Giáo án giảng dạy khối 4 - Tuần 6

Giáo án giảng dạy khối 4 - Tuần 6

Tập đọc

NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY-CA.

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm đối với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời các CH trong SGK)

GDKNS : ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 1. Kiểm tra bài cũ :

GV kiểm HS tra đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo

Nêu nội dung bài ?

 2. Bài mới.

 a. Giới thiệu bài học.

 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

 + Luyện đọc:

 Một HS đọc toàn bài.

 GV đọc mẫu.

 + Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:

 Vài HS đọc kết hợp sữa lỗi phát âm cho HS.

 Từng cặp HS luyện đọc.

 HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:

 Khi câu chuyện xẩy ra An- đrây- ca mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?

 Khi mẹ bảo đi mua thuốc cho ông, An-đrây- ca như thế nào?

 Trên đường đi mua thuốc cho ông An- đrây- ca đã làm gì?

 

doc 30 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 4 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Buổi sáng
Tiết 1	 Chào cờ đầu tuần
__________________________
Tiết 2
Tiếng Anh
GV chuyờn 
_________________________________
Tiết 3 
Tập đọc
Nỗi dằn vặt của an- đrây-ca.
I. Mục tiêu
	- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. 	
	- Hiểu nội dung câu chuyện: nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm đối với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời các CH trong SGK)
GDKNS : ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông
II. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ : 
GV kiểm HS tra đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo
Nêu nội dung bài ?
 2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài học. 
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 + Luyện đọc: 
	Một HS đọc toàn bài.
	GV đọc mẫu.
 + Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
	Vài HS đọc kết hợp sữa lỗi phát âm cho HS.
	Từng cặp HS luyện đọc.
	HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
	Khi câu chuyện xẩy ra An- đrây- ca mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào? 
	Khi mẹ bảo đi mua thuốc cho ông, An-đrây- ca như thế nào?
	Trên đường đi mua thuốc cho ông An- đrây- ca đã làm gì? 
 + Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2:
	HS đọc thầm, trả lời:
	Chuyện gì xẩy ra khi An- đrây- ca trở về nhà?
	An- đrây- ca tự dằn vặt mình như thế nào?
	Em thấy An- đrây- ca là một cậu bé như thế nào?
	Hướng dẫn HS tìm giọng đọc, luyện đọc và thi đọc đoạn 2.
 + Thi đọc diễn cảm toàn bài.
	HS thi đọc toàn truyện theo cách phân vai.
 iii-. Củng cố, dặn dò.
	- GV nêu yêu cầu:
	Đặt tên cho truyện theo ý nghĩa câu chuyện?
	Hãy nói lời an ủi với An- đ rây- ca? 
 	Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
_____________________________
Tiết 4 Toán
 Luyện tập	
 I. Mục tiêu :
- Đọc được các thông tin trên biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột.
II. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 
Gọi vài HS nêu lại cách đọc biểu đồ 
và so sánh số liệu trong bài tập 2(SGK)
2. Bài mới 
 Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2 VBT trang 27,28
	Bài 1: Cho HS đọc đề bài.
	Yêu cầu HS nêu các tháng có 30 ngày, 31 ngày? 28 (hoặc 29 ngày)?
	Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
	Yêu cầu HS đọc kỹ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài tập trước lớp.
	Bài 2: HS quan sát biểu đồ (VBT) và hỏi:
	Biểu đồ biểu diễn gì?
	Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
	HS tự làm bài.
	Một HS chữa miệng.
	a. Số ngày mưa của tháng 7 hơn tháng 9 là 5 ngày.
	b. Số ngày mưa trong cả ba tháng là 36 ngày.
	c. Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là 12 ngày.
 3. Tổng kết, dặn dò:
	Nhận xét chung tiết học.
_____________________________
Tiết 5 Khoa học
 Một số cách bảo quản thức ăn.
I-- mục tiêu:
Sau bài học,HS có thể:
 - Kể tên các cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,...
 - Thực hiện một số cách bảo quản thức ăn ở nhà.
 II - Đồ dùng DH:
 - Tranh vẽ SGK
III - Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
? Vì sao phải ăn nhiếu hoa quả chín hàng ngày?
? Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
B. Bài mới:
HĐ 1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn:
 HS quan sát SGK:
+ Thảo luận và nói cách bảo quản thức ăn.
 	+ Đại diện nhóm trình bày.
H1: Phơi khô H2: Đóng hộp H3: Ướp lạnh
H4: Ướp lạnh H5: Làm mắm H6: Làm mứt 
H7: Ướp muối
HĐ2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn:
GV: Các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển vì vậy chúng sẽ bị hư hỏng, ôi thiu .Vậy, muốn bảo quản được lâu chúng ta làm thế nào?
* Cả lớp thảo luận : nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
HS trả lời, GV kết luận ý đúng.
H Đ3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà:
HS làm BT, trình bày kết quả , lớp nhận xét,bổ sung.
* HS đọc mục Bạn cần biết.
IV - củng cố - dặn dò:
______________________________
Buổi chiều
Tiết 1	 Tin học
 GV chuyờn
	 ___________________________
Tiết 2 Lịch sử
Khởi nghĩa hai bà trưng ( năm 40 )
I - mục tiêu:
- Kể lại được ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân , người lãnh đạo, ý nghĩa) 
+Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược , Thi Sách bị Tô Định giết hại( trả nợ nước, thù nhà )
 +Diễn biến của cuộc khởi nghĩa : mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ...Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
 +ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của ND ta.
 - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
II - Đồ dùng DH:
- Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa ( SGK )
III - hoạt động DH:
A. Bài cũ:
? Khi đô hộ nước ta, bọn phong kiến phương Bắc đã làm những gì?
? Nhân dân ta phản ứng ra sao?
B. Bài mới:
HĐ 1: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
 - GV yêu cầu đọc SGK từ đầu đến trả thù nhà.
 - 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
GV giải thích: 
Quận Giao chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc trung bộ
Chúng đặt là quận Giao chỉ.
 - HS thảo luận nhóm 4: Đọc SGK, trả lời câu hỏi ở BT1.
GV kết luận: Việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cá cớ, nguyên nhân sâu xa là lòng yêu nước của Hai Bà Trưng.
HĐ 2: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
 - HS quan sát lược đồ:
GV: cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng, trên lược đồ chỉ phản ánh một khu vực chính nổ ra khởi nghĩa.
 2- 3 HS chỉ lược đồ và nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
H Đ 3: Kết quả và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa:
? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt được kết 
quả như thế nào?
? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
______________________________
Tiết 3 	 Luyện Toán
 Luyện tập . tiết 1 ( Tuần 5)
I.Mục tiêu: 
Giỳp HS củng cố về: 
- Đổi đơn vị đo thời gian .
- Tính trung bình cộng của nhiều số .Giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
II.Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Cũng cố phần lí thuyết.
 ? HS nối tiếp nhắc lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số.
 ? Nêu các tháng có 30 ngày , các tháng có 31 ngày .
Hoạt động 2: Thực hành 
- HS làm bài ở VBT thực hành trang 33
GV hướng dẫn :
 Bài 4 : Gọi HS đọc bài toán 
	? Bài toán cho biết gì ? Yêu cầu tìm gì ?
	? Muốn biết trung bình mỗi năm số dân của huyện đó tăng bao nhiêu người làm thé nào . 
GV theo dõi HS làm bài , hướng dẫn thêm những HS còn lúng túng .
Hoạt động 3: GV chấm chữa bài .
 Gọi 3 HS lên bảng chữa bài 2,3,4 .
Bài 4 : Số dân tăng trong 3 năm là :
	480 + 366 + 420 = 1266 ( người )
	 Trung bình mỗi năm số dân tăng thêm là :
	1266 : 3 = 422 ( người )
	 Đáp số : 422 người
 GV nhận xét đánh giá .
Iv - củng cố - dặn dò:
__________________________
Tiết 4 Thể dục
Bài 11: Tập hợp hàng ngang, gióng hàng...
I/ Mục Tiêu:
- Củng cố và nâng cao kỷ thuật: Tập hợp hàng ngang dàn hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi “ Kết bạn”. Yêu cầu tập trung chú ý phản xạ nhanh chơi đúng luật.
II/ Địa điểm - Phương tiện:
 - Sân trường - Còi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
	 - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
2. Phần cơ bản:
 a, Đội hình - đội ngũ:
	 + Ôn các nội dung bài học.
	 + Chia tổ, tổ trưởng điều khiển - GV quan sát nhận xét sữa chữa.
 b, Trò chơi vận động: “ Kết bạn”.
	 + GV tập hợp theo đội hình chơi phổ biến nội dung và luật chơi.
	 + HS chơi thử - că lớp cùng chơi.
3. Phần kết thúc:
	 + Tập hợp lớp - nhận xét đánh giá.
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Buổi sáng:
Tiết 1 	 Thể dục
GV chuyên dạy
________________________
Tiết 2 Toán
Luện tập chung
I - mục tiêu:
Giúp HS ôn tập, củng cố về:
 - Viết, đọc, so sánh số tự nhiên ; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Xác định một năm thuộc thế kĩ nào.
II - Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 - Kiểm tra, củng cố cách đọc biểu đồ: Bài 2.
B. Bài mới:
H Đ1: Hướng dẫn HS làm bài1,2 VBT trang 31,32.
BT 1: HS đọc yêu cầu bài.
 - GV gợi ý giúp HS hiểu Y/C bài.
 - HS tự làm bài.
BT 2: Tiến hành tương tự.
Cả lớp chữa bài:
 +, Lớp 4A có 16 HS tập bơi.
 +, Lớp 4B có HS tập bơi.
 +, Lớp 4C có nhiều bạn tập bơi nhất.
 +, Trung bình mỗi lớp có 15 HS tập bơi.
*. GV chấm, chữa bài.
III - củng cố- dặn dò:
_____________________________
 Tiết 3 Luyện từ và câu
Danh từ chung và danh từ riêng
I - mục tiêu:
 - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ).
 - Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1,mục III); nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2).
II - đồ dùng DH:
 - Bản đồ TN Việt Nam.
 - Hai tờ phiếu khổ to viết ND bài tập 1.( phần nhận xét )
III - hoạt động dạy học:
A . Bài cũ:
 2 HS nhắc lại ND cần ghi nhớ danh từ.
 - 1 HS làm BT 2.
B. Bài mới:
H Đ 1: Tìm hiểu phần nhận xét:
BT1: 1 HS đọc yêu cầu của đề.
 Cả lớp đọc thầm và trao đổi theo cặp.
2 em làm vào bảng phụ.
Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
BT2: 1 HS đọc Y/ c của đề, cả lớp đọc thầm, so sánh sự khác nhau giữa nghĩa của các từ ( sông - Cửu Long; vua- Lê Lợi )
- GV dùng phiếu đã ghi lời giải đúng để hướng dẫn HS trả lời.
 - So sánh a và b.
a. Sông: Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn.
b. Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông.
- So sánh c và d:
c. Vua: Tên chung để chỉ những người đứng đầu nhà nước phong kiến.
d. Lê Lợi: Tên riêng của một vị vua.
*. GV: 
+, Những tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
+, Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi là DT riêng.
BT3: HS đọc yêu cầu của BT, suy nghĩ, so sánh cách viết trên có gì khác nhau.
 - Tên chung của dòng sông nước chảy tương đối lớn ( sông) không viết hoa.
 - Tên riêng của một dòng sông cụ thể ( Cửu Long) viết hoa.
* 2- 3 em đọc ghi nhớ.
H Đ2: Luyện tập:
BT1: 1 HS đọc Y/ C của bài.
 - Cả lớp làm vào vở, 2 em làm v ... HS chữa miệng.
Bài giải
Ngày thứ hai cửa hàng bán được là:
2 632 - 264 = 2368( kg)
Cả hai ngày cửa hàng bán được là:
2 632 + 22368 = 5000 ( kg) hay 5 tấn
Đáp số : 5 tấn
	Chấm, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học- Tuyên dương những HS làm bài tốt.
_____________________________
Tiết 4 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
Nội dung : 
I-GV nhận xột cỏc hoạt động của lớp trong tuần qua
Về sỹ số ,Về học tập ,Về lao động , Nề nếp 
Nêu những ưu điểm - những tồn tại cần khắc phục
II-Kế hoạch tuần tới:
Duy trỡ nề nếp sinh hoạt
Khắc phục những vi phạm trong tuần.
Tăng cường rèn chữ viết 
_____________________________
Tiết 4: Thể Dục
Bài 12: Đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp .Trò chơi “ Ném trúng đích”
I/ Mục Tiêu: 
	- Củng cố và nâng cao kỷ thuật: Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
	- Trò chơi “ Ném trúng đích”.
	- Yêu cầu tập trung chú ý, bình tỉnh, khéo léo.
II/ Địa điểm phương tiện:
	- Sân trường - Còi - 4 đến 6 quả bóng .
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
	- GV nhận lớp , phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
	- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
	 + GV điều khiển lớp.
	 + Tập cả lớp - GV điều khiển.
	- Trò chơi “ Ném trúng đích”.
	 + Gv tập hợp HS theo đội hình chơi.
	 + Nêu tên trò chơi.
	 + GV giải thích cách chơi - HS chơi thử - Cả lớp chơi.
	- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học - BTVN.
_____________________________
Tiết 5: 
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
 Giúp HS nhận ra u điểm, khuyết điểm trong tuần để từ đó có kế hoạch dạy học tuần sau
II. Hoạt động dạy học
1. GV nhận xét các HĐ của lớp trong tuần qua. 
	- Về sỹ số : vắng học : 0 
	- Về học tập : Một số em chăm chỉ học tập : ( Uyên, Đức, Linh, Hạnh, Tiến )
Một số em chưa học bài và làm bài ( Hương , Thọ)
3. Về lao động : Vệ sinh lớp nhanh, sạch
4. Nề nếp : sinh hoạt 15 phút tốt, song một số em ngồi học đang nói chuyện riêng.
5. Kế hoạch tuần tới : Duy trì nề nếp sinh hoạt.
Khắc phục những tồn tại trong tuần.
_____________________________
Buổi chiều: Sinh hoạt chuyên môn
Tiết 1: Luyện Tiếng Việt
TLV: Tuần 6
I.Mục tiêu: Củng cố cho HS các kiến thức tập làm văn ở tuần 6( Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện)
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập ở vở ô li.
Hoạt động 2: HS làm bài vào vở ô li .hoặc sự giúp đỡ của người khác đối với em và bộc lộ cảm xúc của mình .
GV hưỡng dẫn.
HS làm bài.
GV chấm một số bài – Nhận xét
_____________________________
Tiết 2: Tin Học
( GV chuyên trách dạy)
 _____________________________
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ lờn lớp:
HOẠT ĐỘNG Làm SẠCH,ĐẸP TRƯỜNG LỚP.
I. Mục tiêu:
- Giáo dục HS ý thức giữ VS chung.
- HS làm được vệ sinh trường lớp sạch, đẹp dưới sự hướng dẫn của GVCH.
II/ ĐỒ DÙNG: Chổi, giỏ rác, xúc rác
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HĐ1: GV phổ biến nội dung,yêu cầu giờ dạy.
HĐ2: Phân cụng khu vực vệ sinh.
Tổ 1: Làm vệ sinh trong lớp.
Tổ 2, 3: Làm vệ sinh khu vực sân trường.
HĐ3: HS tiến hành làm vệ sinh.
