Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần thứ 23

Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần thứ 23

THỦ CÔNG: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH

I. Mục tiêu:

-Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học.Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học.

Với HS khéo tay: Phối hợp gấp, cắt,dán được ít nhất hai sản phẩm đã học.Có thể gấp, cắt, dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo.

II. Chuẩn bị

 - Các hình mẫu của bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 để học sinh xem lại

 

doc 6 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần thứ 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỦ CÔNG: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH
I. Mục tiêu:
-Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học.Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học.
Với HS khéo tay: Phối hợp gấp, cắt,dán được ít nhất hai sản phẩm đã học.Có thể gấp, cắt, dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II. Chuẩn bị
	- Các hình mẫu của bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 để học sinh xem lại
III.Dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung kiểm tra
- Các em đã được học cách gấp, cắt, dán những sản phẩm nào 
- Em hãy gấp, cắt, dán một trong những sản phẩm đã học.
- Cho học sinh quan sát các mẫu gấp, cắt, dán đã học trong chương 2
- Yêu cầu chung để thực hiện một trong những sản phẩm trên là nếp gấp, cắt phải thẳng, dán cân đối, phẳng đúng quy trình kĩ thuật, màu sắc loài hoa phù hợp.
Tổ chức trưng bày sản phẩm
Nhận xét-Tuyên dương.
IV: Đánh giá
- Chấm bài - nhận xét sản phẩm theo 2 mức.
- Học sinh kể những sản phẩm đã được học.
- Học sinh tự chọn những nội dung đã học để làm bài.
- Học sinh thực hiện
Từng tổ chon sản phẩm đẹp trưng bày trước lớp
V: Nhận xét - dặn dò
Nhận xét tiết học
Tiết sau: Làm dây xúc xích.
Bài 22:	Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I.Mục tiêu:
- Hiểu cách trang trí đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí.
- Học sinh biết cách trang trí đường diềm đơn giản và trang trí đường diềm, vẽ màu theo ý thích.
- HSKG vẽ được hoạ tiết cân đối,tô màu đều phù hợp.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên
Học sinh
- Một số đồ vật có trang trí đường diềm: Khăn, đĩa, vải, ...
- Hình gợi ý trang trí đường diềm
- Bài trang trí đường diềm của học sinh cũ.
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu,thước,...
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: Kiểm tra đồ dùng học tập
2. Giới thiệu bài: Ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm.
- Hỏi: Thế nào là đường diềm ?
+ Tranh trí đường diềm có tác dụng như thế nào đối với cuộc sống ?
+ Tìm và nêu một số vật khác có trang trí đường diềm ?
+ Hoạ tiết ở trang trí đường diềm là những hình vẽ gì ? Màu sắc như thế nào ?.
- Giáo viên chốt ý: Đường diềm được tranh trí rất phong phú ở các dồ vật, làm cho đồ vật đẹp hơn.
HĐ2: Cách trang trí đường diềm.:
- Hỏi: Muốn trang trí được đường diềm ta làm gì ?
- Giáo viên vừa hướng dẫn cách trang trí vừa vẽ:
+ Chia các ô vuông đều nhau vẽ các đuờng chéo đối xứng.
+ Tìm hoạ tiết: hoa, lá, ..vẽ trang trí vào đường diềm.
+ Dùng hoạ tiết nhắc lại hoặc xen kẻ (vẽ đều các hoạ tiết).
+ Vẽ màu giống nhau nếu hoạ tiết giống nhau.
HĐ3: Thực hành:
- Cho xem bài trang trí đường diềm của học sinh cũ.
- Gợi ý nhận xét vẽ màu và hoạ tiết.
- Yêu cầu vẽ trang trí đường diềm vào vở và vẽ màu.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- Trưng bày bài trang rtí đường diềm.
- Yêu cầu nhận xét về vẽ hình hoạ tiết và vẽ màu.
- Giáo viên nhận xét chấm vở.
* Dặn dò: 
- Sưu tầm các đồ vật có trang trí đuờng diềm.
- Chuẩn bị bài sau “ Vẽ đề tài mẹ hoặc cô giáo”
- Kiểm tra theo tổ.
- Đọc đề.
- Quan sát
- Trả lời
+ Làm cho các đồ vật đẹp và sinh động hơn.
+ Khuôn bông, khuôn ảnh, ...
+ Hoạ tiết hoa, lá,...màu sắc hài hoà.
- Nghe
- Trả lời: Chia các ô vuông đều nhau, vẽ trục đối xứng.
- Chú ý
- Xem
- Nhận xét theo cảm nhận riêng.
- Thực hành
- Xem
- Nhận xét 
 Bài 23:	Vẽ tranh
ĐỀ TÀI MẸ HOẶC CÔ GIÁO
I.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được đề tài mẹ hoặc cô giáo
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài về mẹ hoặc cô giáo.
- Vẽ được tranh Mẹ hoặc cô giáo theo ý thích.HSKG: Sắp xếp hình vẽ cân đối,rõ nội dung đề tài,màu sắc phù hợp.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên
Học sinh
- Sưu tầm tranh, ảnh về mẹ hoặc cô giáo.
- Tranh của học sinh cũ vẽ về mẹ hặc cô giáo
- Sưu tầm tranh, vở tập vẽ,
- Bút chì, tẩy, màu,...
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: Kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Giới thiệu bài: Ghi bảng
HĐ1: Tìm và chọn nội dung đề tài:
- Giáo viên cho xem tranh đề tài Mẹ hoặc cô giáo.
- Hỏi:+ Trong các tranh này vẽ gì ?
+ Hình ảnh chính trong tranh là ai ?
+ Em thích tranh nào nhất ? Vì sao ?
+ Em hãy kể về chân dung Mẹ và cô hoặc những công việc mẹ và cô đang làm ?
- Giáo viên chốt ý: mẹ và co giáo là những người thân rất gần gũi với chúng ta. Qua những hình ảnh đó em nhớ ltra và vẽ một bức tranh đẹp về mẹ và cô.
HĐ2: Cách vẽ tranh:
- Gợi ý: Ở bài này ta vẽ gì là chính ? Ngoài mẹ và cô giáo chúng ta còn vẽ thêm gì?
- Giáo viên vẽ mẫu lên bảng vừa hướng dẫn:
+ Nhớ lại hình ảnh mẹ hoặc cô giáo qua đặc điểm khuôn mặt, màu da, tóc...Màu sắc ở quần áo để có thể vẽ chân dung.
+ Nhớ lại những việc làm mẹ hoặc cô giáo thường làm: Đọc sách, tưới rau, bế em, chăm sóc con vật để vẽ tranh.
+ Vẽ hình ảnh chính trước sau đó vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.
HĐ3: Thực hành:
- Yêu cầu vẽ tranh đề tài mẹ hoặc cô giáo.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên chọn tranh trưng bày.
- Yêu cầu nhận xét: Nội dung đề tài, màu sawc.
- Giáo viên nhận xét chung tuyên duowng.
* Dặn dò:
- Về nhà tiếp tục hòan thành bài vẽ
- Chuẩn bị bài sau “Vẽ theo mẫu: Vẽ con vật”
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Đọc đề.
- Xem tranh
- Trả lời
+ Tranh vẽ mẹ và cô giáo 
+ Hình ảnh chính là mẹ, cô
+ Em thích tranh mẹ vì đẹp
+ Kể theo ý thích.
- Lắng nghe.
- Trả lời: Vẽ mẹ hoặc cô giáo là chính
- Chú ý
- Thực hành.
- Quan sát.
- Nhận xét theo cảm nhận riêng.
- Ghi nhớ!.
Bài 24:	Vẽ theo mẫu
VẼ CON VẬT
I.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được hình dáng, đặc điểm của một sô con vật quen thuộc.
- Học sinh biết cách vẽ con vật và vẽ được con vật theo trí nhớ.
- HSKG:Sắp xếp hình vẽ cân đối,hình vẽ gắn với mẫu.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên
Học sinh
- Tranh, ảnh các con vật.
- Bài vẽ các con vạt của học sinh cũ. 
- Hình minh hoạ cách vẽ con vật.
- Sưu tầm tranh các con vật.
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu,...
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: Kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Giới thiệu bài: Ghi bảng.
