Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 32

Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 32

 Tập Đọc Tiết 43-44

HỒ GƯƠM

I. MỤC TIÊU:

· .Đọc trơn cả bài(HSY đánh vần khi cần). Đọc đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê.Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu(HSY phân tích, đánh vần tiếng khó đọc)

· Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.(KG)

· Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK)

II. CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

1.Ổn định .

2.Kiểm tra :Hai chị em .

· Cậu em làm gì khi chị đụng vào con gấu bông?

· Cậu em làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô?

· Vì sao cậu ngồi chơi mà vẫn buồn?

 

doc 24 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
 Tập Đọc Tiết 43-44
HỒ GƯƠM
I. MỤC TIÊU:
 .Đọc trơn cả bài(HSY đánh vần khi cần). Đọc đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê...Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu(HSY phân tích, đánh vần tiếng khó đọc)
Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.(KG)
Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK)
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra :Hai chị em .
Cậu em làm gì khi chị đụng vào con gấu bông?
Cậu em làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô?
Vì sao cậu ngồi chơi mà vẫn buồn?
3.Bài mới : Hồ Gươm
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc (YG)
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Luyện đọc các tiếng, từ ngữ.
- Giáo viên ghi từ ngữ lên bảng : Hồ Gươm , Tháp Rùa , Thê Húc , lấp ló , gốc đa già , xum xuê , 
- Luyện đọc câu.
- Luyện đọc đoạn, bài.
Hoạt động 2: Ôn lại các vần ươm, ươp (YG)
- Tìm tiếng trong bài có vần :ươm .
(Y)
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ươm, ươp.
(TB)
-Giáo dục :Học sinh yêu thích,tự hào về cảnh đẹp của đất nước .
-Học sinh chú ý lắng nghe.
- Phân tích tiếng : Gươm = G + ươm , 
- 3 – 5 Học sinh đọc ĐT - CN.
 -Học sinh đọc nối tiếp mỗi em 1 câu.
- Mỗi tổ cử 1 học sinh đọc nối tiếp.
- 2 em.
- Học sinh tìm tiếng (Gươm).
- Học sinh đọc và phân tích tiếng.
- Học sinh tìm : thanh gươm , nườm nượp ,
Tiết 2
*Hoạt động 1:Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc (Y)
- Giáo viên treo tranh toàn cảnh Hồ Gươm.
Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu?
Từ trên cao nhìn xuống, mặt Hồ Gươm trông như thế nào?
Tìm những từ ngữ tả cầu Thê Húc?
*Hoạt động 2: Luyện nói (YG)
-Tìm câu căn tả cảnh phù hợp.
- Giáo viên cho học sinh xem 3 bức tranh cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa.
- Giáo viên yêu cầu tìm câu văn trong bài tập đọc phù hợp với bức tranh.
-Giáo dục : yêu thích cảnh đẹp của Hồ Gươm .
- Học sinh quan sát.
-Ở thủ đô Hà Nội .
- 3 Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời.
- 3 Học sinh đọc.
- 2 Học sinh đọc và trả lời :màu son , cong như con tôm , 
-Học sinh đọc bài .
-Học sinh đọc tên được bức 3 tranh.
- Học sinh nói câu : Cầu Thê Húc màu son , cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn , xa 1 chút là Tháp Rùa 
 4. Củng cố: 
- Đọc lại toàn bài.
- Kể bạn nghe 1 cảnh đẹp mà mình biết.
5. Dặn dò : - Chuẩn bị: Lũy tre.
 - Nhận xét tiết học.
.
 Toán Tiết 125
LUYỆN TẬP CHUNG
MỤC TIÊU:
Thực hiện được cộng trừ (không nhớ) số có 2 chữ số, tính nhẩm; biết đo độ dài, làm tính với số đo độ dài; Đọc giờ đúng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các bó, mỗi bó 1 chục và 1 chục rời.
Học sinh: Các bó, mỗi bó 1 chục và 1 chục rời.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định.
2.Kiểm tra:Luyện tập
Đặt tính rồi tính : 68 – 52 90 -70 74 – 23
 85 – 45 96 – 20
3.Bài mới : Luyện tập chung
Bài 1: Giáo viên cho học sinh tự làm.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu.
Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện đo độ dài.
- Giáo viên hướng dẫn đo 2 cách.
Cách 1: Đo từng đoạn. 
6 cm + 3 cm = 9 cm.
Cách 2: Đo cả đoạn dài.
AC = 9 cm.
Bài 4: Giáo viên cho học sinh tự làm.
-Giáo dục học sinh tính nhanh và chính xác.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh làm bài rồi sửa bài.
- Cộng trừ nhẩm các số tròn chục và các số có 2 chữ số với nhau.
- Học sinh thực hành đo rồi viết vào chỗ trống tương ứng.
- Học sinh đọc bài, hiểu bài và tự làm bài.
4.Củng cố : Tính nhanh : 40 + 50 = 
 90 – 40 = 
 90 – 50 =
5.Dặn dò :- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
Thứ ba ngày 20 tháng 04 năm 2010
 Tập Viết Tiết 30
TÔ CHỮ HOA : S , T
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh tô đúng các chữ hoa S, T.
 _ Viết đúng các vần ươm, ươp, iêng, yêng; các từ ngữ: lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng kiểu chữ viết thường cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập 2(Mỗi từ ngữ viết ít nhất 1 lần)(TB)
 _HSKG: Viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Chữ mẫu : S , T ;Bảng phụ viết sẵn các vần, từ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra : Q , R 
 - Viết lại từ ngữ dễ sai.
- Viết bảng con: xanh mướt, dòng nước.
3.Bài mới : Tô chữ hoa : S , T
Hoạt động 1:Hướng dẫn tô chữ hoa, nắm các nét (YG)
- Giáo viên đưa bảng phụ có chữ S và hỏi: 
.Chữ hoa S gồm những nét nào?
 .Giáo viên hướng dẫn qui trình tô.
-Tương tự , hướng dẫn tô chữ T .
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng (YG)
- Giáo viên treo bảng phụ.
ươm ươp
Hồ gươm
nườm nượp
-Tương tự , hướng dẫn viết : iêng , yêng , tiếng chim , con yểng .
Hoạt động 3:Hướng dẫn viết vở (YG)
Giáo viên cho học sinh viết vở.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn.
- Giáo viên thu vở, chấm 1 số bài.
-Giáo dục học sinh rèn chữ, giữ vở.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nêu: nét cong trái quay lên và nét móc 2 đầu.
- Học sinh nhắc lại cách viết chữ S.
-Học sinh lia trên không .
- Học sinh viết bảng con : S
- Học sinh đọc vần, tiếng.
- Phân tích tiếng có vần ươm, ươp.
- Cả lớp ĐT.
- Học sinh nhắc lại cách nối các con chữ.
- Học sinh viết bảng con : ươm , ươp , Hồ Gươm , nườm nượp .
- Học sinh tô chữ và viết bài tập.
4. Củng cố : Viết chữ hoa : S , T .
5. Dặn dò : - Chuẩn bị: Tô chữ U , Ư hoa.
 - Nhận xét tiết học
	 Chính Tả Tiết 15
	 	 HỒ GƯƠM
MỤC TIÊU:
Nhìn bảng, chép lại cho đúng đoạn: “ Cầu Thê Húc màu son...” 20 chữ trong khoảng 8_10 phút(HSY không tính thời gian)
Điền đúng vần ươm, ươp; chữ c, k vào chỗ trống.(TB_KG)
Bài tập 2,3(SGK)
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn văn. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra :Kể cho bé nghe .
- Giáo viên gọi học sinh viết lại từ dễ sai.
- 2 Học sinh lên viết 2 dòng thơ.
Hay chăng dây điện
Là con nhện con
3.Bài mới : Hồ Gươm
Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh tập chép, tìm từ khó (YG)
- Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc thầm.
- 2 Học sinh lên bảng viết từ.
- Giáo viên cho chép vào vở.
- Giáo viên cho soát lỗi.
- Giáo viên chấm 1 số vở.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh làm bài tập (Y)
Bài 2: Điền ươm hay ươp (TB)
- Giáo viên gọi đọc yêu cầu bài.
Các bạn nhỏ đang chơi trò gì?
Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Giáo viên cho học sinh đọc câu có vần.
Bài 3: Điền c hay k (Y)
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
- 3 – 5 Học sinh đọc cá nhân.
- Học sinh tìm tiếng khó.
- Cả lớp viết bảng con.
- Học sinh viết tập.
- Học sinh soát lỗi và sửa ra lề.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh trả lời
- Học sinh đọc.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh làm miệng.
- 2 Học sinh điền chữ.
- Cả lớp làm vở.
- Học sinh ghi nhớ.
4. Củng cố: -Viết : Hồ Gươm , Thê Húc ,
 - Về nhà nhớ học các qui tắc viết chính tả.
5. Dặn dò : - Chuẩn bị bài Lũy tre.
 - Nhận xét tiết học.
...............
 Toán Tiết 126
KIỂM TRA
I.MỤC TIÊU :
Tập trung vào đánh giá:
Cộng trừ các số trong phạm vi 100(không nhớ); xem giờ đúng; giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có phép tính trừ.
II.CHUẨN BỊ :
-Giáo viên : Đề kiểm tra .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1Ổn định .
2.Kiểm tra : Đồ dùng của học sinh .
3.Bài mới : Kiểm tra 
*Giáo viên chép đề lên bảng :
Câu 1 : Đặt tính rồi tính :
 3 5 + 24 78 – 58 93 – 51 
 29 + 30 47 – 37 84 – 14
Câu 2 : > , < , = ?
 36  37 87 78
 25 + 20 45 83 – 23 59
Câu 3 : Trong 1 tuần lễ , em đi học vào cacù ngày : . . . . . . . . . ; Em được nghỉ các ngày : . . . . . . . . ..
Câu 4 : Học sinh xem giờ trên đồng hồ (8 giờ) và cho biết : Đồng hồ chỉ . . . . giờ .
Câu 5 : Nhà Hải nuôi 76 con gà, bán đi 24 con. Hỏi nhà Hải còn lại mấy con gà?
*Học sinh chép đề và làm bài .
*Giáo viên thu bài , chấm theo thang điểm :
Câu 1 :3 điểm , mỗi phép tính đúng : 0,5 điểm.
Câu 2 :2 điểm , mỗi bài toán đúng : 0,5 điểm .
Câu 3 : 2 điểm , mỗi phần 1 điểm .
Câu 4 : 1 điểm .
Câu 5 : 2 điểm (Đúng phép tính và đơn vị : 1 điểm )
4.Củng cố : Học sinh sửa bài trên bảng .
5.Dặn dò : -Làm lại các bài tập ở lớp .
 -Chuẩn bị : Ôn tập các số đến 10 .
..
 Đạo Đức Tiết 32
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
-Học sinh được ôn lại một số qui định về đi bộ . Hiểu được : Đi bộ đúng theo qui định là bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người (YG) .
 -Rèn thói quen đi bộ sát lề đường bên phải (Y) .
- Giáo dục học sinh thực hiện đi bộ đúng theo qui định.
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Vẽ sơ đồ ngã tư đường để học sinh thực hành đi bộ qua đường .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra : Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng .
-Nêu những việc cần làm để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng ?
-Nêu những việc cần tránh để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng ?
3.Bài mới :Dành cho địa phương .
*Hoạt động 1: Ôn 1 số qui định khi đi bộ (YG)
.Ở thành phố phải đi bộ ở phần đường nào? (K-G)
.Ở nông thôn, đi bộ đi ở phần đường nào? (Y-TB)
.Đi bộ trên đường , em chú ý điều gì ?
- Giáo viên kết luận: Ở nông thôn cần đi sát lề đường. Đi bộ t ... - Giáo viên yêu cầu phân tích tiếng.
- Luyện đọc câu.
- Giáo viên uốn nắn các em đọc bài.
- Luyện đọc đoạn bài.
Đoạn 1: Từ đầu mặt trời.
Đoạn 2: Mẹ gà trong vườn.
Đọc toàn bài.
- Giáo viên cho mỗi tổ cử 1 em thi đọc.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn lại các vần ây, uây.
a. Tìm tiếng trong bài có vần “ây” (Y)
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm.
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần ây, uây (TB)
- Giáo viên chia học sinh thành nhóm.
- Học sinh các nhóm nói nội dung 2 bức tranh của BT2.
- Giáo viên cho nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên ghi nhanh các từ lên bảng.
4. Hát chuyển tiết 2:
-Học sinh chú ý lắng nghe .
- 3 – 5 Học sinh đọc CN – ĐT.
- Học sinh đọc phân tích tiếng khó : mưa rào , bầu trời , mặt đất , râm bụt , giội rửa , mừng rỡ
 Mỗi câu 3 học sinh đọc.
- 3 Học sinh.
- 3 Học sinh.
- 3 Học sinh.
- Học sinh làm giám khảo.
- Học sinh: mấy.
- Học sinh đọc và phân tích tiếng.
- Mỗi nhóm 4 em.
- Các nhóm thảo luận tìm thêm các tiếng có vần ây, uây.
- Học sinh đọc đồng thanh, cá nhân.
Tiết 2 
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc (YG)
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
Sau trận mưa rào mọi vật thay đổi như thế nào?
Đọc câu văn tả đàn gà sau trận mưa rào như thế nào?
*Hoạt động 2 : Luyện nói (Y)
- Đề bài: Trò chuyện về cơn mưa.
- Giáo viên treo tranh phần luyện nói và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Giáo viên chia nhóm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên cho đọc theo mẫu.
- Giáo viên cho đại diện trình bày.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
 -Giáo dục : Yêu cảnh thiên nhiên đẹp .
-Học sinh chú ý lắng nghe .
- 2 - 3 Học sinh đọc , trả lời :mọi vật đều sáng và tươi 
- 2 - 3 Học sinh đọc : Mẹ gà mừng rỡ , tục  tục , dắt bay con 
- Học sinh trả lời.
- Mỗi nhóm 4 học sinh.
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh hỏi, 1 học sinh trả lời.
- Đại diện lên trình bày.
4. Củng cố:- Đọc lại toàn bài.
 - Sau trận mưa rào mọi vật thay đổi như thế nào?
5. Dặn dò :- Chuẩn bị bài: Cây Bàng.
.
	 Tự Nhiên Xã Hội Tiết 32
	 GIÓ
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió.
HSKG: Nêu một số tác dụng của gió đối với đời sống con người.
 Ví dụ: Phơi khô, hóng mát, thả diều, thuyền buồm, cối xay lúa...
II. CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên: Hình ảnh trong bài 32 SGK.
III.CÁC HOẠT ĐÔÏNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra :Thực hành
- Khi trời nắng, bầu trời như thế nào?
- Khi trời mưa em thấy có gì?
- Giáo viên nhận xét.
3.Bài mới : Gió
Hoạt động 1: Làm việc với SGK (YG)
- Giáo viên cho thảo luận theo cặp. Quan sát các tranh, hỏi và trả lời các câu hỏi ở trang 66 SGK.
- Giáo viên gợi ý: So sánh trạng thái của lá cờ để tìm ra sự khác biệt vào những lúc có gió và không có gió.
-Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
Giáo viên kết luận , chốt lại các ý trên .
Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời (YG)
-Quan sát lá cây ngọn cỏ ngoài sân trường có lay động hay không. Từ đó rút ra kết luận gì?
-Đại diện trình bày.
- Giáo viên kết luận , chốt lại các ý trên .
-Giáo dục : Khi trời gió mạnh không nên ra đường
- Học sinh mở bài 32.
- Học sinh thảo luận nhóm 2 em.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh hỏi và nêu được có gió xảy ra.
- Học sinh từng cặp lên hỏi và trả lời : Khi trời lặng gió, cây cối đứng im. Gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngả
-Đại diện trình bày :Trời lặng gió cây cối đứng im, gió nhẹ làm cho lá cây lay động. Gió mạnh cành lá đung đưa. Gió thổi vào người cảm thấy mát.
4.Củng cố :Trò chơi :chong chóng :
-Giáo viên hô : “gió nhẹ!” Học sinh cầm chong chóng đi từ từ , “gió mạnh!” học sinh cầm chong chóng chạy thật nhanh ,
5.Dặn dò :- Chuẩn bị bài: Trời nóng – Trời rét.
...................................................... 
 Sinh hoạt lớp Tiết 32
 TUẦN 32
I.RÚT KINH NGHIỆM TUẦN QUA:
-Nhiều học sinh chưa giữ trật tự .
 -Tập vở còn bôi xoá .
-Vài học sinh chưa ý thức giữ vệ sinh chung .
II.PHƯƠNG HƯỚNG TỚI :
 1.Đạo đức :
-Hs không nói chuyện trong lớp .
-Đoàn kết, giúp đơ õbạn .
 *Biện pháp :
-Giáo dục trên lớp .
-Giáo viên nhắc nhở,theo dõi các em.
-Đôi bạn chung bàn kiểm nhau .
 2.Học tập :
-Phụ đạo học sinh yếu.
-Rèn chữ viết cho học sinh .
-Đủ dụng cụ .
-Tập vở sạch sẽ ,tránh bôi xoá .
 *Biện pháp :
-Phụ đạo học sinh yếu trong giờ học và ngoài giờ.
-Rèn chữ viết cho học sinh mỗi ngày ở lớp và ở nhà.
-Đôi bạn chung bàn kiểm tập vở,dụng cụ.
 3.Vêä sinh:
-Cắt móng tay .
- Học sinh có ý thức giữ vệ sinh chung .
 *Biện pháp:
-Nhắc học sinh không xả rác .
-Đôi bạn chung bàn kiểm nhau .
-Giáo viên động viên,nhắc nhở.
Không in
 Toán Tiết 129
	 	 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10
I. MỤC TIÊU:
-Giúp học sinh củng cố về học bảng cộng và thực hành tính cộng với các số trong phạm vi 10 (YG) .
-Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ bằng cách ghi nhớ bảng cộng, bảng trừ, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Vẽ hình vuông, hình tam giác bằng cách nối các điểm cho sẵn (TB) .
-Giáo dục học sinh tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Các bó, mỗi bó 1 chục và 1 chục rời.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1.Ổn định .
2.Kiểm tra : Ôn tập
-Đếm từ 1 đến 10 và từ 10 đến 1 .
-Điền > , < , = ?
 23 53
 79 810
3.Bài mới : Ôn tập
Bài 1: Giáo viên cho nêu yêu cầu.
Bài 2: Học sinh nêu nhiệm vụ.
- Giáo viên nêu tích chất giao hoán để học sinh nhận ra đặc điểm.
6 + 2 = 8
2 + 6 = 8
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu.
- Giáo viên gợi ý chẳng hạn:
3 +  = 7
Ba cộng mấy bằng bảy?
Bài 4: Nêu nhiệm vụ.
-Giáo dục : Tính chính xác .
- Nêu kết quả của phép cộng.
- Học sinh làm bài và sửa bài.
- Học sinh đọc phép tính và kết quả.
- Nêu kết quả tính.
- Học sinh làm bài và sửa bài.
- Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- Học sinh dựa vào bảng cộng để trả lời.
- Dùng thước và bút nối các điểm để có hình vuông, hình tam giác.
- Học sinh thực hành.
4. Củng cố :Tính : 5+3= 7+2=
 9-5= 4+6=
5.Dặn dò :- Chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 10.
 Mỹ Thuật Tiết 32
	 VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN ÁO - VÁY
I. MỤC TIÊU:
-Giúp học sinh nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm (đặc biệt là trang phục của các dân tộc miền núi).
-Biết cách vẽ đường diềm trên áo, váy và vẽ màu (YG) .
- Giáo dục học sinh tính sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh, một số hình minh họa.
Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, tẩy...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1.Ổn định .
2.Kiểm tra : Đồ dùng của học sinh .
3.Bài mới : Vẽ đường diềm trên áo - váy
Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh cách vẽ đường diềm.
- Giáo viên giới thiệu cách vẽ.
- Giáo viên vẽ hình:
Chia khoảng cách.
Vẽ hình theo nhiều cách khác nhau.
- Giáo viên vẽ màu:
Vẽ màu theo ý thích.
Vẽ vào hình vẽ.
Vẽ màu nền.
Hoạt động 2: Thực hành (YG)
- Giáo viên nêu yêu cầu bài.
- Giáo viên theo dõi giúp học sinh chia khoảng cách, vẽ hình và chọn màu.
-Giáo dục : Tính sáng tạo .
- Học sinh quan sát.
- Mỗi học sinh tự vẽ hình và vẽ màu khác nhau.
4.Củng cố : Học sinh xem bài đẹp – Nhận xét bài vẽ .
5. Dặn dò : -Chuẩn bị bút chì , bút màu .
 - Chuẩn bị: Vẽ tranh Bé và hoa.
.
 Âm nhạc Tiết 32
 TIẾNG CHÀO THEO EM (tiết 2)
I.MỤC TIÊU :
-Củng cố giai điệu , nhịp điệu bài hát Tiếng chào theo em (K-G); Hát được lời (Y).
-Rèn kĩ năng hát kết hợp gõ theo phách .
-Giáo dục : Lời chào cao hơn mâm cỗ .
II.CHUẨN BỊ :
-Giáo viên : thanh phách , song loan.
-Học sinh : Thanh phách .
III.CÁC HOẠT ĐÔÏNG DẠY – HỌC :
1.Ổn định .
2.Kiểm tra :-Hát : Tiếng chào theo em (Y)
 -Hát + gõ theo phách (K-G)
3.Bài mới : Tiếng chào theo em .
 *Hoạt động 1 : Ôn bài hát (YG)
 *Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ theo phách (TB)
-Giáo viên hướng dẫn hát kết hợp gõ theo tiết tấu .
- Giáo dục : Lời chào cao hơn mâm cỗ .
-1 Học sinh hát cả bài .
-Học sinh chú ý lắng nghe .
-Học sinh hát cá nhân .
-Hát theo dãy bàn .
-Đồng thanh cả lớp .
-Học sinh hát kết hợp gõ theo tiết tấu .
-Học sinh biểu diễn trước lớp .
4.Củng cố : Hát cả bài :Tiếng chào theo em .
5.Dặn dò : -Hát thuộc lời bài hát .
 -Tập hát kết hợp gõ theo tiết tấu .
 Thể Dục Tiết 32
	 	 	 BÀI THỂ DỤC .TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU: 
-Ôn bài thể dục (YG) . Yêu cầu thực hiện các động tác tương đối chính xác (TB)
-Tiếp tục ôn “Tâng cầu”. Yêu cầu nâng cao thành tích.
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Dọn vệ sinh sân tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Phần mở đầu : 5’
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
 - Học sinh vỗ tay, hát.
- Xoay các khớp: Cổ, chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng.
2.Phần cơ bản : 25’
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Học sinh tập từng đôi.
- Tâng cầu cá nhân hoặc chuyển cầu theo nhóm.
3.Phần kết thúc : 5’
- Đi thường theo nhịp.
- Tập động tác điều hòa.
- Giáo viên hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét, giao bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32.doc