Đạo đức
CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT
I. Mục tiêu
* HS hiểu
- Cần phải chào hỏi khi gặp nhau và tạm biệt khi chia tay.
- Khi chào hỏi, tạm biệt, cần nói to, rõ ràng, nhẹ nhàng vừa đủ nghe với lời xưng hô phù hợp với người mình chào, tạm biệt nhưng không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
* Học sinh có thái độ tôn trọng, lễ phép với mọi người.
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong những tình huống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy-học
- Vở bài tập đạo đức,tranh bài 14
- Bài hát “Con chim vành khuyên”
TUẦN 28 Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2019 Hoạt động tập thể CHÀO CỜ Đạo đức CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT I. Mục tiêu * HS hiểu - Cần phải chào hỏi khi gặp nhau và tạm biệt khi chia tay. - Khi chào hỏi, tạm biệt, cần nói to, rõ ràng, nhẹ nhàng vừa đủ nghe với lời xưng hô phù hợp với người mình chào, tạm biệt nhưng không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. * Học sinh có thái độ tôn trọng, lễ phép với mọi người. - Biết chào hỏi, tạm biệt trong những tình huống hằng ngày. II. Đồ dùng dạy-học - Vở bài tập đạo đức,tranh bài 14 - Bài hát “Con chim vành khuyên” III. Các hoạt động dạy-học 1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung Hoạt động 1: Khởi động Cho HS chơi trò chơi: “Vòng tròn chào hỏi” - Người điều khiển trò chơi đứng ở tâm vòng tròn. Ví dụ: + Hai người bạn gặp nhau + Học sinh gặp thầy giáo, cô giáo ở ngoài đường. + Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn + Hai người bạn gặp nhau ở nhà hát khi giờ biểu diễn bắt đầu Hoạt động 2: HS thảo luận nhóm HS thảo luận theo các câu hỏi - Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống hay khác nhau? - Khác nhau như thế nào? - Em cảm thấy như thế nào khi + Được người khác chào hỏi + Em chào họ và được đáp lại +Em gặp một người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại? GV kết luận - Tranh 1: Trong tranh có bà cụ già và 2 bạn nhỏ, họ gặp nhau trên đường đi.Các bạn đã vòng tay nhau lễ phép chào hỏi bà cụ. “Chúng cháu chào bà ạ” - Tranh 2: Có 3 bạn HS đi học về, các bạn giơ tay vẫy chào tạm biệt nhau: “Tạm biệt nhé”. Khi chia tay phải nói lời tạm biệt. 4. Củng cố - GV nhận xét giờ. 5. Dặn dò - Về nhà thực hành tốt bài học. - HS chơi trò chơi - HS đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi một - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày - Nhóm khác trao đổi, bổ sung - - - Học sinh theo dõi Tiếng Việt (2 tiết) NGUYÊN ÂM STK tập 3 trang 39, SGK tập 3 trang 15 Tiếng Việt LUYỆN TẬP VBT+ SGK Tiếng Việt tập 3 Thủ công CẮT, DÁN HÌNH TAM GIÁC I. Mục tiêu - HS kẻ được hình tam giác. - HS cắt,dán được hình tam giác theo 2 cách. - Rèn đôi bàn tay khéo léo và con mắt thẩm mĩ. II. Đồ dùng dạy-học - Chuẩn bị hình tam giác mẫu bằng giấy màu dán trên màn giấy trắng kẻ ô - Tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn - Giấy màu có kẻ ô, giấy HS có kẻ ô - Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán vào vở thủ công III. Các hoạt động dạy-học 1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3.Bài mới a) Giới thiệu bài + Ghi bảng b) Nội dung - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - GV hướng dẫn HS quan sát hình tam giác mẫu và hỏi: + Hình tam giác có mấy cạnh ? + Mỗi cạnh bằng bao nhiêu ô? - GV hướng dẫn mẫu cách kẻ hình tam giác - Cho học sinh thực hành trên giấy theo các bước + Hình tam giác là một phần của hình chữ nhật có độ dài một cạnh là 8 ô. Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 điểm trong đó có 2 điểm là 2 điểm đầu của cạnh hình chữ nhật có độ dài 8 ô, sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là điểm thứ ba. Nối ba điểm với nhau ta được hình tam giác. GV hướng dẫn cách cắt rời hình tam giác và dán + Cắt rời hình chữ nhật sau đó cắt theo đường kẻ AB, BC, CA ta sẽ được hình tam giác ABC. 4. Củng cố - GV nhận xét về tinh thần học tập. 5. Dặn dò - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. + Hình tam giác có 3 cạnh + Độ dài các cạnh là 8 ô - HS quan sát GV làm mẫu - Một vài em nhắc lại các bước kẻ vẽ hình tam giác - HS thực hành trên giấy vở HS - Học sinh cắt rời hình chữ nhật theo đường kẻ AB, BC, sẽ được hình tam giác. - Học sinh lắng nghe Đạo đức ÔN: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT I. Mục tiêu - HS tiếp tục ôn lại bài chào hỏi và tạm biệt. - HS biết phân biệt hành vi chào hỏi đúng và hành vi chào hỏi chưa đúng. - Biết chào hỏi trong những tình huống giao tiếp hàng ngày. - HS có thái độ tôn trọng, lễ phép với mọi người. II. Đồ dùng dạy-học - Vở bài tập đạo đức III. Các hoạt động dạy-học 1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ - Khi nào thì chào hỏi, tạm biệt? 3.Bài mới a) Giới thiệu bài + Ghi bảng b) Nội dung HS nêu yêu cầu bài tập 2 - Hoạt động 1:Quan sát tranh trả lời câu hỏi. +Tranh 1: Bạn nhỏ đang làm gì? - Khi đó các bạn chào cô giáo như thế nào? +Tranh 2:Bạn nhỏ cùng bố mẹ đang làm gì? GV kết luận theo từng tranh:Khi nào thì em chào, khi nào thì nói tạm biệt? - Quan sát tranh,trả lời câu hỏi. - Các bạn nhỏ đang gặp cô giáo. - “Chúng em chào cô ạ” - Bạn nhỏ cùng bố mẹ đang chào tạm biệt một người khách. - Học sinh theo dõi - Hoạt động 2:Chơi trò chơi - Cho HS chơi theo cặp - GV hướng dẫn cách chơi - Cặp đóng vai người hàng xóm,cặp đóng vai cô nhân viên bưu điện.... - Lớp theo dõi nhận xét xem cặp nào thể hiện lời chào, tạm biệt to rõ ràng phù hợp thì lớp tuyên dương. 4. Củng cố - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò - Về nhà thực hành bài học trong cuộc sống hàng ngày. - Chơi theo cặp - Học sinh theo dõi - Lần lượt từng cặp chơi - HS chú ý lắng nghe. Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2019 Tiếng Việt (2 tiết) QUAN HỆ ÂM – CHỮ STK tập 3 trang 43. SGK tập 3 trang 17 Toán GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. Mục tiêu - Giúp HS củng cố kĩ năng giải và trình bày bài giải toán có lời văn + Tìm hiểu bài toán ( cho biết gì - đòi hỏi gì ) + Giải bài toán có lời văn - Rèn cho các em yêu thích môn toán II. Đồ dùng dạy-học - Sử dụng các tranh vẽ SGK III. Các hoạt động dạy-học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng chữa bài tập 4 SGK - GV nhận xét chữa bài 3. Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung Giới thiệu cách giải toán và cách trình bày bài toán - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán - Bài toán đã cho biết những gì ? - Bài toán hỏi gì ? - GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng - Hướng dẫn HS giải bài tóan - GV cho HS nêu lại bài giải +Thực hành Bài 1: Cho HS tự đọc và tự tìm hiểu bài toán - Gọi 1 em lên bảng chữa bài Bài 2 : HS tự tóm tắt rồi trình bày bài toán vào vở - GV thu vở chấm, chữa bài nhận xét 4. Củng cố - GV nhắc lại cách trình bày bài giải - Nhận xét giờ. 5. Dặn dò - Về nhà xem lại bài. - 1 HS lên bảng làm Bài giải Số cây có tất cả là : 10 + 8 = 18 ( cây ) Đáp số : 18 cây -HS theo dõi - HS tự đọc các bài toán - Nhà An có 9 con gà mẹ bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà? - HS giải bài toán Bài giải Số gà còn lại là: 9 - 3 = 6 ( con gà ) Đáp số: 6 con gà - HS nêu tóm tắt rồi trình bày bài toán vào vở Bài giải Số chim còn lại là: 8 - 2 = 6 ( con chim ) Đáp số: 6 con chim Bài giải Số bóng còn lại là: 8 - 3 = 5 ( quả bóng ) Đáp số: 5 quả bóng Âm nhạc (GV bộ môn) Tiếng Việt LUYỆN TẬP VBT+ SGK Tiếng Việt tập 3 Toán ÔN: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. Mục tiêu - Ôn tập củng cố kiến thức, kĩ năng về giải bài toán có lời văn sử dụng phép tính trừ. - Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán có lời văn thành thạo. - Học sinh yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy-học - Vở bài tập toán, bảng con III. Các hoạt động dạy-học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu các bước khi giải bài toán có văn - GV nhận xét chỉnh sửa 3. Bài mới a) Giới thiệu bài, ghi bảng. b) Nội dung Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Lam có 8 viên bi,Lam cho Bạn 5 viên bi. Hỏi Lam còn lại mấy viên bi? Bài 2: Gà nhà Linh đẻ được 10 quả trứng, mẹ đem biếu bà 7 quả. Hỏi nhà Linh còn lại mấy quả trứng? Bài 3: Đàn gà có 17 con, 7 con đã vào chuồng. Hỏi còn bao nhiêu con gà chưa vào chuồng? - Giáo viên nhận xét sửa sai Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau Có : 50 cái kẹo Chia cho các bạn : 30 cái kẹo Còn lại : cái kẹo? - GV gọi HS đọc tóm tắt, nêu thành đề toán, yêu cầu HS tự nêu lời giải sau đó làm vào vở. - Gọi HS chữa bài, em khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 4.Củng cố - Thi viết số tính nhanh. 5.Dặn dò - Về nhà xem lại bài. - Học sinh trả lời - HS đọc đề bài, nêu câu lời giải, phép tính giải, sau đó làm vào vở. - Gọi HS lên chữa bài. Bài giải Lam còn lại số viên bi là: 8 - 5 = 3(viên bi) Đáp số: 3 viên bi - HS đọc đề bài, nêu câu lời giải, phép tính giải, sau đó làm vào vở. - Gọi HS lên chữa bài. - Em khác nhận xét bổ sung cho bạn. - HS đọc đề bài - Gọi HS lên bảng làm dưới lớp làm vở Bài giải Còn lại số cái kẹo là: 50 - 30 = 20 ( cái kẹo ) Đáp số: 20 cái kẹo - Làm việc theo tổ Tự nhiện xã hội CON MUỖI I. Mục tiêu - Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. - Nơi sống của con muỗi. Một số tác hại của con muỗi và cách diệt trừ muỗi - Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. II. Đồ dùng dạy-học - Hình ảnh trong SGK bài 28 - HS có thể đập chết một vài con muỗi, ép vào giấy và mang đến lớp III. Các hoạt động dạy-học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung Khởi động : GV Cho cả lớp đứng lên và hô “ Muỗi bay, muỗi bay” - GV hô:“ Muỗi đậu vào má em, đập cho nó một cái” - Cứ như vậy,GV cho HS lần lượt chơi và thay lân nhau chơi. Hoạt động 1: Quan sát con muỗi - GV cho HS thảo luận cặp đôi - Quan sát con muỗi thật hoặc hình ảnh trong SGK và trả lời câu hỏi + Con muỗi to hay nhỏ? ( Có thể so sánh với con ruồi) + Khi đập muỗi,em thấy con muỗi cứng hay mềm? + Quan sát kĩ đầu con muỗi và chỉ vào vòi của con muỗi + Con muỗi dùng vòi để làm gì? + Con muỗi di chuyển như thế nào? GV yêu cầu một vài HS lên hỏi và trả lời những câu hỏi trên. HS thảo luận nhóm - GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: +Muỗi thường sống ở đâu? +Vào lúc nào em thường nghe thấy tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt nhất + Bị muỗi đốt có hại gì? +Em cần làm gì để không bị muỗi đốt? - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố - GV nhận xét giờ. 5. Dặn dò - Về nhà thực hành diệt muỗi. - HS hô: Vo ve, vo ve - HS thực hiện theo lời GV - HS chơi theo hướng dẫn của GV - Học sinh quan sát tranh - HS làm việc theo cặp - HS quan sát tranh và ... tam giác theo 2 cách nhanh, đúng, đẹp. - Rèn đôi bàn tay khéo léo và con mắt thẩm mĩ. II. Đồ dùng dạy-học - 1 hình tam giác mẫu bằng giấy màu dán trên màn giấy trắng kẻ ô - Giấy màu có kẻ ô, giấy HS có kẻ ô - Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán vào vở thủ công III. Các hoạt động dạy-học 1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3.Bài mới a) Giới thiệu bài + Ghi bảng b) Nội dung - GV cho HS quan sát và nhận xét - HS quan sát hình tam giác mẫu + Hình tam giác có mấy cạnh ? + Mỗi cạnh bằng bao nhiêu ô? - GV hướng dẫn mẫu cách kẻ hình tam giác + Cho học sinh nhắc lại các bước kẻ , vẽ được hình tam giác. - Cho học sinh thực hành trên giấy theo các bước + Hình tam giác là một phần của hình chữ nhật có độ dài một cạnh là 8 ô. Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 điểm trong đó có 2 điểm là 2 điểm đầu của cạnh hình chữ nhật có độ dài 8 ô, sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là điểm thứ ba. Nối ba điểm với nhau ta được hình tam giác. GV hướng dẫn cách cắt rời hình tam giác và dán 4. Củng cố - GV nhận xét về tinh thần học tập. 5. Dặn dò - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. + Hình tam giác có 3 cạnh + Độ dài các cạnh là 8 ô - HS quan sát GV làm mẫu - Một vài em nhắc lại các bước kẻ vẽ hình tam giác - HS thực hành trên giấy vở HS - Học sinh cắt rời hình tam giác sau đó dán vào vở - Học sinh lắng nghe Tiếng Việt LUYỆN TẬP VBT + SGK Tiếng Việt tập 3 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Học sinh tiếp tục ôn tập về giải các bài toán có lời văn và sử dụng phép tính cộng trừ thành thạo. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. - Học sinh yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy-học - Tranh vẽ VBTT+ Bảng con III. Các hoạt động dạy-học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu lại các bước khi giải bài toán có văn. GV nhận xét 3.Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) nội dung * Hướng dẫn học sinh làm bài trong VBT Bài 1:Học sinh đọc yêu cầu bài - GV cho học sinh tóm tắt đề bài, hướng dẫn học sinh làm bài trong VBTT - Gọi học sinh chữa bài - Giáo viên nhận xét Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài - Gọi 1 học sinh lên bảng làm - Lớp làm ra nháp - Bài 3: Điền số - Học sinh làm bài VBTT Bài 4: Đoạn thẳng AB dài 8cm, đoạn thẳng AO dài 3 cm. hỏi đoạn thẳng OB dài mấy xăng- ti- mét ?” - Gọi HS chữa bài, em khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 4. Củng cố -Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò - Nhắc nhở về ôn bài. 2 học sinh lên bảng - Học sinh lắng nghe - HS đọc đề bài, nêu câu lời giải, Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm giấy nháp. Bài giải Còn lại số quả cam là: 15 – 4 = 11 ( quả cam) Đáp số: 11 ( qủa cam ) - HS đọc đề bài, 1 em lên bảng làm Bài giải Cửa hàng còn lại số xe đạp là: 30 – 10 = 20 (xe đạp ) Đáp số: 20 xe đạp - Học sinh làm bài - HS đọc đề bài, nêu câu lời giải, phép tính giải, sau đó làm vào vở. - Gọi HS lên chữa bài. - Em khác nhận xét bổ sung cho bạn. - 1 em đọc tóm tắt, sau đó làm bài vào vở. Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2019 Tiếng Việt (2 tiết) LUẬT CHÍNH TẢ VỀ PHIÊN ÂM STK tập 3 trang 49, SGK tập 3 trang 21 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Giúp HS có kĩ năng giải toán có lời văn thành thạo. - Ôn tập củng cố lại kiến thức và kĩ năng giải toán nhanh. - Rèn cho các em yêu thích môn toán. II. Đồ dùng dạy-học - SGK+ Que tính, Bảng con III. Các hoạt động dạy-học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Học sinh lên bảng làm bài tập 4 SGK - GV nhận xét đánh giá 3. Bài mới a) Giới thiệu bài+ ghi bảng b) Nội dung: HD học sinh làm bài - Bài 1 - Gọi 1 em lên bảng giải bài toán, lớp làm VBT - GV nhận xét chữa bài Bài 2 - GV đọc bài toán - Cho HS làm vào bảng con - 1 em lên bảng chữa bài - GV nhận xét Bài 3 - Cho học sinh đọc bài toán - Gọi học sinh lên tóm tắt bài tập - Lớp tóm tắt đề toán rồi làm bài vào vở - Cho học sinh làm bài vào vở - Thu 1 số vở chấm - Nhận xét chữa bài 4. Củng cố - Nhận xét giờ. 5. Dặn dò - Về nhà ôn lại bài. 1 HS lên bảng làm BT4 Bài giải Số hình tam giác không tô màu là 8 - 4 = 4 ( hình tam giác ) Đáp số : 4 hình tam giác - 1 em đọc bài Bài giải Còn lại số hình vuông chưa tô màu là: 7 – 3 = 4 ( hình vuông) Đáp số: 4 hình vuông - 1 em đọc yêu cầu bài - 1 em tóm tắt bài tập Bài giải Số bạn trai của tổ em là : 10 - 6 = 4 ( bạn ) Đáp số: 4 bạn -2 học sinh đọc đề toán 1 học sinh lên tóm tắt đề toán - HS làm bài vào vở Bài giải Sợi dây còn lại dài là : 13 - 2 = 11 ( cm ) Đáp số: 11 cm Mĩ thuật (GV bộ môn) Tiếng Việt LUYỆN TẬP VBT+ SGK Tiếng Việt tập 3 Tự nhiện xã hội ÔN: CON MUỖI I. Mục tiêu -Học sinh tiếp tục quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. - Một số tác hại của con muỗi và cách diệt trừ muỗi - Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. II. Đồ dùng dạy-học - Hình ảnh trong vở bài tập TNXH - HS có thể đập chết một vài con muỗi, ép vào giấy và mang đến lớp III. Các hoạt động dạy-học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung Khởi động : GV Cho cả lớp hát Hoạt động 1: Quan sát con muỗi - GV cho HS thảo luận cặp đôi - Cho học sinh nhắc lại các bộ phận của con muỗi - Học sinh nêu tác hại của con muỗi -Học sinh nêu cách phòng chống muỗi Hoạt động 2: Cho học sinh làm bài trong vở bài tập TNXH - GV hướng dẫn HS làm. * Củng cố dặn dò +Vào lúc nào em thường nghe thấy tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt nhất + Bị muỗi đốt có hại gì? +Em cần làm gì để không bị muỗi đốt? - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố - GV nhận xét giờ. 5. Dặn dò - Về nhà thực hành diệt muỗi. - HS hát - HS thực hiện theo lời GV - Học sinh nhắc lại - Học sinh quan sát trả lời - HS nhắc lại cách phòng chống muỗi - Buổi tối - Sốt suất huyết - Khi ngủ các em phải mắc màn Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 7: VUI CHƠI AN TOÀN (Giáo án riêng) Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2018 Tiếng Việt (2 tiết) TÊN THỦ ĐÔ STK tập 3 trang 56, SGK tập 3 trang 23 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - HS tiếp tục ôn tập kĩ năng giải toán có lời văn thành thạo. - Ôn tập củng cố lại kiến thức và kĩ năng giải toán nhanh. - Rèn cho các em yêu thích môn toán. II. Đồ dùng dạy-học - SGK+ Que tính. Bảng con III. Các hoạt động dạy-học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Học sinh lên bảng làm bài tập 4 SGK - GV nhận xét đánh giá 3. Bài mới a) Giới thiệu bài+ ghi bảng b) Nội dung: HD học sinh làm bài - Bài 1 : Gọi 1 em nêu yêu cầu bài toán - GV gọi 1 HS lên bảng