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên cho xem tranh, ảnh một số con vật.
- Hỏi:
+ Trong tranh, ảnh có các con vật nào ?
+ Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của mỗi con vật như thế nào ?
+ Con vật gồm những bộ phận chung nào ?
+ Nêu tên một số con vật khác ?
- Giáo viên chốt ý: Mỗi con vật đều có hình dáng, đặc điểm, màu sắc khác nhau.
HĐ2: Cách vẽ con vật:
- Để vẽ con vật ta vẽ những bộ phận nào trước ?
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ và vẽ mẫu:
+ Vẽ bộ phận chính trước: Đầu, thân...
+ Vẽ các chi tiết: tai, mắt, đuôi...
+ Vẽ thân và tìm dngs con vật theo ý thích.
HĐ3: Thực hành:
- Cho xem tranh vẽ con vật của học sinh cũ và nhận xét về hình dáng, đặc điểm, màu sắc, ...
- Giáo viên yêu cầu vẽ theo mẫu con vật theo ý thích.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh trưng bày tranh.
- Yêu cầu nhận xét giống tranh học sinh cũ.
- Yêu cầu nhận xét, tuyên dương.
* Dặn dò: 
- Về nhà hoàn thành bài vẽ.
- Chuẩn bị bài sau: “Vẽ trang trí: Tập vẽ hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn ”
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Đọc đề.
- Quan sát
- Trả lời: 
+ Trong tranh có con mèo, trâu,gà..
+ Hình dáng con trâu to, 4 chân khoả, đặc điểm có 2 sừng cong nhọn,...
+Những bộ phận: Đầu, thân, chân..
+ Voi con, con lợn, con chó,...
- Nghe
- Trả lời: Vẽ đầu, thân, chân, đuôi..
- Chú ý.
- Xem tranh, nhận xét.
- Thực hành
- Quan sát
- Nhận xét
Lớp 2:	TUẦN 25: 
Bài 25: 	Vẽ trang trí
TẬP VẼ HOẠ TIẾT DẠNG HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
I.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn
- Học sinh biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích 
- Học sinh kg sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu
II. Chuẩn bị:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Vẽ to hoạ tiết dạnh hình vuông, hình tròn
-Sưu tầm một số hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
-Bài vẽ của học sinh cũ
Vở tập vẽ
Bút chì, tẩy, màu,...
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ôn định: Kiểm tra đồ dung học tập.
2.Giới thiệu bài: Ghi bảng.
HĐ 1: Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu một số hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
- Hỏi: 
	+ Các hoạ tiết là những hình vẽ gì? Hoạ tiết dùng để làm gì ? Màu sắc như thế nào ?
- Chốt ý: Hoạ tiết trang trí rất phong phú và đa dạng về hình dáng và màu sắc. Nên vẽ màu giống nhau hoặc xen kẽ ở một hoạ tiết.
HĐ2: Cách vẽ hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn:
- Gợi ý: Muốn vẽ được hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn ta vẽ như thế nào ?
- Hướng dẫn vẽ màu:
	+ Kẻ các đường trục chia hình ra nhiều phần bằng nhau.
	+ Tìm hoạ tiết phù hợp vẽ vào các đường trục
- Giáo viên hỏi: Vậy các hoạ tiết có khác nhau không ?
- Giáo viên hướng dẫn vẽ màu: Các hình giống nhau vẽ cùng một màu và cùng độ đậm nhạt hoặc có thể vẽ xen kẽ màu ở một hoạ tiết
HĐ 3: Thực hành:
- Yêu cầu tìm hoạ tiết vẽ vào hình tròn và trang trí túi xách và hình vuông.
HĐ4: Nhận xét đánh giá:
- Chọn bài trưng bày
- Nhận xét
* Dặn dò: 
Chuẩn bị bài sau: 
-Kiểm tra từng tổ
- Đọc đề
- Quan sát
- Trả lời
+ Vẽ hoa ládung để trang trí
+ Có dạng hình vuông, hình tròn
-Nghe
-Trả lời: Ta vẽ hình vuông, hình tròn và vẽ các chục chéo
-Chú ý
-Nhận xét
- Chú ý
- Thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUCONG.doc