Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 33

Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 33

Tập Đọc

CÂY BÀNG

I. MỤC TIÊU:

· .Đọc trơn cả bài(HSY đánh vần khi cần). Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. (HSYđánh vần tiếng khó đọc)

· Hiểu nội dung bài: Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng (KG)

· Trả lời được câu hỏi 1(SGK)

II. CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc.

-Học sinh: SGK, bảng con, phấn.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Ổn định.

2.Kiểm tra: Sau cơn mưa.

- Giáo viên gọi đọc đoạn 1 và viết từ nhởn nhơ, râm bụt.

- Giáo viên gọi đọc đoạn 2 và viết từ quây quanh, vườn.

 

doc 44 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 	
 	Thứ hai ngày 26 tháng 04 năm 20`0
Tập Đọc
CÂY BÀNG 
I. MỤC TIÊU:
 .Đọc trơn cả bài(HSY đánh vần khi cần). Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. (HSYđánh vần tiếng khó đọc)
Hiểu nội dung bài: Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng (KG)
Trả lời được câu hỏi 1(SGK)
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc.
-Học sinh: SGK, bảng con, phấn.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định.
2.Kiểm tra: Sau cơn mưa.
- Giáo viên gọi đọc đoạn 1 và viết từ nhởn nhơ, râm bụt.
- Giáo viên gọi đọc đoạn 2 và viết từ quây quanh, vườn.
3. Bài mới:Cây bàng.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Chú ý: Giọng đọc to, rõ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Luyện đọc các tiếng, từ ngữ.
- Luyện đọc câu.
-Chú ý ngắt nghỉ câu đúng chỗ.
- Luyện đọc đoạn, bài.
-Học sinh đọc cả bài.
- Giáo viên nhận xét.
*Hoạt động 2: Ôn lại các vần oang, oac.
-Đọc nhanh các tiếng có vần oang, oac.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần oang, oac.
- Giáo viên chia nhóm.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày và giáo viên ghi bảng.
c. Nói câu chứa tiếng có vần oang, oac.
- Cho học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên cho học sinh lên điền từ.
- Giáo viên gọi học sinh nói câu chứa tiếng.
- 3 – 5 Học sinh đọc ĐT - CN.
- Phân tích tiếng.(HSY)
- Học sinh đọc nối tiếp.
 _Mỗi học sinh đọc 1 câu(HSY đánh vần khi gặp khó khăn)
- 3 Học sinh đọc.
- 1 Học sinh đọc.
- Mỗi tổ 1 bạn đọc.
- Học sinh tìm tiếng: khoang.
- Mỗi nhóm 4 học sinh.
- Học sinh thảo luận tìm tiếng có vần oang, oac.(TB_KG)
- Học sinh đọc, bổ sung.
- Học sinh CN – ĐT.
_Học sinh khá giỏi
- Học sinh quan sát và nêu.
- 2 Học sinh điền.
- Học sinh dưới lớp làm vào vở.
 - Học sinh nói câu.
Tiết 2
*Hoạt động 1:Tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi:
- Tìm hiểu bài đọc và nội dung luyện nói theo chủ đề.
- Giáo viên treo tranh minh họa của bài tập đọc, đọc mẫu toàn bài lần 2.
 Giáo viên gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: 
-Vào mùa đông cây bàng thay đổi như thế nào?
-Vào mùa xuân có gì khác?
-Vào mùa hè, cây bàng có đặc điểm gì?
-Mùa thu ra sao?
-Con thích cây bàng vào mùa nào? Vì sao?
*Hoạt động 2:Luyện nói
- Đề bài: Kể tên những cây trồng ở sân trường em.
- Giáo viên chia nhóm.
- Ích lợi của cây?
- Giáo viên cho đại diện trình bày.
- Giáo viên đưa vài tranh ảnh về cây bóng mát.
- Giáo viên nhận xét.
- Mỗi đoạn vài em đọc và kết hợp trả lời .
- Học sinh thảo luận về cây trồng ở sân trường: Đó là cây gì? Cây có đặc điểm gì?
- 2 – 3 Học sinh.
- Học sinh trình bày
4. Củng cố : 
- Nhận xét tiết học.
- Đọc lại toàn bài.
5.Dặn dò : 
- Về nhà đọc lại.
- Chuẩn bị bài :Đi học.
.........................................................
Toán
Tiết 129: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10
I. MỤC TIÊU:
Biết cộng trong phạm vi 10(HSY), tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, trừ; biết nối các điểm để có hình vuông, hình tam giác.(TB...KG)
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Các bó, mỗi bó 1 chục và 1 chục rời.
-Học sinh: SGK – VBT - ĐDHT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định . 
2.Kiểm tra : Ôn tập.
3. Bài mới:Ôn tập các số đến 10.
*Bài 1: Giáo viên cho nêu yêu cầu.
_Nêu miệng
*Bài 2: Học sinh nêu nhiệm vụ.
- Giáo viên nêu tính chất giao hoán để học sinh nhận ra đặc điểm.
6 + 2 = 8
2 + 6 = 8
*Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu.
- Giáo viên gợi ý chẳng hạn:
3 +  = 7
Ba cộng mấy bằng bảy?
Bài 4: Nêu nhiệm vụ.
- Nêu kết quả của phép cộng.
- Học sinh làm bài và sửa bài.
- Học sinh đọc phép tính và kết quả.
- Nêu kết quả tính.
- Học sinh làm bài bảng con
- Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- Học sinh dựa vào bảng cộng để trả lời.(TB_KG)
- Dùng thước và bút nối các điểm để có hình vuông, hình tam giác.
- Học sinh thực hành.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 10.
Thứ ba ngày 26 tháng 04 năm 2010
Tập Viết
TÔ CHỮ HOA U – Ư _V
I. MỤC TIÊU:
Tô được các chữ hoa: U, Ư, V.
Viết đúng các vần: oang, oac, ăng, oăng; Các từ ngữ: Khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
HSKG: Viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
II. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn các vần, từ.
-Học sinh: Bảng con, phấn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định . 
2. Kiểm tra:Tô chữ hoa S,T.
- Viết bảng từ ngữ: tiếng chim, con yểng.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:Tô chữ hoa U,Ư.
*Hoạt động 1:
- Giáo viên đưa bảng phụ có chữ U - Ư và hỏi: 
-Chữ hoa U gồm những nét nào?
- Giáo viên chỉ vào chữ hoa và nói: Gồm nét móc hai đầu có đầu trên to hơi xoắn, móc dưới và một nét móc phải.
- Giáo viên tô lại chữ U.
- Chữ Ư giống chữ U, khác là thêm dấu hỏi bên phải chạm vào đầu chữ U.
*Hoạt động 2: 
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét bài viết.
*Hoạt động 3:
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi.
- Giáo viên cho học sinh viết vở.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn.
- Giáo viên thu vở, chấm 1 số bài.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nêu: nét móc 2 đầu và nét móc phải.
- 3 – 5 Học sinh nhắc lại cách viết.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh đọc vần, tiếng.
- Phân tích tiếng có vần oang, oac...
- Cả lớp ĐT.
- Học sinh nhắc lại cách nối các con chữ.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh tô chữ và viết bài tập.
 4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
- Tìm tiếng có vần oang, oac.
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị: Tô chữ V hoa.
..
Chính Tả
CÂY BÀNG
I. MỤC TIÊU:
Nhìn bảng, chép lại cho đúng đoạn: “ Xuân sang...hết ” 36 chữ trong khoảng 15_17 phút(HSY không tính thời gian)
Điền đúng vần oang, oac;chữ g, gh vào chỗ trống.(TB_KG)
Bài tập 2,3(SGK)
II. CHUẨN BỊ:	
-Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn văn.
-Học sinh: Vở bài tập chính tả.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định .
2. Kiểm tra : Luỹ tre. 
- Giáo viên gọi học sinh viết từ: trưa, tiếng chim, bóng râm.
3. Bài mới:Cây bàng.
*Hoạt động 1:
- Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc thầm.
- Tìm tiếng khó.
- Học sinh lên bảng viết từ.
- Giáo viên cho học sinh chép bài vào vở.
- Giáo viên cho soát lỗi.
- Giáo viên chấm 1 số vở.
*Hoạt động 2:
Bài 2: Điền oang hay oac.
- Giáo viên gọi đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 3: Điền g hay gh.