điền Bài 2 - GV đọc bài toán - Cho HS làm VBTT - 1 em lên bảng chữa bài - GV nhận xét Bài 3 - Cho học sinh đọc bài toán - Gọi học sinh lên tóm tắt bài tập - Lớp tóm tắt đề toán rồi làm bài vào vở - Thu 1 số vở chấm - Nhận xét chữa bài 4. Củng cố - Nhận xét giờ. 5. Dặn dò - Về nhà ôn lại bài. 1 HS lên bảng làm BT4 Bài giải Số hình tam giác không tô màu là 8 - 4 = 4 ( hình tam giác ) Đáp số : 4 hình tam giác - Nhìn vào tranh viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán Bài giải My làm được số bông hoa là : 5 + 3 = 8( bông hoa) Đáp số: 8 bông hoa - 2 học sinh đọc đề toán 1 học sinh lên tóm tắt đề toán HS làm bài vào vở Bài giải Hoa gấp được số con chim là : 4 + 4= 8 ( con chim) Đáp số: 8 con chim Thể dục (GV bộ môn) Tiếng việt LUYỆN TẬP VBT+ SGK Tiếng Việt tập 3 trang 23 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Giúp HS rèn luyện kĩ năng lập đề bài toán rồi tự giải và viết bài giải của bài toán. - HS giải bài toán nhanh chính xác. - Rèn cho các em yêu thích môn toán. II. Đồ dùng dạy-học - Tranh vẽ V BTT III. Các hoạt động dạy-học 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - GV nêu tóm tắt bài toán, gọi HS lên bảng làm - GV nhận xét chữa bài 3. Bài mới a) Giới thiệu bài + ghi bảng b) Nội dung Bài toán 1 -1 học sinh lên bảng làm Bài giải Số hình tròn không tô màu là: 15 - 4 = 11 ( hình ) Đáp số : 11 hình Nhìn tranh vẽ viết tiếp vào chỗ chấm để có BT và giải BT - GV treo tranh lên bảng chữa bài - GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài Bài toán 2 a) HS quan sát tranh rồi nêu BT toán: Trong bến có 5 ô tô,có thêm 2 ô tô vào bến.Hỏi trong bến có tất cả mấy ô tô? - HS giải bài toán vào vở Bài giải Trong bến có tất cả là : 5 + 2 = 7 ( ô tô ) Đáp số : 7 ô tô b) HS quan sát tranh rồi nêu bài toán : Tóm tắt : Có : 6 con chim Bay đi : 2 con chim Còn lại : con chim? - HS giải BT vào vở Bài giải Số chim còn lại trên cành là : 6 - 2 = 4 ( con chim ) Đáp số : 4 con chim Nhìn tranh vẽ nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán đó. - Thu 1 số vở chấm, nhận xét - 1 em lên bảng chữa bài 4. Củng cố - GV hệ thống nội dung bài - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò - Về nhà xem lại bài. - HS quan sát rồi nêu bài toán - 1 em lên bảng tóm tắt - HS làm vào vở Bài giải Số con còn lại là : 8 - 3 = 5 ( con thỏ ) Đáp số: 5 con thỏ Kỹ năng sống CHỦ ĐÈ 5: TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ (Giáo án riêng) Sinh hoạt lớp NHẬN XÉT TUẦN I. Mục tiêu - Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình trong tuần - Nắm chắc phương hướng tuần tới II. Chuẩn bị - Nội dung sinh hoạt III. Các hoạt động dạy-học 1. Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm trong tuần a. Ưu điểm - Nêu một số những ưu điểm của các em trong tuần, động viên khuyến khích các em tiếp thu bài chậm để tuần sau phát huy. - Các em ngoan, chấp hành tốt các nội quy của trường của lớp - Dụng cụ học tập tương đối đầy đủ - Chữ viết có nhiều tiến bộ - Giờ truy bài duy trì tốt - Các em đều đi học đúng giờ b) Nhược điểm - GV nêu một số những nhược điểm mà HS còn mắc phải trong tuần, nhắc nhở để các em không vi phạm trong những lần sau. 2. Phương hướng tuần tới - Phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm - Luôn có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch chữ đẹp - Tích cực phát biểu xây dựng bài. - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi và phù đạo học sinh yếu.
Tài liệu đính kèm: