Giáo án giảng dạy khối 1 - Trần Thị Thu Tuyết - Tuần 25

Giáo án giảng dạy khối 1 - Trần Thị Thu Tuyết - Tuần 25

Tự học

 Toán: Luyện tập

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Củng cố về cộng, trừ các số tròn chục.

- Giải bài toán có lời văn.

 

doc 56 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 1 - Trần Thị Thu Tuyết - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010.
Buổi sáng: 
Tự học
 Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Củng cố về cộng, trừ các số tròn chục.
Giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy – học: 
GV
 HS
*GTB – nêu y/c bài học. 
Hướng dẫn HS làm bài vào bảng con.
HĐ1: Củng cố về cộng, trừ các số tròn chục.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 70 – 50 60 – 30 90 – 50
 40 + 40 50 + 10 90 + 0
Gọi 3 HS lên bảng chữa bài, nêu cách đặt tính và tính.
Bài 2: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
50 – 10 ... 20 40 – 10 ... 40
30 + 20 ... 60 10 + 30 ... 50
50 ... 10 + 40 90 ... 90 + 0
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài, nêu cách làm.
GV củng cố cách làm tính nhẩm, so sánh điền dấu.
HĐ2: Củng cố về giải bài toán có lời văn.
Bài 3: An có 30 viên bi, mẹ cho An thêm 10 viên bi nữa. Hỏi An có tất cả bao nhiêu viên bi?
Cho HS đọc đề toán, tự nêu tóm tắt rồi giải bài toán.
Bài 4: Điền dấu +, - thích hợp vào chỗ chấm.
 50 ... 10 = 40 30 ... 20 = 50.
 40 ... 20 = 20 90 ... 30 = 60.
Gọi 2 HS lên bảng chữa bài, nêu cách làm bài.
*Nhận xét tiết học:
Lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- 3 HS lên bảng chữa bài, nêu cách làm bài.
-2 HS làm bài và nêu cách điền dấu.
- Một HS lên bảng trình bày bài giải.
Bài giải:
An có tất cả là:
30 + 10 = 40 ( viên bi)
	Đáp số: 40 viên bi.
- 2 HS chữa bài, nêu cách điền dấu.
Lắng nghe, thực hiện.
Tự học
 Toán:	 Luyện tập.
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
Cộng các số tròn chục.
Tính chất giao hoán của phép cộng.
Về giải bài toán có lời văn.
III. Các hoạt động dạy – học: 
GV
 HS
* Giới thiệu nội dung, y/c của tiết học.
HĐ1: Củng cố về cộng các số tròn chục
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 40 + 20 = 10 + 70 = 60 + 20 = 
 30 + 30 = 50 + 40 = 30 + 40 = 
Bài 2: Tính nhẩm.
a) 20 + 30 = 40 + 50 = 10 + 60 = 
 30 + 20 = 50 + 40 = 60 + 10 =
b)30 cm + 10 cm = 50cm + 20cm= 40cm + 50 cm = 20 cm + 30 cm =
HĐ2: Củng cố về giải bài toán có lời văn.
Bài 3: Lan hái được 30 bông hoa, Mai hái được 10 bông hoa. Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ?
Củng cố cho HS về cách giải bài toán.
Gọi một số HS đọc bài giải .
GV cùng HS nhận xét.
* Chấm chữa bài cho HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
Làm vào vở rồi chữa bài.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- Khi chữa bài nêu cách đặt tính và tính.
- 3 em chữa bài, nêu nhận xét: Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
Tóm tắt, giải bài toán:
Bài giải.
Cả hai bạn hái được là.
30 + 10 = 40 ( bông hoa)
 Đáp số: 40 bông hoa.
- Lắng nghe, thực hiện.
Buổi chiều:
Đạo Đức:
Tiết 25 : Thực hành kĩ năng giữa học kì 2
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS:
- Một số chuẩn mực hành vi đạo đức đã học từ đầu học kì II đến nay.
II. Các hoạt động day - học:
 GV
 HS
 A.Giới thiệu bài: (2') Giới thiệu nội dung, y/c tiết thực hành.
B. Bài thực hành:
HĐ1: Củng cố các hành vi đã học.(20')
* Thảo luận cả lớp.
1. GV lần lượt nêu các câu hỏi sau cho HS thảo luận:
+ Em đã lễ phép ( hay vâng lời ) thầy, cô giáo trong trường hợp nào ?
+ Em đã làm gì để tỏ ra lễ phép (hay vâng lời ) 
cha mẹ hoặc thầy cô giáo ?
+ Để cư xử tốt với bạn, các em cần làm gì ?
+ Cư xử tốt với các bạn có lợi gì ?
+ Hằng ngày, các em thường đi bộ theo đường nào, đi đâu và khi đi phải đi như thế nào ?
+ Em đã thực hiện việc đi bộ ra sao ?
2. HS trình bày kết quả trước lớp, bổ sung ý kiến cho nhau nghe theo từng nội dung.
3. GV tổng kết ngắn gọn.
HĐ2: Đóng vai theo tình huống.(10')
1. GV chia lớp thành 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm giải quyết một tình huống.
- Nhóm 1: Cô giáo gọi một bạn HS lên bảng đưa vở và trình bày cho cô kết quả bài làm trong vở bài tập.
- Nhóm 2: Trong giờ ra chơi các bạn cùng học, cùng chơi với nhau rất vui.
- Nhóm 3: Trên đường đi học về, các bạn đi thành hàng ngang trên đường.
2. Gọi các nhóm lần lượt thực hiện trò chơi sắm vai.
3. GV nhận xét – hỏi HS: Việc nào nên làm và việc nào không nên làm ? Vì sao ?
C: Tổng kết:(2')
- GV nhận xét tổng kết tiết học, tuyên dương một số em học tốt.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận theo câu hỏi GV đưa ra.
- Một số em trình bày kết quả trước lớp.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. 
- Lớp nhận xét, góp ý, diễn lại ( nếu có cách ứng xử khác đúng hơn ).
- HS nêu nhận xét việc nào nên làm và việc nào không nên làm.
- Lắng nghe.
 Tập đọc: Trường em.
I . Mục tiêu: 1) Luyện đọc:
Đọc trơn cả bài, phát âm đúng các tiếng, từ khó: mái trường, thân thiết, điều hay.
2) Ôn các vần: ai, ay, tìm được các tiếng, nói được các câu chứa tiếng có vần ai, ay.
Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu, dấu chấm, phẩy.
3) Hiểu các từ ngữ trong bài: ngôi nhà thứ hai, thân thiết.
Nhắc lại được nội dung bài. Hiểu đựơc sự thân thiết của ngôi trường với bạn HS. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến mái trường.
Biết hỏi, đáp theo mẫu về trường em.
II . Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:
 Tiết 1 
 GV
 HS
A. Mở đầu:(1') GV giới thiệu với HS buổi học hôm nay sẽ được bước sang phần học mới: học đọc, viết, nghe, nói theo chủ điểm ....
B. Bài mới : 
HĐ1: GTB:(1') Y/c HS xem tranh minh họa bài đọc. Nói với các em về nội dung tranh, ghi tên bài tập đọc: Trường em.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện đọc.(22')
1. GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu bài văn: giọng đọc chậm rãi.
2. HS luyện đọc.
- Gọi HS đọc bài.
Bước 1. Luyện đọc các tiếng, từ ngữ.
- GV ghi các từ ngữ luyện đọc lên bảng. Hướng dẫn HS cách đọc.
- GV giải nghĩa một số từ khó: ngôi nhà thứ hai, thân thiết.
Bước 2. Luyện đọc câu: Chép bài tập đọc sẵn lên bảng. Chỉ từng tiếng ở câu thứ nhất để HS đọc.
- Tương tự với câu 2,3,4,5.
Cho HS đọc tiếp nối ( mỗi em đọc một câu).
Bước 3. Luyện đọc đoạn, bài.
GV chia đoạn ( Theo bài học trong SGK )
Y/c từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc bài. (mỗi em một đoạn).