- GV theo dõi và hướng dẫn cách làm.
IV/ TỔNG KẾT:
- GV kiểm tra vệ sinh của các tổ theo khu vực đã phân công
- Tuyên dương tổ, cá nhân làm tốt - nhắc nhở tổ, cá nhân làm chưa tích cực.
Buổi chiều:
Tiết1:
Luyện tiếng việt:
Mrvt: trung thực - tự trọng
I. Mục tiêu:
 Cung cấp thêm vốn từ về chủ đề.
Củng cố kỹ năng giải nghĩa, đặt câu với các từ thuộc chủ đề.
II. Hoạt động dạy học
1. HS đọc NT2 ( Tr 63) - GV cung cấp các từ ngữ thuộc chủ đề.
2. Luyện tập
a. Tìm các từ ghép có tiếng Trung
- HS thảo luận nhóm đôi - Trình bày
- GV cung cấp ( Trung hiếu;Trung thành; Trung du; Trung cổ; Trung gian; Trung tín; Trung đoạn...)
b. Phân loại các từ : HS thảo luận nêu kết quả các từ :
- Các từ có nghĩa trung thực : Trung hiếu; Trung tín, Trung thành
- Trung có nghĩa là ở giữa : Trung gian; Trung đoạn; Trung du; Trung cổ
c. Giải nghĩa từ : Trung hiếu, trung thành và hiếu thuận
Trung tín : Trung thành có uy tín
Trung cổ : Thời gian giữa của thời kỳ cổ đại ( tơng tự GV giải nghĩa các từ còn lại)
d. Đặt câu : Thảo luận nhóm : Mỗi tổ đặt 2 câu.
Đại diện tổ trình bày kết quả, GV nhận xét bổ sung ghi điểm.
3. Củng cố, nhận xét, dặn dò.
_______________________
Tiết 4:
HĐNG:
Hát về mẹ và cô
I - mục tiêu:
 - HS hát và thi hát các bài hát về mẹ và cô
 - Thông qua hoạt động, giáo dục tình cảm yêu quý mẹ và cô, làm nhiều vịệc tốt chào mừng ngày 20 - 10
II - hoạt động DH:
HĐ1: GV giới thiệu nội dung tiết học:
 - Tập hợp lớp,nêu ý nghĩa của tiết học:
Để chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20 -, chúng ta hãy hát các bài hát về mẹ và cô.
 - HS xung phong nói tên các bài hát về mẹ và cô.
H Đ 2: Cả lớp hát những bài về mẹ,về cô giáo.
 - Cá nhân xung phong hát.
 - Lớp nhận xét, bình chọn bạn hát hay nhất.
? Chúng ta phải làm gì để mẹ và cô giáo vui lòng?
III - Tổng kết:
_____________________________
Tiết 1:
Luyện Tiếng Việt
TLV: đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
I- Mục tiêu
- Củng cố sự nhận biết thế nào là đoạn văn kể chuyện.
- Viết được những đoạn văn kể chuyện: lời lẽ hấp dẫn, sinh động phù hợp với cốt truyện.
II- Hoạt động dạy học
1- Học sinh nhắc lại phần ghi nhớ( SGK).
2- Luyện tập:
- GV cho HS biết đoạn 1- đoạn 2 của chuyện cây khế và một phần của đoạn 3: ít lâu sau, người anh đến chơi, thấy em giàu có thì hết sức...
- Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu? 
- Đoạn 1 kể sự việc gì?
- Đoạn 2 kể sự việc gì?
- Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
- Cho HS kể tiếp đoạn 3.
- HS làm bài, GV theo dõi, chấm bài.
3- Cũng cố- nhận xét, dặn dò.
_____________________________
Tiết 2: Hướng dẫn thực hành
Toán: Biểu đồ
I. Mục tiêu: Tiếp tục rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ.
- Thực hành lập biểu đồ.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập ở VBT
Hoạt động 2: HS làm các bài tập ở SGK vào vở ô li.
Bài 1: Cho HS đọc và tìm hiểu yêu cầu bài toán.
Gọi một số HS trả lời.
GV bổ sung thêm một số câu hỏi nhằm bổ sung thêm trí lực cho HS . Chẳng hạn:
Cả 4 tuần cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa?
Tuần hai bán được nhiều hơn tuần một bao nhiêu mét vải hoa ?
Bài 2: Gọi một HS lên chữa câu a.
1 HS khác lên chữa câu c.
Bài 3: GV treo bảng phụ 
1 HS đọc yêu cầu của bài toán .
GV gọi một HS lên làm vào bảng phụ , cả lớp làm vào vở .
GV cho HS nhận xét và chữa bài .
_____________________________
Buổi chiều:
Tiết 1: Luyện Toán
Tuần 6 ( Tiết 1)
I.Mục tiêu: Giúp HS ôn tập củng cố về:
Viết, đọc , so sánh các số tự nhiên.
Đơn n vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.
Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ , về số trung bình cộng.
II . Các hoạt động dạy học:
GV yêu cầu HS làm các bài tập ở SGKvào vở ô li . 
GV chấm , chữa.
Bài 1: Khi HS chữa bài GV có thể hỏi thêm về số liền trước, số liền sau
Bài 2: Kết quả là:
47536 > 475836 ( 9 ) 9 3876 < 913000 ( 0 )
5 tấn 175 kg > 5075 kg tấn 750 kg = 2750 kg ( 2 )
Bài 3 : Cho HS dựa vào biểu đồ để viết tiếp vào chồ chấm 
Bài 4: Gọi 1 HS lên chữa bài 
a,Năm 2000 thuộc thế kỉ XX
b, Năm 2005 thuộc thế kỉ XXI
c, Thế kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến năm 2100.
Bài 5: Gọi một số HS lên trả lời
Các số tròn trăm lớn hơn 540 và bé hơn 870 là 600 ;700 ; 800.
Vậy x là : 600 ; 700 ; 800. 
_____________________________
Tiết 2: Tiếng Anh
( GV chuyên trách dạy)
_____________________________
Tiết 1: Luyện tiếng việt
 LTVC: Danh từ chung - danh từ riêng
I Mục tiêu:
 - HS nắm vững danh từ.
 - Phân biệt DT chung và DT riêng, làm được các BT.
II - Hoạt động DH:
H Đ 1: Củng cố kiến thức:
 - Thế nào là DT chung? Mỗi HS tự lấy 2 VD về danh từ chung.
 - Thế nào là Dt riêng? Cho ví dụ?
 - Khi viết DT riêng cần lưu ý điều gì ?
H Đ 2: Bài luyện tập:
1. Tìm 4 danh từ chỉ tên các tỉnh trong nước ?
 4 danh từ chỉ tên các nước mà em biết?
 4 danh từ chỉ tên các vị anh hùng dân tộc?
2. Xác định DT chumg, DT riêng trong đoạn văn sau:
Vua Mi-Đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng biến thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa !
H Đ 3: Chấm - chữa bài:
III - Củng cố - dặn dò:
_____________________________
Tiết 2: Luyện toán:
Tuần 6- Tiết 2 
I - mục tiêu:
 - Củng cố kiến thức về xem biểu đồ, giải toán có lời văn.
 - Làm được các BT có dạng trên.
II - hoạt động DH:
H Đ 1: Củng cố kiến thức:
H Đ 2: Bài luyện tập:
1. HS thực hành xem biểu đồ ( vở BT toán )
2. Mẹ hái được 27 kg chè,chị hái được ít hơn mẹ 12 kg chè nhưng lại hơn em 6 kg chè. Hỏi TB mỗi người hái được bao nhiêu kg chè?
*3. Một ô tô giờ thứ nhất đi được 48 km, giờ thứ 2 đi được hơn giờ thứ nhất 3 km, giờ thứ 3 đi được bằng 1/3 tổng quãng đường đi được trong 2 giờ đầu.
Hỏi TB mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km?
H Đ 3: Chấm - Chữa bài
III- Tổng kết
_____________________________
Tiết 3: Tin Học
( GV chuyên trách dạy)
 Tiết 4: Tiếng Anh
( GV chu
 Tiết 2: 
Luyện tiếng việt
luyện viết :Những hạt thóc giống
I.Mục tiêu : 
- HD HS luyện viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp một đoạn văn bài “Những hạt thóc giống”
II. Hoạt động dạy - học . 
1. GV nêu y/c nội dung tiết học
2 .HD HS nghe viết 
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1 - Lớp đọc thầm và nêu nội dung đoạn 1
- Luyện viết những từ ngữ dễ viết sai.
- GV nhắc HS cách trình bày bài 
- GV đọc- HS nghe và viết bài.
- GV đọc - HS khảo bài.
- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra.
3. Nhận xét giờ học.
_______________________
Tiết 3: Luyện toán:
tuần 6 -Tiết 1
I - mục tiêu:
 - Củng cố về cách tìm số TB cộng, thực hành xem biểu đồ.
 - Học sinh hoàn thành BT.
Ii - hoạt động dạy học:
H Đ 1: Củng cố lí thuyết:
 - Muốn tìm số TB cộng của nhiều số ta làm thế nào?
H Đ 2: HS làm BT:
 HS làm Bt 2, 3 SGK trang 28
2 HS lên bảng chữa bài.
a. Năm 2000 gia đình bác Hà thu hoạch đợc 5 tấn thóc
b. Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch đợc nhiều hơn năm 2000 là... tạ thóc.
c. Cả 3 năm gia đình bác thu đợc : 12 tấn thóc.
Năm 2002 thu đợc nhiều nhất.
Năm 2001 thu đợc ít nhất.
Iii - củng cố - tổng kết:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc