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hôm nay chúng ta ôn tập đọc, đếm, so sánh các số trong phạm vi 10; biết đo độ dài đoạn thẳng.
Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Hs nêu yêu cầu của bài rồi thực hành.
Gvn yêu cầu học sinh đọc rồi viết theo nội dung bài tập 1 (viết số theo tia số). 
Nhận xét 
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh thực hành trên bảng lớp viết dấu thích hợp vào chỗ chấm và đọc. 
Nhận xét 
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho hs thực hành vở và chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh viết vào bảng con theo hai dãy.
Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên cho học sinh đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết số đo vào bên cạnh đoạn thẳng đó.
Củng cố:
Hỏi tên bài.
Nhận xét – dặn dò: 
Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. 
Nhận xét tiết học.
Hát 
Lắng nghe và chữa bài theo hướng dẫn.
Nhắc lại.
Học sinh viết vào tia số rồi đọc các số viết được dưới tia số.
Điền dấu , = 
Câu a.
9 > 7, 2 6 
7 2,	 1 > 0,	 6 =6
Câu b.
6 > 4	3 > 8	2 < 6
4 > 3	8 < 10	6 < 10
6 > 3	3 < 10	2 = 2 
Khoanh vào số lớn nhất:
6	3	4 9 
Khoanh vào số bé nhất:
5	7 3 8 
Viết các số 10, 7, 5, 9 theo thứ tự 
a) Từ bé đến lớn là: 5, 7, 9, 10
b) Từ lớn đến bé là: 10, 9, 7, 5
Đo độ dài đoạn thẳng
Học sinh đo và ghi số đo vào cạnh bên đoạn thẳng.
Nhắc tên bài.
_____________________________________________ 
Môn : Kể chuyện
BÀI: CON RỒNG CHÁU TIÊN 
I. Mục tiêu : 
Kể được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
Hiểu ý nghĩa chuyện: Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ổn định: 
Kiểm tra: 
Học sinh kể lại câu chuyện Dê con nghe lời mẹ. Học sinh thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện. 
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Các dân tộc thường có truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc mình. Dân tộc ta có câu chuyện Con Rồng - Cháu tiên nhằm giải thích của cư dân sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các em hãy lắng nghe câu chuyện cô kể này nhé.
Kể chuyện: Giáo viên kể 2, lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú.
Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm rõ các chi tiết của câu chuyện, giúp học sinh nhớ câu chuyện 
Ngày xửa ngày xưa có chàng Lạc Long Quân, vốn là rồng ở dưới biển, sức khoẻ kì lạ. Chàng kết duyên với nàng Âu Cơ vốn là tiên ở trên núi. 
Chẳng bao lâu, Âu Cơ mang thai và đẻ ra một bọc trứng. Bảy ngày sau, từ cái bọc ấy nở ra một trăm người con xinh đẹp, khoẻ mạnh. 
Gia đình họ sống rất đầm ấm, hạnh phúc. Nhưng Lạc Long Quân vẫn khôn nguôi nhớ biển. Một hôm, chàng hoá thành rồng bay ra biển. Âu Cơ và đàn con ở lại. Vợ nhớ chồng, con ngóng bố. Mẹ con nàng Âu Cơ bèn trèo lên đỉnh núi cao gọi Lạc Long Quân trở về. 
Lạc Long Quân từ biển bay lên núi gặp lại vợ con. Hai vợ chồng bàn với nhau: “Rồng với Tiên quen sống ở hai vùng khác nhau. Ta nên chia đôi đàn con, một nữa theo mẹ lên núi, một nửa theo cha xuống biển. Khi nào gặp nguy biến thì báo cho nhau biết để cứu giúp nhau”. 
Thế là hai người cùng bầy con chia nhau lên rừng, xuống biển. Riêng người con trai cả ở lại đất Phong Châu, được lên làm vua nước Văn Lang. Đó là vua Hùng thứ nhất. 
Vì thế người Việt Nam ta từ Bắc đến Nam đều cho mình là “con Rồng, cháu Tiên”, đều gọi nhau là “đồng bào”. 
Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:
Đoạn đầu: kể chậm rãi. Đoạn cả nhà mong nhớ Long Quân, khi kể dừng lại một vài chi tiết để gây sự chờ đợi của người đọc.
Đoạn cuối kể giọng vui vẽ tự hào.
Hướng dẫn Hs kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Gv yêu cầu Hs xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Lạc Long Quân và Âu Cơ vốn sinh ra ở đâu? 
Âu Cơ sinh con có gì lạ ? 
Gia đình Lạc Long Quân sống như thế nào? 
Gv yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể tranh 1. 
Tranh 2, 3 và 4:Thực hiện tương tự tranh 1.
Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, 
Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.
Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên muốn nói với mọi người điều gì ? 
Củng cố 
Cho Hs nêu lại ý nghĩa 
Nhận xét – dặn dò: 
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. 
Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
Hát 
2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Sói và Sóc
Hs khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
Câu truyện khuyên ta cần biết vâng lời người lớn.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện.
Lạc Long Quân, vốn là rồng ở dưới biển, sức khoẻ kì lạ. Chàng kết duyên với nàng Âu Cơ vốn là tiên ở trên núi.
Âu Cơ mang thai và đẻ ra một bọc trứng. Bảy ngày sau, từ cái bọc ấy nở ra một trăm người con xinh đẹp, khoẻ mạnh.
Gia đình họ sống rất đầm ấm, hạnh phúc.
Hs nhận xét các bạn kể.
Lần 1: Học sinh kể lại câu chuyện.
Các lần khác học sinh thực hiện 3 nhóm thi đua nhau. 
Học sinh khác theo dõi và nhận xét. 
Tổ tiên của người Việt Nam có dòng dõi cao quý. Cha thuộc loại Rồng, mẹ là tiên. Nhân dân ta tự hào về dòng dõi cao quý đó bởi vì chúng ta cùng là con cháu của Lạc Long Quân, Âu Cơ được cùng một bọc sinh ra. 
Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
____________________________________ 
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 32
Mục tiêu: 
Nhận xét tuần 32 
Rèn kĩ năng tự quản. Thực hiện theo nề nếp 
Tiếp tục thực hiện phong trào “Xanh – sạch – đẹp”. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, rèn luyện lối sống có trách nhiệm đối với tập thể 
Các hoạt động chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Hoạt động 
 Sơ kết lớp tuần 32 
Lớp trưởng tổng kết :
-Học tập: Tiếp thu bài, phát biểu xây dựng bài, học bài và làm bài. Rèn chữ giữ vở. Đem tập vở học trong ngày 
-Nề nếp: + Xếp hàng 
 + Hát văn nghệ 
 + Đi học
-Vệ sinh: + Vệ sinh cá nhân 
 + Lớp 
 + Trực nhật VS 
-Phát huy ưu điểm tuần qua.
-Thực hiện thi đua giữa các tổ.
-Tiếp tục ôn tập Toán, Tiếng Việt.
* GV chốt và thống nhất các ý kiến. 
 Kế hoạch tuần sau: 
+ Duy trì mọi nền nếp nhà trường đề ra. 
+ Thực hiện tốt các nếp của lớp đề ra. 
+ Thực hiện LĐ- VS cho sạch – đẹp và phân công trực làm vệ sinh cảnh quan trường lớp; trực quét dọn vệ sinh hàng ngày. 
+ Không vẽ lên bàn ghế, 
+ Không bẻ cành, hái hoa,... 
 - Thi đua học tập giành nhiều điểm tốt.
 - Ôn tập các bài học trong ngày và chuẩn bị làm bài, học bài cho ngày sau trước khi đến lớp
3. Tổng kết buổi sinh hoạt 
Hát 
- Lắng nghe lớp trưởng báo cáo nhận xét chung
Các tổ thực hiện theo kế hoạch GVCN Lớp đề ra .
Hát 
Hết tuần 32 ( Từ ngày 26 / 04 / 2010 đến ngày 30 / 04 / 2010 
Ký duyệt Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 1 TUAN 32 CKTKN.doc