- Tiến hành tương tự bài 2.
- Giáo viên sửa bài, chấm vở.
- Học sinh đọc cá nhân - ĐT.
- Học sinh tìm tiếng khó.
- Cả lớp viết bảng con.
- Học sinh viết tập.
- Học sinh soát lỗi và sửa ra lề.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh làm miệng.
- 2 Học sinh lên bảng làm.
- Học sinh làm vào vở.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ cách sửa lỗi.
5. Dặn dò:
- Về nhà nhớ học các qui tắc viết chính tả.
- Chuẩn bị bài :Đi Học.
 Toán
	 	 Bài 130:	 ÔN TẬP: CÁC SỐ ĐẾN 10
MỤC TIÊU:
Biết cấu tạo các số trong phạm vi 10; cộng, trừ các số trong phạm vi 10; biết vẽ đoạn thẳng(Y...KG), giải bài toán có lời văn.(TB...KG)
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGK.
Học sinh: SGK, ĐDHT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
- Ôn lại các kiến thức đã học.
Bài 1: Giáo viên cho học sinh yêu cầu.
- Giáo viên đọc.
- Giáo viên tổ chức thi đua nêu cấu tạo các số trong phạm vi 10.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu.
Bài 3: Giáo viên cho đọc đề toán
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài.
Bài 4: Giáo viên cho học sinh tự vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 10cm.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập các số đến 10.
Hát
- Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- Học sinh làm bài và sửa bài.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh tự làm bài.
- Học sinh sửa bài.
- Học sinh đọc rồi nêu tóm tắt.(TB...KG)
Có: 10 cái thuyền.
Cho em: 4 cái thuyền.
Còn lại:  cái thuyền?
- Học sinh làm miệng.
- Học sinh làm vào vở.
_HS vẽ vào vở
......................................
Đạo Đức
NỘI DUNG TỰ CHỌN
 Thứ tư ngày 28 tháng 04 năm 2010
Tập Đọc
ĐI HỌC 
MỤC TIÊU:
.Đọc trơn cả bài(HSY đánh vần khi cần). Đọc đúng các từ ngữ: Lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối.Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. (HSYđánh vần tiếng khó đọc)
Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ đã tự đến trường. Đường từ nhà đến trường rất đẹp. Ngôi trường rất đáng yêu và có cô giáo hát rất hay.(KG)
Trả lời được câu hỏi 1(SGK)
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, bảng con, phấn.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bộ chữ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC:
1. Ổn định . 
2. Kiểm tra:Cây bàng 
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: 
Vào mùa xuân cây bàng có gì đẹp?
Vào mùa đông thế nào?
3. Bài mới:Đi học.
*Hoa ... ộng của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Viết 2 câu: Minh mừng quýnh. Minh muốn chạy thật nhanh vào nhà.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Chai quà.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh tập chép, tìm từ khó.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên chép sẵn đoạn văn.
- Giáo viên cho học sinh chép vở.
- Giáo viên cho soát lỗi. Giáo viên đọc chậm rãi.
- Giáo viên chấm 1 số vở.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Phương pháp: Luyện tập.
Bài 2a: Điền s hay x.
- Giáo viên gọi đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên cho lên bảng điền.
Bài 2b: Điền v hay d.
- Tiến hành tương tự.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Hát
- Vài học sinh lên bảng.
- Bạn nhận xét.
- 3 – 5 Học sinh đọc cá nhân – cả lớp ĐT.
- Tìm tiếng khó, phân tích tiếng.
- Học sinh viết tập.
- Học sinh soát lỗi và sửa ra lề.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh làm miệng.
- Học sinh làm bảng.
- Cả lớp làm vở.
Tiết 3: 	Môn:	
----------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Tự Nhiên Xã Hội
	 Bài 34: THỜI TIẾT
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết thời tiết luôn luôn thay đổi.
Kĩ năng: Sử dụng vốn từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết.
Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức ăn mặc theo thời tiết để giữ gìn sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình ảnh trong bài 34 SGK.
Học sinh: SGK – VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Thời tiết.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Quan sát được tranh và trả lời được câu hỏi.
Bước 1: Yêu cầu các nhóm sắp xếp tranh ảnh mô tả hiện tượng thời tiết.
Bước 2: Yêu cầu đại diện lên trình bày.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Học sinh hào hứng tham gia trò chơi, rút ra được bài học.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng?
Em mặc như thế nào khi trời nắng, nóng?
- Giáo viên kết luận: Chúng ta biết đựơc ngày mai như thế nào là do có dự báo thời tiết trên ti vi. Phải ăn mặc phù hợp để cơ thể khỏe mạnh.
4. Củng cố:
- Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Hát
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm.
- Bạn bổ sung.
Thứ sáu ngày 30 tháng 04 năm 2009
 	Môn:	 Tập Đọc
 	 Bài:	 NGƯỜI TRỒNG NA (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ. Đọc đúng các câu đối thoại. Chú ý cách ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm.
Ôn các tiếng có vần oai, oay: Học sinh tìm được tiếng có vần oai trong bài. Tìm được tiếng có vần oai, oay ngoài bài. Nói được câu chứa vần oai, oay.
Hiểu: Học sinh hiểu được nội dung bài.
Học sinh chủ động nói theo đề tài: Kể về ông bà của em.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, phần luyện nói.
Học sinh: SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đọc thuộc khổ thơ em thích.
- Viết bảng từ ngữ: người lớn, dỗ dành.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Người trồng na.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Mục tiêu: Học sinh đọc các từ khó, đọc giỏi, nhanh cả bài.
- Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan.
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Luyện các tiếng, từ ngữ.
- Giáo viên viết từ bảng lớp.
- Giáo viên ghi bảng.
- Luyện đọc câu.
- Luyện đọc lời người hàng xóm và lời cụ già.
- Luyện đọc đoạn bài.
- Giáo viên cho đọc phân vai.
- Giáo viên cho đọc toàn bài.
Hoạt động 2: Ôn lại các vần oai, oay.
- Mục tiêu: Tìm tiếng, câu có chứa vần oai, oay.
- Phương pháp: Luyện tập.
a. Tìm tiếng trong bài có vần oai, oay.
- Giáo viên cho học sinh lấy bộ chữ ráp tiếng có vần oai, oay.
b. Điền tiếng có vần oai hoặc oay.
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- Học sinh đọc.
- Học sinh viết bảng,
- 3 – 5 Học sinh đọc CN – ĐT.
- 2 Học sinh đọc: người hàng xóm.
- 2 Học sinh đọc lời cụ già.
- 4 – 6 Em.
- 1 Em.
- Học sinh phân tích tiếng.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh đọc.
- Làm miệng.
Môn:	 Tập Đọc
 	 Bài:	 NGƯỜI TRỒNG NA (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ. Đọc đúng các câu đối thoại. Chú ý cách ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm.
Ôn các tiếng có vần oai, oay: Học sinh tìm được tiếng có vần oai trong bài. Tìm được tiếng có vần oai, oay ngoài bài. Nói được câu chứa vần oai, oay.
Hiểu: Học sinh hiểu được nội dung bài.
Học sinh chủ động nói theo đề tài: Kể về ông bà của em.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, phần luyện nói.
Học sinh: SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: 
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
- Phương pháp: Đàm thoại.
a. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Học sinh đọc theo đoạn.
Cụ già đang làm gì?
Ngừơi hàng xóm khuyên cụ điều gì?
- Đọc toàn bài: 
Dùng dấu gì để kết thúc câu hỏi?
- Giáo viên nhận xét.
b. Luyện nói:
- Đề bài: Kể về ông và bà em.
- Cách thực hiện.
- Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 4 em.
- Cử đại diện trình bày.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố:
- Đọc lại toàn bài.
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Về nhà kể chuyện cho cả nhà nghe.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Anh hùng biển cả.
Hát
- 2 – 5 Học sinh đọc.
- 1 - 2 Học sinh đọc.
- Dấu chấm hỏi.
- Học sinh chia nhóm.
- Tự kể cho nhau nghe về ông bà.
- Học sinh đại diện.
- 1 Em.
- Học sinh nêu.
Tiết 3: 	Môn:	 Kể Chuyện
 Bài:	 HAI TIẾNG KÌ LẠ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi của giáo viên kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Kĩ năng: Biết thể hiện giọng kể lôi cuốn người nghe.
Thái độ: Giáo dục học sinh biết lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa câu chuyện trong SGK.
Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
- Kể câu chuyện: theo phận vai.
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Hai tiếng kì lạ.
Hoạt động 1: Kể chuyện
- Mục tiêu: Học sinh nghe nhớ nội dung câu chuyện.
- Phương pháp: Kể chuyện.
- Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện.
- Giáo viên kể lần 2 kèm theo tranh minh họa.
Hoạt động 2: Tập kể từng đoạn.
- Mục tiêu: Học sinh mạnh dạn kể lại câu chuyện một cách mạch lạc.
- Giáo viên treo tranh và hỏi để học sinh kể được.
- Tiến hành tương tự tranh 1, 2, 3, 4.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Mục tiêu: Rèn giọng kể.
- Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện phân vai.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và rút ra được ý nghĩa câu chuyện, ứng dụng vào cuộc sống.
- Theo em hai tiếng kì lạ cụ già dạy cho Pao lích là gì?
- Vì sao mọi người yêu mến Pao lích khi cậu nói tiếng đó.
- Giáo viên chốt ý câu chuyện.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể cho người thân nghe.
Hát
- 4 Học sinh kể.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh kể theo từng câu hỏi.
- Học sinh chọn 4 em kể.
- Vui lòng.
- Đã biết ngoan và lễ phép.
-------------------------------------------------
---------------------------------------------------------
Tiết 5: 	Môn:	 	 	 Mỹ Thuật
	 Tên bài dạy: VẼ BÉ VÀ HOA
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết đề tài Bè và hoa.
Kĩ năng: Vẽ được bức tranh về đề tài Bé và hoa.
Thái độ: Giáo dục học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của con người, thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sưu tầm một số tranh ảnh về đề tài Bé và hoa. Tranh minh họa.
Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, tẩy...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
- Giáo viên nhận xét bài vẽ đường diềm trên áo.
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
- Phương pháp: Trực quan – Thực hành.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại hình dáng, trang phục của các em đặc điểm màu sắc.
Màu sắc và kiểu quần áo.
Em bé đàng làm gì?
Hình dáng các loại hoa.
Màu sắc của hoa.
Tự chọn loại hoa em thích.
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ tranh.
Em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác.
Bé trai và bé gái mặc quần áo đẹp trong vườn hoa.
Vẽ thêm các hình ảnh khác.
Vẽ màu theo ý thích.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ tự do.
Hát
- Học sinh xem bài đẹp.
- Học sinh quan sát.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33.doc