Giáo án giảng dạy Lớp 1 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019

Giáo án giảng dạy Lớp 1 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019

3 Tập đọc

Bác đưa thư

I. Mục tiêu

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu nội dung của bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).

- GD HS biết lễ phép với người lớn.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK; các từ mẫu (luyện đọc đúng) viết sẵn vào bảng phụ.

2. Học sinh

- SGK, bảng con.

 

docx 28 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 1 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 34
(Ngày 7/5đến ngày 11/ 5 năm 2018)
Thứ/ ngày
Tiết
Môn học
Tên bài học
Ba
7/5
1
2 
3
 4
HĐTT
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Chào cờ
Bác đưa thư
Bác đưa thư
Ôn tập các số đến 100 
Tư
8/5
1 
 2 
 3
4
Âm nhạc
Tập viết
Chính tả
Toán
Thủ công
Ôn tập và biểu diễn bài hát
Tô chữ hoa X, Y
Bác đưa thư
Ôn tập các số đến 100 
Ôn tập chủ đề “cắt, dán giấy”
Năm
9/5
1
2
3
4
Tập đọc
Tập đọc
Toán
 TNXH
Làm anh
Làm anh
Ôn tập các số đến 100 ( trang 177)
Thời tiết
Sáu
10/5
1 
2
3 
 4
5
Chính tả
 Toán
Đạo đức
Thể dục
MT
Chia quà
Luyện tập chung
Giáo dục vệ sinh môi trường
Trò chơi 
GV dạy chuyên
Bảy
11/5
1 
2
3 
 4
Tập đọc
Tập đọc
Kể chuyện
HĐTT
Người trồng na
Hai tiếng kì lạ
Sinh hoạt lớp
Ealy, Tháng 05 năm 2019
Thứ Ba ngày 7 tháng 5 năm 2019
Tiết 1 Hoạt động tập thể
Chào cờ
Chào cờ xong nhắc nhở HS thực hiện những điều triển khai dưới cờ.
***********************************
Tiết 2+ 3 Tập đọc
Bác đưa thư
I. Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung của bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
- GD HS biết lễ phép với người lớn.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK; các từ mẫu (luyện đọc đúng) viết sẵn vào bảng phụ.
2. Học sinh
- SGK, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ
5’
 30’
5’
5’
30’
5’
1. Hoạt động khởi động
- Cả lớp hát.
2. Hoạt động cơ bản.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu đoạn văn: giọng đọc vui.
- Hỏi bài văn gồm mấy câu?
- Cho HS lên chỉ giới hạn các câu
b) HS luyện đọc
* Luyện đọc tiếng, từ
- GV cho luyện đọc tiếng từ ngữ khó: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép
- Gọi HS đọc các từ và phân tích các từ
- GV giải nghĩa các từ: 
+ Mừng quýnh: mừng đến mức cuống quýt
+ Nhễ nhại: chảy thành dòng và nhiều chỗ
+ Lễ phép: tỏ lòng kính trọng đối với người trên.
* Luyện đọc từng câu 
- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng câu. Chú ý cách ngắt nghỉ hơi khi gặp dấu phẩy, dấu chấm.
Giải lao giữa tiết 
* Luyện đọc đoạn, bài 
- HS nối tiếp nhau luyện đọc đoạn 1, đoạn 2. Sau đó đọc cả bài.
- HS đọc toàn bài
- Thi đọc đoạn 2 giữa các tổ trong lớp
Hoạt động 3: Ôn vần inh, uynh 
- GV nêu yêu cầu 1: Tìm tiếng trong bài có vần inh
- Cho HS tìm
- GV nêu yêu cầu 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần inh, vần uynh
- Yêu cầu HS tìm
- GV gợi ý
+inh: xinh xinh, trắng tinh, hình ảnh, một mình,
+ uynh: phụ huynh, huỳnh huỵch, khuỳnh tay, 
- GV chốt lại
3. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học
- Cho HS đọc lại toàn bài một lần
Tiết 2
1. Hoạt động khởi động
- Cả lớp hát 1 bài.
2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài 
- Cho HS đọc đoạn 1. Trả lời câu hỏi: Nhận được thư bố, Minh muốn làm gì?
Nhận được thư bố, Minh muốn chạy vào nhà khoe với mẹ.
- Cho HS đọc đoạn 2. Trả lời câu hỏi: Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại, Minh làm gì?
Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại, Minh chạy vào nhà rót nước lạnh mời bác uống.
- Yêu cầu một số HS đọc lại cả bài
Giải lao giữa tiết 
Hoạt động 3: Luyện nói theo đề tài: Nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư 
- Yêu cầu HS dựa vào tranh, từng HS đóng vai Minh, nói lời chào hỏi với bác đưa thư. 1 em đóng vai Minh, 1 em đóng vai bác đưa thư.
- GV chốt lại
GDKNS: Xác định giá trị; tự nhận thức bản thân; thể hiện sự cảm thông; Giao tiếp lịch sự, cởi mở.
3. Hoạt động nối tiếp
- Củng cố: Cho HS đọc lại bài.
GV nhận xét tiết học, khen ngợi sự cố gắng của HS
- Dặn dò: Nhắc những HS đọc bài chưa tốt, về nhà đọc lại bài nhiều lần
- HS hát.
- Lắng nghe
- HS nhắc lại đề bài
- Lắng nghe GV đọc bài
- Gồm 8 câu
- HS lên bảng chỉ
- HS đọc cá nhân, nhóm, tổ,..
- HS đọc và phân tích tiếng
- Lắng nghe
- Đọc nối tiếp các dòng
- HS đọc
- HS đọc cả bài
- HS tìm tiếng: Minh
- HS tìm
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- HS hát.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS đọc
- 2 HS lên đóng vai
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Gọi một số HS đọc từ khó
Tăng thời lượng đọc cho HS
Giúp HS đọc và trả lời câu hỏi
My, Nhật, Long
************************************* 
Tiết 4 Toán
 Ôn tập: Các số đến 100
I. Mục tiêu
- Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100.
- Biết viết số liền trước, số liền sau của một số.
- Biết cộng, trừ số có hai chữ số.
- Làm được các bài tập: 1, 2, 3, 4.
- HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bảng phụ dạy toán, phiếu bài tập.
2. Học sinh
- Bảng con, vở viết, SGK
III. Các hoạt động dạy 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ
 5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Tổ chức cho HS thi làm nhanh bài bài tập vào bảng con.
8 + 1 = 9 – 5 =
9 – 1 = 9 – 6 =
9 – 7 = 7 + 2 =
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Bài 1: Viết các số
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS viết số
- Nhận xét
38, 28, 54, 61, 30, 19, 79, 83, 77.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Yêu cầu HS nêu đề bài
- HS thực hiện nhóm đôi trong phiếu
- HS nhận xét
- Nhận xét
Giải lao giữa tiết 
Bài 3 
- Yêu cầu HS nêu bài tập
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp thực hiện làm bài cá nhân
- GV nhận xét sửa bài
a) Khoanh vào số bé nhất:
28
59 , 34 , 76 ,
b) Khoanh vào số lớn nhất:
66
 , 39 , 54 , 58
Bài 4: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào bảng con 
- GV nhận xét
 68 98 52 26 35 75
- - + + + - 
 31 51 37 63 42 45
 37 47 89 89 77 30
3. Hoạt động nối tiếp
- Củng cố: GV chốt lại bài.
- Dặn dò: HS về nhà học bài và xem trước bài sau “Ôn tập: Các số đến 100”
- Nhận xét, tuyên dương
- HS làm vào bảng con.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- HS nêu
- Thực hiện
- HS nhận xét bài của bạn
- Lắng nghe và sửa sai
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Thực hiện
- HS nêu
- Thực hiện
- Lắng nghe
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vào bảng con 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Giúp HS hoàn thành các bt
Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi 
*******************************
Thứ Tư ngày 8 tháng 5 năm 2019
Tiết 1 Tập viết
 Tô chữ hoa X, Y
I. Mục tiêu 
- Tô được các chữ hoa X, Y.
 - Viết đúng các vần: inh, uynh, ia, uya; các từ ngữ: bình minh, phụ huynh, tia chớp, đêm khuya; kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1- tập 2. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
- HS cẩn thận, rèn viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh minh hoạ: Chữ mẫu
2. Học sinh
- Vở tập viết, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ
 5’
30’
5’
1. Hoạt động khởi động
- Cho HS thi viết các từ vào bảng con: khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non
- Nhận xét
2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tô chữ hoa 
a. Hướng dẫn tô chữ hoa X
- GV đưa mẫu chữ hoa X lên cho HS quan sát
- Nêu số lượng nét và kiểu nét
- Tô theo quy trình (kết hợp nêu quy trình tô)
- Cho HS viết bảng con
- Nhận xét và chữa lỗi cho HS
b. Hướng dẫn tô chữ Y
(Thực hiện theo quy trình tô chữ hoa X)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết vần, từ ngữ ứng dụng 
- Viết mẫu từ ngữ: bình minh, phụ huynh, tia chớp, đêm khuya; nêu quy trình viết
- Cho HS viết bảng con
- Nhận xét và chữa lỗi sai cơ bản cho HS
Giải lao giữa tiết 
Hoạt động 4: Thực hành viết vở 
- Nêu yêu cầu
a. Tập tô: Nhắc HS sinh tô theo đúng quy trình
b. Tập viết: Viết đều nét, chú ý về độ cao, khoảng cách giữ các con chữ
- Cho HS viết vở
- Theo dõi giúp HS viết đúng quy trình
- Nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp
- Củng cố: Nhắc lại quy trình viết chữ Y, X., Nhận xét tiết học, tuyên dương 
- Dặn dò: Chuẩn bị bài: “Viết chữ số: 0.9”
- HS thi viết vào bảng con
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
- Quan sát
- Lắng nghe
- Theo dõi
- Viết bảng con
- Theo dõi
- Tập viết mỗi chữ một lần vào bảng con
- HS chú ý sửa chữ viết
- Lắng nghe
- Cả lớp tập viết vào vở
- HS nhắc lại.
- Lắng nghe
Giúp HS nắm được các nét cơ bản 
Quan sát giúp đỡ HS viết: My, Nhật
********************************
Tiết 2 Chính tả (tập chép)
Bác đưa thư 
I. Mục tiêu 
- Tập chép đúng đoạn “Bác đưa thư..mồ hôi nhễ nhại” khoảng 15 – 20 phút.
- Điền đúng vần inh, uynh; chữ c, k vào chỗ trống.
- Làm được bài tập 2, 3 SGK.
- HS rèn tính cẩn thận
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bảng phụ viết sẵn: + Nội dung bài cần chép
 + Nội dung bài tập 2, 3.
2. Học sinh
- Bảng con, vở viết, SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ
 5’
30’
5’
1. Hoạt động khởi động
- Cho HS lên thi viết từ: dắt tay, lên nương, tre trẻ, rất hay
- Nhận xét
2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép 
	Bác đưa thư
 Bác đưa thư trao cho Minh một bức thư. Đúng là thư của bố rồi. Minh mừng quýnh. Minh muốn chạy thật nhanh vào nhà khoe với mẹ. Nhưng em chợt thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn, đọc mẫu
- Cho HS đọc lại
- GV chỉ 1 số chữ HS dễ viết sai: mừng quýnh, khoe, chợt thấy, mồ hôi, nhễ nhại.
- Yêu cầu HS gạch chân từ được xác định
- Yêu cầu HS đọc từ khó
- Cho HS viết bảng con
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài viết
- Nhắc nhở HS chú ý dấu câu
- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 -30cm. Chữ đầu câu, sau dấu chấm và tên riêng viết hoa, cuối câu có dấu chấm. 
- Cho HS viết bài vào vở
- Giáo viên đọc và chỉ vào chữ trên bảng để học sinh dò lỗi. HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- Nhận xét 
Giải lao giữa tiết 
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Điền vần: inh hay uynh? 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 
- Cá nhân tự làm bài
- Yêu cầu 1 HS lên bảng sửa bài
- Giáo viên sửa bài, nhận xét
bình hoa khuỳnh tay
Bài 3: ... Nhật, My
*****************************
Tiết 3 Đạo đức
Giáo dục vệ sinh môi trường
(Tiết học dành cho địa phương)
I. Mục tiêu
- HS biết cách thực hiện giữ vệ sinh chung để bảo vệ môi trường.
- Có ý thức thực hiện tốt việc giữ vệ sinh chung.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh ảnh sưu tầm, SGK.
2. Học sinh
- Tranh ảnh tự sưu tầm ( nếu có)
II. Các hoạt động dạy học 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ
 3’
 32’
5’
1. Hoạt động khởi động
- Cả lớp hát.
2. Hoạt động nối tiếp
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Một số bệnh thường gặp 
- Nêu một số bệnh thường gặp do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh (nêu nguyên nhân, biện pháp phòng tránh)
a. Tiêu chảy: 
- Do ruồi, dán làm lây lan vi khuẩn vào thức ăn => người ăn bị mắc bệnh.
b. Sốt rét: Do muỗi Anôphen chích vào người bệnh truyền sang người lành.
c. Sốt xuất huyết: Do muỗi vằn chích vào người bệnh truyền sang người lành.
Giải lao giữa tiết 
Hoạt động 3: Biện pháp phòng tránh 
- Nơi ở của mỗi gia đình cần quét dọn sạch sẽ, phát quang các bụi rậm xung quanh nhà, khơi thông cống rãnh nước thải không để nước đọng lâu ngày tránh muỗi vằn đẻ trứng
- Thức ăn luôn đậy cẩn thận không cho ruồi, nhặng đậu phải
- Đi ngủ phải nằm màn, tránh muỗi đốt
* Nhắc lại các bệnh thường gặp và cách phòng bệnh nêu trên
3. Hoạt động nối tiếp
- Củng cố: GV hệ thống nội dung bài học
- Dặn dò: Nhắc nhở HS thực hiện tốt vệ sinh hằng ngày
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, ghi nhớ, biết cách phòng bệnh
- Biết cách giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ
- Lắng nghe
- Lắng nghe
GV liên hệ thực tế để HS nhớ
******************************
Tiết 4 Mĩ thuật
(GV dạy chuyên)
************************
Thứ Bảy ngày 11 tháng 5 năm 2019
Tiết 1+ 2 Tập đọc
Người trồng na
I. Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lúi húi, ngoài vườn, trồng na, ra quả. 
- Bước đầu biết nghỉ hơi chỗ có dấu câu.
- Hiểu được nội dung bài: Cụ già trồng na cho con cháu hưởng. Con cháu sẽ không quên công ơn người trồng na.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
- GD HS hiểu được: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
II. Đồ dùng dạy học 
1. Giáo viên
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
2. Học sinh
- SGK
III. Các hoạt động dạy học 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ
 5’
30’
5’
2’
33’
5’
1. Hoạt động khởi động
Tổ chức cho HS đọc thi thuộc lòng khổ thơ em thích trong bài: “Làm anh”.
- GV nhận xét
2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Luyện đọc 
* GV đọc mẫu bài văn lần 1 (chú ý đổi giọng khi đọc đọan đối thoại)
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó
- Giáo viên gạch chân các từ ngữ: lúi húi, ngoài vườn, trồng na, ra quả
- Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ
* Luyện đọc câu
- Cho HS đọc nối tiếp từng câu 
- Luyện đọc lời người hàng xóm và lời cụ già
* Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh)
- Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn đối thoại rồi tổ chức thi giữa các nhóm
- Luyện học sinh đọc cả bài. Khi đọc chú ý lời người hàng xóm vui vẻ, xởi lởi lời cụ già tin tưởng.
Hoạt động 3: Ôn các vần oai, oay 
- Tìm tiếng trong bài có vần oai?
- Tìm tiếng ngoài bài có vần oai, oay?
Oai: củ khoai, phá hoại, 
Oay: hí hoáy, loay hoay, 
- Điền tiếng có vần oai hoặc oay?
Bác sĩ nói chuyện điện thoại. 
Diễn viên múa xoay người.
3. Hoạt động nối tiếp
- Củng cố: Cả lớp đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học
- Tuyên dương các em học tốt
Tiết 2
1. Hoạt động khởi động
- Cả lớp hát 
2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
+ Thấy cụ già trồng na người hàng xóm khuyên cụ điều gì? 
Nên trồng chuối vì trồng chuối nhanh có quả còn trồng na lâu có quả.
+ Cụ trả lời thế nào?
Con cháu cụ ăn na sẽ không quên ơn người trồng.
- Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài 
Giải lao giữa tiết 
Hoạt động 3: Luyện nói: Đề tài: Kể về ông bà của em 
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và đọc các câu dưới tranh, gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau, theo nhóm 3 học sinh, kể cho nhau nghe về ông bà của mình.
Ông tớ rất hiền.
Ông tớ kể chuyện rất hay.
Ông tớ rất thương con cháu. 
- Nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp
- Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. 
- Nhận xét tiết học 
- HS đọc bài.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
- HS đọc
- HS đọc nối tiếp
- HS luyện đọc
- Từng cặp 2 học sinh, một em đọc lời người hàng xóm, một em đọc lời cụ già
- 2 học sinh đọc lại cả bài
- HS phát biểu
- Các nhóm thi đua tìm và ghi vào bảng con tiếng ngoài bài có vần oai, oay
- HS trả lời
- Học sinh đọc.
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS trả lời
- 2 học sinh đọc lại bài 
- Học sinh luyện nói theo hướng dẫn 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Tăng thời lượng đọc 
cho HS
Giúp HS trả lời được các câu hỏi
Gợi ý cho HS trả lời
***************************
Tiết 3 Kể chuyện
Hai tiếng kì lạ
I. Mục tiêu
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Biết được ý nghĩa câu chuyện: Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ.
- Lễ phép với người lớn, biết giúp đỡ mọi người.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa câu chuyện Hai tiếng kì lạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ
 5’
30’
5’
1. Hoạt động khởi động
- Kể một đoạn truyện Cô chủ không biết quý tình bạn. Hỏi: Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- Nhận xét
2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Kể chuyện 
- Kể chuyện lần 1 để HS biết câu chuyện
- Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện
Hoạt động 3: HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh 
- Cho HS quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi
- Tranh 1
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì?
Vẽ cảnh Pao-lích đang ngồi ở công viên với một cụ già
+ Pao-lích đang buồn bực, cụ già nói điều gì làm em ngạc nhiên?
Cụ già nói sẽ dạy 2 tiếng kì lai cho Pao-lích thực hiện được những điều cậu muốn.
- Cho HS kể lại tranh 1
- Tranh 2
+ Pao-lích xin chị cái bút bằng cách nào?
Cậu nói dịu dàng: Cậu vui lòng cho em một cái bút nào!
- Cho HS kể lại tranh 2
- Tranh 3
+ Bằng cách nào, Pao-lích xin được bánh của bà?
Cậu ôm lấy bà, nhìn vào mắt bà nói dịu dàng: Bà vui lòng cho cháu một mẫu bánh nhé!
- Cho HS kể lại tranh 3
- Tranh 4
+ Pao –lích làm cách nào để anh cho đi bơi thuyền?
Cậu đặt tay lên vai anh hỏi: Anh vui lòng cho em đi với nhé bằng giọng nhẹ nhàng.
- Cho HS kể lại tranh 4
Giải lao giữa tiết 
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của câu chuyện
+ Theo em, hai tiếng kì lạ mà cụ già dạy cho Pao-lích là hai tiếng nào? Vì sao Pao-lích nói hai tiếng đó, mọi người lại tỏ ra yêu mến và giúp đỡ em? 
Đó là hai tiếng vui lòng cùng với giọng nói dịu dàng, cách nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Hai tiếng vui lòng đã biến Pao-lích thành em bé ngoan ngoãn, lễ phép, đáng yêu. Vì thế em được mọi người yêu mến và giúp đỡ.
- Nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp
- Củng cố: GV chốt lại nội dung bài học
- Dặn dò: Về nhà tập kể lại chuyện này. Chuẩn bị trước bài sau. Nhận xét tiết học
- HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Theo dõi 
- Quan sát, trả lời
- Trả lời cá nhân
- HS kể lại tranh 1
- HS trả lời
- HS kể lại tranh 2
- HS trả lời
- HS kể lại tranh 3
- HS trả lời
- HS kể lại tranh 4
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh 
************************
Tiết 4 Thể dục
Bài 34 Trò chơi
I. Mục tiêu 
- Tiếp tục ôn bài thể dục. Yêu cầu thuộc bài
- Tiếp tục ôn “Tâng cầu”. Yêu cầu nâng cao thành tích
- HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
+ Địa điểm: Sân trường, đảm bảo an toàn.
+ Phương tiện: 1 còi, cầu
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ 
1. Hoạt động khởi động
- GV nhận lớp phổ biến nội dung bài học
- Khởi động chung
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Bài thể dục 
- GV nhắc lại thứ tự 7 động tác. GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS cùng tập theo 1 lần, lần 2 GV chỉ hô cho cả lớp tập xen kẽ nhận xét uốn nắn động tác sai
- Chia tổ tập luyện
- Từng tổ lên tập
- Nhận xét chung 
Hoạt động 3: chuyền cầu theo nhóm 2 người
- GV cho cả lớp đứng thành 2 hàng dọc quay mặt vào nhau từng đôi một. 
- GV nhắc lại cách chuyền cầu rồi cho từng cặp tập chuyền
- Nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp
- Thả lỏng và hát
- Nhận xét và củng cố
- Hướng dẫn học bài ở nhà
- Tập hợp và báo cáo
- Khởi động
- Tại chỗ hát
- Tham gia chơi trò chơi
- Tập theo nhịp hô của GV
- Chia tổ tập luyện
- Từng tổ tập
- Lắng nghe
- Chia cặp tập chuyền cầu
- Lắng nghe
- Thả lỏng và hát
- Củng cố bài học
- Về tập chuyền cầu
*************************
Tiết 4 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu	
- HS nhận biết được ưu, khuyết điểm trong tuần
- Giáo dục lòng ham học của HS
II. Nội dung
1. Nhận biết hoạt động của lớp trong tuần qua 
- HS đi học đều 
- Đa số các em có tinh thần học tập tốt nhưng vẫn còn một vài em chưa chú ý học tập: Bảo, Tiến,... 
- Vẫn còn một số em quên vở, đồ dùng học tập ở nhà. 
2. Kiểm điểm các hoạt động trong tuần 
- Nhận xét quá trình học tập của học sinh trong tuần
- Tuyên dương, phê bình
- Tuyên dương một số HS vâng lời, tiến bộ trong tuần
- Nhắc nhở HS còn vi phạm trong tuần
- Một số em còn quên đồ dùng học tập
III. Phương hướng tuần 35 
1. Chuyên cần
- Các em đi học đều đặn, đúng giờ 
2. Học tập
- Về nhà học bài và xem bài mới trước, rèn thêm chữ viết khi ở nhà
- Chuẩn bị đồ dùng đi học đầy đủ 
3. Các hoạt động khác
- Nhắc nhở HS giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ
- Duy trì sĩ số HS
**************************
Nhận xét của tổ trưởng
.
Ngày..tháng 4 năm 2019
TT
Trần Thị Hà
Nhận xét của BGH
.
.
 Ngày..tháng 4 năm 2019

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giang_day_lop_1_tuan_34_nam_hoc_2018_2019.docx