- Gọi 2 HS đọc bài, Cả lớp đọc đồng thanh.
Bước 4. Thi đọc trơn cả bài.
- Mỗi tổ cử một em thi đọc.
- GV nhận xét, cho điểm.
HĐ3: Ôn các vần: ai, ay.(10')
1. Tìm tiếng trong bài có vần ai, ay.
- GV cho HS tìm tiếng trong bài có vần ai, ay.
- Cho HS đọc tiếng chứa vần ai, ay.
2.Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay.
 - GV tổ chức cho HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay.
3. Nói câu có tiếng chứa vần ai, ay. 
- GV chia lớp thành 2 nhóm và y/c 1 nhóm nói câu có vần ai, 1 nhóm nói câu có vần ay. Nhóm nào nói được nhiều và đúng các tiếng sẽ thắng cuộc.
* Củng cố tiết 1 - giải lao.
Lắng nghe.
Quan sát.
2, 3 em đọc tên bài tập đọc.
Lắng nghe.
1 HS đọc bài trường em.
- HS luyện đọc các từ ngữ: cô giáo; dạy em; rất yêu, mái trường
- Lắng nghe.
- Nhìn chữ GV chỉ, đọc cá nhân, đồng thanh.
2, 3 em đọc câu 1.
-HS đọc trơn (tiếp nối).
- HS theo dõi trong sách.
- Đọc mỗi em một đoạn nối tiếp.
- 2 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh.
Đại diện các tổ thi đọc.
- Tìm nhanh tiếng trong bài có vần ai, ay.
Đọc cá nhân.
Thi tìm nhanh tiếng ngoài bài có vần ai, ay.(ghép bảng cài)
- 2 nhóm thi nói câu chứa vần ai, ay.
 Tiết 2
Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
HĐ1: Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc lại.(24')
GV đọc mẫu toàn bài lần 2 rồi y/c HS đọc bài theo đoạn, trả lời câu hỏi của từng đoạn.
Gọi 2 HS đọc đoạn 1 sau đó trả lời câu hỏi: 
+ Trong bài trường học được gọi là gì?
Gọi 3 HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: 
+ Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, vì sao ?
 - GV có thể gọi những HS khác nói câu trả lời ngoài sách rồi gọi 3 HS đọc lại toàn bài.
- Nhận xét, cho điểm.
HĐ2. Luyện nói: Hỏi nhau về trường lớp (10')
Cho HS quan sát tranh và hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì ?
GV nêu y/c của bài luyện nói trong sgk.
Y/c 2 HS khá, giỏi đóng vai hỏi và đáp theo những câu hỏi mà các em tự nghĩ ra.
Tiếp theo từng cặp HS phải nghĩ ra câu hỏi, câu trả lời để đóng vai hỏi, đáp.
Gợi ý câu hỏi:
+ Trường của bạn là trường gì ?
+ Bạn có thích đi học không?
+ Ai là bạn thân nhất của bạn trong lớp ?
+ Hôm nay ở lớp bạn thích học môn gì ?
+ Hôm nay bạn học được điều gì hay ?
+ Hôm nay có điều gì làm bạn vui không?
 GV nhận xét, chốt lại ý kiến phát biểu của các em về trường lớp. 
C. Tổng kết, dặn dò:(1')
Nhận xét tiết học. Khen những em học tốt.
Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị bài mới: Tặng cháu.
 Lắng nghe.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
...Là ngôi nhà thứ hai của em.
- ... ở trường có  Trường học dạy em nhiều điều hay.
- HS nói câu trả lời của mình.
2,3 em đọc diễn cảm bài văn.
- Quan sát tranh,trả lời câu hỏi:
...Hai bạn HS đang trò chuyện.
Làm việc theo cặp, một em hỏi, một em đáp.
Tiểu học Thị Trấn Sao Vàng.
Tôi rất thích đi học
HS trả lời cá nhân
HS trả lời cá nhân
HS trả lời cá nhân
HS trả lời cá nhân
Một số cặp nói với nhau trước lớp.
Lắng nghe, thực hiện.
 Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010.
Buổi sáng: 
Tự học
 Tiếng Việt: Luyện tập.
I . Mục tiêu: Giúp HS:
Đọc trơn bài tập đọc: Trường em.
Làm các bài tập trong vở bài tập Tiếng việt qua việc hiểu bài tập đọc trên.
II. Các hoạt động dạy – học: 
 GV
 HS
A. GTB - nêu y/c bài học. 
HĐ1: Luyện đọc:
Gọi một số HS đọc lại bài tập đọc: Trường em.
Theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS (các tiếng có âm đầu là s, tr.., các tiếng có chứa nguyên âm đôi iê, uô, uơ...) ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ...
Lưu ý HS cách đứng đọc, cách cầm sách khi đọc bài.
Nhận xét, tuyên dương một số em.
HĐ2: Làm bài tập:
Y/c HS làm các bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 1, tập 2.
Gọi một số em chữa bài
 GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
HĐ3: Trò chơi: Thi nói tiếp
Cho HS thi nói tiếp: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em vì...
Gọi một số em nói trước lớp.
Nhận xét, tuyên dương.
B. Tổng kết tiết học:
Dặn HS về nhà học lại bài.
Tập đọc diễn cảm lại bài.
Một số em đọc cả bài.
Em khác theo dõi, nhận xét.
- Làm bài tập, chữa bài.
Một số em đọc bài làm.
Em khác nhận xét.
Thi nói đúng, nhanh theo cặp.
- Theo dõi, thực hiện.
 Tự học
Tiếng Việt:	Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Rèn đọc và viết cho HS, đặc biệt là HS yếu.
- Luyện viết 3 câu bài tập bài tập đọc : Trường em.
II. Các hoạt động dạy học:
Thầy
Trò
HĐ1: Luyện đọc.
GV yêu cầu HS luyện đọc bài trong sgk. 
GV rèn đọc cho HS.
GV nhận xét, tuyên dương HS đọc có tiến bộ ...  biệt lời của Rùa, của Thỏ và lời của người dẫn chuyện.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện : Chỡ chủ quan , kiêu ngạo. Chậm như Rùa nhưng kiên trì và nhẫn nại ắt thành công.
B. Đồ dùng: 
 Giáo viên: bảng phụ. 
Học sinh: SGK
C. Các hoạt động dạy học: 
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu trực tiếp bài học
HS lấy sách giáo khoa để trước mặt.
 2. GV kể chuyện.
3. HDHS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
4. HDHS phân vai kể toàn truyện
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện.
3. Củng cố:
- GV kể chuyện 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
- kể lần 1để HS biết câu chuyện.
- kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minhhoạ, giúp HS nhớ câu chuyện.
GV nhận xét, bổ sung.
Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK, 
Tranh vẽ gì?
Câu hỏi dưới tranh là gì?
Thỏ nói gì với Rùa ?
GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Trước khi kể GV nhắc cả lớp chú ý lắng nghe bạn kể để nhận xét: Bạn có nhớ nội dung không? có kể thiếu hay thừa chi tiết nào không? có diễn cảm không?
 GV tổ chức cho các nhóm HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
Kể lần 1 GV là người dẫn chuyện. Những lần sau mới giao cho HS cả vai người dẫn chuyện.
Vì sao Thỏ thua Rùa?
- Câu chuyện khuyên em điều gì?
GV nhận xét.
GV nhận xét tiết học.
- HS chú ý lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
HS đọc câu hỏi dưới tranh.
Rùa tập chạy. Thỏ mỉa mai, coi thường nhìn treo Rùa.
Rùa trả lời ra sao
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS nhận xét bàn kể của bạn.
HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4( cách làm tương tự như với tranh 1).
Mỗi nhóm gồm 3 em đóng vai : Rùa, Thỏ, người dẫn chuyện.
HS thực hiện thi kể chuyện. 
Vì thỏ chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn.
Chớ chủ quan, kiêu ngạo, như thỏ sẽ thất bại.
Buổi chiều: Tiết 1,2: Luyện Tiếng Việt
Đọc viết: Tặng cháu( 2 tiết ).
A. Mục tiêu: 
- Rèn đọc và viết Tặng cháu cho HS, đặc biệt là HS yếu. 
 B. Các hoạt động dạy học: 
 I. Luyện đọc.
GV yêu cầu HS luyện đọc bài Tặng cháu 
GV rèn đọc cho HS yếu ( Nghĩa, Ly, Đạt ).
GV nhận xét, tuyên dương HS đọc có tiến bộ.
GV cho HS đọc thuộc lòng bài thơ.
HS luyện đọc bài Tặng cháu 
HS luyện đọc bài theo nhóm, thi đọc giữa các nhóm.
HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
II. Luyện viết : Tặng cháu 
GV viết mẫu và HD quy trình viết bài Tặng cháu 
GVHD HS viết từ tiếng khó như: Ra công , mai sau, giúp sức ... 
 GV nhận xét, nhắc nhở nét viết liền mạch và khoảng cách.
Yêu cầu HS luyện viết vào vở ô li, bài .
Uốn nắn cho HS yếu( Nghĩa, Ly , Đạt).
HSQS nhận biết quy trình viết.
HS luyện viết bảng con.
HS luyện viết vào vở ô li: bài Tặng cháu 
 Chú ý cách cầm bút, khoảng cách mắt tới vở.
III. Củng cố:
GV nhận xét tiết học.
Về nhà viết lại bài cho đẹp.
Tiết 3: Mỹ thuật: Vẽ màu vào hình của tranh dân gian.
A. Mục tiêu: Giúp HS :
- Làm quen với tranh giân gian.
- Vẽ màu theo ý thích vào hình vẽ lợn ăn cây ráy.
-Bước đầu nhận biết về vẻ đẹp của tranh giân gian.
 B. Đồ dùng
 HS : Vở vẽ, bút sáp, bút chì.
 C. Các hoạt động dạy học:
1.Bài mới:
HĐ 1:Giới thiệu tranh giân gian
HĐ2:HD HS vẽ màu.
HĐ 3: thực hành.
HĐ 4: Nhận xét đánh giá.
2.Củng cố 
GV giới thiệu 1 vài bức tranh giân gian để HS thấy được vẻ đẹp của tranh qua hình vẽ màu sắc( tranh đàn gà, lợn nái) 
GV giới thiệu tranh lợn ăn cây ráy là tranh giân gian của làng tranh Đông Hồ, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. hình . 
 Trong tranh có những gì?
GVHDHS vẽ màu:
- Vẽ màu theo ý thích( nên chọn màu khác nhau để vẽ các chi tiết nêu ở trên).
- Tìm màu thích hợp vẽ nền để làm nổi bật hình con lợn.
GV cho HS quan sát 1 số bài vẽ của HS năm trước.
GV cho HS thực hành.
GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng, 
GV nhận xét, chấm và chữa bài cho HS.
GV cho HS xem các bài vẽ đẹp và tuyên dương một số HS làm bài tốt.
GV nhận xét tiết học. 
HS quan sát tranh .
- Hình dáng con lợn : mắt mũi, tai, hình xoáy âm dương...
- Cây ráy.
- Mô đất.
Cỏ.
- HS chú ý quan sát 
HS quan sát.
HS tô màu vào tranh dân gian. Chú ý tô màu cho đẹp.
HS bình chọn bạn vẽ đẹp.
Về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 9 tháng 3 năm 2007
Tiết 1. Toán : Kiểm tra định kỳ.
Tiết1, 2 Học vần: Bài Cái nhãn vở. ( 2 tiết ). 
 A. Mục đích, yêu cầu: 
1 HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó. từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen.
Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ( bằng khoảng thời gian phát âm một tiếng, như là saudấu chấm). 
2. Ôn các vần ang, ac: tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ang, ac 
 3. Hiểu các từ ngữ trong bài: nắn nót, ngay ngắn.
- Biết viết nhãn vở. Hiểu tác dụng của nhãn vở.
- Tự làm và trang trí được 1 nhãn vở.
 B. Đồ dùng: 
 Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc
Học sinh: Bộ chữ thực hành Tiếng Việt.
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Bài cũ:
GV nhận xét, ghi điểm
 HS đọc bài trường em. 
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu trực tiếp bài học
HS lấy sách giáo khoa để trước mặt.
2:HD luyện đọc.
a. Đọc mẫu.
b. HS luyện đọc.
c. Luyện đọc câu:
 d. Luyện đọc toàn bài.
 GV đọc mẫu bài tập đọc( đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm).
- phân tích tiếng quyển
GV củng cố, cấu tạo tiếng quyển. 
 Giải nghĩa từ: nắn nót( viết cẩn thận), ngay ngắn( viết rất thẳng hàng). 
GV chỉ bảng từng tiếng ở câu thứ nhất để HS đọc.Tiếp tục các câu tiếp theo cho đến hết bài.
GV chia bài làm 3 đoạn: đoạn 1 3 câu đầu. đoạn 2 câu còn lại.
GVsửa cho HS đọc đúng, to, rõ ràng .
GV quan sát nhận xét, tính điểm thi đua, sửa lỗi phát âm cho HS.
1 HS đọc tên bài.
HS luyện đọc tiếng, từ ngữ: nhãn vở, quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen
 Âm qu đứng trước, vần uyên đứng sau, thanh hỏi trên vần uyên song khi viết thì lược bỏ chữ u.
HS đánh vần, đọc trơn tiếng tặng.
1 HS đọc câu thứ nhất( tiếp tục câu 2, 3, 4, 5, ...
- HS đọc trơn từng câu( CN- ĐT).
- Từng nhóm 2HS đọc nối tiếp.
- CN đọc cả bài, bàn nhóm cả bài.
- HS đọc ĐT cả bài.
3. Ôn vần ang, ac. 
4. Luyện đọc và kết hợp tìm hiểu bài.
 b. HD HS tự làm và trang trí 1 nhãn vở.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nêu yêu cầu1 ( SGK) tìm tiếng trong bài có vần ang hay ac?
GV nêu yêu cầu2 SGK: tìm tiếng ngoài bài có vần ang hay ac?
a, Tìm hiểu bài 
- 1 HS đọc dòng thơ đầu, trả lời câu hỏi: Bạn Giang viết những gì lên vở?
-1 HS đọc dòng thơ còn lại, trả lời câu hỏi:
- Bố Giang khen bạn ấy thế nào?
GV đọc diễn cảm bài văn.
GVHDHS cách chơi: mỗi em phải tự mình làm 1 cái nhãn vở. Cần trang trí , tô màu thật đẹp, sau đó viết nhãn vở vào.
 GV nhận xét tuyên dương HS có nhãn vở đẹp.
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- GV nhận xét tiết học.
-- HS giang, trang.
- HS đọc 
- Kết hợp phân tích tiếng.
 2 HS đọc từ mẫu: cái bảng, con hạc..
Hs thực hiện
Bạn viết tên trường, lớp, vở, họ và tên, năm học.
- Bạn ấy đã tự viết nhãn vở.
2, 3 em đọc diễn cảm lại bài văn.
 HS xem mẫu trang trí nhãn vở trong SGK.
- HS làm nhãn vở.
- Các bàn các nhóm thi xem nhãn vở của ai trang trí đẹp nhất.
Về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị bài sau.
 Buổi chiều: Tiết 1 : Luyện Tiếng Việt
Đọc: Bài Cái nhãn vở .( 2 tiết ).
A. Mục tiêu: 
- Rèn đọc Bài Cái nhãn vở cho HS, đặc biệt là HS yếu. 
 B. Các hoạt động dạy học:
I. Luyện đọc. Bài Cái nhãn vở 
GV yêu cầu HS luyện đọc bài Bài Cái nhãn vở .
GV củng cố cho HS từ tiếng khó trong bài: quyển vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn. 
GV rèn đọc cho HS yếu ( Nghĩa, Ly, Đạt ).
GV cho HS luyện đọc.
GV nhận xét, tuyên dương HS đọc có tiến bộ.
HS luyện đọc bài Bài Cái nhãn vở 
HS luyện đọc lại từ tiếng khó.
HS luyện đọc theo nhóm, bàn, cá nhân, đồng thanh, 
HS luyện đọc bài theo nhóm, thi đọc giữa các nhóm.
2. Củng cố 
GV nhận xét tiết học
Về nhà đọc lại bài.
 Tiết 2. Luyện toán 
 Luyện về cộng trừ các số trong phạm vi 20và giải toán
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về cách cộng trừ các số trong phạm vi 20. 
- Củng cố về giải toán có lời văn.
B. Các hoạt động dạy học: 
I. Bài mới:
GV giới thiệu trực tiếp bài học. 
HS lấy sách giáo khoa để trước mặt.
HĐ1: Luyện tập.
Bài 1 : Tính:
15- 10= 17- 10=
16- 3= 15-2=
 13- 10= 20-10=
Bài 2 : Điền dấu , = vào chỗ chấm.
13- 3...30 40..... 15+ 4
 19 -0......50 13+5....50
16 -3....12 18 + 1....16.
 18- 8... 15-5 15+ 3... 14- 3 
Bài 3: Bạn Nụ có 20 quả bóng bay, bạn Hồng có 40 quả bóng bay. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu quả bóng bay?
GV nhận xét và củng cố lại các bước làm toán có lời văn. .
 Bài 1
15- 10=5 17- 10=7
16- 3= 13 15-2=13
13- 10=3 20-10=10
Bài 2Điền dấu, = .
13- 3 15+ 4
 19-0 <50 13+5 <50
16 -3 >12 18 + 1 >16
18- 8 = 15-5 15+ 3 > 14- 3 
Cả 2 bạn có tất cả số bóng là:
 20+40=60( quả bóng)
Đáp số :60 quả bóng.
HS nêu lại các làm bài toán có lời văn.
2. Củng cố, 
GV nhận xét tiết học.
Về nhà xem bài sau.
Tiết 3 : Sinh hoạt lớp.
Chiều: Tiết 1: Đạo đức( Thứ 2 ngày 5 tháng 2 năm 2007)
 Luyện kỹ năng giữa kỳ 2
A. Mục tiêu: 
- Củng cố cách cư xử lễ phép với anh, chị, nhường nhịn với em nhỏ trong gia đình., nhận biết cờ tổ quốc, biết nghiêm trang trong các giờ chào cờ, HS thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.HS có ý rthúc giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngòi học.
B. Các hoạt động dạy học: 
1.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài:
GV giới thiệu trực tiếp bài học
HĐ1: Củng cố các kiến thức đã học.
HĐ 2: HS tự liên hệ bản thân.
- GV nêu các câu hỏi:
 - Cần làm gì khi gặp thầy cô giáo ?
- Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay cô giáo?
- Cần phải có thái độ như thế nào với bạn bè?
- Trẻ em có quyền gì ?
- Khi đi bộ em phải đi như thế nào thì đúng?
- Qua ngã ba, ngã tư phải thực hiện như thế nào?
- GV nhận xét.
- GV cho HS liên hệ:
 + Em đã đi đúng phần đường của mình chưa?
+ Em đã biết lễ phép vâng lời thầy cô giáo chưa?
+ Em được bạn cư xử tốt chưa?
- Em cư xử tốt với bạn chưa? 
GV nhận xét.
 Khoanh tay chào thầy cô giáo.
Đưa hai tay.
Cần phải đoàn kết thân ái với bạn cùng lớp.
Được học tập, vui chơi, kết giao với bạn bè. 
- Đối với đường nông thôn em phải mép đường, 
- Em phải đi theo đường tín hiệu và đi vào vạch quy định.
- HS liên hệ.
- HS liên hệ. 
- HS liên hệ. 
- HS liên hệ.
2.Củng cố, dặn dò.
Hôm nay học bài gì?
GV nhận xét tiết học.
 Về nhà chuẩn bị bài sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An- Lop 1.doc