Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần thứ 24 năm 2008

Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần thứ 24 năm 2008

TOÁN

LUYỆN TẬP

I - MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Giúp H củng cố về đọc viết so sánh các số tròn chục. Bước đầu nhận ra “cấu tạo” của các số tròn chục từ 10 đến 90.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc viết số.

3. Thái độ: Có ý thức làm bài.

II - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Bài cũ (5')

Sắp xếp các số sau: 30, 50, 70, 60, 90

Từ bé đến lớn:

Từ lớn đến bé:

 

doc 25 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần thứ 24 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
 Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2009
toán
luyện tập 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Giúp H củng cố về đọc viết so sánh các số tròn chục. Bước đầu nhận ra “cấu tạo” của các số tròn chục từ 10 đến 90.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc viết số. 
3. Thái độ: Có ý thức làm bài.
ii - hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ (5')
Sắp xếp các số sau: 30, 50, 70, 60, 90 
Từ bé đến lớn:
Từ lớn đến bé:
2. Bài mới (30') 
G hướng dẫn H lần lượt làm các bài tập. 
Bài 1: Nêu yêu cầu của bài. 
G vẽ bảng phụ. 
Nhận xét. 
Bài 2: Nêu yêu cầu của bài.
Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị.
Số 50 gồm 7 chục và ... đơn vị.
Số 80 gồm ... chục và ... đơn vị.
Bài 3: Nêu yêu cầu của bài.
G cho H tự làm
Bài 4: H nêu cách làm. 
Chú ý H khá nêu cách làm
3 - Củng cố - dặn dò (3-5')
Tập đếm các số tròn chục. 
Chuẩn bị bài sau
- Nối theo mẫu 
- H nối 
- Viết theo mẫu
- Lần lượt 1 H hỏi, 1H trả lời
- H nêu yêu cầu
- Làm và chữa bài
- Phải viết số bé nhất vào đầu tiên.
- Phải viết số lớn nhất vào đầu tiên.
tiếng việt
bài 100: uân - uyên 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Đọc và viết được vần uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền. 
Đọc từ, câu ứng dụng.
2. Kỹ năng: Rèn đọc lưu loát, viết đẹp cho H.
3. Thái độ: Có ý thức đọc viết bài tốt.
ii - đồ dùng.
Tranh minh hoạ SGK.
iii - hoạt động dạy học. 
1. Bài cũ (5')
Đọc và viết: thuở xưa, đêm khuya, huơ tay ... 
Đọc SGK.
2. Bài mới Tiết 1
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1')
b) Hoạt động 2: Dạy vần (12-15')
G viết vần uân
Vần uân có mấy âm ? nêu vị trí ?
G cho H gài vần uân
H quan sát nhận diện từ
Đọc trơn cá nhân, đồng thanh
Gài uân - đánh vần - đọc trơn - phân tích : cá nhân, đồng thanh
Có vần uân muốn có tiếng xuân ta phải thêm âm gì ?
G gài tiếng: xuân
 từ: mùa xuân
Đọc lại bài.
Vừa học xong vần gì ? 
Thay â bằng nguyên âm đôi yê ta được vần gì ? ( vần uyên dạy tương tự) 
Đọc lại bài.
So sánh vần uân và uyên
* Giải lao
Đọc từ ứng dụng: 
Gài tiếng xuân - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
H đọc cá nhân, nhóm, lớp
Đọc trơn
Gài lại vần
H đọc cá nhân, đồng thanh
H so sánh 
 huân chương chim khuyên 
 tuần lễ kể chuyện 
H đọc thầm tìm tiếng có vần - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
G chỉ bất kỳ.
c) Hoạt động 3: luyện viết (8-10')
G viết mẫu: uân uyên 
Hỏi độ cao, khoảng cách các con chữ ?
Hướng dẫn quy trình viết
Viết bảng con.
Chú ý viết liền nét
H đọc cá nhân, đồng thanh
Quan sát chữ mẫu
Viết bảng 2 lần
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Hoạt động 1: Luyện đọc (8-10)
Đọc bài trên bảng.
Đọc câu ứng dụng:
Chim bận đi đâu 
Hôm nay về mở hội 
Lượn bay như dẫn lối 
 Rủ mùa xuân cùng về
Đọc SGK
b) Hoạt động 2: Luyện viết (12-15')
G viết mẫu: mùa xuân, bóng truyền
Hỏi độ cao, khoảng cách các con chữ ?
Hướng đẫn quy trình viết
Viết bảng con.
Viết vở tập viết.
Chấm bài - Nhận xét.
* Giải lao
Đọc cá nhân, đồng thanh
H đọc thầm, tìm và gạch chân tiếng có vần - đánh vần - đọc trơn - phân tích
H luyện đọc câu theo hướng dẫn
Cá nhân, đồng thanh
Quan sát chữ mẫu
Viết bảng 
Viết vở 
Hát 1 bài
c) Hoạt động 3: Luyện nói (5-7') 
 Chủ đề: Em thích đọc truyện 
Quan sát tranh.
- Tranh vẽ gì ?
- Các bạn đang làm gì ? 
- Em có thích đọc truyện không ? 
- Em đã được đọc những mẫu chuyện nào ? 
H nhắc lại
H quan sát , luyện nói theo tranh
3 - Củng cố - dặn dò (3-5')
Đọc lại bài SGK.
Xem trước bài 101.
2 em
Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2009
toán
cộng các số tròn chục 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Biết cộng số tròn chục với một số tròn chục trong phạm vi 100 (đặt tính thực hiện phép tính)
Tập cộng nhẩm một số tròn chục với một số tròn chục. 
2. Kỹ năng: Rèn đọc các số tròn chục, đặt tính. 
3. Thái độ: Có ý thức học tập.
ii - đồ dùng. 
Bộ đồ dùng học toán. 
iii - hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ. 
Số 30 gồm ... chục và ... đơn vị 
Số 50 gồm ... chục và ... đơn vị
Số 60 gồm ... chục và ... đơn vị
2. Bài mới.
a) Giới thiệu cách cộng các số tròn chục. 
Bước 1: Hướng dẫn H thao thác trên que tính. 
G cho H lấy que tính. 
H lấy 30 que tính (3 bó) 
Lấy tiếp 20 que tính (2 bó) xếp dời 3 bó que tính.
Gộp lại ta được bao nhiêu que tính ? 
G viết 5 ở cột chục và 0 ở cột đơn vị 
Bước 2: Hướng dẫn H thực hiện. 
Đặt tính. 
Viết 30 rồi viết 20 sao cho thẳng cột chục, đơn vị thẳng cột đơn vị. 
Viết dấu +, kẻ vạch ngang 
Tính từ trái sang phải 
5 bó và 0 que tính rời
 30 0 cộng 0 bằng 0 viết 0 
 20 3 cộng 2 bằng 5 viết 5
 50
Vậy 30 + 20 = 50 
H nêu lại cách tính 
b) Thực hành. 
Bài 1: H nêu yêu cầu của bài. 
G gọi 3 H lên bảng ở dưới làm vở. 
 40 30 10 
 30 30 70 
Tính 
Làm vở 
H nêu cách cộng
Bài 2: Nhẩm
G cho H nhẩm.
Bài 3: Đọc đề toán
H tóm tắt - rồi giải
3 - Củng cố - dặn dò (3-5')
Tập cộng nhẩm các số tròn chục. 
Chuẩn bị bài sau 
Nhẩm theo mẫu
Làm bài
Đọc đề
Tóm tắt 
Thùng thứ nhất: 20 gói 
 " hai: 30 gói 
Cả hai thùng: ... gói ? 
Bài giải
Số gói bánh của cả 2 thùng là:
20 + 30 = 50 (gói)
 Đáp số: 50 gói 
tiếng việt
bài 101: uât - uyêt
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Đọc, viết được vần uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh. Đọc câu ứng dụng.
2. Kỹ năng: Rèn đọc viết nhiều.
3. Thái độ: Thái độ học tập tốt.
ii - đồ dùng.
Tranh minh hoạ SGK.
iii - hoạt động dạy học. 
1. Bài cũ (5')
Đọc viết: tuần lễ, tuyên truyền, quân cờ, truyền hình. 
Đọc SGK.
2. Bài mới Tiết 1
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1')
b) Hoạt động 2 :Dạy vần (12-15')
G viết vần uât
Vần uât có mấy âm ? vị trí ?
G cho H gài vần uât
G gài uât
H quan sát nhận diện từ
Đọc trơn cá nhân, đồng thanh 
H gài uât - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
Có vần uât muốn có tiếng xuất ta phải thêm âm, dấu gì ?
G ghi tiếng: xuất
 từ: sản xuất
Vừa học xong vần gì ? 
Thay â bằng nguyên âm đôi yê ta được vần gì ?
( vần uyêt dạy tương tự)
So sánh vần uât và uyêt
* Giải lao
Đọc từ ứng dụng: 
Gài: xuất - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
H đọc cá nhân, nhóm, lớp
Đọc trơn
Gài lại vần uyêt
H so sánh
Hát 1 bài
 luật giao thông băng tuyết 
 nghệ thuật tuyệt đẹp 
H đọc thầm tìm và gạch chân tiếng có vần - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
G chỉ bất kỳ
c) Hoạt động 3: Luyện viết (7-8') 
G viết chữ mẫu: uât uyêt 
Hỏi độ cao, khoảng cách các con chữ ?
Hướng dẫn quy trình viết
Viết bảng con.
H đọc cá nhân, nhóm, lớp
Quan sát chữ mẫu
Viết bảng 2 lần
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Hoạt động 1: Luyện đọc (8-10')
Đọc bài trên bảng.
Đọc câu ứng dụng:
Những đêm nào trăng khuyết 
Trông giống con thuyền trôi 
Em đi trăng theo bước 
 Như muốn cùng đi chơi 
Đọc SGK
b) Hoạt động 2: Luyện viết (12-15')
G viết mẫu: sản xuất, duyệt binh
Hỏi độ cao, khoảng cách các con chữ?
Hướng dẫn quy trình viết 
Hướng dẫn viết bảng con.
Viết vở tập viết - viết từng dòng.
Chấm bài - Nhận xét. 
H đọc cá nhân, đồng thanh
H đọc thầm tìm tiếng có vần - đánh vần - đọc trơn - phân tích
Luyện đọc câu theo hướng dẫn
H dọc cá nhân, đồng thanh
Cá nhân, đồng thanh
Quan sát chữ mẫu
Viết bảng 
Viết vở
c) Hoạt động 3: Luyện nói (5-7') 
 Chủ đề: Đất nước ta tuyệt đẹp 
- Quan sát tranh ?
- Đất nước ta có tên gọi là gì ? 
- Cảnh ở đâu trên đất nước ta ? 
- Em biết những cảnh đẹp của quê hương ta ? 
H nhắc lại
H quan sát tranh dựa vào câu hỏi để luyện nói
3 - Củng cố - dặn dò (3-5')
Đọc SGK 
Chuẩn bị bài 102.
2 em
__________________________________
Toán*
tự nhiên xã hội 
con cá
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: H kể tên một số loài cá và nơi sống của chúng.
Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận của cá
2. Kỹ năng: Ăn cá giúp cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt. 
3. Thái độ: Cẩn thận khi ăn cá để không bị hóc xương.
ii - đồ dùng. 
Tranh minh hoạ.
iii - hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ.
Nêu ích lợi của cây gỗ ? 
2. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài. 
b) Hoạt động 1: Quan sát con cá. 
Nêu tên con cá ?
Cá sống ở đâu ?
Cá bơi bằng bộ phận nào ? 
Cá thở như thế nào ? 
=> Kết luận: Cá có đầu mình, đuôi và vây, cá bơi bằng đuôi, vây và thở bằng mang. 
H nhắc lại kết luận 
 c) Hoạt động 2: Làm việc với SGK. 
Người ta dùng gì để bắt cá ? 
Có mấy cách bắt cá ? có những loại bắt cá ? có loại cá nào ? 
Em thích ăn loại cá nào ? 
Ăn cá có lợi gì ? 
H quan sát SGK trả lời câu hỏi
=> Kết luận: Có rất nhiều cách bắt cá: Đánh cá bằng lưới hoặc âu. Ăn cá có rất nhiều ích lợi, rất tốt cho sức khoẻ, giúp cho xương phát triển.
H nhắc lại 
 c) Hoạt động 3: Thi vẽ cá và mô tả con cá mà em vẽ. 
Iv - Củng cố - dặn dò. 
Tổ chức trò chơi đi câu cá.
Tuyên dương em câu được nhiều cá.
H vẽ vào vở BT TNXH
 _____________________________________________
 Thứ tư ngày 25 tháng 2 năm 2009
tiếng việt 
Bài 102: uynh - uych 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Đọc và viết đợc vần uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch. Đọc từ, câu ứng dụng.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phát âm đúng.
3. Thái độ: Có ý thức luyện đọc viết tốt.
ii - đồ dùng.
Tranh minh hoạ SGK.
iii - hoạt động dạy học. 
1. Bài cũ.
Đọc viết: kỷ luật, tuyết trắng, trăng khuyết, canh tuất. 
Đọc SGK.
2. Bài mới Tiết 1
a) Giới thiệu bài.
b) Dạy vần.
Vần uynh có mấy âm ? nêu vị trí ?
G cho H gài vần uynh
G gài vần uynh 
Có 3 âm: âm u đứng trước, âm y đứng giữa, âm nh đứng cuối
Gài uynh - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
Có vần uynh muốn có tiếng huynh ta phải thêm âm ?
G gài tiếng: huynh
 từ: phụ huynh
Đọc lại bài.
Vừa học xong vần gì ? 
Thay nh bằng ch ta được vần gì ? (tương tự) 
So sánh vần uynh và uych
Đọc từ ứng dụng: 
Gài huynh - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
Đọc trơn
Gài lại vần uynh
 luýnh quýnh huỳnh huỵch 
 khuỳnh tay uỳnh uỵch 
H đọc thầm tìm từ và gạch chân tiếng có vần - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
G chỉ bất kỳ
Hướng dẫn viết chữ ghi vần.
G viết mẫu: uynh, uych
Viết bảng con.
H đọc trơn bài
Quan sát chữ mẫu
Viết bảng 2 lần
Tiết 2
3. Luyện tập.
c) Luyện viết.
G viết mẫu: phụ huynh, ngã huỵch 
Viết bảng con.
Viết vở tập viết - viết từng dòng.
Chấm bài - Nhận xét.
b) Luyện đọc.
Đọc bài trên bảng.
Đọc câu ứng dụng:
Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây. Cây giống được các bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về. 
Quan sát chữ mẫu
Viết  ... , khoảng cách các con chữ ?
Hướng dẫn quy trình viết 
H viết bảng con
Chú ý: Đưa liền nét.
Các từ: khuy áo, thở xưa, kể chuyện, hoà thuận, luyện tập. hướng dẫn tương tự.
H đọc bài viết
H đánh vần, phân tích
H nêu
Viết bảng con
H viết bảng con các từ 
Hướng dẫn viết vở tập viết.
G giúp đỡ H viết chậm
Chấm bài - nhận xét
3 - Củng cố - dặn dò (3-5') 
Nhắc lại bài viết
Chuẩn bị tiết sau
Viết vở 
toán 
trừ các số tròn chục 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: H biết làm tính trừ các số tròn chục trong phạm vi 100. Củng cố giải toán có lời văn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhẩm, giải toán. 
3. Thái độ: Tập trung học tập.
ii - đồ dùng. 
Sử dụng bộ đồ dùng học toán. 
iii - hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ (5')
Đặt tính rồi tính 30 + 40 60 + 20 10 + 80 
2. Bài mớ (30').
a) G giới thiệu trừ hai số tròn chục.
G yêu cầu H lấy 50 que tính (5 bó chục)
50 gồm ... chục và ... đơn vị ?
Tách 50 = 30 và 20, 50 bớt 20 còn lại ... que tính.
Hướng dẫn kỹ thuật làm tính trừ 
 50 0 trừ 0 bằng 0 viết 0
 20 5 trừ 2 bằng 3 viết 3
 30
b) Thực hành.
Tìm một số phép trừ các số tròn chục có dạng trên ?
Bài 1: Chú ý phép tính
 60 - 60 = 0
Củng cố: "Số nào trừ đi chính nó cũng bằng 0".
Bài 2: Nhẩm.
Bài 3: Đọc bài toán, tìm tóm tắt rồi giải.
Bài 4: Điền dấu.
 30 ... 50 - 20 Thực hiện trừ rồi 
 so sánh từ trái -> phải.
 3 - Củng cố - dặn dò (3-5')
Chấm bài - Nhận xét.
Làm lại bài 1 vào vở 5 ly
H thao tác trên que tính.
H thao tác trên que tính, trả lời câu hỏi.
H nêu cách đặt tính và tính.
H viết và đặt tính (bảng con)
H nhắc lại ghi nhớ
Viết kết quả bảng con
H giải vở 5 ly
H làm bài trong vở bài tập
 _______________________________________________
tiếng việt*
Luyện tập
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Củng cố vần, tiếng, từ, câu ứng dụng đã học có âm đệm u
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc viết cho H
3. Thái độ: H hứng thú học tập.
ii - đồ dùng.
SGK + bộ đồ dùng tiếng Việt.
iii - hoạt động dạy học. 
1.Bài cũ: (5') Đọc lại bài 102, 103 SGK
2.Bài mới: (30') 
 Hoạt động 1:Luyện đọc.
G yêu cầu H nêu các vần đã học trong bài ? 
Nêu các tiếng, từ có vần uê, uya ?
G ghi bảng 
 Thuở xưa , giấypơ-luya, huơ tay phéc-mơ-tuya, xuề xoà, cây vạn tuế, sao khuya, về quê, chạy huỳnh huỵch, họp phụ huynh,thành phố Huế 
H nêu
H nêu
H đọc cá nhân, đồng thanh 
Tự đặt một số câu có vần đã học
Luyện đọc câu :
 Sóng nâng thuyền 
Lao hối hả 
Lưới tung tròn 
Khoang đầy cá 
 Gió lên rồi 
 Cánh buồm ơi. 
G theo dõi, chỉnh sửa
Luyện đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh
Cho H trung bình lên đánh vần từ.
H khá giỏi đọc nhanh, phát âm chuẩn.
Lưu ý H đọc chậm
Đọc lại SGK
H đọc cá nhân - đồng thanh 
G cùng H nhận xét, chỉnh sửa phát âm 
 Hoạt động 2: Luyện viết
G hướng dẫn H viết từng vần có âm đệm u.
G đọc một số từ, câu cho H viết
Chú ý: Nối các từ để tạo thành câu.
Chấm bài - nhận xét
3- Củng cố - dặn dò : Nhận xét giờ học
H viết bài vào vở
Lưu ý H viết chậm
tự nhiên xã hội 
cây gỗ 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Biết tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng. Quan sát phân biệt đùng tên các bộ phận chính của cây gỗ. 
2. Kỹ năng: ích lợi của việc trồng cây gỗ.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành ngắt lá.
ii - đồ dùng. 
Hình ảnh các cây gỗ ở bài SGK.
iii - hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ (3-5') 
Nêu ích lợi của cây hoa ? 
2. Bài mới (30') 
a) Giới thiệu bài. 
b) Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ. 
Mục đích: Phân biệt được cây gỗ với các loại cây khác. Biết được bộ phận chính của cây gỗ. 
G cho H quan sát cây gỗ.
Tên cây gỗ là gì ? 
Các bộ phận của cây ?
Cây có đặc điểm gì ? 
(cao hay thấp, to hay nhỏ)
G gọi H lên trả lời - bổ sung
=> Kết luận: Cây gỗ giống cây rau, cây hoa cũng có rễ, thân, lá và hoa nhưng cây gỗ có thân to, cánh lá xum xuê làm bóng mát. 
H quan sát
H trả lời 
c) Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
Mục đích: Biết ích lợi của việc trồng cây gỗ.
G chia nhóm 6 H hai bàn trên dưới trả lời câu hỏi
Cây gỗ được trồng ở đâu ? 
Kể tên một số cây mà em biết ? 
Đồ dùng nào được làm bằng gỗ ?
Cây gỗ có ích lợi gì ? 
=> Kết luận: Cây gỗ được trồng để lấy gỗ, làm bóng mát, ngăn lũ. Cây gỗ có rất nhiều ích lợi. Vì vậy Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. 
1 H đọc câu hỏi
1 H trả lời
Những em khác bổ sung 
3-4 em nhắc lại
d) Hoạt động 3: Trò chơi
G cho H tự làm cây gỗ một số H hỏi cây gỗ ?
 Bạn tên là gì ? - Tôi tên là bàng. 
H nào trả lời đúng, lưu loát sẽ được phần thưởng.
H chơi theo nhóm
Bạn nhận xét bổ sung
3 - Củng cố - dặn dò (3-5')
Cây gỗ có ích lợi gì ? 
Phải luôn có ý thức bảo vệ cây.
 ______________________________________________
Hoạt động ngoài giờ
Tổ chức các trò chơI dân gian
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Rồng rắn lên mây
2. Kỹ năng: Học sinh chơi chủ động, biết cách chơi đúng luật 
3. Thái độ : Rèn cho HS sức khoẻ , tự tin trong học tập và yêu thích trò chơi dân gian 
II - chuẩn bị : Trên sân trường 
III - hoạt động dạy - học. 
1.Khởi động
- Y/cầu H đi thành vòng tròn vừa vỗ tay , vừa hát bài : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
- H thực hiện
2.Hướng dẫn H chơi trò chơi Rồng rắn lên mây
 - GV nêu rõ luật chơi
 - Cho H chơI thử
 - H chơi thật theo nhóm
- Lưu ý: H chơi kết hợp đọc lời ca của trò chơi
H theo dõi
Một số H tham gia chơiI thử
Cho H đọc thuộc lời ca của bài đồng dao
- Chú ý : Thầy thuốc chạy,mẹ rắn bám sát theo tránh bị bắt đuôi
Khi thua thì đổi vai 
- H chơi đúng luật trò chơi Mèo đuổi chuột
3- Nhận xét chung :
 - Về thái độ, về tinh thần học tập
toán
trừ các số tròn chục 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: H biết làm tính trừ các số tròn chục trong phạm vi 100. Củng cố giải toán có lời văn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhẩm, giải toán. 
3. Thái độ: Tập trung học tập.
ii - hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ (5')
Đặt tính rồi tính 30 + 40 60 + 20 10 + 80 
2. Bài mớ (30').
a) G giới thiệu trừ hai số tròn chục.
G yêu cầu H lấy 50 que tính (5 bó chục)
50 gồm ... chục và ... đơn vị ?
Tách 50 = 30 và 20, 50 bớt 20 còn lại ... que tính.
Hướng dẫn kỹ thuật làm tính trừ 
 50 0 trừ 0 bằng 0 viết 0
 20 5 trừ 2 bằng 3 viết 3
 30
b) Thực hành.
Tìm một số phép trừ các số tròn chục có dạng trên ?
Bài 1: Chú ý phép tính
 60 - 60 = 0
Củng cố: "Số nào trừ đi chính nó cũng bằng 0".
Bài 2: Nhẩm.
Bài 3: Đọc bài toán, tìm tóm tắt rồi giải.
Bài 4: Điền dấu.
 30 ... 50 - 20 Thực hiện trừ rồi 
 so sánh từ trái -> phải.
 3 - Củng cố - dặn dò (3-5')
Chấm bài - Nhận xét.
Làm lại bài 1 vào vở 5 ly
H thao tác trên que tính.
H thao tác trên que tính, trả lời câu hỏi.
H nêu cách đặt tính và tính.
H viết và đặt tính (bảng con)
H nhắc lại ghi nhớ
Viết kết quả bảng con
H giải vở 5 ly
H làm bài trong vở bài tập
Hoạt động ngoài giờ
Tổ chức các trò chơI dân gian
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Rồng rắn lên mây
2. Kỹ năng: Học sinh chơi chủ động, biết cách chơi đúng luật 
3. Thái độ : Rèn cho HS sức khoẻ , tự tin trong học tập và yêu thích trò chơi dân gian 
II - chuẩn bị : Trên sân trường 
III - hoạt động dạy - học. 
1.Khởi động
- Y/cầu H đi thành vòng tròn vừa vỗ tay , vừa hát bài : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
- H thực hiện
2.Hướng dẫn H chơi trò chơi Rồng rắn lên mây
 - GV nêu rõ luật chơi
 - Cho H chơI thử
 - H chơi thật theo nhóm
- Lưu ý: H chơi kết hợp đọc lời ca của trò chơi
H theo dõi
Một số H tham gia chơiI thử
Cho H đọc thuộc lời ca của bài đồng dao
- Chú ý : Thầy thuốc chạy,mẹ rắn bám sát theo tránh bị bắt đuôi
Khi thua thì đổi vai 
- H chơi đúng luật trò chơi Mèo đuổi chuột
3- Nhận xét chung :
 - Về thái độ, 
 - Về tinh thần học tập
 __________________________________________
Tiếng Việt: Đọc, viết bài 100, 101
Toán : Hoàn thành vở bài tập
 ______________________________________
Hoạt động ngoại khoá
Giáo dục vệ sinh răng miệng
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: H biết được lợi ích của việc vệ sinh răng miệng hàng ngày
- Có thói quen đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ
2. Kỹ năng: Biết đánh răng đúng cách
ii - đồ dùng. 
 Mô hình và bàn chải răng
iii - hoạt động dạy - học. 
1.Lợi ích vệ sinh răng miệng
- Nêu lợi ích của việc vệ sinh răng miệng hàng ngày
- H nêu các bạn khác nghe bổ sung ý kiến ( làm sạch răng, chống các bệnh về răng, miệng...)
2.Đánh răng đúng cách
- H/ dẫn H đánh răng đúng cách
- H tập đánh răng trên mô hình
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung
_____________________________________________________________________
luyện tập
i - mục tiêu.
1.Kiến thức: Ôn bài 102 
 Hoàn thành vở bài tập	
2. Kỹ năng: Biết đọc viết các tiếng có vần uynh, uych
3. Thái độ: Mạnh dạn tự tin trong học tập. 
ii - đồ dùng: Tranh minh hoạ SGK - đồ dùng. 
iii - hoạt động dạy học.
1.Ôn bài cũ:
- Gọi H đọc bài 102 trong SGK
- H đọc cá nhân( nhiều em)
H khá, giỏi đọc trơn tiếng, từ
H trung bình , khuyết tật đánh vần 
- Luyện viết
Đọc cho H viết : 
- H viết bảng con.
2.Hoàn thành vở bài tập
- H tự làm bài trong vở bài tập
- GV quan sát giúp đỡ H kém, H khuyết tật
- Đổi vở, kiểm tra
3.Củng cố, dặn dò: Đọc SGK
___________________________________________________________________
 i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Mèo đuổi chuột
2. Kỹ năng: Học sinh chơi chủ động, biết cách chơi đúng luật 
3. Thái độ : Rèn cho HS sức khoẻ , tự tin trong học tập và yêu thích trò chơi dân gian 
II - chuẩn bị : Trên sân trường 
III - hoạt động dạy - học. 
1.Khởi động
- Y/cầu H đi thành vòng tròn vừa vỗ tay , vừa hát bài : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
- H thực hiện
2.Hướng dẫn H chơi trò chơi Mèo duổi chuột
 - GV nêu rõ luật chơi
 - Cho H chơI thử
 - H chơi thật theo nhóm
- Lưu ý: H chơi kết hợp đọc lời của trò chơi
H theo dõi
Một số H tham gia chơiI thử
Cho H đọc thuộc lời
- Chú ý : Mèo chạy bám sát theo chuột
Khi thua thì đổi vai chuột thành mèo
- H chơi đúng luật trò chơi Mèo đuổi chuột
3- Nhận xét chung :
 - Về thái độ, 
 - Về tinh thần học tập
 __________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24.doc